Những Người Yêu Thích Nhạc Cổ Điển.

Discussion in 'Âm nhạc' started by snel, 21/5/21.

  1. haingc

    haingc Advanced Member

    Joined:
    19/9/07
    Messages:
    217
    Likes Received:
    34
    Location:
    HCMC
    Các bác có kiến thức và trải nghiệm trong lĩnh vực này thực sự là đại sứ tuyệt nhất trong việc dẫn những người mới vào trong căn nhà đầy màu sắc và những câu chuyện xung quanh những giai điệu không thể tuyệt hơn. Cám ơn các bác rất nhiều và hy vọng sẽ được hiểu thêm nhiều hơn nữa qua những trao đổi giữa những anh em đi trước.
     
    snel likes this.
  2. TrueHD

    TrueHD Advanced Member

    Joined:
    7/5/19
    Messages:
    1.072
    Likes Received:
    1.369
    Hôm trước mình được VNAV tặng một ãcc 3 tháng Tidal và có đi tìm các phần mềm tải nhạc offline. Mình không rành IT nên cứ tìm thấy, cài loạn lên, ko được thì xoá và cài cái mới... Một hồi tầm chục cái thì được, vẫn là Tidal gui như topic kia nhưng bản nâng cấp thì phải. Giờ mình chẳng rõ là ở đâu nhưng bản đó có qua bước cấp mã 6 ký tự gì đó và đi liền theo từng máy... Vì mù IT nên ko dám thử lại nữa, bác tìm thử xem. Tốc độ cao lắm, mạng gia dụng lởm mà toàn 1-2M/s.

    Tương lai chắc khó chơi CD rồi. Vừa rồi có bản Violin concerto của Beethoven với phần Cadenza được chuyển soạn từ phiên bản Piano do Daniel và Michael Barenboim trình tấu, khá hay và hiếm, dù có đóng dấu DG phát hành nhưng chỉ tìm thấy trên Apple Music.
     
    Last edited: 5/9/21
  3. TrueHD

    TrueHD Advanced Member

    Joined:
    7/5/19
    Messages:
    1.072
    Likes Received:
    1.369
    Đọc lý lịch của bác Andre Watts này ghê gớm phết nhưng ít ra Album, chắc toàn trình diễn trực tiếp trong các sự kiện chuyên ngành, chuyên sâu... Mình có tìm thêm được album The Chopin Retical. Đây là nghệ sĩ piano chơi rất hay, phong cách có gì đó chững chạc, sâu lắng... Đúng là đào được cục vàng trong đống CD cổ của bác thật.:D
     
    snel likes this.
  4. TrueHD

    TrueHD Advanced Member

    Joined:
    7/5/19
    Messages:
    1.072
    Likes Received:
    1.369
    Apple cho biết họ sẽ bắt đầu bằng cách quản lý các trải nghiệm âm nhạc cổ điển với danh sách phát Primephonic và nội dung âm thanh độc quyền và nó sẽ mang đến “trải nghiệm chuyên dụng với các tính năng tốt nhất của Primephonic, bao gồm khả năng duyệt và tìm kiếm tốt hơn theo nhà soạn nhạc và theo tiết mục, hiển thị chi tiết của nhạc cổ điển siêu dữ liệu, cùng với các tính năng và lợi ích mới.” Vào năm 2022, nó có kế hoạch phát hành một ứng dụng dành riêng cho những người đam mê cổ điển.

    Tuy nhiên sẽ có nhiều người nghĩ rằng Apple thật ngớ ngẩn khi nhạc cổ điển cần ứng dụng riêng nhưng thực tế những người nghe nhạc cổ điển có nhiều sự khó chịu đang tồn tại và Apple muốn giải quyết vấn đề đó:
    • Hầu hết các dịch vụ phát trực tuyến không hiểu khái niệm chơi toàn bộ bản giao hưởng hoặc bản hòa tấu trong danh sách phát. Chẳng hạn, hiếm ai muốn chỉ nghe phần chuyển động đầu tiên của Bản giao hưởng số 9 của Beethoven.
    • Nhạc cổ điển thường được nghe với âm lượng thấp hơn nhiều so với nhạc pop để tối đa hóa dải động. Chơi nhạc cổ điển cùng với các thể loại khác thường sẽ dẫn đến âm lượng lúc quá lớn lúc lại lí nhí. Bạn sẽ làm hạn chế dải động nếu bạn cố gắng cân bằng âm lượng trên các bản nhạc khác nhau.
    • Hầu hết các dịch vụ phát trực tuyến đều cung cấp thiếu thông tin chi tiết về bản nhạc đang được phát. Ví dụ: khi nghe một bản nhạc mới, có thể nhìn thấy tên của bản nhạc đó và (các) nghệ sĩ biểu diễn, nhưng lại không phải là nhà soạn nhạc thực sự.
    • Các bản nhạc cổ điển có xu hướng có tiêu đề thực sự dài, ví dụ như “Piano Sonata No. 8 in C minor, Op. 13 – ‘Pathetique’ – 2. Adagio di molto e con brio" Nên thông thường sẽ không thể nhìn thấy tên đầy đủ của chúng.
    • Các danh sách phát thường hấp dẫn - đặc biệt là các danh sách phát tự động. Bạn sẽ thường chỉ nhận được loại bộ sưu tập 'ăn khách nhất' và thường chỉ có một số ít bộ sưu tập được sắp xếp phù hợp.
    • Thường không có đủ các phần nhỏ trong thể loại 'cổ điển'. Có thể bạn thực sự thích những thứ Baroque (như Bach) hoặc Lãng mạn (như Tchaikovsky) nhưng chính thời kỳ Cổ điển (như Mozart) lại khiến bạn chán nản. Có lẽ bạn chỉ muốn nghe những tác phẩm hợp xướng, hoặc có thể bạn muốn tìm những bản nhạc dành riêng cho cello. Mặc dù hầu hết các dịch vụ có thể có một số danh sách phát cho các thể loại cổ điển khác nhau, nhưng tùy chọn của bạn bị hạn chế khá nhiều.
    • Tương tự như vậy, bạn có các tùy chọn tìm kiếm hạn chế nếu bạn đang cố gắng lọc các bản ghi theo nhạc trưởng cụ thể, dàn nhạc, hòa tấu, nghệ sĩ độc tấu, …
    https://www.hdvietnam.com/threads/a...-cho-nguoi-yeu-thich-am-nhac-co-dien.1707234/
     
    snel likes this.
  5. TrueHD

    TrueHD Advanced Member

    Joined:
    7/5/19
    Messages:
    1.072
    Likes Received:
    1.369
    Apple Music đã có những thể hiện đầu tiên, bản Violin concerto của Beethoven được nhà Barenboim thể hiện. Dù do DG phát hành nhưng hình như chỉ tìm thấy trên Apple Music dưới dạng streaming (hi-res).

    Tuy là tác phẩm violin concerto duy nhất được Beethoven viết và không nhận được sự ưu ái của tác giả (ko viết phần cadenza dù được khá nhiều người yêu cầu), bản violin concerto này lại được rất nhiều fan của classic xếp vào hạng đầu trong danh mục yêu thích của mình. Cá nhân mình không khoái bác Daniel Barenboim với tư cách pianist nhưng lại rất thích bác ấy trong vai trò nhạc trưởng/ conductor. Phần cadenza trong album này cũng được biên soạn dựa theo phiên bản concerto cho piano được Beethoven viết sau đó (rất hay, nồng nàn mà vẫn mạnh mẽ đúng chất Bee).

    Mời các bác ( Many thanks - Izumitaro@hdvietnam)

    [​IMG]

    https://mega.nz/file/59EHkKhR#57IyygGfSJ-RVx-WLvSSzy4y51fFjAL8PnstA2WrFr0
     
    snel and dgnguyen like this.
  6. TrueHD

    TrueHD Advanced Member

    Joined:
    7/5/19
    Messages:
    1.072
    Likes Received:
    1.369
    Sau hơn 1 tuần cày cuốc trên Tidal, download các kiểu... Kết quả là thất vọng các bác ạ. Nguồn nhạc khá tạp, biên tập sơ sài và chất lượng âm thanh thì thua khá xa với các file chia sẻ trên torrent và mua của hãng phát hành. Thu hoạch duy nhất có lẽ là tìm được một số album của Kyung Wha Chung
     
    snel likes this.
  7. TrueHD

    TrueHD Advanced Member

    Joined:
    7/5/19
    Messages:
    1.072
    Likes Received:
    1.369
    Báo bác chủ tin mừng, bộ sưu tập CD của bác tuy ít dính đến loudness war ồn ào nhưng đều ghi âm trước 2000s nên nhiễu nền là khó tránh khỏi.
    Mình dùng HQplayer Pro chuyển thành DSD128 với bộ lọc Sinc-Mx 7EC thì kết quả tuyệt vời, hiệu quả hơn hẳn chuyển từ FLAC sáng. Giờ nghe như các file hi-res ghi âm 2010s trở lại, mỗi tội kích thước tăng gấp 9 lần.
     
    killitmore, ankhanhjvc and snel like this.
  8. TrueHD

    TrueHD Advanced Member

    Joined:
    7/5/19
    Messages:
    1.072
    Likes Received:
    1.369
    Topic này lại ngoẻ rồi a?? :rolleyes:
     
    snel likes this.
  9. TrueHD

    TrueHD Advanced Member

    Joined:
    7/5/19
    Messages:
    1.072
    Likes Received:
    1.369
    Ngày nay, nhạc sỹ là những người có sức ảnh hưởng và được tán dương thuộc diện bậc nhất hành tinh. Nhưng không phải lúc nào cũng thế. Suốt hàng thế kỷ, địa vị của người nhạc sỹ từng thấp hơn rất nhiều. Nhưng hơn 200 năm trước, tất cả bắt đầu thay đổi. Bình minh của thế kỷ 19 chứng kiến các nhà soạn nhạc và nhạc sỹ bùng nổ, vượt ra khỏi ranh giới của phòng hòa nhạc và bước chân lên sâu khấu giành cho đại chúng. Thế kỷ 19 là thế kỷ cách mạng vĩ đại của Châu Âu. Công nghiệp và thương nghiệp tái định hình cuộc sống của con người. Làn sóng chính trị mãnh liệt của Cách mạng Pháp đã tác động toàn châu lục và một cuộc cách mạng tư tưởng sáng tạo đã bùng lên dưới cái tên "Chủ nghĩa lãng mạn".

    Được Mozart đặt nền móng trước đó, Beethoven trở thành vĩ nhân tiên phong với Bản giao hưởng số 3 - Anh hùng ca - Eroica (nhân vật trung tâm đương nhiên là Napoleon). Bản Eroica không chỉ đánh dấu bước ngoặt của riêng tác giả mà cho cả giới âm nhạc. Với nó, Bee đã tạo ra một triết lý và niềm tin cá nhân, một bản tuyên ngôn sứ mệnh của âm nhạc. Các thế hệ trước ông chỉ viết nhạc để làm vui lòng các vị chủ nhân. Bee đã giành lại tác quyền của Eroica và quyết định lần đầu tiên trình diễn trước công chúng tại Nhà hát Theater an der Wien năm 1803, thay vì tại các phòng hòa nhạc tư nhân như thường lệ.

    Đây cũng là thời kỳ đánh dấu sự lên ngôi vương của cây đàn Piano thế chỗ cho cây đàn Violin đã "tung hoành" suốt thời kỳ Phục Hưng - Baroque - Rococo trước đó. Số lượng các tác phẩm cả Mozart và Beethoven viết cho Violin ít ỏi đến đáng thương so với piano. Trong đó, Beethoven chỉ có duy nhất một bản Violin concerto; cùng với bản Violin cocerto cũng duy nhất của Tchaikovsky và cũng ra đời trong hoàn cảnh khá đặc biệt đã liên tục thay phiên nhau đứng đầu danh sách các bản Violin concerto ưa thích của mình.

    Bản violin concerto này được đề tặng cho nghệ sĩ vĩ cầm Franz Clement, thay lời cảm ơn vì Clement đã đưa Eroica Symphony vào buổi hòa nhạc của ông ấy năm 1805. Sau khi hoàn thành bản concerto, năm 1806, Beethoven đã được Clementi đến thăm và yêu cầu Beethoven biên soạn phiên bản piano của kiệt tác này để tác phẩm được phổ biến rộng rãi hơn. Beethoven đồng ý và thực hiện ngay trong mùa hè năm đó. Dường như, kiệt tác này ra đời mà ko nhận được sự ưu ái của chủ nhân... lại cũng giống Violin concerto duy nhất của Tchaikovsky có số phận long đong không kém.

    Các bản Piano concerto và Violin concert của Bee đều không được xuất bản với cadenzas. Tuy nhiên, vào năm 1809, Archduke Rudolph đã thuyết phục Beethoven sáng tác cadenzas cho tất cả các piano concerto của ông (ngoại trừ bản số 5và bản không số), bao gồm cả phiên bản piano của Violin Concerto. Vì vậy, mặc dù Beethoven chưa bao giờ sáng tác cadenzas cho Violin Concerto nhưng candenza của phiên bản piano được sử dụng mặc nhiên. Cũng không hiểu vì lý do gì mà cho đến nay, các nghệ sỹ trình tấu thường chọn cadenza do Frizt Kriesler viết. Với mình, nó hơi "mềm mại" so với tinh thần chủ đạo của tác phẩm. Mình đã sưu tầm được các bản với phần cadenza do Joshua Bell, Henning Kraggerud viết nhưng chỉ đến khi nghe Leonidas Kavakos trình diễn với phần cadenza được biên soạn từ chính phiên bản piano mới thấy ... thật tuyệt vời. Có lẽ, phiên bản concerto cho piano còn hấp dẫn hơn cả bản gốc cho violin và các bản piano concerto chính thức khác của Bee. Chỉ tiếc là vẫn có quá ít nghệ sỹ trình diễn nó.

    Mới đây nhất, Anne Akiko Meyers sẽ trình diễn bản Violin Concert này với phần cadenza mới tinh do John Corigliano viết. Hy vọng có cao thủ nào tiếp đạn cho ae hưởng ké
    https://stringsmagazine.com/coriglianos-new-cadenzas-complete-beethoven-violin-concerto/
     
    snel likes this.
  10. TrueHD

    TrueHD Advanced Member

    Joined:
    7/5/19
    Messages:
    1.072
    Likes Received:
    1.369
    Có thể thấy Beethoven nói riêng và các nhạc sỹ trường phái Wien (thời kỳ kinh điển - classic) ưu ái cho cây đàn Piano như thế nào qua số lượng/tỷ trọng tác phẩm viết cho Piano so với nhạc cụ phổ biến như Violin. Mặc dù được nhiều đề nghị viết phần cadenza cho bản Violin Concerto nhưng ngài Bee khó tính vẫn không chịu viết một note nào (ít nhất qua các tài liệu được công bố) nhưng lại chuyển soạn riêng thành bản concerto cho piano với phần cadenza đầy đủ và .... tuyệt vời. Cũng rất đáng tiếc và khó hiểu khi rất ít nghệ sỹ trình diễn bản piano concerto này. Do đó, mình tìm được 03 bản thì lưu trữ cả 03 bản, chưa tính đến chuyện chọn lọc đẻ xóa bơt những bản không thích đi :)/

    Mời các bạn thưởng thức phiên bản cho piano với phần cadenza tuyệt vời và để thấy, một lần nữa, Beethoven ưu ái cho cây đàn piano đến mức nào...

    Dejan Lazić, Netherlands Chamber Orchestra, Gordan Nikolić* – The London Connection [24-96]
    https://drive.google.com/file/d/1cmSgsHqRxJ22mdQPCCLXsyIPeVE0_8pI/view?usp=sharing

    Beethoven: Unknown Masterworks (Volume 1)Amadeus Webersinke, Dieter Zechlin, Suske Quartett, Kurt Masur & Gewandhausorchester Leipzig [24-88.2]
    https://drive.google.com/file/d/1_ld2gDuMBODpzdfsAENF3MAlM3SnqXuZ/view?usp=sharing

    Beethoven* • Ronald BrautigamNorrköping Symphony OrchestraAndrew Parrott – Piano Concertos In D. Op.61 & No.4 [FLAC lossness] (bác nào có bản DSD xin vui lòng cấp thuốc)
    https://drive.google.com/file/d/1E3vkVnOuvno17hyYeVzMdDd0RhT8zpV4/view?usp=sharing

    P/S: các Album được mình lọc riêng cho phiên bản Piano và có thêm một số tác phẩm piano khác của Bee ko được đánh số và/hoặc dở dang, ít người chơi. Nếu các bác thấy album sắp xếp lộn xộn thì thông cảm vì mình có thói quen xóa những bản ko thích nghe và sắp xếp để có thể nhớ chi tiết vị trí lưu những bản nhạc.
     
    Last edited: 25/10/21
    snel likes this.
  11. snel

    snel Advanced Member

    Joined:
    13/1/09
    Messages:
    902
    Likes Received:
    169
    Thật tuyệt. Cụ TrueHD một mình một ngựa với sự nắm bắt và hiểu biết về các nhà soạn nhạc hoặc những gì liên quan đến các nhà soạn nhạc để biên soạn nội dung chia sẻ cho mọi người cùng nắm bắt. Cám ơn cụ.
    IMG_0674.jpg
    Mấy hôm trước em nghe bộ 5 CD này- Bộ CD này khá hay và dễ đi vào lòng người.


    Sent from my iPhone using VNAV Community
     
    killitmore and TrueHD like this.
  12. TrueHD

    TrueHD Advanced Member

    Joined:
    7/5/19
    Messages:
    1.072
    Likes Received:
    1.369
    Quy luật vận động - hấp dẫn thôi mà bác. Mình "sinh sau đẻ muộn" lại ko có gốc rễ (được đào tạo từ nhỏ) thì cần tích cực vận động để hấp dẫn các cao thủ ghé qua chia sẻ.
     
    snel likes this.
  13. hoalac

    hoalac Approved Member

    Joined:
    10/2/11
    Messages:
    6
    Likes Received:
    16
    Chào các bác. Lâu lâu không vào chuyên mục Nhạc cổ điển, thấy các bác trò chuyện món này hay quá, mình vào hóng hớt để tăng thêm tình yêu với âm nhạc cổ điển.
    Vừa rồi cuộc thi Chopin quốc tế lần thứ 18, không biết có bác naò có theo dõi không nhỉ?
     
    snel likes this.
  14. TrueHD

    TrueHD Advanced Member

    Joined:
    7/5/19
    Messages:
    1.072
    Likes Received:
    1.369
    Mình quan tâm đến tác giả, tác phẩm nhiều hơn. Nghệ sỹ trình diễn Chopin tốt hiện cũng nhiều phết.

    Bác theo dõi thấy có gì thú vị thì chia sẻ cho ae tham khảo
     
    Last edited: 26/10/21
    hoalac and snel like this.
  15. TrueHD

    TrueHD Advanced Member

    Joined:
    7/5/19
    Messages:
    1.072
    Likes Received:
    1.369
    Mình đang nghe thử trên Tidal master... Hấp dẫn đấy bác, mỗi tội bản ghi từ 1986. Để mình tìm xem có bản nào mới hơn ko
     
    snel likes this.
  16. TrueHD

    TrueHD Advanced Member

    Joined:
    7/5/19
    Messages:
    1.072
    Likes Received:
    1.369
    Có vẻ bác @snel thích nhạc baroque tươi sáng và cả Mozart nữa. Nhạc baroque mình lại chỉ thích mỗi Vivaldi và một tác phẩm của Tartini (bản sonata Devil' Trill). Với Mozart, mình cũng thích nửa u uẩn, kịch tích (giai đoạn cuối đời) hơn. Nhiều người cũng cho rằng các tác phẩm đỉnh cao nhất của Mozart đều thuộc giai đoạn này.

    Nhân tiên, bác denguyencong vừa đưa bộ sưu tập Ultimate Mozart của nhà Decca lên, dạng CD rip, hợp với các bác thích nghe CD. Các tác phẩm trong bộ CD này đều trùng với quan điểm của mình :D
    https://chiasenhacviet.blogspot.com/2021/10/decca-ultimate-mozart-1-nrg.html
    https://chiasenhacviet.blogspot.com/2021/10/decca-ultimate-mozart-2-nrg.html

    Năm 1785, Mozart đạt tới đỉnh cao nhất trong cả vai trò nhạc sỹ sáng tác và nghệ sỹ biểu diễn (dĩ nhiên lại là piano). Bản Piano concerto số 20 K466 chính là điểm mở đầu, cũng là điểm nhấn, điểm đột phá của Mozart trong hành trình chinh phục công chúng Wien. Trong tất cà 27 bản concerto viết cho piano của Mozart thì bản concerto số 20 này thu hút sự nhiều chú ý của các nhà soạn nhạc và nghệ sĩ piano nhất. Âm nhạc của nó khác với tất cả các bản concerto còn lại và là 1 tác phẩm hiếm hoi được viết ở giọng thứ (Minor) trong khi âm nhạc của Mozart nổi tiếng bởi sự trong sáng, vui tươi.

    Tác phẩm như theo truyền thống gồm có 3 chương:
    • Chương một thoáng hiện lên những nét nhạc u uẩn đầy kịch tích mà về sau Mozart thường sử dụng cho những tác phẩm cuối đời của mình, đoạn khởi đầu được áp dụng kỹ thuật đảo phách ắt hẳn đã khiến khán giả thời đó phải ngỡ ngàng. Phần trình diễn của dàn nhạc và piano kết hợp những nét nhạc kỳ bí với sự bùng nổ mãnh liệt, theo đó thể hiện phần lớn những chất liệu giai điệu được sử dụng cho toàn bộ chương nhạc.
    • Chương hai là một trong những khúc nhạc dịu êm và nên thơ nhất của Mozart, giữa chừng ngắt đoạn bởi khúc nhạc dữ dội ở giọng thứ.
    • Chương cuối là khúc rondo, bão táp một lần nữa trở lại, tuy vậy cũng đượm vẻ nên thơ hơn so với chương một. Những hiệu ứng được sử dụng xen kẽ giúp giảm bớt sự gay gắt của chủ đề chính vốn quá bốc lửa và góc cạnh, Sau đoạn cadenza, tác phẩm lên tới cao trào và kết thúc ở giọng Rê trưởng.
    Trước thời Mozart các bản concerto đã không hấp dẩn như sau này vì vai trò của soloist trong dàn nhạc rất mờ nhạt, họ không có cơ hội đễ phô diển cao độ tài năng và sáng tạo. Chính Mozart đã đưa soloist lên vai trò chính trong dàn nhạc, làm cho bản nhạc có sức hấp dẩn mới. Điều này thúc đẩy các nhà soạn nhạc cố gắng viết các đoạn solo và hoà âm thật hay cho chúng ta thưởng thức như bây giờ.

    Trong tháng 3 năm 1785, Mozart hoàn thành thêm bản concerto số 21. Do trong thời gian đó, là một soloist tài năng nên ông không viết các cadenza cho các bản concerto của mình mà ứng tác hoàn toàn. Đoạn Cadenza là cảm nhận của nghệ sĩ độc tấu về tác phẩm và mang lại cho thính giả cảm giác mới mẻ. Với các nghệ sĩ thì việc hiểu hết ý đồ của tác giả và thể hiện nó một cách hoàn hảo trong thời gian ngắn ngủi của khúc cadenza luôn luôn là một thử thách. Với bản concerto số 21 này thì điều đó còn khó hơn bội phần, vì đây chính là bản concerto đòi hõi kỹ thuật cao nhất. Ngày nay, bản concerto này nổi tiếng không chỉ vì kỹ thuật mà còn vì chương 2 rất trữ tình (có thể nói đoạn Andante tuyệt vời nhất), vốn đuợc lấy làm nhạc nền trong một bộ phim Thuỵ Điển sản xuất năm 1967 “Elvira Madigan”. Từ đó, Piano concerto số 21 có biệt danh Elvira Madigan. Với cá nhân mình, chương 2 Andante được chơi trong vai trò nhạc dạo đầu của bộ phim Le Concert 2009 mới là đỉnh cao nhất của cảm xúc.

    Bản giao hưởng số 39-40-41 thuộc "chùm" tác phẩm cuối cùng của Mozart, trong đó bản số 40 nổi tiếng với công chúng hơn cả do được sử dụng thường xuyên làm nhạc nền tại các nơi công cộng (cùng với đoạn Spring 1 trong 4 mùa của Vivaldi). Trong những đoạn chậm rãi của ba bản giao hưởng cuối 39-40-41, Mozart đã gửi đến thính giả những giai điệu ban đầu mang âm hưởng hồn nhiên trên những chuyến hành trình nguy hiểm ... chủ đề u sầu nhẹ nhàng trong F major sớm đi vào một thế giới u ám và đầy kích động trong C Major .... đầy gai góc, bất hòa, đau đớn... rồi lại trong sáng, mang những chiều hướng mới của sự trưởng thành và trí tuệ...

    Mozart không đặt tên bản giao hưởng cuối cùng và nổi tiếng nhất của mình, được hoàn thành vào ngày 10 tháng 8 năm 1788, là "Jupiter". Theo con trai của ông, Franz Xaver Mozart, chính Johann Peter Salomon (người đã tạo dựng nên sự nghiệp hoành tráng của Haydn ở London vào những năm 1790), người đã nghĩ ra biệt danh này như một "chiêu" quảng cáo hấp dẫn cho các buổi biểu diễn của dàn nhạc giao hưởng ở London vào năm 1819. Không phải "Sao Mộc", Salomon chọn tên của thủ lĩnh của các vị thần La Mã cho tác phẩm này - thần Jupiter. Chắc chắn đây là bản giao hưởng cao quý nhất và uy nghiêm nhất trong số các bản giao hưởng của Mozart (và có lẽ là tất cả các bản giao hưởng trước đó). Các chủ đề giai điệu của nó trang trọng hơn và ít mang tính cá nhân hơn những chủ đề mà ông đã tạo ra cho hai người bạn đồng hành của nó, bản số 39 và 40.

    Có thể nói, với Piano concerto số 20-21, Symphony số 40-41, Mozart đã đặt tiêu chuẩn cho thể loại concerto và cũng dựng lên nền móng vững chắc để Beethoven sau đó định hình thể loại Symphony. Thời kỳ kinh điển - classic - có thể đã được hình thành như vậy.
     
    Last edited: 26/10/21
  17. hoalac

    hoalac Approved Member

    Joined:
    10/2/11
    Messages:
    6
    Likes Received:
    16
    Bác quả là người có đam mê với các tác phẩm viết cho piano và dàn nhạc. Và đó đều là các tuyệt tác. Tuy nhiên các tác phẩm chuyển soạn cho piano từ các tác phẩm nổi tiếng (Violin concerto, Symphony...) thì mình không đánh giá cao lắm, có thể chỉ là ý kiến cá nhân. Bởi vì các phẩm nguyên gốc đã.... quá hay rồi. :D. F.Liszt, một cây đại thụ với đàn piano, đam mê việc chuyển soạn cho piano, nhưng mình chỉ thấy các tác phẩm chuyển soạn từ Paganini là hay và phổ biến hơn cả.
     
    snel likes this.
  18. shrekfiona

    shrekfiona Advanced Member

    Joined:
    28/9/16
    Messages:
    499
    Likes Received:
    407
    Rachmaninoff chuyển soạn Paganini cũng hay :)

    Năm nay Rhapsody on a Theme of Paganini là bản đinh dc chơi tg concert mùa hè của Wiener Philharmoniker. Bản này có motif của thánh ca hát tg lễ cầu siêu nhà thờ (Dies irae) nên rất hợp cho buổi trình diễn lần này, khi dàn nhạc bắt đầu dc chơi có khán giả sau chết chóc của COVID.

    Covid làm thay đổi nhiều thứ, nhưng có trường hợp nó lại làm điều ngược lại. Daniel Harding đã định nghỉ chỉ huy 1 thời gian để đi lái máy bay cho Air France. Nhưng Covid đã làm ông phải hủy kế hoạch này và quay lại chỉ huy dàn nhạc giao hưởng Viên:

    16352672341622206700684257760786.jpg
     
    Hoàng Trúc, snel and hoalac like this.
  19. TrueHD

    TrueHD Advanced Member

    Joined:
    7/5/19
    Messages:
    1.072
    Likes Received:
    1.369
    Mình mê nhiều thứ lắm...nhưng đặc biệt là các bản concerto. Sở dĩ nói nhiều đến piano vì đang nhắc đến thời kỳ classic và trường phái Wien mà bác. ;)

    Ngoài ra, tiếng piano dễ thể hiện hơn trên các hệ thống âm thanh tầm trung trong khi tiếng violin (bộ string) cần có hệ thống đủ mạnh mới thể hiện hết. Mình toàn đồ bình dân nên tạm ưu ái piano trước vậy. Thỉnh thoảng đi nghe ké thì vác violin đi
     
    Last edited: 27/10/21
    snel likes this.
  20. shrekfiona

    shrekfiona Advanced Member

    Joined:
    28/9/16
    Messages:
    499
    Likes Received:
    407
    Em thì chả hiểu sao thích violin hơn, có lẽ vì hình dáng nó nữ tính còn tiếng thì cũng ma mị và cám dỗ hơn piano :)

    Thời của Mozart thì piano (fortepiano) tiếng nó tệ hơn ngày nay, trong khi violin hầu như ko thay đổi. Những cái trình diễn piano ta nghe bây giờ em đoán sẽ hay hơn nhiều thời đó, trong khi với violin thì chưa chắc. Việc piano phổ biến hơn thời kỳ này có lẽ là do thị hiếu quyết định thôi. Xem phim thời kỳ này thấy quý tộc toàn chơi piano nên chắc họ quyết định việc các nghệ sĩ sáng tác gì và cái gì được chấp nhận. Sau này thì phát triển cân bằng hơn, thậm chí là violin ngày nay có khi còn có vị thế hơn cả piano. Ví dụ 1 bản sonata thì thời Mozart người ta nhìn/nghe piano chứ chả ai để ý đến violin, trong khi thời nay nhiều khi là ngược lại.
     
    Last edited: 27/10/21
    snel and TrueHD like this.
  21. hoalac

    hoalac Approved Member

    Joined:
    10/2/11
    Messages:
    6
    Likes Received:
    16
    Violin cho một thứ âm thanh quyến rũ, thanh tao, lôi cuốn và da diết bởi sự liền mạch giống như những đường cong đó bác. :p
    Công chúa/nữ hoàng này tạo ra một thứ âm thanh cực kỳ huyền ảo đi vào lòng người, tạo ra cảm xúc rất mãnh liệt, sống mãi bởi trên hết, nhạc cụ này là bậc thầy về diễn tả cảm xúc, nên được yêu thích nhất.
    Ở phía bên kia thì piano lại giống như hoàng tử, cao sang, chững chạc, hiểu biết sâu rộng, có bàn tay khối óc vươn được tới nhiều lĩnh vực. Cây đàn này với âm vực rộng nhất cho phép thể hiện từ nốt cao nhất đến thấp nhất, có thể đảm nhiệm làm nền cho nhạc cụ khác độc tấu, hoặc có thể đối thoại, song hành với cả dàn nhạc.

    Cũng chính bởi âm vực rộng, nên khả năng tạo ra các tác phẩm với cây đàn piano là lớn nhất. Nhà soạn nhạc muốn tạo ra nốt nhạc, âm thanh như thế nào thì đều có thể tìm được trên nhạc cụ này để thể hiện. Các nhạc cụ khác hay bản thân giọng hát của con người cũng không thể nào có được lợi thế này. Điều này lý giải phần nào số lượng tác phẩm dành cho piano độc tấu, với một hoặc vài nhạc cụ khác, hoặc với cả dàn nhạc luôn là số lượng nhiều hơn cả.

    Đặc biệt có những kỹ thuật biểu diễn mê hoặc thì chỉ có thể thực hiện trên đàn violin, nhưng rất khó hoặc không thể thực hiện trên đàn piano. Do đó khi nghe những tác phẩm bậc thầy, mê hoặc này trên đàn violin với dàn nhạc rồi thì khá ít trong số đó có thể bị thuyết phục với các phiên bản chuyển đổi sang cho đàn piano.
    Theo tìm hiểu của mình thì những tuyệt tác của piano với dàn nhạc cũng rất khó hoặc không thể chuyển thể được sang cho cây đàn violin và dàn nhạc thể hiện. Violin cực đẹp, nhưng không đủ rộng để thể hiện nên số lượng các bản violin concerto ít hơn đáng kể so với piano.
    Vài chia sẻ đam mê cùng các bác.
     
    snel, shrekfiona and TrueHD like this.
  22. TrueHD

    TrueHD Advanced Member

    Joined:
    7/5/19
    Messages:
    1.072
    Likes Received:
    1.369
    Đồng ý !! Thời kỳ nào cũng bị thị hiếu chi phối... từ xưa tới nay.

    Người Hà Lan nắm giữ âm nhạc suốt đêm trường Trung cổ của Châu Âu nhưng giai đoạn này toàn nhạc thánh lễ nên chắc không có gì đáng nói. Từ Phục Hưng trở đi, người Ý thế chỗ, đặc biệt khi nhà Amati sáng tạo ra cây đàn violin từ kế hợp và cải tiến các nhạc cụ của Italia. Niccolo Amati cũng đào tạo ra 2 thiên tài G. A. Guarneri và A. Stradivari, góp phần biến Cremona thành "thánh địa" của giới âm nhạc với những cây violin được định giá trên trời. Nghe đồn Niccolo Amati cũng là cảm hứng để bộ phim The Red Violin nổi tiếng ra đời. Đường vân màu đỏ, được cho là hòa sơn và máu người vợ yêu của ông ấy, rồi dùng tóc bà làm chổi quét, đã trở thành danh từ chung (đường vân Amati). Bác nào chơi loa Sonus Faber chắc quá rõ điều này. Sonus Faber vẫn giữ truyền thống đặt tên theo nhạc cụ, nghệ nhân.... và đặc biệt các cặp loa có sử dụng vân Amati đỏ đen đầy mê hoặc thường là dòng flagship. Cây đàn nổi tiếng song song là Harpsichord cũng được người Ý cải tiến thành forte-piano (nặng - nhẹ, cho phép nghệ sỹ trình tấu có thể điều chỉnh được cường độ tiếng đàn) và tất nhiên cả Opera. Các nhạc sỹ cung đình khắp châu Âu thời kỳ này đều là người Ý. Cho nên, khi cây đàn forte-piano được người Anh rồi Đức cải tiến, rồi gọi đơn giản là Piano thì mình đoán là có sự "nổi dậy phản kháng" không hề nhẹ ở đây. Đặc biệt khi khối Đức - Áo xuất hiện toàn thiên tài từ Bach, Mozart đến Beethoven. Bach cũng là người đầu tiên cổ vũ cho piano.

    Cho đến giờ, cây đàn violin hầu như không có thay đổi gì từ khi Amati chế tạo ra nó. Thời kỳ lãng mạn xuất hiện 02 quái kệt là Paganini với Violin và Liszt với piano. Paganini cũng đặt hàng quái kiệt Guarneri "del Gesu" chế tạo cây Cannon nổi tiếng (biến thể của Il Cannone del Gesù, đã được giới thiệu 1 album trong topic này) nhưng cũng ít người sử dụng biến thể này. Cũng có nhiều lời đồn rằng kỹ thuật chế tạo violin từ Amati đã thất truyền... Đàn piano thì may mắn hơn khi được tiếp thu các kỹ thuật hiện đại (nghe đồn lực căng dây mạnh nhất là hơn 10 tấn), rồi với kỹ thuật chơi tốc độ điên cuồng của Liszt đã cho ra đời hệ thống đòn bẩy kép khiến piano có thể học được rất nhiều kỹ thuật từ các nhạc cụ khác. Ví dụ kỹ thuật tremolo từ guitar được các nhạc sỹ thời kỳ lãng mạn rất ưa thích. Các chết người nữa là violin không chia phím như các nhạc cụ khác nên người chơi phải hoàn toàn dùng cảm nhận của mình. Trước mình có hỏi mấy nhạc công thì được biết sau 8 tuổi sẽ ko học được violin nữa, với piano là 13.

    Mình cũng giống bác, thích nhìn trình diễn violin hơn. Nghệ trĩ trình tấu piano có thể ko cần quá chú ý đến phong thái vì cây piano đã che gần hết tầm nhìn của khán giả và kỹ thuật hiện đại đã hỗ trợ họ rất nhiều. Tuy nhiên, chính điều đó có thể gây tác động tiêu cực khi giới hạn cả khả năng "tạo hình nghệ thuật" và "feeling" của nghệ sỹ. Violin thì ngược lại, nhiều khi chỉ cần nhìn cách nghệ sỹ cầm đàn đã thấy đẹp rồi :p..., cách họ cầm đàn cũng có thể đánh giá nhanh được trình độ diễn tấu của họ đến cỡ nào.

    Piano cho âm thanh trong sáng như pha lê và tròn trịa (ít hài âm) nên hệ thống âm thanh thể hiện nhàn nhã hơn. Violin cho âm thanh ngọt ngào mượt mà như nhung lụa và rất nhiều hài âm (có lẽ vì thế nên thể hiện cảm xúc tốt hơn). Hệ thống âm thanh không đủ "mạnh" sẽ khó thể hiện tiếng violin tốt, nhất là các hệ thống tạo màu âm (hài âm nhiều) để vocal ngọt ngào, mượt mà thì càng xxxx.
     
    Last edited: 27/10/21
    snel likes this.
  23. TrueHD

    TrueHD Advanced Member

    Joined:
    7/5/19
    Messages:
    1.072
    Likes Received:
    1.369
    Phần này thì mình ý kiến ý cò góp vui...

    Cách mạnh công ngiệp, khoa học kỹ thuật thế kỷ 19 đã mở đường cho dòng nhạc cụ thể hiện cảm xúc ngọt không kém violin: bộ kèn đồng - brass. Antoine Joseph Adolphe Sax không chỉ sáng tạo ra Saxophone mà còn cải tiền hàng loạt các nhạc cụ kèn đồng.

    Các bác thử nghe đoạn Adagio trong bản Conceirto de Aranjuez cho guitar của J. Rodrigo được chơi với bộ kèn trong phim Brassed off 1996 và được dùng làm khúc dạo đầu trong Hotel Califonia (Farewell 2004).... hay Libertango của Astor. Piazzolla với giàn giao hưởng kèn đồng xem sao nhé...



     
    newbie_75, hoalac and snel like this.
  24. hoalac

    hoalac Approved Member

    Joined:
    10/2/11
    Messages:
    6
    Likes Received:
    16
    Nghe tiếng kèn của bác lại nhớ đến G.Mahler - một trong những nhà soạn nhạc giao hưởng vĩ đại nhất. Ông đặc biệt ưa thích bộ kèn trong các bản giao hưởng của mình.
    Hơn thế nữa, ông sử dụng off-stage với một số nhạc cụ (có vài nhạc công sẽ chơi ở phía sau sân khấu, cánh gà....) tạo ra hiệu ứng âm thanh trầm hùng, rộng lớn, bí ẩn. Các nhạc cụ được sử dụng nhiều nhất ở off-stage thường là nhạc cụ trong bộ kèn gỗ hoặc bộ kèn đồng, đặc biệt là kèn trumpets. Có đến 6/10 bản giao hưởng của Mahler sử dụng off-stage và các nhạc cụ hầu như đều là bộ kèn đồng Brass.
     
    snel and TrueHD like this.
  25. TrueHD

    TrueHD Advanced Member

    Joined:
    7/5/19
    Messages:
    1.072
    Likes Received:
    1.369
    Hihi.. nhưng rất nhiều "cao thủ" vẫn khoe/cố gắng setup hệ thống cho ra sân khấu, âm hình kiểu cái kèn này phải ở đây, cái đàn kia phải ở đó... :rolleyes:. Nói như bác, họ ko tin đâu ạ... Mình còn cho xem hẳn cái đàn Pipe Organ với họng gió trên trần nhà cao 5m họ còn ko chịu mà
     
    Last edited: 28/10/21
    hoalac and snel like this.

Share This Page

Loading...