Yess. Nhạc sỹ chuyên viết nhạc classic cũng ko nhất thiết tất cả tác phẩm đều là classic. Ngoài ra, sau Rachmaninoff (1943) thì khái niệm classic ko còn nguyên bản nữa Để dễ hiểu, ta có thể xem xét tác phẩm "Vòi phun" (Fountain) của Marcel Duchamp (bản gốc xuất hiện năm 1917, bản sao làm năm 1964) - một cái bồn tiểu được sản xuất hàng loạt với kích thước 36 X 48 X 61 cm. Trước đó, chúng ta ngưỡng mộ các tác phẩm nghệ thuật được thực hiện bằng "bàn tay" của các nghệ sỹ và chúng gần như không thể copy bởi những con người bình thường. Nhưng Duchamp lại nhấn mạnh rằng những ý tưởng của người nghệ sĩ đóng vai trò quan trọng hơn việc chế tác ra nghệ phẩm. Nói cách khác, bất kỳ cá nhân nào cũng có thể là "nghệ sỹ" miễn là có ý tưởng và ý tưởng đó được "công chúng" chấp nhận. Chúng ta chỉ cần lấy mẫu (sample) một đoạn nhạc bất kỳ, cho vào máy trộn nhạc, thử bất kỳ cách trộn nào đó là cho ra một tác phẩm âm nhạc... và chỉ cần có người "thích" hoặc PR hợp lý thì nó sẽ trở thành một tuyệt phẩm.!!!???... Đáng buồn, với mình, rất nhiều các sản phẩm âm nhạc hiện nay đang được sản xuất bởi công thức đó. Tác phẩm 4'33" của John Cage bị chỉ trích khá nặng nề vì vi phạm những đặc tính truyền thống của âm nhạc. Nhiều nhà phê bình âm nhạc gọi nó là “Đoản khúc câm lặng.” Trong 4’ 33”, người nghệ sĩ hoàn toàn không có một tác động nào đến nhạc cụ, không có một âm thanh nào của nhạc cụ vang lên. Những âm thanh mà thính giả nghe được khi ấy hoàn toàn nằm ngoài sự kiểm soát của người nghệ sĩ. Với mình John Cage không phải là một nhạc sỹ Classic.
Với bác thì ko, nhưng John Cage dc công nhận rộng rãi và là 1 tg những nghệ sỹ cổ điển có ảnh hưởng nhất thế kỷ 20 (nhưng tất nhiên là tác phẩm của ông rất gây tranh cãi). Tương tự, em đã dc xem Fountain của Marcel Duchamp bản ở bảo tàng MOMA New York: đây là tác phẩm nghệ thuật, có thể có nhiều người ko thích và ko bày cái đó tg nhà, nhưng bảo đó ko là nghệ thuật thì em e là đầu óc quá hạn hẹp. Ở đây thì cũng ko phải chỗ trao đổi lý thuyết vì nhạc lý và kiến thức về lịch sử âm nhạc của em gần như = 0. Nhưng ý em là âm nhạc, kể cả cái dc coi là kinh viện như nhạc cổ điển thì cũng cần có đầu óc cởi mở hơn chứ ko nên ép cho mình 1 cách nghĩ nào đó, càng ko nên coi những cái mình chưa thích hay chưa hiểu dc là lạc loài hay phi nghệ thuật. Còn nếu có ý kiến được là tại sao mình ko thích hoặc thích để người khác hiểu thêm thì rất nên
https://vi.wikipedia.org/wiki/John_Cage John Milton Cage Jr. (ngày 5 tháng 9 năm 1912 – ngày 12 tháng 8 năm 1992) là một nhà soạn nhạc, nhà nhạc lý học, nhà văn, và họa sĩ. Là người tiên phong của tính không xác định trong âm nhạc, nhạc điện âm, sử dụng những nhạc cụ một cách không căn bản, Cage là một trong những nhân vật dẫn đầu của avant-garde thời hậu chiến. Những nhà phê bình xem ông như một trong những nhà soạn nhạc nước Mỹ có nhiều ảnh hưởng nhất thế kỷ XX. https://en.wikipedia.org/wiki/Avant-garde Người tiên phong là những người hoặc tác phẩm mang tính thử nghiệm, cấp tiến hoặc không chính thống về nghệ thuật, văn hóa hoặc xã hội. Nó thường được đặc trưng bởi sự đổi mới thẩm mỹ và không thể chấp nhận ban đầu.
Chúng ta đang trao đổi về classic nên dịch là cổ điển hay kinh điển. Mình thích nghe classic và cũng thích nghe nhiều thể loại khác nữa nhưng cần đặt chúng đúng vị trí. Âm nhạc thế kỷ 20 mình vẫn nghe Pēteris Vasks, Max Richter, P. Glass ..., neuvo tango, symphonic Metal ... nhiều lắm.
Có lẽ em nhầm, em thì lại cứ nghĩ là đang bàn classical music phải dịch là nhạc "cổ điển" hay "kinh điển". Ý em cũng đơn giản thôi, ko nên lăn tăn quá thế nào là "classical music", càng ko nên lăn tăn là nó dịch thành nhạc "cổ điển" có sai ko. Và nếu có lăn tăn thì dịch thành nhạc "kinh điển" nó càng trệch hướng. (Cá nhân em thì rất ghét bị giới hạn chỉ thưởng thức ở những cái gì mang tính "kinh điển", kiểu như đá bóng mà suốt ngày chỉ có el classico giữa Real với Barca thì nó đỉnh cao thật đấy nhưng chẳng còn gì là vui nữa). Về ngữ nghĩa mà nói thì đây là từ tiếng Tây, mà em nghĩ (có thể ko đúng!?) là xuất phát từ chữ "class" (giai cấp/đẳng cấp). Tức là xuất phát điểm của nó là thứ âm nhạc của đẳng cấp trên. Nhưng giờ cái cái từ gốc đấy nó lạc hậu quá xa rồi: em là nông dân ko biết nhạc lý cũng có thể nghe cổ điển mà ko ngượng nếu mình ko "hiểu" hết và đôi khi cũng có thể hứng lên đứng lại lắng nghe và ném vài đồng xu cho 1 tay sinh viên chơi nhạc cổ điển dưới nhà ga tầu điện ngầm!
Bác nói đúng... Nhìn chung, classic ko có từ tương đương trong tiếng Việt. Dịch là cổ điển càng sai so với nghĩa gốc của "classic". Tốt nhất là để nguyên, ko nên dịch. https://dictionary.cambridge.org/vi/dictionary/english/classic Classic = having a high quality or standard against which other things are judged Mình nghĩ người biết nhạc lý chưa chắc đã thích nghe nhạc classic và ngược lại. Trong các học viện âm nhạc hình như có riêng một lớp cảm thụ âm nhạc (music appreciation) thì phải. Còn việc đánh giá đúng/ sai , hay/ dở phụ thuộc vào quá nhiều yếu tố, có lẽ chỉ có thời gian mới trả lời được. Chuyện vui ngoài lề là Beethoven và Mozart luôn ở 2 vị trí đầu tiên trong danh sách các nhạc sỹ có tác phẩm được trình diễn/ thu âm nhiều nhất hàng năm dù đã 250 năm trôi qua. Âm nhạc có lẽ chỉ cảm nhận/ cảm thụ chứ ko nói là hiểu được. Bản thân Nhà soạn nhạc Pháp Camille Saint-Saëns cũng phải thừa nhận "There is nothing more difficult than talking about music" - Không có gì khó hơn là nói về âm nhạc. Đây là tác giả ưa thích của mình, mình tin ông ấy lắm nên cũng không cố hiểu âm nhạc classic làm gì. Hay như Tartini ngủ mơ thấy quỷ sứ chơi nhạc, khi tỉnh dậy ông đã cố viết lại và bản Sonata "Devil's Trill" ra đời (cũng là bản ưa thích thứ 2 của mình sau 4 Seasons trong âm nhạc Baroque - Rococo). Tuy vậy, đến khi chết, ông ấy vẫn luyến tiếc vì không thể tái hiện lại đúng hoàn toàn những gì ông ấy nghe trong mơ mà. Bác thật may mắn khi thường xuyên có cơ hội tiếp xúc trực tiếp - live - với nhạc classic như vậy. (một chút hâm mộ và một tẹo ghen tị). P/S. Mình là người đi sau, mới nghe nhạc nghiêm túc được 10 năm, nghe classic được 5 năm nên các bộ sưu tập CD khá xa vời. Các bản lưu trữ online dạng FLAC lossless hầu hết kém khá xa chất lượng WAV - CD. Các bác có bộ sưu tập CD tốt vậy, khi nào nghe/ giới thiệu Album CD cho ae ở đây thì chịu khó Rip ra wav chuẩn, share cho ae luôn. Cám ơn rất nhiều.
Em còn ít nhãn vàng là Telarc và Hanssler Còn Deutsche Grammophon thì em đã đăng lên gần như toàn bộ ở mấy bài đăng đầu rồi ạ. Sent from my iPhone using VNAV Community
Mấy ngày qua em nghe 2 CD của George Frideric Handel rất lôi quán và hưng phấn cao độ - Chân nhịp và bàn tay cũng nhịp theo suốt nhiều bài. Riêng bài Dixit Dominus Domino Meo trong CD Carmelite Vespers 1707 có nhiều đoạn nổi cả da gà, phải nói là thật tuyệt. Trong CD Messiah ( Đấng Cứu Thế) cuzng rất ấn tượng: Như bản He Trusted In God thật ra đay là bài thánh vinh 22, chương 9 ( Psalm 22, 9) - He trusted in God that He would deliver Him, let Him deliver Him, if Him delight in Him - Trong bản nhạc chỉ lập đi lập lại đoạn Thánh Vịnh này nhưng cũng rất hay. Cũng bản He trusted in God nhưng với số lượng người đồng ca đông khủng khiếp nên bản thu có vẻ khá tệ . Mời các cụ xem qua: Sent from my iPhone using VNAV Community
Vậy mình mạn phép đề xuất nhé !! Bác cứ nghe dần, đến đâu thấy tiện và rảnh rỗi thì rip wav share cho ae 1. Vivadli - The 4 Seasons - Gil Shaham 2. Mozart - Klavierkonzerte Nr. 20&12 - Serkin 3. Tchaikovsky & Sibelius Vionlin Concertos - Leila Josefowicz 4. Chopin Piano Concerto No. 1&2 - Argerich 5. Tchaikovsky Piano Concerto No.1 - Saint-Saens Piano concerto No.2 - Watts, Levi 6. Mendelsshon Symphony và String Symphony (cả bộ đĩa) Cám ơn bác trước !!
Hóa ra bác hiểu biết sâu về thể loại nhạc tôn giáo này. Mình không rành lắm và cũng ít tìm hiểu... Bác nghe thử clip này xem
Các bác cho hỏi vể ông nhạc trưởng này? Có bác nào có CD này không?Mình thắc mắc sao nghe bản nay trên youtube nhưng thấy đã hơn bản này điều khiển bởi nhạc trưởng Karajan nghe file Master trên Tidal?
Lâu lắm mới thấy lại chủ đề nhạc cổ điển, hồi xưa trên các diễn đàn như (TTVNOL, nhaccodien ...) có mấy anh siêu lắm, mình cũng học hỏi từ mấy anh rất nhiều, sau gần chục năm bỏ bê, ít vào diễn đàn, nhạc cũng không nghe nhiều do công việc đi làm suốt ngày, ít có thời gian, lâu lâu thứ 7, chủ nhật lục tủ nghe lại vài ba dĩa. Dịch covid kéo dài, mới dọn được tủ dĩa, sắp xếp lại cho gọn gàng. Hôm nay góp vui với topic 2 bộ dĩa của Liszt chuyển thể 9 bản Symphony của Beethoven cho piano và Hunggarian Rhapsodies.
Leif Selim Segerstam hình như cũng ít nổi tiếng. Ông này người Phần Lan nên trình diễn nhạc của Sibelius nhiều nhất (chắc chủ nghĩa dân tộc). Mình không ưa thích Sibelius lắm nên cũng không tìm hiểu nhiều, đợi các cao thủ khác vậy. Bản thu của Karajan từ năm 1967 rồi bác. Thời kỳ đó thì làm sao có chất lượng cao được dù Karajan có chơi hay đi chăng nữa. Bản thu này năm 2015, đương nhiên chất lượng tốt hơn hẳn. Nhìn chung, các bản thu từ 1980 trở lại đây còn tạm được chứ trước đó thì tệ lắm. Có một ngoại lệ theo mình biết là đội Liên Xô, ko hiểu sao các bản ghi âm của họ trước 1980s lại tốt hơn cả của Tây Âu, ví dụ hãng Melodiya. Bản thu Scheherazade của Melodiya cũng từ 1968 nhưng nghe không khác gì 2000s. Mình thấy khoảng 2014 là kỹ thuật ghi âm có bước nhảy vọt, đặc biệt classic. Rimsky-Korsakov lại nổi tiếng về phối âm nên Scheherazade Suit cần độ động và chi tiết lắm, các bản ghi âm trước 2000s nghe đã ko tốt lắm rồi. Scheherazade rất nổi tiếng nên nhiều nhạc trưởng trình diễn lắm bác ạ, đủ chuẩn hi-res đến DSD và cũng hay hơn Leif Selim Segerstam nhiều (theo mình). Có điều mình ko nghe CD, toàn file thôi
Đây là những files nhạc theo yêu cầu của cụ, em có gửi riêng tất cả các hình bìa đĩa vài 1 file nén riêng: https://drive.google.com/file/d/1wrJJOT-dph7OpzMyOwC2VTlNm4dwUBgL/view?usp=sharing https://drive.google.com/file/d/133qadrB40kgQd8LWg_AUfxnl7bLGvKfz/view?usp=sharing https://drive.google.com/file/d/1WPSpupWILuKJRFemJHFM3XJC-f3dtDlN/view?usp=sharing https://drive.google.com/file/d/1H53nNu12XSGNpIGwkTDRwAPhAuy6hrCH/view?usp=sharing https://drive.google.com/file/d/1_rfXAj-C30gMOWfz7lQPDcPoBGIv83rZ/view?usp=sharing https://drive.google.com/file/d/1ZoQxk1ZQCiiISFrMgia0yJxF91ZhVWwr/view?usp=sharing https://drive.google.com/file/d/1fJNzi-L9_iisjxRMLfwUdPOEPpp3dwFl/view?usp=sharing https://drive.google.com/file/d/1JegRk9SmB47NkEYluhMFzPZSVRJ380LQ/view?usp=sharing https://drive.google.com/file/d/1OotTRNrapcZDALwekM0sSZnmCtmEYjbW/view?usp=sharing https://drive.google.com/file/d/16bYSqeOC06CoMtliQ2UKU8JxawVozbLH/view?usp=sharing
Bác nhiệt tình quá !!! Mình cũng down vội về nghe luôn.... Đánh giá sơ bộ 1. Vivadli - The 4 Seasons - Gil Shaham Rất ổn. Chất lượng CD chỉ kém các file hi-res gần đây một chút thôi. Bù lại, Gil Shaham thể hiện đúng đẳng cấp của mình. Đoạn Spring 2 bác ấy chơi đỉnh thật, trill - rung mềm mại da diết. Mình sẽ nghe hết để xem còn đoạn nào đặc sắc nữa hay ko. 2. Mozart - Klavierkonzerte Nr. 20&12 - Serkin Concerto số 20 là bản mình thích nhất của Mozart, CD khá đặc biệt vì Serkin tự viết cadenza thay vì dùng cadenza của Beethoven (dù trên bìa cover CD ko thể hiện). Nhưng chất lương ghi âm thì chán quá. 3. Tchaikovsky & Sibelius Vionlin Concertos - Leila Josefowicz Thử nghe tiếng đàn của Leila nhưng ko ổn lắm, chơi fail nhiều quá 4. Chopin Piano Concerto No. 1&2 - Argerich Chất lượng tệ, tiếng vỡ và mất dải tần nhiều, nghe chói đúng kiểu digital cổ. Chị Argerich vẫn phong cách hơi bạo lực, ko hợp với mình. 5. Tchaikovsky Piano Concerto No.1 - Saint-Saens Piano concerto No.2 - Watts, Levi Hai tuyệt phẩm và người chơi cùng dàn nhạc đều tuyệt. Mình sẽ tìm thêm về pianist này 6. Mendelsshon Symphony và String Symphony (cả bộ đĩa) ... chất lượng tệ quá, nhìn lại cover thì ghi âm từ ..1971 . Phong cách trình diễn cũng thiên về kiểu baroque quá, cũng ko hợp với mình
Cảm ơn bác vì những thông tin hữu ích,mình thuộc loại chơi theo cảm hứng nên rất ít tìm hiểu sâu,cứ thấy bản nào nghe thấy thích thì nghe nên rất ít tìm hiểu về tác phẩm,tác giả hay bản thu của hãng nào?...v.v.....Chỉ nghe lỏm thấy nhiều bác hay sưu tập những bản thu cổ xưa,hay của những nhạc sĩ?...nhạc trưởng?....mà mình chưa có khả năng tiếp cận,nghe thử.Vậy nên khi nghe youtube mà thấy hay mình lại thèm được nghe những bản thu nổi tiếng xưa. Đúng là mỗi người có trình độ khác nhau,có sự cảm nhận khác nhau và nhận xét của bác về sự tiến bộ của kỹ thuật thu âm mình cũng thấy hợp lý.Và thêm một trường hợp nữa mình nghĩ có lẽ cũng ở kỹ thuật thu âm???....Bản symphony số 9 của Beethoven mình cũng nghe nhiều bản xưa( cũng chỉ là những files sưu tầm thôi)nhưng khi nghe cái ông trẻ măng này trên youtube thì những bản thu ngày xưa nghe cứ thấy thiếu hụt cái gì đó????.....
Đúng rồi bác... Dễ thấy nhất là thiếu dải trầm nghiêm trọng, với nhạc Beethoven hùng tráng, đặc biệt Số 9 này, thì coi như mất một nửa dàn nhạc. Cứ nhìn từ loa mà suy ra mic thôi ạ. Các loa cổ ko thể hiện được dải trầm hoặc bị suy hao rất mạnh thì các mic thu cổ cũng ko bắt đc hết các tín hiệu tần số thấp. Ví dụ nhạc rock tuy ầm ĩ vậy nhưng tần số các loại trống chỉ loanh quanh 150Hz trong khi nhiều nhạc cụ chơi classic có thể xuống đến 5Hz. Mình cũng mới nghe classic thôi. Chẳng qua bác hỏi đúng tác phẩm yêu thích nên mới ti tóp chút. Mình cũng không theo hướng sưu tầm, bản thân phải cảm nhận được mới lưu trữ để nghe. Đa số những người sưu tầm đều coi âm nhạc là thú chơi hơn là một góc tâm hồn. Trong âm nhạc còn đỡ chứ trong hội hoạ đã có quá nhiều vụ án làm giả động trời rồi. Bản thân nhiều chủ nhân bộ sưu tập còn ko phân biệt được đồ của mình là thật hay fake mà. Với các thể loại nhạc khác, chúng ta phải tìm kiếm các bạn thu cổ nếu thích vì có thể không ai trình diễn lại nữa. Với classic thì bác yên tâm. Bee Số 9 vẫn liên tục được trình diễn suốt hơn 200 năm qua mà. Mình cho rằng tiến bộ công nghệ sẽ đẩy mọi thứ đi lên và để có một nhà soạn nhạc thiên tài cần nhiều thứ chứ để có nhạc công, nhạc trưởng đỉnh cao thì đơn giản hơn. Chúng ta ở chưa có điều kiện tiếp cận thôi. Mấy phần đầu của phim Start war đc coi là kinh điển ngày trước, giờ xem lại sẽ thấy như trò chơi trẻ em. Hơn nữa, chúng ta chịu ảnh hưởng của truyền thông Mỹ -Anh-Nhật-Hàn.. quá nhiều nên hay cuốn theo xu hướng của họ. Một band rock có tối đa 5 nhạc cụ và cuộc chiến âm lượng có thể gây sức ép nặng nề lên thính giác, thậm trí xúc giác của chúng ta. Một dàn nhạc classic hơn 100 nhạc công và kỹ sư thu âm không tham gia cuộc chiến đó mà dành tài nguyên cho dynamic, details để thể hiện đủ hơn trăm luồng âm thanh đó có thể xuyên qua thính giác, xúc giác để tác động sâu đến hệ thần kinh ấy chứ.
Em có đăng lên ít CD tiếp theo, theo đề xuất của cụ TrueHD, cụ tải về kiểm tra xem a. Sent from my iPhone using VNAV Community
Bác có tài khoản Tidal thì để ý có album nào hay download luôn về cho ae nghe ké với Ví dụ bản Hi-res của Piasnist Andre Watts vừa nêu trong topic
Mình tìm cách download nhưng không được,trên điện thoại thì cho download nhưng trên PC thì không được.
Có thử rồi và thử rất nhiều cách nhưng hiện giờ vẫn bó tay,phần mềm trong thớt này tải và cài được nhưng không thể log in vào Tidal giống như vài bác khác cũng bị như vậy.
Những bản nhạc có thêm sự hiện diện của giàn hợp ca thường được các nhà soạn nhạc viết và mô tả giống như các bản nhạc được gọi là Hợp Khúc Thiên Thần ( Hợp Khúc Thiên Thần được tìm thấy trong các bản dịch của các sách cổ về tâm linh - Hợp Khúc Thiên Thần được mô tả trong nhũng dịp hội họp của các Siddha (Bậc Thầy đã hoàn thành xong quá trình tu tập) ở những vùng núi hiểm trở + thời tiết khắc nghiệt quanh năm- nơi hiếm có người đặt chân đến - Thường là cứ 2 lần trong 1 năm sẽ có những cuộc hội họp này - Nơi họp mặt vẫn là một căn phòng có bàn đc phủ khăn trắng rất đẹp- họ chỉ sử dụng 1 ngọn đèn nhỏ duy nhất được thắp sáng khắp căn phòng ( khoảng 300 người) và mọi thứ trong phòng đều lấp lánh như thể hàng trăm bóng đèn đc che giấu khéo léo đâu đó; Những nhóm vị khách mời đến thường là nhóm 12 người cả nam và nữ rất đẹp - Khi họ đến mọi người trong canh phòng sẽ thấy 1 đám sương mù xuất hiện ở phía xa căn phòng, khi đám sương mù tan đi thì mọi người nhìn thấy 12 người - Họ đứng yên trong 1 lúc, đầu hơi nghiêng và điệu nhạc bắt đầu vang lên rồi đến bản hợp ca.. Mọi người trong căn phòng cảm tưởng như có hàng trăm hình bóng bí ẩn vừa chuyển động xung quanh vừa hát theo 1 âm điệu- Không có giọng ca nào buồn bã, tất cả đều vui tươi nhẹ nhàng, xuất phát từ tâm hồn và đầy triền cảm- Chính điều đó đã khiến tâm hồn mọi người tham dự được nâng cao dần lên đến khi họ có được cảm giác lâng lâng thoát tuc - Đó được mô tả trong bản dịch là Hợp Khúc Thiên Thần.... Cứ thế từng nhóm vị khách mời đến đều được chào đón bằng những bản Hợp Khúc Thiên Thần (Hay còn gọi là các giọng ca Thiên Thần) ( Thật ra trong căn phòng đó không hề thấy các nhạc cụ cũng như những người hợp ca..). Đối với con người thì xem nhưng mô tả trong những bản dịch của các tài liệu cổ như là một sự huyền bí. Sent from my iPhone using VNAV Community
Tuyệt vời !! Mình bắt đầu nghe nhạc từ 5 tuổi, chủ yếu là cải lương - tuồng qua đài phát thanh. Tầm 10 tuổi thì bắt đầu có cassett, suốt ngày lau đầu từ, chỉnh đầu từ và nối băng bị đứt. Ngày đó thường nghe ké của ông già nên đương nhiên cũng toàn nhạc sến (aka Bolero theo cách gọi hiện tại) nên cũng bị nhiễm nặng nhất thể loại này. Đến 18 tuổi thì lên HN học, bắt đầu xa dần nhạc sến, bập vào New wave, Pop, rock.... Đi làm được vài năm thì bắt đầu có điều kiện hơn, tiếp xúc với Jazz, classic.. thi thoảng cũng đi nghe live ở các quán bar chuyên Jazz ở HN. Cuối cùng mới tiếp xúc với classic và từ đó mê luôn đến giờ. Điều nuối tiếc nhất với mình đến giờ vẫn là ko theo Công giáo (bên ngoại) từ nhỏ và ko biết tiếng Latin. Cho nên mình vẫn tránh mảng Vocal classic này, chỉ cảm nhận được dòng classic-crossover và một chút Symphonic Metal, cùng vài vở Opera theo trường phái Verismo - hiện đại (hoặc hát tiếng Anh) sau này như The Phantom of opera, Notre Dame de Paris... Vocal mình nghe hiện tại cũng chủ yếu là classic-crossover hoặc những bản nhạc hiện đại được trình diễn theo phong cách classic, nhất là nhạc Việt. Mình thích clip đó chỉ một phần nhỏ là do giai điêu bản cantata, phần lớn hơn là do ý nghĩa câu chuyện hơn. Thời Baroque đó (chính xác hơn thì Bach thuộc Rococo), người ta vẫn chưa chấp nhận cho các nữ nghệ sỹ được trình diễn công khai nên thường sử dụng các giọng nam cao Castrato. Trong clip đấy, Bach sẵn sàng phá bỏ quy tắc đó vì một giọng ca đẹp.... Hình như bác lại hiểu rất rõ về mảng này. Bác giới thiệu từ từ nhưng kỹ lưỡng một chút cho ae tham khảo nhé. Thanks