Những Người Yêu Thích Nhạc Cổ Điển.

Discussion in 'Âm nhạc' started by snel, 21/5/21.

  1. TrueHD

    TrueHD Advanced Member

    Joined:
    7/5/19
    Messages:
    1.044
    Likes Received:
    1.340
    Giờ mình mới để ý thấy là cả 2 bản concerto này đều do Bell tự viết phần cadenza. Bản hiếm đấy a. Bác chủ có cách nào RIP cái SACD đấy để share đc ko !?
     
    snel likes this.
  2. snel

    snel Advanced Member

    Joined:
    13/1/09
    Messages:
    901
    Likes Received:
    167
    Đây chỉ là bản CD nên Em có thể rip ra bản WAV, rồi sẽ đăng lên google rồi gửi cụ link để tải file nếu cụ muốn ạ.


    Sent from my iPhone using VNAV Community
     
    TrueHD likes this.
  3. TrueHD

    TrueHD Advanced Member

    Joined:
    7/5/19
    Messages:
    1.044
    Likes Received:
    1.340
    Cám ơn bác trước.

    Trong bộ CĐ bác chụp lên có mấy CD của Nhạc trưởng Karajan. Bác rảnh thì làm luôn chỗ ae nhờ nhé. Mình thích Beethoven Triple Concerto của Karajan và AS Mutter. Ngoài ra mình thấy lấp ló bộ 3 CD của tay Violinist cũng quái thủ Gil Shaham nhưng chưa biết nội dung thể.. :p
     
    Last edited: 14/8/21
    snel likes this.
  4. snel

    snel Advanced Member

    Joined:
    13/1/09
    Messages:
    901
    Likes Received:
    167
    Ok cụ. Em sẽ rip theo yêu cầu của cụ ( thêm 2 CD của Anne-Sophia Mutter và 1 Triple Concerto của Beethoven) và có thể sẽ mất chút thời gian. Khi nào rip xong em sẽ gửi link các Files. Quái thủ Gil Shaham song tấu với Orli Shaham (Piano : Antonin Dvorak); với Goran Sollscher (Guitar) ( 2 CD : 1 là Nicolo Paganini; 2 là Frankz Chubert ) Bộ 3 CD cụ muốn lấy files WAV thì em rip luôn.


    Sent from my iPhone using VNAV Community
     
    Last edited: 14/8/21
    TrueHD likes this.
  5. snel

    snel Advanced Member

    Joined:
    13/1/09
    Messages:
    901
    Likes Received:
    167
  6. TrueHD

    TrueHD Advanced Member

    Joined:
    7/5/19
    Messages:
    1.044
    Likes Received:
    1.340
    Bác có thể làm ơn chụp ảnh cái phần back-cover (hoặc có booklet càng tốt).
     
    snel likes this.
  7. TrueHD

    TrueHD Advanced Member

    Joined:
    7/5/19
    Messages:
    1.044
    Likes Received:
    1.340
    1. CD Joshua Bell : Chất lượng âm thanh kém (ko biết do bản thu hay CD, vì bản gốc là SACD mà). Tuy nhiên, cả 2 bản concerto đều nổi tiếng (và mình thích), phần cadenza lại do Bell tự viết và trình diễn nên rất có giá trị sưu tầm.

    2. Gil Shaham: đều ko thuộc nhóm tác giả - tác phẩm ưu thích

    3. Kajaran và AS Mutter: rất tuyệt. Có lẽ do danh tiếng của bác Kajaran nên hầu hết các tác phẩm thu âm đều có chất lượng rất cao, nhất là từ 1980s trở lại.

    Qua đây mình thấy chơi CD cũng có cái lợi thế. Như mình thích bộ đô Kajran + AS Mutter nhưng vào thời đó chỉ có bản ghi âm chuẩn CD (1.41-16-44.1). Sau này được rematered nhưng khá hiếm. Các bản online hầu hết đều ở dạng FLAC lossless, mình có các bản này nhưng khi nghe/ so sánh với bản WAV của bác thì chất lượng kém khá xa (hầu như mất nhiều dải trầm). Mình lọ mọ các soft đọc, tìm thấy ông Oppo thì phát hiện ra. Các file FLAC đó chỉ giống CD WAV ở tần số lấy mẫu 44.1kHz và Bit-depth 16 bit. Riêng Bit-rate chỉ đạt tầm 800kpbs so với 1411kpbs của WAV. Thanks bác lần nữa.

    Bác chịu khó lướt hết kho 200CD ấy nhỉ, cho mình theo dõi với... Biết đâu lại tìm thấy nhiều cục vàng sót lại ;)
     
    Last edited: 17/8/21
    snel likes this.
  8. TrueHD

    TrueHD Advanced Member

    Joined:
    7/5/19
    Messages:
    1.044
    Likes Received:
    1.340
    P/S: Bộ CD của bác chắc là đĩa gốc xịn đấy. Mình vừa check các bản CD của bác nguyencongde @chiasenhacviet.blogspot, xuất bản ở Mỹ, thì thấy chất lượng âm thanh kém hơn nhiều.

    Bác check lại giúp AS MutterBrahmsViolinonzert chỉ có 4 track. Hình nhưa CD này là Violin Concerto và Double Concerto (for Violin and Cello)
     
    snel likes this.
  9. snel

    snel Advanced Member

    Joined:
    13/1/09
    Messages:
    901
    Likes Received:
    167
    TrueHD likes this.
  10. snel

    snel Advanced Member

    Joined:
    13/1/09
    Messages:
    901
    Likes Received:
    167
    Đĩa CD đấy chỉ có 4 bài. Cụ kiểm tra qua ảnh bìa đĩa CD giúp;
    Mấy hôm trước em có nghe mấy đĩa CD của hãng Philips, họ thu âm bản thu âm khá tốt. Chủ yếu là các bản opera cũng khá hay.
     

    Attached Files:

    Last edited: 17/8/21
    TrueHD likes this.
  11. TrueHD

    TrueHD Advanced Member

    Joined:
    7/5/19
    Messages:
    1.044
    Likes Received:
    1.340
    Requiem của Mozart, kiệt tác rồi bác. Khổ cái hát tiếng Đức - Áo nên em ko hiểu gì nên ko cảm nổi :).

    https://vi.wikipedia.org/wiki/Amadeus_(phim)

    Requiem được nhắc tới trong bộ phim Amadeus 1984. Rất hay. 4CD bác vừa nghe hình như cũng xuất hiện hoặc liên quan tới bộ phim này. Để cảm nhận rõ hơn về Requiem, nên xem. Riêng em thì chịu, xem 1 lần cho biết chứ em sợ mấy loại Khúc cầu hồn này lắm.

    Cùng tầm cỡ với nó, em chọn nghe Messiah của Handel (ít nhất bập bõm được tiếng Anh dù cái chủ đề Đấng cứu thế này ko ăn nhập gì với quan điểm vô thần của em) hoặc Carmina Burana của Carl Orff (cũng tiếng Đức nhưng âm nhạc hùng tráng theo thể huyền huyễn - fantasy - mà em thích).
     
    Last edited: 17/8/21
    snel likes this.
  12. snel

    snel Advanced Member

    Joined:
    13/1/09
    Messages:
    901
    Likes Received:
    167
    CD Joshua Bell do Sony Classical phát hành; Em có nghe kiểm tra 1 số đĩa nhac cổ điển khác cũng do hãng Sony Classical phát hành thì thấy có vẻ ở dải tần thấp không rõ nét mấy ( em không chắc lắm).
     
  13. TrueHD

    TrueHD Advanced Member

    Joined:
    7/5/19
    Messages:
    1.044
    Likes Received:
    1.340
    Có lẽ các hãng phát hành ko chịu trách nhiệm này mà là mấy ông thu âm. Mình lấy bản FLAC ra so thì thấy như nhau chứ ko chênh lệnh như các CD kia. Dễ đĩa Fn rồi.
     
    snel likes this.
  14. TrueHD

    TrueHD Advanced Member

    Joined:
    7/5/19
    Messages:
    1.044
    Likes Received:
    1.340
    Covid rảnh rỗi. Bác @snel đào nốt 200 cái CD thôi, em đang hóng
     
    snel likes this.
  15. snel

    snel Advanced Member

    Joined:
    13/1/09
    Messages:
    901
    Likes Received:
    167
    Hnay em có nghe qua CD này cũng nằm trong bộ The best of the complete Mozart edition; Sau khi kiểm tra thử 3 cục lọc đưa vô hệ thống, có 2 cục em diy vào pre-amp và cdp và 1 cục lọc công nghiệp vô power-amp- Âm thanh vẫn ổn, không có chiều hướng xấu đi; Có trường âm thì lùi vô tường hậu thêm 1 khúc nữa tạo ra sự cảm nhận không gian gần hơn với sân khấu của khán phòng (có vẻ là vậy..)


    IMG_0566.jpg


    Sent from my iPhone using VNAV Community
     
    shrekfiona and TrueHD like this.
  16. TrueHD

    TrueHD Advanced Member

    Joined:
    7/5/19
    Messages:
    1.044
    Likes Received:
    1.340
    Bác chụp phần tiêu đề (gáy) của bộ CD đi cho em đào bới cùng.;)

    Còn phần thiết bị thì mình chịu, ko rành lắm. Mình chỉ biết nghe thôi.

    Tuy nhiên, nếu nói về âm trường (soundstage) và âm hình (Soundimage), mình thấy classic sẽ có điểm khác biệt một chút. Classic là thể loại rất cần âm trường rộng để sắp xếp các lớp âm thanh vốn khá nhiều của nó nhưng lại ko cần âm hình vì với nhiều nhạc cụ như nó thì phân biệt sao nổi (ví dụ giàn nhạc nhỏ tầm 55 người, lớn tầm 105 người và có thể hơn). Quan trọng hơn, classic đi tìm sự hòa hợp chứ ko phải cá tính. Nhạc trường/ conductor nào để người nghe có thể phân biệt đường tiếng nhạc cụ phát ra từ ông nhạc công nào sẽ là thất bại. Đỉnh cao của hệ thống hi-end là làm đôi loa biến mất, đỉnh cao của nhạc classic là làm .. dàn nhạn biến mất luôn.

    Hiện nay cũng có 2 trường phái nghe nhạc classic riêng. Một bắt nguồn từ thói quen quá khứ, khi kỹ thuật xây dựng chưa phát triển, người ta làm sân khấu /không gian nhà hát hình chữ nhật/ bầu dục. Khán giả hướng về phía sân khấu phía trước mặt. Nhóm này thích âm trường sâu, kiểu như tái hiện sân khấu. Gân đây, do kỹ thuật phát triển, các nhà hát kiểu mới đều xây theo hình "ruộng nho"

    [​IMG]

    Thiết kế kiểu này thì ko còn khái niệm sân khấu nữa mà âm thanh có thể tiếp cận từ mọi hướng. Cá nhân mình thích nghe kiểu này hơn. Như kiểu mình là VIP ngồi một mình giữa dàn nhạc vậy.

    https://www.tacet.de/main/seite1.php?language=en&filename=trss.php

     
    Last edited: 23/8/21
    Hoàng Trúc and snel like this.
  17. chauphuong

    chauphuong Advanced Member

    Joined:
    4/4/12
    Messages:
    2.323
    Likes Received:
    1.781
    Nhiều "cao thủ" thích nói chữ, cứ "âm hình rộng", "âm hình hẹp" nghe như phim JAV kk....
     
  18. snel

    snel Advanced Member

    Joined:
    13/1/09
    Messages:
    901
    Likes Received:
    167
    Đây cụ; một phần trên kệ CD, đôi khi có chỗ xen lẫn những CD không phải thể loại Classical.

    Như em được biết; Nhũng mái vòm của các toà Nhà Thờ ở Gian Cung Thánh ( Nơi Vị Linh Mục đứng làm các nghi thức trong thấnh lễ); trươc đây được xây dựng khi thời kỳ đó chưa có các thiết bị khuất đại âm thanh thì chức năng của mái vòm có vẻ để thay thế những thiết bị tăng âm và loa sau này ( ông Linh Mục khi đứng làm lễ trên Gian Cung Thánh nói vọng xuống và nhờ mái vòm khuất đại 1 phần giọng nói và tạo ra tiếng vang 1 phần và tạo ra thêm sự uy nghi của vị chủ trì thánh lễ để các tín đồ Ki Tô Hữu nghe được)
    IMG_0568.jpg
    IMG_0569.jpg
    IMG_0570.jpg
    IMG_0571.jpg
    IMG_0572.jpg
    IMG_0573.jpg
    IMG_0574.jpg


    Sent from my iPhone using VNAV Community
     
    Last edited: 24/8/21
    TrueHD likes this.
  19. snel

    snel Advanced Member

    Joined:
    13/1/09
    Messages:
    901
    Likes Received:
    167
    Phim JAV là phim Nhật cấp 4 đó phải không cụ ạ?? Cũng rất lâu, khoàng mười mấy năm nay em chưa xem lại phim thể loại này.


    Sent from my iPhone using VNAV Community
     
  20. TrueHD

    TrueHD Advanced Member

    Joined:
    7/5/19
    Messages:
    1.044
    Likes Received:
    1.340
    Vâng, bác cứ tiếp tục ạ, nhất là các CD "nhãn vàng".

    Đúng bác, theo mình được biết, âm nhạc mà chúng ta tạm coi là "chính thống" xuất phát từ âm nhạc Nhà thờ Kito (Christ) mà. Nhà thờ mới có tiền, dư ăn dư mặc để nghĩ đến nghệ thuật chứ dân chúng trong "đêm trường Trung Cổ" lo ăn còn chẳng xong. Mãi đến Phục Hưng, tầng lớp quý tộc mới nổi lên lấy lại chút quyền lực từ Nhà thờ và đẩy mạnh phát triển âm nhạc và các loại hình nghệ thuật khác. Gọi là "chính thống" vì nó có các tiêu chuẩn, nguyên tắc.. được chuẩn hóa bằng các note nhạc, loại hình với bố cục chặt chẽ, phân biệt với âm nhạc dân gian chỉ được truyền miệng. Do đó, mình cho rằng "classic" nên dịch là "kinh điển" chứ không phải là "cổ điển". Không phải ngẫu nhiên mà người ta gọi thời kỳ cuối TK18 đầu TK19 với sự xuất hiện của Mozart, Beethoven và Rossini là Classic Era dù âm nhạc đã xuất hiện trước đó và phát triển rực rỡ suốt 200 năm của Baroque và gần 100 năm của Rococo... Trước Mozart, các bản concerto đã không hấp dẩn như sau này vì vai trò của soloist trong dàn nhạc rất mờ nhạt, họ không có cơ hội đễ phô diển cao độ tài năng và sáng tạo. Chính Mozart đã đưa soloist lên vai trò chính trong dàn nhạc, từ đó thúc đẩy các nhà soạn nhạc viết các đoạn solo và hoà âm thật hay cho chúng ta thưởng thức như bây giờ. Mozart định hình concerto, rồi Rossini định hình lối hát Bel canto tuyệt đẹp, đến Beethoven định hình Symphony và đưa âm nhạc ra khỏi sự kiểm soát của các "ông chủ" quý tộc để bước lên sân khấu đại chúng. Ông còn mở đầu cho văn hóa "ngôi sao" khi ông được cả thành Wien đưa tiễn về nơi an nghỉ cuối cùng.

    Cấu tạo mái vòm cao của Nhà thờ không chỉ gây ấn tượng - tự kỷ ám thị - trong lòng dân chúng mà còn có tác dụng khuếch đại âm thanh như bác nói. Quan trọng hơn, nó định hướng âm thanh của linh mục, dàn đồng ca ... thành từ trên hướng xuống, như xuất phát từ trên .. trời .. vậy. Nếu để ý, bác sẽ thấy các bản oratorio, sau này là Opera sử dụng thuật ngữ Aria (trong tiếng Ý/Latin là không trung, không khí) chính là chỉ đặc trưng âm thanh này - giọng ca vang vọng, lơ lửng trong không trung chứ ko phải hướng thẳng tới người nghe như các loại nhạc "dân gian" sau này. Các hãng loa ultral hi-end cũng bắt đầu đi theo hướng này. Âm hình không nằm trong mục tiêu của họ mà là âm trường 3D. Các sản phẩn mới nhất của họ sử dụng loa đa hướng (MBL, Bang n Olafson...) và/hoặc loa mid hướng lên trên (Wilson, Kharma..).. He he, nhưng mình ko hiểu sao nhiều người là chia sẻ cách kê mông loa lên cao để "nắn" loa mid về nằm ngang mặt sàn...Thực sự xót xa cho những cặp loa tầm cỡ đó.

    Dĩ nhiên, âm nhạc ngày này đều đã sử dụng ngôn ngữ của classic để lưu truyền và biểu hiện (trừ hit-hop, rap.. thì khỏi cần note nhạc luôn). Nhưng, tại sao các tác phầm classic lại được trình diễn, thu âm liên tục suốt vài trăm năm .... câu chuyện dài, tạm thời có thể "tự sướng" với nhau là classic chúng ta đang nghe rất tuyệt vời.
     
    Last edited: 24/8/21
    loclocphatphat and snel like this.
  21. sondh63

    sondh63 Advanced Member

    Joined:
    28/4/13
    Messages:
    99
    Likes Received:
    6
  22. shrekfiona

    shrekfiona Advanced Member

    Joined:
    28/9/16
    Messages:
    499
    Likes Received:
    407
    1. Đúng là gọi là nhạc "cổ điển" theo nghĩa từ này thì chả đúng nữa. Nhưng nhạc "kinh điển" theo đúng nghĩa từ này thì cũng chả phải. Kinh điển là nó phải chuẩn mực. Nhạc cổ điển thì cũng có bản dở, và cũng có cái ko theo chuẩn mực.

    2. Ví dụ như album này do Deutsche Grammophon phát hành và có Hilary Hahn nên chắc là nhạc cổ điển rồi. Nhưng nó ko cổ mà cũng chả điển: họ ko hề soạn sẵn bản nhạc mà chơi ngẫu hứng, cũng chả cần nốt nhạc theo nghĩa tc đây vì Hauschka là "đệ" của Cage và chơi prepared piano (ném đủ thứ vào tg đàn nên chắc ko còn nguyên nốt nhạc theo nghĩa cũ).

    Thôi thì cứ dùng từ cổ điển như mọi người đã quen, và nó cũng phát triển cùng thời gian chứ ko giữ nghĩa ban đầu của từ.
    16299085645147027291025354588978.jpg
    16299086397758629931393436163861.jpg
     
    snel likes this.
  23. TrueHD

    TrueHD Advanced Member

    Joined:
    7/5/19
    Messages:
    1.044
    Likes Received:
    1.340
    Bác cứ như nhà sưu tầm Âm nhạc vậy :)

    Sở dĩ mình đề xuất từ "kinh điển" do nguyên nhân lịch sử của nó. "Cái chết đen", các cuộc thập tự chinh kéo theo sự di cư của các học giả Hy Lạp đến EU, sự suy yếu của Nhà thờ ... đã mở màn cho Kỷ nguyên Phục hưng. Dù âm nhạc thời kỳ Phục Hưng có khá sơ khai và có phần yếu thế so với các loại hình nghệ thuật khác nhưng nền móng được nó thiết lập rất vững chắc. Các nhà nghiên cứu gọi là viên Ngọc trai hoàn hảo (Pearl). Và cũng giống như bất cứ lĩnh vực nào của xã hội loài người, âm nhạc phát triển cực thịnh, lan tới tầng lớp trung lưu, tiểu tư sản thành thị thì bắt đầu có những "biến hóa" tưng bừng. Kỷ nguyên Baroque ra đời, là viên ngọc trai méo mó, ko thành hình (nguồn gốc từ tiếng Bồ - barrocco) với sự lỗng lẫy đến diêm dúa. Kỷ nguyên Rococo tiếp tục đẩy quá trình phát triển này lên đỉnh điểm - giờ là bãi biển lổm nhổm vò sò, san hô rồi ( xuất phát từ tiếng Pháp - rocaille và nối đuôi "coco" bên trên vào). Không phải ngẫu nhiên mà người ta đặt tên cho 2 thời kỳ này bằng những danh từ "chuyên ngành" nhiều ẩn ý. Do đó, sự xuất hiện của trường phái Wien với Mozart, Beethoven, Rossini ... mới được các nhà sử học gọi là Kỷ nguyên Classic, trong nỗ lực "phong thánh" cho khoảng thời gian vàng son này. Tham khảo mới nhất của thuật ngữ này được ghi lại bởi Từ điển tiếng Anh Oxford là khoảng vào năm 1836, ngay sau khi Beethoven mất. Như vậy, nếu dịch là "cổ điển" sẽ ko hợp lý chút nào.

    Thế chiến II kết thúc kéo theo thời kỳ phát triển thịnh vượng nhất của nhân loại. Quả boom dân số bùng nổ đã đưa vai trò của tầng lớp trung - hạ lưu lên cao. Âm nhạc dân gian dưới các công cụ tiêu chuẩn được đề ra từ Kỷ nguyên Classic cũng bùng nổ với hàng loạt các nhánh POP: rock, jazz, hit-hop, rap, country .... Các nhà nghiên cứu cho rằng trường phái Lãng mạn (Romantic) kết thúc ở Rachmaninoff (1943) và âm nhạc Classic cũng bước vào giai đoạn tương tự như Baroque - Rococo với những tên gọi nhu neo-classic, hậu cổ điển (Post-classic), hiện đại, hậu hiện đại, đương đại (contemporary)... Album trên của Hilary Hahn chỉ được gắn hậu tố classic thôi. Không phải cứ nghệ sỹ chơi nhạc cụ classic sẽ thành âm nhạc classic.

    Ví dụ như bài Caruso của Lucio Dalla.

    Chính tác giả trình bày rất hay nhưng được phân loại vào Pop


    Il Divo với cả dàn nhạc giao hưởng - Classic crossover


    Nhưng Johnathan Antoine được liệt vào Classic vì Bel canto


    @ Bác @snel tiếp tục đào bới ổ 200CD cho mình hóng với.
     
    Last edited: 26/8/21
    snel likes this.
  24. shrekfiona

    shrekfiona Advanced Member

    Joined:
    28/9/16
    Messages:
    499
    Likes Received:
    407
    Bài Caruso là nhạc Pop, chỉ có điều là viết về ông Caruso nên tráng men tí hơi hướng cổ điển. Nhưng nhạc Pop này vẫn chép dc nốt nhạc, tức là đáp ứng phần "điển".

    Cái đĩa em đưa ví dụ là nhạc cổ điển bác ạ, Deutsche Grammophon phát hành mà. Họ chịu ảnh hưởng của John Cage, mà ông này là nhạc cổ điển "xịn". Nhưng mà ví như prepared piano thì các vật lăng nhăng nó chèn lên dây đàn nên nhiều nốt nhạc nó ko còn nguyên gốc. Thậm chí bài nổi nhất của John Cage còn ko có nốt nhạc. Như vậy nếu xét là phải có nốt nhạc mới là cổ điển hay kinh điển thì phần lớn trường hợp là đúng, nhưng cũng có thể phần nào làm hạn chế bớt óc tưởng tượng của con người. Thế nên thôi, khái niệm cũng ko nên quá bẻ chữ.
     
  25. TrueHD

    TrueHD Advanced Member

    Joined:
    7/5/19
    Messages:
    1.044
    Likes Received:
    1.340
    DG ko chỉ phát hành riêng Classic
     

Share This Page

Loading...