Những Người Yêu Thích Nhạc Cổ Điển.

Discussion in 'Âm nhạc' started by snel, 21/5/21.

  1. snel

    snel Advanced Member

    Joined:
    13/1/09
    Messages:
    901
    Likes Received:
    167
    Em tìm hiểu hãng thu âm đia CD này là Intersound Records thành lập năm 1982 tại Roswell - Bang Georgia, Mỹ do cựu chiến binh Don Johnson; Ômg mua lại một số tài sản của hãng Pickwick Records từ công ty mẹ cũa no; Hãng hoạt động ở những năm 80' , 90' đến năm 1996 thì ngưng hoạt động...

    Nguồn tham khảo: https://en.m.wikipedia.org/wiki/Intersound_Records

    Âm thanh đĩa CD do hãng này thu âm khá tốt, em nghe thấy cuzng ổn cụ ạ. Có thể cách trình bày đĩa CD của hãng này khác với các hãng khác chăng, hay họ ... thiếu tính chuyên nghiệp trong việc này.

    IMG_0385.JPG


    Sent from my iPhone using VNAV Community
     
  2. TrueHD

    TrueHD Advanced Member

    Joined:
    7/5/19
    Messages:
    1.044
    Likes Received:
    1.340
    Có nhiều tiêu chí/ tiêu chuẩn để đánh giá khả năng trình tấu của nhạc công/ nhạc trưởng tùy thuộc vào đó là cuộc thi, biểu diễn sân khấu hay ghi âm... Theo ý kiến cá nhân mình, nói một cách dễ hiểu của dân ngoại đạo thì có thể dùng 3 thành phần chủ đạo của âm thanh để phân tích : Cao độ, trường độ và cường độ.

    1. Cao độ: như ý kiến của bác, các tay chơi đó khó chơi sai cao độ (note nhạc) được, có chăng chỉ là điều chỉnh cách lên dây cho lên/xuống nửa cung tùy ý đồ nhạc trưởng hay của họ.

    2. Trường độ: trong bản nhạc gốc cũng có đề rõ rồi nhưng khác với các loại nhạc như Pop Rock chỉ có 1 hợp âm đơn giản và chơi ở tempo (tốc độ) không đổi thì classic có rất nhiều tempo trong cùng một bài/đoạn. Bác có thể ngó booklet của album này làm ví dụ (https://www.highresaudio.com/en/alb...annone-francesca-dego-plays-paganini-s-violin). Và ngay trong bản thân các tempo cũng có khoảng dao động nhất định (https://en.wikipedia.org/wiki/Tempo), thậm chí có đoạn tác giả cho phép nghệ sỹ chơi tự do free (Adagio có nhịp 66-76, trùng với nhịp tim con người nên thường được đánh giá là nghe mùi mẫn nhất :mad:). Cho nên, bác có thể thấy cùng một tác phẩm nhưng nghệ sỹ khác nhau sẽ có thời lượng khác nhau. Đó chính là điều làm nên sự khác biệt. Kỹ thuật ở đây ko có nhiều ý nghĩa mà thay vào đó, sự nhạy cảm của nghệ sỹ trình tấu sẽ quyết định thông điệp cảm xúc được truyền đi từ tiếng đàn. Thay đổi tempo trong mỗi đoạn nếu ko xử lý tốt sẽ để lại những "vết ngắt" rất rõ ràng và làm tác phẩm bị xé vụn dù nghệ sỹ đó có chơi hoàn toàn đúng kỹ thuật, đúng bản nhạc.

    3. Cường độ: Đây là điểm khác biệt lớn nhất của classic. Rop-Pop có cường độ không đổi nên ko ai phán xét việc chơi to hay nhỏ. Classic thì khác, nghệ thuật điều chỉnh cường độ trên từng note nhạc là yếu tố quyết định cho "cá tính" của mỗi nghệ sỹ và chiếm đa phần trong việc truyền tải thông điệp cảm xúc. Đó là lý do chính khiến các album classic thường có độ động DR - Dynamic Range lớn gấp 3-5 lần các thể loại khác. Các hệ thống âm thanh cũng được phân loại/ phân biệt phần nhiều dựa vào việc có thể đáp ứng tức thời và chính xác sự thay đổi đó hay không, cả khâu ghi âm cũng vậy.

    Ngoài lề chút, David Garrett có ngoại hình tốt nhưng kỹ thuật thì .... nên anh ấy thích hợp với văn hóa ngôi sao, chuyển sang chơi rock-crossover là đúng rồi. Em thấy các nghệ sỹ gốc Á thường có thói quen "lên gân", "trình diễn cảm xúc qua ngôn ngữ cơ thể" quá đà khi chơi classic thay vì đưa năng lượng đó vào việc điều khiển nhạc cụ. Người Nhật đỡ hơn, nhưng cách trình diễn của các nghệ sỹ Nhật đa số quá "mềm mại, bằng phẳng" với em. Còn chị Mutter, Hahn... thì em ko dám bình luận, đẳng cấp của họ cao quá rồi, em chỉ cố nghe và cảm nhận thông điệp được truyền đi thôi.
     
    Last edited: 18/6/21
  3. berryfun

    berryfun Advanced Member

    Joined:
    29/12/09
    Messages:
    2.010
    Likes Received:
    130
    Ở đây có bác nào thích cụ Leonid Kogan không ạ ?
    [​IMG]
    Chia sẻ với các bác một bài viết hay về Kogan
    Leonid Kogan sinh ngày 14-11-1924 và mất ngày 17-12-1982. Ông bắt đầu bài học violin đầu tiên lúc 7 tuổi tại một trường địa phương cấp I. Bố mẹ của Leonid, là những nhà nhiếp ảnh và không tự coi mình là những người có năng khiếu âm nhạc mặc dù cha của Leonid cũng chơi violin. Leonid sẽ không đi ngủ nếu không được nghe cha của mình chơi violin bên cạnh giường. Bố mẹ Leonid bắt đầu nghĩ về một cây đàn violin đúng kích cỡ và một thầy giáo cho em sau những lời van nài của em vào lúc 5 tuổi. Kogan nhớ lại bài học đầu tiên của mình vào lúc 6 tuổi. Người thầy đầu tiên là Philip Yampolsky (học trò của Auer). Leonid gần như đã bỏ cuộc sau 2 bài học đầu tiên, nhưng em đã giữ lòng nhiệt huyết của mình bằng cách chơi violin vài phút mỗi ngày. "Tôi không thể nói rằng khi còn bé tôi chơi đàn với sự thích thú", Kogan nhớ lại. "Trong 2 tháng đầu tiên tôi không thể chơi đàn mà không bị gián đoạn"." Cánh tay trái của tôi nặng như chì và cái đầu của tôi còn nặng hơn". Nhưng Yampolsky đã truyền cho Kogan niềm say mê "tình yêu đối với công việc, cái tôi nghĩ là quan trọng nhất. Ông còn cho tôi nền tảng vững chắc vì bản thân ông là một nghệ sĩ tuyệt vời".

    Leonid xuất hiện trước công chúng vào khoảng thời gian ở Kharkov, rồi sau đó chuyển lên học ở Matxcơva. Vào năm 10 tuổi, gia đình em chuyển đến Matxcơva, nơi em có thể theo học Abram Yampolsky (hoàn toàn không có quan hệ với Philip Yampolsky), một học trò nổi tiếng của Auer. Vào một ngày khi Kogan 12 tuổi, Jacques Thibaud tới thăm Matxcơva và nghe Kogan chơi nhạc ở lớp học của Abram Yampolsky. Thibaud đã rất ấn tượng và tiên đoán một sự nghiệp vĩ đại của người nghệ sĩ trẻ tuổi này. Abram Yampolsky sau đó cũng rất ấn tượng và quan tâm đến cậu bé tài năng này và sắp xếp cho Leonid được ở cùng với ông.

    Bên cạnh những bài tập trong lớp, hàng ngày Leonid còn được hướng dẫn thêm và em tiến bộ rất nhanh. Trong những bài tập đầu tiên của Leonid là Corelli''s "La Folia" và Ries’s "Perpetuum Mobile". Vào thời gian đó, những tác phẩm của Kreutzer, Gavinies, (Fiorillo), Dont và Rode cũng là những bài học của em. Kogan nói về Rode: "đó là những bài học tốt nhất. Những tác phẩm của Rode đem lại nền tảng kỹ thuật cơ bản mà một nghệ sĩ violin cần." Leonid Kogan sau này còn nhấn mạnh "Tôi chơi các thang âm (scale) hàng ngày, việc đấy cũng quan trọng như ăn, ngủ hay đánh răng vậy". Trong 1giờ luyện tập, Kogan dành nửa giờ cho việc luyện tập các thang âm và nửa giờ còn lại cho các etude. Kogan nói "Tôi không nhận ra quãng 3/8 mà chỉ nhận ra quãng 4/8 bởi vì quãng 4/8 là quãng cuối cùng mà người nghệ sĩ violin có cơ hội phát triển hoàn toàn các kỹ năng của bàn tay và các vị trí trên. Để có âm điệu và độ vang, cần phải luyện tập các vị trí cao nhất của bàn phím." Kogan nhấn mạnh vào việc sử dụng các quãng nơi mà tất cả các nốt bằng nhau, do vậy có thể chạy từ nốt thấp nhất đến nốt cao nhất mà không ngắt quãng, tay trái không nghỉ.

    Kogan đã học ở trường trung tâm âm nhạc (Central Music School) ở Matxcơva và sau đó là nhạc viện Matxcơva và là một post graduate từ năm 1948-51. Chương trình học ở CMS kết hợp chương trình âm nhạc chuyên sâu và những chương trình tiêu chuẩn chung, tất cả được viết cho những tài năng nhỏ tuổi. Vào lúc 17 tuổi, Leonid bắt đầu buổi hòa nhạc cho violin đầu tiên và bắt đầu chuyến lưu diễn đầu tiên trong khối USSR mặc dù vẫn còn là sinh viên. May mắn là Leonid đã không bị gia đình lạm dụng quá nhiều, việc thường thấy ở những tài năng trẻ mặc dù buổi hòa nhạc đầu tiên rất thành công. Khi còn là sinh viên, Leonid đã đồng giành giải nhất ở festival cho thanh niên thế giới ở Praha. Sau đó là một bước đột phá quan trọng: năm 1951 Kogan Leonid giành giải nhất ở cuộc thi Nữ hoàng Elizabeth tổ chức tại Brussels. Bản concerto đầu tiên của Paganini được biểu diễn với sự điêu luyện đáng kinh ngạc và theo phong cách cổ điển. Cả khán giả và ban giám khảo đều bị thôi miên bởi trình độ điêu luyện của nghệ sĩ violin Soviet tuyệt vời này. Cùng tham gia còn có hai nghệ sĩ violin Soviet khác là Michail Waiman, Olga Kaworsnewa. David Oistrakh, trong ban giám khảo (cùng với Jaques Thibaud) nói: "Ông dĩ nhiên biết rằng vị trí của chúng ta rất tốt, những người học trò của chúng ta đã chơi rất hay, họ là trung tâm chú ý của khán giả, và trên hết, là Leonia và Mischa. Họ gần như không có đối thủ... Leonia và Mischa có thể sẽ giành hai giải nhất." Ông ta đã đúng, Leonid Kogan (26 tuổi) giành giải nhất và theo sau đấy là Michail Waiman (24 tuổi) giải nhì. Cùng với David Oistrakh và Eduard Gratch, Leonid Kogan được xếp là một trong những đại diện tiêu biểu cho trường dạy chơi violin Nga/ Do Thái. Tuy nhiên cái tên Oistrakh luôn được chính quyền Soviet đề cao và vì thế Kogan luôn bị khuất bóng trong thời gian này. Đó là bởi vì Kogan luôn muốn tránh xa công chúng. Kogan là một người bạn lớn của Oistrakh và ông thường tham dự các lớp học buổi tối cũng như các buổi biểu diễn của Oistrakh. Mặc dù hơn Kogan 16 tuổi nhưng Oistrakh luôn coi Kogan như đồng nghiệp của mình và đối xử rất bình đẳng. Một nghệ sĩ violin khác có quan hệ với Kogan là Heifetz. Nhớ lại những buổi biểu diễn của Heifetz vào năm 1934, Kogan nói: "Tôi tham dự tất cả các buổi hòa nhạc của ông ấy và tới bây giờ tôi vẫn có thể nhớ tất cả các nốt mà ông ấy chơi. Heifetz, đối với tôi là một nghệ sĩ lý tưởng." Szigeti dường như cũng là người đã ảnh hưởng rất nhiều đối với Kogan. Sau buổi biểu diễn của Szigeti, ông đã viết gửi: " Tôi quyết định sẽ theo bước chân ông, thực sự là một điều khó khăn".

    Buổi biểu diễn chính thức của Kogan diễn ra vào năm 1941 khi ông chơi bản concerto của Brahm cùng với giàn nhạc Matxcơva trong hội trường lớn của Nhạc viện Matxcơva. Ở châu Âu, Kogan có những xxx biểu diễn trước công chúng lần đầu vào năm 1955, sau đó là chuyến công diễn tới Nam Mỹ và Mỹ vào năm sau đó. Vào năm 1952 (khi ông gần kết thúc khóa học post-graduate), Kogan đã là thành viên của đội ngũ giảng dạy trong Nhạc viện Matxcơva và được chỉ định làm giáo sư vào năm 1963. Kogan cưới Elizaveta Gilels (chị của nghệ sĩ piano nổi tiếng, Emil Gilels) và cũng là một nghệ sĩ violin. Cùng với Emil Gilels và Rostropovich, Kogan đã thành lập bộ ba, thu âm các tác phẩm Beethoven''s "Archduke", Schumann D minor, Tchaikovsky, Saint Saens, Brahms Horn Trio va Faure C minor Quartet. Kogan sau đó đã thành lập một bộ ba khác cùng với nghệ sĩ chỉ huy Svetlanov ( piano) và Luzanov ( cello). Kogan là nghệ sĩ Soviet đầu tiên đã chơi bản concerto cho violin của Berg. Trong số những tác phẩm được viết riêng cho ông là những bản concerto của Knipper, Krennikov, Karayev và Bunin, Concerto-Rhapsody bởi Khachaturian và Sonatas bởi Levitin và Vainberg. Những bản nhạc mà Kogan thường chơi bao là 18 concerto, trong số đó có tác phẩm của Vivaldi và Bach in E minor. Những bản concerto này được chơi cứ 6 đêm một lần với tên gọi "Sự phát triển của violin concerto". Vào năm 1976, Kogan là thành viên của ban giám khảo cuộc thi Quốc tế Nữ hoàng Elizabeth tổ chức ở Brussels. Năm 1980, Kogan được mời đến dạy ở học viện Chigiania ở Sienna, Italia.

    Những bản thu âm và trình diễn của Kogan rất ấn tượng. Oistrakh, sau khi nghe Kogan trình diễn vào năm ông 17 tuổi đã nhận xét: "Kogan đã chơi cực kỳ chính xác, với một độ chín chắn và điêu luyện đến kinh ngạc. Tôi bị ngạc nhiên bởi âm thanh và nhịp thở trong từng chuyển động của anh ta." Kogan chơi tất cả các bản Caprice của Paganini, chẳng hạn ở Nhạc viện Matxcơva và những buổi hòa nhạc này là một kinh nghiệm đáng quý cho những ai tham dự. Kiểu chơi nhạc của Kogan được coi là hiện đại hơn Oistrakh. Theo Boris Schwarz , cách chơi nhạc của Kogan súc tích, góc cạnh và mạnh mẽ hơn. Nó nhịp nhàng, xúc cảm hơn những khúc meditative của Oistrakh và kỹ thuật rung của ông nhanh hơn và trong hơn. Phong cách của Kogan có lẽ là khách quan hơn của Oistrakh và dĩ nhiên là rất khác nhau. Trên sân khấu, ông chơi với một phong cách lặng lẽ, tránh những ảnh hưởng mang tính chất màu mè.

    Cây đàn violin của ông mang tên Guarneri del Gesù, có từ năm 1726 ( mặc dù ông còn có một cây đàn khác có từ năm 1733), cái mà Oistrakh đã đặt cho ông vào đầu những năm 1960. Kogan đã chơi cây Stradivarius (được đặt theo tên của Stradivari) vào những năm đầu trong sự nghiệp của ông. Con trai của ông, Pavel, sinh năm 1952 cũng đã trở thành nghệ sĩ violin nổi tiếng và là nhạc trưởng. Con gái ông, Nina, là nghệ sĩ dương cầm và là người đồng hành với ông trong những năm về sau. Một số chi tiết từ booklet của Testament: Elizaveta Gilels em của Emil Gilels cũng là một nghệ sĩ có tiếng, bản thân bà đã giành giải ba trong cuộc thi Ysaye Competition 1937. Con ông đều là những nghệ sĩ có tài: con trai ông là violinist và nhạc trưởng - được biết đến nhiều hơn với vai trò nhạc trưởng và cho đến bây giờ vẫn thường xuyên biểu diễn ở Nga và nước ngoài, con gái ông Nina pianist người thắng giải Marguerite Long Competition trở thành đồng sự ăn ý với ông khi chơi các sonata. Cô từng chơi tại rất nhiều nhà hát nổi tiếng trên thế giới và hợp tác thu âm với nhiều hãng đĩa lớn như: Deutche Gramophone, EMI, Sony, Philips, Chant du Monde, Melodya and Video-Kultur.

    "Kogan đã làm nên sự nghiệp chỉ với tài năng thực sự của chính mình" con trai Pavel của ông nói. Điểm ngoặt có lẽ là vào năm 1951, khi ông bị công kích mạnh mẽ tại giải Ysaye Competition tại Brussel. Joseph Stalin hỏi Oistrakh ai là người sẽ đoạt được giải nhất cho Liên Xô và được trả lời chỉ có Kogan làm được việc đấy. "Cha tôi không còn trẻ - 26 tuổi - và ông đã nhận được điện thoại 10 ngày hay 2 tuần trước cuộc thi" Pavel Kogan kể lại. Nó là cuộc thử thách về sức ép nhưng Kogan đã giành chiến thắng trước ban giám khảo gồm Oistrakh và Jacques Thibaud - người vào năm 1936 đã viếng thăm Moscow và tiên đoán về tương lai rực rỡ của ông. Chỉ đến năm 1955 khi ông thực hiện buổi biểu diễn đầu tiên trước công chúng tại London và Paris (chơi ba concerto trong cùng một chương trình). Năm 1956 ông đến Nam Mỹ và tại nhà ông thực hiện 6 buổi diễn gồm 18 conceroto với dàn nhạc trong mùa diễn 1956/1957, minh họa cho Sự phát triển của Violoin concerto. Tháng 1 năm 1958, ông thực hiện nó tại Mỹ. Sau buổi diễn Concerto của Brahms, với nhạc trưởng Pierre Monteux, khán giả đã vỗ tay trong suốt 18 phút.
    Ông mất đột ngột tại trạm xe lửa Mytishcha vào ngày 17 tháng 12 năm 1982. Vào lúc đó ông mới 58 tuổi. Ông được trao tặng danh hiệu nghệ sĩ danh dự vào năm 1955, nghệ sĩ nhân dân của Liên bang Xô Viết vào năm 1964 và nhận giải thưởng Lenin vào năm 1965.

    Trong khoảng thời gian đầu buổi diễn và thu âm ông dùng cây đàn 1707 Stradivarius nhưng sau này ông thích cây Guarnerius del Gesù hơn - ông có cây vĩ là 1726 ex-Colin và sau đó là 1733 ex-Burmester. "Ông yêu âm thanh Guarneri hùng vĩ tối tăm" Pavel Kogan nói. "Mẹ tôi chơi cây đàn Francesco Fuggeri - bà cũng có một cây Strad vào lúc đó nhưng những bản thu âm của bà là trên cây Fuggeri." Và không như Oistrakh và Heifetz, Kogan thích cây bow của Pháp. "Cha tôi luôn có những cây bow Dominique Paccatte", Pavel nói. "Ông chưa có một cây bow của Đức nào cả."

    Leonid Kogan có một thời gian dài gắn bó với nhạc thính phòng. Năm 1948 ông diễn cặp với một pianist lớn tuổi hơn Grigory Ginzburg, một bậc thầy xuất sắc. Năm 1949 ông tham gia một tam tấu piano rất hiếm thấy với anh rể Emil Gilels và Mstislav Rostropovich; và năm 1950 là tam tấu đàn dây với Rudolf Barshai và Rostropovich. Sau này Kogan có diễn một tam tấu piano khác với Yevgeny Svetlanov và Feodor Luzanov. Ông rất yêu thích công việc của mình và song song với sự nghiệp là một soloist thì giảng dạy cho ông những khoảng thời gian thư giãn, ông rất hứng thú tronng những chiếc xe ông sưu tầm được- ông là "một người chơi xe say mê", đấy là cách con trai ông gọi - và trong những thiết bị máy móc ông mang về từ những chuyến lưu diễn. "Ông yêu những thiết bị điện tử", con trai ông nói. "Khi ông đến Nhật Bản, ông luôn mua những thiết bị cải tiến mới nhất." Là một nghệ sĩ hàng đầu, ông luôn năng động khác thường trong việc tìm kiếm những tiết mục mới. Ông là nghệ sĩ Liên Xô đầu tiên chơi Concerto của Berg, Barber và Jolivet. Giữa những tác phẩm được viết tặng cho ông là sonata của Vainberg và Levitin, Concerto-Rhapsody của Khachaturian và những concerto của Khrennikov, Karayev, Knipper và Bunin. Franco Mannino đã viết Concerto for Three Violins của ông cho Kogan "fiddlers three".
    Nhưng tác phẩm tốt nhất ông chơi là concerto của Vainberg năm 1959. "Đấy là một concerto khủng khiếp (tremendous), một trong những concerto hay nhất nửa đầu thế kỷ 20," Pavel Kogan nói, "nhưng không ai chơi nó trừ cha tôi. Nó đã có một số phận kỳ lạ." Mặc dù Kogan có một số lượng tiết mục phong phú, nhưng vẫn có những chỗ trống. "Một vài concerto ông biểu diễn rất tuyệt cho sinh viên," Pavel Kogan nói, "Sibelius là một trong số đó - đấy là concerto của ông, nhưng ông chưa bao giờ trình diễn trước công chúng. Vieuxtemp số 4 và Glazunov là hai tác phẩm ông chưa bao giờ thu âm. Paganini số 2 ông chưa bao giờ chơi trên bục diễn, trừ "La campanella". Ông có rất nhiều kế hoạch chuyển soạn cho đến khi ông chết - và ông chưa thực hiện được chúng."

    Tay vĩ cầm lừn danh gốc Slovakia Jindrich Pazdera, đội trưởng của tứ tấu Stamic Quartet of Prague, từng học 5 năm với Kogan. Khi được hỏi gần đây thầy của ông giống như gì, ông trả lời không cần suy nghĩ: "Tuyệt vời - và không chỉ như một violinist. Đấy là một nghệ sĩ lớn của thế kỷ 20."

    Cụ Kogan chơi Paganini La Campanella thật là mê hoặc.

     
    snel and TrueHD like this.
  4. TrueHD

    TrueHD Advanced Member

    Joined:
    7/5/19
    Messages:
    1.044
    Likes Received:
    1.340
    Last edited: 18/6/21
    snel likes this.
  5. rfc647

    rfc647 Advanced Member

    Joined:
    3/1/06
    Messages:
    281
    Likes Received:
    334
    Em có mấy đĩa file số dsd của hãng thu âm đức quốc xã, đĩa nào nghe cũng phê, thu bằng micro rất khủng nên nghe ra nhiều hài âm làm tiếng nhạc cụ quyến rũ kinh khủng, em có 3k sacd nhạc cổ điển này, đây là một trong những đĩa thu âm đỉnh cao.
     

    Attached Files:

    Last edited: 18/6/21
    ankhanhjvc, snel and TrueHD like this.
  6. TrueHD

    TrueHD Advanced Member

    Joined:
    7/5/19
    Messages:
    1.044
    Likes Received:
    1.340
    Bộ này của bác thì đỉnh rồi. Mình mới có 1 cái CD thì phải. Mình ko đánh giá nội dung nhé, chỉ riêng cái kỹ thuật ghi âm thuần Tube của nó nghe đã phê rồi. Tụi Quốc xã vẫn đứng đầu về công nghệ âm thanh mà, đến tụi Ý muốn ghi âm / bảo lưu âm thanh những cây violin đỉnh nhất của họ cũng phải nhờ kỹ sư Đức.

    Bác có thể Rip và Up cho ae được ko?? Cám ơn bác trước :)
     
    Tuilaai and snel like this.
  7. shrekfiona

    shrekfiona Advanced Member

    Joined:
    28/9/16
    Messages:
    499
    Likes Received:
    407
    Cụ Kogan thì dạng huyền thoại rồi. Hình như LP cổ của cụ dc giới sưu tầm săn lùng và giá rổ rất cao. Em có vài chương trình:
    1624028661738975006600428787754.jpg
    Như cái chương trình này mà bản gốc thấy bảo $4600 lận!
    16240847329303634554086112004748.jpg
     

    Attached Files:

    Last edited: 19/6/21
    snel likes this.
  8. TrueHD

    TrueHD Advanced Member

    Joined:
    7/5/19
    Messages:
    1.044
    Likes Received:
    1.340
    Em chỉ quan tâm tới âm nhạc thôi, chứ ko biết gì về vật phẩm hay bộ sưu tập nào cả. :)

    Nghệ sỹ cũng vậy. Mỗi thời kỳ có thể khó có được nhạc sỹ tài năng và các tác phẩm hay nhưng nghệ sỹ trình tấu giỏi thì thời nào cũng có không ít.

    Riêng về công nghệ, thiết bị kỹ thuật ghi phát âm thì càng ngày càng tiến bộ và hay hơn.
     
    Last edited: 19/6/21
    snel likes this.
  9. shrekfiona

    shrekfiona Advanced Member

    Joined:
    28/9/16
    Messages:
    499
    Likes Received:
    407
    Hehe, em nói là chém gió rồi mà :) Đã thế em chém tiếp cho máu!

    David Garrett thường ko dc giới cổ điển đánh giá cao thì rõ rồi. Nhưng em nghĩ gã này kỹ thuật cũng khá. Ví như album thời gã vẫn còn tử tế đc Gramophone đưa tận sang Nga chơi nhạc Tchai và Conus cùng RNO dưới sự chỉ huy của Mikhail Pletnev. Nhận xét về bản thu này thì BBC Music Magazine viết: ….Về phần trình diễn của Garrett, có nhiều khía cạnh đáng ngưỡng mộ về kỹ thuật, nhưng thật thú vị khi được thưởng thức một bàn trình diễn cuốn hút người nghe bởi tự thân âm nhạc chứ ko phải là theo kiểu hùng hổ tóm cổ áo người nghe.

    Nhưng ngoài việc phá phách ra thì Garrett cũng là đại diện cho kiểu mình dc làm thứ mình thích mà bất cần biết mọi người nghĩ gì, quan trọng nhất là tìm thấy niềm vui tg âm nhạc! Em nghe nhạc cổ điển ban đầu cũng chả phải do đam mê âm nhạc, đơn giản là để đi cưa con bé tg dàn nhạc giao hưởng. Thế rồi ngày nọ khi tự tin trình thẩm nhạc của mình cũng bập bẹ rồi thì em mua mấy cái CDs Paganini tặng nàng nhân 1 ngày vui. Mấy bản Paganini đó hóa ra tc là bài thi, tập nhiều quá nên giờ cứ nghe là nàng mất hết cả hứng!

    Em nghĩ nhiều người chơi nhạc cổ điển cũng chả có hứng như vậy nhưng tập hơn chục năm rồi nhẽ nào lại bỏ? 1 lần nọ em dự bữa nhậu thấy chúng nó mời 1 cậu nhạc viện đến kéo violin cho sang. Mình thấy cũng hơi ngượng nên ra bắt chuyện và khen: em oánh violin như David Garrett í! Cậu ấy cười toét cả miệng, chắc vui lắm.
    16241031912948483975231176029912.jpg
     
  10. TrueHD

    TrueHD Advanced Member

    Joined:
    7/5/19
    Messages:
    1.044
    Likes Received:
    1.340
    Bác am hiểu về lịch sử nhạc classic quá. Đọc cứ như đang xem phim tài liệu vậy.

    Về vấn đề Garrett chơi nhạc anh ấy thích, em ko có ý kiến vì là phạm trù nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh rồi, tranh luận cả đời không hết. Nhận xét của BBC Music theo em chê kín đáo hơn là khen.

    Tchaikosky là tượng đài của người Nga nhưng âm nhạc của ông theo phương Tây hơn là phương Đông. Đặc trưng âm nhạc Nga em thích nghe Rimsky-Korsakov hơn. Em cũng ko thích nhạc Tchaikosky nhưng riêng Violin concerto của Tchaikosky thì đặc biệt, mỗi tuần em phải nghe ít nhất 2 lần.

    Âm nhạc classic giai đoạn đi xuống. Chỉ có vài hãng chuyên classic ở những nước thừa tiền còn trụ đc. Nghệ sỹ classic cũng khổ, học thì mất thời gian, như chơi violin phải học trước 8 tuổi.... Người nghe classic thì khó tính. Có thể ngồi nghe 1 bài dài 30-60 phút thì không có chuyện soi mói ít được.
     
    Last edited: 19/6/21
    snel likes this.
  11. hung6310i

    hung6310i Advanced Member

    Joined:
    16/12/05
    Messages:
    224
    Likes Received:
    467
    Em nể kiến thức của các bác quá chừng, có điều cho em ngứa mồm phát biểu một câu: Nhạc cũng như bao món ăn, có người thích người ko nên em thiết nghĩ ko cần bày tỏ mình thích hay ko thích chương trình người khác chia sẽ cho nó mất hứng.

    Nhạc cổ điển nó như kho báu dưới lòng đại dương bao la âm nhạc, ai thích khám phá thì lặn ngụp mà tìm hiểu, ai ko thích ngay từ đầu thì ngồi trên thuyền lướt qua, cảnh vẫn đẹp như vốn có.

    Như em nghe mấy bản Tchaikovski của bạn này chơi nó cứ thảnh thơi tình cảm dễ vào hơn các tượng đài khác

    upload_2021-6-20_11-13-15.png
     
    Last edited: 20/6/21
    666 and snel like this.
  12. snel

    snel Advanced Member

    Joined:
    13/1/09
    Messages:
    901
    Likes Received:
    167
    Hai cụ Shrekfiona và TrueHD quả thật rất yêu thích thể loại này nên bỏ nhiều công sức và tiền bạc sưu tầm các trương trình hay, độc đáo.. đi sâu vào tìm hiểu, đánh giá những nghệ sỹ hàng đầu.

    Tối qua em nghe đĩa CD nay; CD này có vẻ dành cho dân văn phòng thì phải, cũng khá lạ.
    [​IMG]


    Sent from my iPhone using VNAV Community
     
  13. TrueHD

    TrueHD Advanced Member

    Joined:
    7/5/19
    Messages:
    1.044
    Likes Received:
    1.340
    Nếu vậy thì không cần lên diễn đàn làm gì bác !!!
     
    Tuilaai likes this.
  14. hung6310i

    hung6310i Advanced Member

    Joined:
    16/12/05
    Messages:
    224
    Likes Received:
    467
    À tại Em thấy bác hay ko thích cái này ko thích kia nên nói gần nói xa vậy thôi. Chứ chẳng nhẽ lại nói: Bác ko thích mặc kệ bác chứ thì nó lại ko được "nhạc tính" cho lắm
     
    666 likes this.
  15. IgeNeLL

    IgeNeLL New Member

    Joined:
    13/11/17
    Messages:
    3
    Likes Received:
    5
    Expressive là 1 tầng ngữ nghĩa của âm nhạc thôi à.
    Còn cái cụ biểu đạt thì e nghĩ là nó phân về từ "Interpretation thôi". Nôm na là 1 bản nhạc thì ai nhìn cũng như ai nhưng mỗi người lại có cách hiểu khác nhau, chỗ này nên diễn đạt thế nào, chỗ kia nên đạt thế kia, cộng thêm vào style và kĩ thuật cho nên không ai đánh giống ai cả.

    Ông Ray Chen kia thì có một điểm em cực kì không thích đó là biểu cảm trên khuôn mặt, hoàn toàn mất kiếm soát nó thiếu đi sự điềm tĩnh, cân bằng, nhăn nhó hơi bị thái quá.

    Bản của mutter e nghĩ là trên trang kia người ta đánh giá là có lí do cả, gạt đi chuyện mutter là 1 trong những peformer có tầm ảnh hướng lớn nhất thời gian gần đây. Nếu vibrato bị lạm dụng thì tốc độ chuyển note/articulation sẽ bị giảm.
     
    snel likes this.
  16. TrueHD

    TrueHD Advanced Member

    Joined:
    7/5/19
    Messages:
    1.044
    Likes Received:
    1.340
    Uk. Em hiểu kiểu nghe của các bác VNAV rồi
     
    snel likes this.
  17. snel

    snel Advanced Member

    Joined:
    13/1/09
    Messages:
    901
    Likes Received:
    167
    Từ Expressive (tính từ) được từ điển định nghĩa là : Effectively convey thought or feeling - Một cách hiệu quả truyền đạt suy nghĩ hoặc ...
    Từ Interpretation (Danh từ) cũng được từ điển định nghĩa:
    The action of explaining the meaning of something - Hành động giải thích ý nghĩa một điều gì đó

    Tối qua em nghe bộ 2 CD La Stravaganza của Antonio Vivaldi âm nhạc thuộc kỷ Baroque rất lôi quấn với tốc độ khá cao.
    [​IMG]



    Một đoạn diễn cảnh theo bản nhạc độc đáo.



    Sent from my iPhone using VNAV Community
     
    Last edited: 22/6/21
  18. shrekfiona

    shrekfiona Advanced Member

    Joined:
    28/9/16
    Messages:
    499
    Likes Received:
    407
    Em thì thích có người chê, lên diễn đàn toàn khen nhau chán lắm :)
     
    snel likes this.
  19. shrekfiona

    shrekfiona Advanced Member

    Joined:
    28/9/16
    Messages:
    499
    Likes Received:
    407
    Hội vùng Balkan nhiều tay lãng tử thật. Tay này làm em nghĩ đến Milos:
    16245495588346484412750284733430.jpg
     
    hung6310i likes this.
  20. hung6310i

    hung6310i Advanced Member

    Joined:
    16/12/05
    Messages:
    224
    Likes Received:
    467
    Cảm ơn bác chia sẽ, để về em nghe kĩ lại xem.
     
  21. TrueHD

    TrueHD Advanced Member

    Joined:
    7/5/19
    Messages:
    1.044
    Likes Received:
    1.340
    Thời kỳ Phục Hưng đến Baroque, các nhà soạn nhạc thường sử dụng phức điệu (polyphony), âm nhạc có nhiều giai điệu vang lên cùng lúc. Có lẽ đối với những “đôi tai thời hiện đại”, loại âm nhạc này khá khó hiểu vì người thưởng thức phải hết sức tập trung để nhận ra những thanh âm nào đang vang lên. Chúng ta cảm thấy thân thuộc hơn với chủ điệu (homophony) vì đó đơn giản chỉ là một giai điệu duy nhất kèm theo phần đệm, cũng giống như có người hát và người đệm đàn. Chủ điệu (homophony) dần trở nên quan trọng bởi sự trật tự và cấu trúc rõ ràng mà nó mang lại. Cá nhân mình, vì thế, cũng không nghe được nhạc thời kỳ Phục Hưng và Baroque (kể cả "God" Bach) nhưng nhạc của Vivaldi và Devil's Trill của Tartini là ngoại lệ, luôn có mặt trong top đầu danh sách.

    Các tác giả thời kỳ Baroque thường viết thêm phần bass (bass continuo) hoà nhịp với dòng nhạc chính, và luôn được hợp tấu rất cân đối (balance). Đặc biệt, nhạc Baroque rất dynamic, thường đột ngột thay đổi cường độ từ êm ái sang mạnh mẻ rồi êm lại, không những làm người nghe ngạc nhiên mà còn nhấn mạnh ý tưởng âm nhạc một cách hiệu quả. Các tác giả cũng thường hay lập lại một đoạn nhạc ngắn (motif) trong dòng nhạc chính nhưng thay đổi chúng liên tục làm người nghe thích thú. Điểm quan trọng trong nhạc Baroque là thường có thêm "ornamentation" (đèn trang trí) - là những nốt nhạc được thêm vào đoạn nào đó trong giai điệu chính làm nó nghe hay hơn, liên tục hơn, réo rắc hơn... Chính những "ornament" này (có thể) làm bạn thích nghe nhạc Baroque hơn các nhạc cổ điển khác (theo @Izumitaro - Hdvietnam) ...
    Vì vậy, mình thấy nhạc Baroque dùng để test độ động (dynamic - cả micro và macro) của hệ thống dễ nhất.

    12 bản Violin Concerto trong bộ La Stravaganza của Vivadli được Rachel Podger chơi thì chuẩn rồi, người được coi là chơi Baroque hay nhất mà. Album này phát hành dạng SACD và thu âm cũng trực tiếp theo chuẩn DSD luôn. Năm 2019, Anton Martynov và Federico Maria Sardelli cũng chơi bộ này nhưng bằng nhạc cụ nguyên bản của thời kỳ Baroque, bác có thể tìm nghe (mình ko hợp nên ko lưu trữ).

    P/S: góp ý nhỏ và chân thành, bác nghe classic thì nên chuyển sang SACD gốc hoặc hi-res (FLAC, MQA..). Chất lượng và chuẩn CD làm giảm chất lượng của bản nhạc đi ít nhất 50%.

    https://images-na.ssl-images-amazon.com/images/I/41g+b8PPxbL._AC_.jpg

    https://www.highresaudio.com/en/alb...co-maria-sardelli-vivaldi-la-stravaganza-op-4
    [​IMG]
     
    Last edited: 8/7/21
    HoanComf, snel and hung6310i like this.
  22. snel

    snel Advanced Member

    Joined:
    13/1/09
    Messages:
    901
    Likes Received:
    167
    Thông tin chụ đưa ra hay. Thông tin hữu ích giúp cho bà con tích luỹ thêm kiến thức cần thiết cho việc nghe nhạc và nhận định những thể loại âm nhạc được tốt hơn.
    Tuần trước em có nghe 2 CD này cũng khá thú vị; chất lượng thu âm chỉ tạm ổn; Nhà soạn nhạc Gioachino Antonio Rossini thuộc kỷ Baroque.
    IMG_0454.jpg
    IMG_0453.jpg


    Sent from my iPhone using VNAV Community
     
  23. shrekfiona

    shrekfiona Advanced Member

    Joined:
    28/9/16
    Messages:
    499
    Likes Received:
    407
    Cụ này ko phải Baroque bác ạ. Cái đầu tiên em tập nghe Opera là cụ này, CD Trung quốc:
    16273603497708646917829177807300.jpg
     
    snel likes this.
  24. TrueHD

    TrueHD Advanced Member

    Joined:
    7/5/19
    Messages:
    1.044
    Likes Received:
    1.340
    Rossini được đánh giá là nhạc sỹ thành công nhất về mặt thương mại. Ông ấy sống 76 năm nhưng dành 40 năm cuối đời chỉ để ăn chơi phè phỡn. Trong thời kỳ lãng mạn, khi âm nhạc bắt đầu phổ biến cho tầng lớp trung lưu thì nhạc của Rossini đc đón nhận nồng nhiệt bởi nó có giải điệu dễ nghe và ông ấy cũng sáng tác theo xu hướng dễ dãi của quần chúng lúc đó hơn. Nhạc của Rossini bị giới chuyên môn phê phán khá nhiều, từ Beethoven tới Schumann...

    Tùy nhiên, không thể phủ nhận thiên tài sáng tác của ông ấy. Là bậc thầy kể chuyện, ông ấy có thể kể việc chó cắn mèo và có thể phổ nhạc miễn là người ta đủ sức thanh toán. Đặc biệt, Rossini sáng lập ra trường phái bel canto opera và cũng là người định hình cho lối hát tuyệt đẹp bel canto .

    Nhạc của Rossini nổi tiếng dễ nghe, dễ chơi, dễ biến tấu....
     
    Last edited: 31/7/21
    snel likes this.
  25. shrekfiona

    shrekfiona Advanced Member

    Joined:
    28/9/16
    Messages:
    499
    Likes Received:
    407
    Bác làm em nhớ buổi đầu tiên đi nghe cổ điển, đầu chương trình cũng là Overture của Rossini, chắc cũng thuộc loại phổ thông nhất tg cổ điển:
    16277219212762680509818465341581.jpg
     
    snel likes this.

Share This Page

Loading...