Những Người Yêu Thích Nhạc Cổ Điển.

Discussion in 'Âm nhạc' started by snel, 21/5/21.

  1. TrueHD

    TrueHD Advanced Member

    Joined:
    7/5/19
    Messages:
    1.072
    Likes Received:
    1.369
    Đừng dễ dãi với nhạc classical

    Có nhiều phân tích, tham luận ... về việc nhạc classical ngày càng mất dần cả thị phần lẫn vị trí trong lòng công chúng. Tôi không học nhạc lý nên không hiểu các tham luận đầy tính chuyên môn đó nói gì. Từ góc nhìn và trải nghiệm cá nhân, xuất phát điểm từ một audiophile - những người đi tìm âm thanh "đẹp" - cho đến khi thành một thính giả hâm mộ nhạc classical, tôi nhận thấy rào cản lớn nhất đứng giữa nhạc classical và công chúng là những yêu cầu chất lượng âm thanh rất rất cao của nhạc classical... Với tiến bộ công nghệ/internet ngày nay, được thưởng thức các tác phẩm nhạc classical trình tấu bởi các nghệ sỹ hàng đầu thế giới không còn là vấn đề khó khăn nhưng nó cũng đưa tới một nan đề khác - sự phức tạp của nhạc classical với đủ các loại yêu cầu khắt khe từ âm vực, âm trường... đến dynamic, details... Nhạc classical quá phức tạp và nó trở lên quyến rũ các audiophile như tôi chính nhờ sự phức tạp đó.

    Khi bạn bước chân vào cửa hàng bán đồ âm thanh (audio) chuyên nghiệp, bạn sẽ bị choáng ngợp giữa không gian nhiều mầu sắc và sôi động (ầm ĩ); rối tung mù với những biển quảng cáo và danh mục bất tận những thiết bị được các salers giới thiệu với đủ mọi mức giá để thoả mãn mọi mức đầu tư. Tuy nhiên khi bạn nói cần tìm một hệ thống để nghe nhạc classical, tôi tin rằng bạn sẽ nhận được một thoáng ngập ngừng từ các salers vốn hoạt ngôn và sau đó, bạn sẽ được dẫn sang khu vực vắng vẻ, yên tĩnh nhưng nhìn vào giá thiết bị có thể làm bạn tăng huyết áp đột ngột. Lý do rất đơn giản, những thiết bị âm thanh có thể "lột tả" được toàn bộ vẻ đẹp của sự phức tạp đó cũng yêu cầu rất rất cao về chất liệu, công nghệ, thiết kế và các bí quyết nhà nghề của giới chế tạo đồ âm thanh.

    Cách đây vài năm, khi các dịch vụ streaming âm nhạc chưa có/chưa phổ biến, các audiophile có thể có bộ sưu tập vài nghìn CD, LP... và ổ cứng với đơn vị TB (tức cả triệu album tương ứng). Bộ sưu tập âm nhạc định dạng digital của tôi lúc đó chắc cũng hơn chục nghìn album. Tôi cũng đã từng rên rỉ theo nhạc vàng (aka Bolero), gào thét theo Rock-metal, lắc lưu theo nhịp jazz... và đi săn tìm, tranh luận, cãi lộn...với những "mầu âm đẹp". Nhạc classical trong bộ sưu tập của tôi chủ yếu để test hệ thống âm thanh chỉ vì nó có những âm thanh đặc biệt, hiếm khi xuất hiện trên những thể loại âm nhạc khác... Theo ngày tháng, tôi được xâm nhập sâu hơn vào thế giới audiophile, tiếp xúc dần với những hệ thống hi-end tiền tỷ, rồi ultral hi-end tiền nhiều tỷ, tần suất sử dụng các bản nhạc classical của tôi ngày càng gia tăng. Và càng ngày tôi càng thấy nhạc classical thật quyến rũ, những bản nhạc POP ngày càng trở lên nhạt nhẽo, vô hồn... Từ việc chỉ nghe 1-2 phút mỗi bản nhạc, tôi bắt đầu ngồi cả giờ đồng hồ để nghe chọn vẹn một tác phẩm classical. Tôi cũng nhận ra rằng, chính sự phức tạp đã khiến nhạc classical bao gồm tất cả, nó ko cần thiết phải thêm bất cứ "màu âm" nào nữa.

    Hãy đưa cho hệ thống "đủ tiêu chuẩn classical" một bản nhạc mà bạn yêu thích và nó sẽ thể hiện tác phẩm theo đúng cái cách mà những nhạc sĩ muốn bạn thưởng thức, đơn giản chỉ có vậy. Thế nhưng đôi lúc sự hoàn hảo không phải lúc nào cũng là điều tốt. Sự tái tạo chính xác đến từng note nhạc, hay chính xác hơn là từng bit nhạc khiến nó cực kỳ kén chọn nguồn nhạc. Khác với những hệ thống rẻ tiền với khả năng tái tạo âm thanh thiếu chính xác sẽ phần nào che giấu đi những khiếm khuyết trong bộ sưu tập nhạc của bạn, nó sẽ phô bày một cách trần trụi, khiến đôi lúc bạn sẽ cảm thấy xấu hổ khi lắng nghe. Những file nhạc MP3, Youtube... mà thế giới hòa mình vào hằng ngày bỗng chốc trở nên khô khốc, thiếu đi sự hấp dẫn mà bạn từng biết đến. Thậm chí những file nhạc loseless không còn là chứng nhận chất lượng nữa, bởi lẽ những bản rip không hoàn hảo sẽ bị chỉ mặt điểm tên. Bạn cần những bản nhạc chất lượng nhất và tìm kiếm chúng không phải là điều dễ dàng. Tin tôi đi, hãy bỏ công sức đi tìm những bản nhạc đích thực và thưởng thức nó theo cách mà nó đáng được thưởng thức. Hiện tại, bộ sưu tập nhạc của tôi teo lại thê thảm, chỉ còn hơn nghìn album nhưng đổi lại, tôi có thể nhớ từng vị trí trên ổ đĩa của từng bản nhạc mà ko cần dùng đến công cụ quản lý của các dịch vụ streaming vì tôi đã nghe trọn vẹn tối thiểu 3 lần chứ ko phải mỗi bản nhạc chỉ nghe 30s như trước.

    Gần đây, tôi có quen một người bạn được học nhạc từ nhỏ. Cô ấy có thể chơi thành thạo piano và guitar, chơi được một chút violin và thanh nhạc..nhưng không mấy khi nghe nhạc classical. Nhạc classical với cô ấy chỉ quanh những tác giả phổ biến ở Việt Nam như Mozart, Chopin, Beethoven... trong đó, cô ấy rất sợ Beethoven vì cho rằng âm nhạc của ông ấy rất "nặng nề" và "khủng khiếp"... Khi hỏi ra mới biết cô ấy nghe nhạc qua IPhone, tai nghe đi kèm máy và ...Youtube hay những trang chia sẻ nhạc lossless. Tôi đưa cho cô ấy cái tai nghe vẫn dùng để nghe classical (giá sách khoảng 1k USD, giá thị trường đồ cũ khoảng 300 USD) và rất vất vả để nhét gần 5 GB của 5 bản Piano concerto số 5 của Beethoven với định dạng hi-res vào chiếc iPhone. Sau một tuần, cô ấy thốt lên..."sao mà nhạc Beethoven lại hay đến vậy nhỉ !!". Bây giờ thì cô ấy chăm chỉ đi nghe hoà nhạc hơn ... và hầu như chỉ nghe classical.
     
    Last edited: 3/1/23
  2. snel

    snel Advanced Member

    Joined:
    13/1/09
    Messages:
    902
    Likes Received:
    169
    Vào nhũng ngày cuối năm 2022, em nâng cấp hệ thống nguồn điện cấp cho hệ thống âm thanh, bằng cách - chạy dây 2.5mm đi từ đồng hồ đo điện, tức là nối ngay điểm đầu dây từ cột điện đi xuống, qua CB riêng tại đó, chạy dây khoảng 15m đến hệ thống âm thay thì dùng tiếp 1 CB đơn cho cực (+) , cực (-) thìvđi thẳng vô hệ thống không qua CB.
    Kết quả là hệ thống nghe Classic lột xác các cụ ạ. Sân khấu 3D tương đối rõ ràng- Nhiễu từ các thiết bị điện tiêu dùng khác nhau trong nhà giảm đi rất đáng kể -Hệ thống nghe nhạc em dùng tới 9 cục lọc nguồn riêng biệt cho từng thiết bị.; 2 cục biến áp cách ly cỡ nhỏ dùng riêng cho pre- amp và CDP.; Sau cùng là nâng cấp biến trở volume 22 hay 23 bước dùng điện trở Dale của Mỹ cho Pre -amp thuỵ sỹ (Pre-amp này là bản Copy).
    Qua năm mới 2023 em chạy rà 2 ngày sau đó kiểm tra qua 3 cd ngẫu nhiên,; 1 của hãng Deutsche Grammophon và 2 cd Laserlight Digital thì kết quả khá là khả quan cho chất lượng thu âm của 2 hãng này là gần như tương đồng nhau - Cả 3 cd được chạy thông qua hệ thống tái tạo âm thanh, cho ra được sân khấu âm thanh 3d khá là ổn. Thông thường thì mình nghĩ là chĩ những hãng thu âm lớn, khi thu âm các bản Classic mới thu âm và cho ra sản phẩm tốt, nhưng qua kết quả kiểm tra trên thì có vẻ như nhũng hãng thu âm ít tên tuổi cũng có thể cho ra được sản phẩm tốt.; Bản Summer trong The 4 Seasons của Vivaldi
    của hãng thu âm Laserlight Digital có vẻ rất là ổn: Phần trung âm nghe khá là phê ,độ động đạt yêu cầu.

    The 4 Seasons: Concerto No. 2 in G minor -Summer- Budapest Strings Karoly Botvay - YouTube

    Đây theo đúng nghĩa đen là nâng cấp chất lượng âm thanh theo đúng tiêu chí ngon - bổ - rẻ ---Chi phí cho việc nâng cấp này không đáng kể, em chỉ gặp chút khó khăn khi đi dây điện sao cho gọn gàng.

     

    Attached Files:

    Last edited: 6/1/23
    loclocphatphat and TrueHD like this.
  3. music-lover

    music-lover Advanced Member

    Joined:
    29/3/12
    Messages:
    1.053
    Likes Received:
    159
    Cám ơn bác đã chia sẻ những suy nghĩ rất đáng trân trọng.
     
  4. tranthanh

    tranthanh Advanced Member

    Joined:
    1/9/11
    Messages:
    147
    Likes Received:
    228
    Bác viết hay quá. Cảm ơn bác nhiều
     
    snel likes this.
  5. snel

    snel Advanced Member

    Joined:
    13/1/09
    Messages:
    902
    Likes Received:
    169
    Ngày 18.03.2023 vào lúc 20.00 tại Phòng hoà nhạc - Nhạc viện TPHCM - Số 112 đ Nguyễn Du Q1, TPHCM có diễn ra 1 đêm hoà nhạc mang tên : A Night of Mozart . Xác cụ có nhu cầu có thể đến nghe với giá vé khoảng 300.000 vnđ. Các cụ qua tâm có thể tham khảo thông tin qua hình ảnh bên dưới đây.

    IMG_4122.jpg
    IMG_4123.jpg
    IMG_4124.jpg


    Sent from VNAV Community mobile app
     
    Hoàng Trúc and music-lover like this.
  6. TrueHD

    TrueHD Advanced Member

    Joined:
    7/5/19
    Messages:
    1.072
    Likes Received:
    1.369
    Vivaldi quá khó để nhận xét vì Tổ khúc concerto 4 mùa của ông ấy quá nổi tiếng đến mức độ không chỉ làm lu mờ các tác giả khác viết về 4 mùa mà còn làm lu mờ cả những tác phẩm khác của ông ấy dù ông ấy có tới hơn 600 tác phẩm khí nhạc đã được tìm thấy và rất nổi tiếng bởi các vở Opera. Dù bị phủ bụi hơn 200 năm và chỉ được khởi động lại từ 1950s nhưng đến giờ 4 Seasons lại là tác phẩm được ghi âm và trình diễn nhiều nhất. Hầu như năm nào cũng có vài album 4 Season được ra mắt và bất cứ violinist nào cũng từng trình tấu 4 Season, thậm chí đến cả những ngôi sao sáng nhất như Anne-Sophia Mutter, luôn duy trì thẩm mỹ âm nhạc của mình nên chẳng bao giờ chơi nhạc Baroque mà cũng ghi âm chính thức 4 Season đến 02 lần, còn trình diễn trên sân khấu thì ko đếm được. Em chọn lọc và lưu lại khoảng 20 album 4 Season, bao gồm cả các phiên bản chuyển soạn cho đàn Harp, cho Cello, cho bộ Wind..

    Nếu như tổng thể âm nhạc "God" Bach, được người ta xào đi, nấu lại vô số lần, "đập chết" Vivaldi thì xét trên phương diện 1 tác phẩm đơn lẻ, Bach ko là gì với 4 Seasons. Người ta còn phát triển ra vô số phiên bản hiện đại của nó như Max Richter với Recompose nổi danh cho cả 3 lần "nâng cấp" hay Vivaldi Metal Project của các tay Rocker ..

    Âm nhạc kỷ nguyên Baroque xét cho cùng dù rất lỗng lẫy nhưng vẫn khá đơn điệu, chủ yêu sử dụng nhiều thủ pháp "trang trí", lặp lại những motif ngắn và hầu như không gửi gắm được những thông điệp của tác giả trong tác phẩm cho đến cuối kỷ nguyên này với sự xuất hiện của Bach, Hadel. Như vậy, có thể thấy Vivaldi đi trước thời đại, không chỉ trong riêng 4 Seasons. Ví dụ như bộ La Venezia di Anna Maria là cảm xúc dành cho một thiên tài. Anna Maria (1696 - 1782) là một cô gái mồ côi lớn lên trong một cô nhi viện (Ospedale della Pieta - Venice, Italy). Nơi đây Anna được học âm nhạc rất sớm, dưới sự dẩn dắt của Vivaldi, cô trở thành một thiên tài violin khi còn rất trẻ. Vivaldi viết nhiều tấu khúc dành riêng cho cô và "Venice của Anna" là một tác phẩm nổi tiếng trong số đó.

    Mặc dù sức khoẻ kém ngay từ khi mới sinh ra, Vivaldi lại rất chịu khó di chuyển gần như khắp Châu Âu (thế giới lúc đó). Có lẽ vì ông muốn được quan sát thế giới ở nhiều góc độ khác nhau thay vì ngồi trong "tháp ngà" để sáng tác như đa phần tác giả thời kỳ đó. Âm nhạc của Vivaldi với em chính là sự sáng tạo đầy mâu thuẫn khi ông sử dụng chính sự lỗng lẫy đến diêm dúa và rờm rà của kỷ nguyên Baroque để viết về những diễn biến nội tâm, tư tưởng ... hay các quan điểm về "mặt/ nửa tối" của thời đại. Đơn cử như album Vivaldi: I colori dell'ombra của Ophélie Gaillard và dàn nhạc Pulcinella Orchestra gồm tập hợp các tác phẩm viết cho Cello của ông (kaka..vì bác cũng chơi được Cello). Đầu tiên, nó ko phải thứ nhạc Baroque thuần túy (nhịp ngắn, rộn ràng..) thường gặp mà giống như "buổi hòa nhạc Hạ chí" được Dan Brown mô tả trong Hỏa ngục với sự trình diễn xuất sắc của bè basso continuo. Hầu như đoạn cuối mỗi track đều có từ 3-5s tiếng gầm gừ của nhóm này làm lúc mới nghe cứ tưởng hệ thống âm thanh bị lỗi.

    I colori dell'ombra - The Color of Shadows ( Sắc màu của bóng tối !?). Trong ánh sáng của giáo lý Nhà thờ Thiên chúa, "bóng tối" khoa học trỗi dậy mạnh mẽ trong những con lạch, những ngách nhỏ tăm tối ở Venice và đại diện vĩ đại cuối cùng (!?) của trường phái âm nhạc Venice chắp bút cho ra không dưới 100 tác phẩm cho nhạc cụ bass, đặc biệt là Cello - bassoon, nhiều hơn bất cứ nhạc sỹ nào trước và sau đó mặc dù ông ko phải nghệ sỹ chơi Cello hay Basson. Mỗi một đoạn trong RV409 như muốn nén toàn bộ tác phẩm 4 Seasons vào đó với các hình thái khác vậy. Và không phải ngẫu nhiên, dù Vivaldi đã cố gắng giải thích "mặt thiên nhiên" trong tuyệt tác 4 Seasons của mình nhưng các nhà làm phim lại ưa thích dùng nó trong các phân đoạn chiến đấu/ hành động mang màu sắc nghệ thuật như series John Wick, series Wednesday...
     
    HoanComf, snel and loclocphatphat like this.
  7. TrueHD

    TrueHD Advanced Member

    Joined:
    7/5/19
    Messages:
    1.072
    Likes Received:
    1.369
    Recomposed là một series của hãng đĩa Deutsche Grammophon với những tác phẩm cổ điển “recompose” - sáng tác lại, hay nói chính xác hơn là thoả hiệp với trường phái modern classical đang nổi lên và hâu tối giản (sử dụng âm nhạc điện tử). Nói chung, nó cũng là một chiến dịch PR của DG thu hút được rất nhiều các nhà soạn nhạc nhưng không có một tác phẩm nào để lại dấu ấn ngoại trừ 4 Seasons.

    Max Richter rất "máu lửa" khi chọn bản 4 mùa của Vivaldi. Tính khoa học, chuẩn mực của các tác phầm thời kỳ Barouqe làm giảm không gian sáng tạo, thêm thắt và sự nổi tiếng của 4 Mùa làm người nghe khó tiếp thu bất kỳ sự "đổi mới" nào. Tuy nhiên, Max đã thành công khi làm nổi bật cái tôi - chủ nghĩa cá nhân - để đưa một tác phẩm hoành tráng, sang trọng đến gần người nghe phổ thông hơn. Max đã loại bỏ khoảng 3/4 bản nhạc gốc của Vivaldi, thay thế bằng âm nhạc của mình với chủ yếu là các nhạc cụ điện tử và chủ yếu tạo ra không gian có "mầu sắc điện ảnh" dễ tiếp cận công chúng. Dĩ nhiên, classical hiện đại hay hậu tối giản đều có cái nhìn u ám, đen tối về thế giới nên nó ảnh hưởng đến tinh thần của 4 Seasons rất nhiều.

    Spring 1 vốn là những thanh âm rộn rã của cây cối đâm chồi nảy lộc và sau đó là tiếng chim hót vui vẻ. Nhưng Max lại hoàn toàn bỏ qua đoạn điệp khúc nổi tiếng ấy và thêm hẳn vào Sprring 0 vốn ko có trong tác phẩm gốc. Đoạn miết dây của dàn String dài chỉ 40s (thực chất là sử dụng âm thanh điện tử), nghe như tiếng nhạc công căn chỉnh dây trước buổi diễn, tạo cảm giác khá nặng nề, mông lung mà Max nói là "a dubby clound" để rồi chuyển tiếp khéo léo sang Spring 1. Max chỉ sử dụng phần solo của Violon rồi nhanh chóng "chồng" lên phần hoà âm dầy dặn của dàn string và thay vì âm thanh rộn rã của mùa xuân, ta lại thấy cuộc chiến sinh tồn của những mầm cây đang mạnh mẽ nảy mầm, vươn lên khỏi mặt đất lạnh lẽo của mùa đông. Tuy nhiên, đây là cách nghe/ cảm nhận theo hướng tích cực và chắc chỉ xuất hiện trong phiên bản của Daniel Hope năm 2012 (do Richter trực tiếp chỉ đạo) và rõ nét nhất trong phiên bản do Humphreys chơi năm 2019.

    Với Summer cũng vậy, Max lược bỏ khá nhiều đoạn điệp khúc để đi thẳng vào vấn đề chính với phần cuối Summer 1 được đẩy lên cao, tiếng violon chính đanh thép và chói gắt như để chuẩn bị cho cơn bão của Summer 3. Cơn bão mùa hè của Max dữ dội, mãnh liệt hơn nhiều so với bản gốc. Nó tạo ra cảm xúc mê đắm, mạnh mẽ với người nghe nhưng lại thiếu đi vẻ đẹp tổng thể của nghệ thuật hội hoạ. Max không kết thúc cơn bão đột ngột như Vivaldi mà sử dụng âm nhạc điện tử để tạo một kết chương u ám không có trong bản gốc. Âm nhạc Baroque vốn tươi sáng, đẹp đẽ nên không chấp nhận hậu quả đau thương của cơn bão chăng !!?? Khung cảnh hoang tàn sau cơn bão dễ dàng cảm nhận với âm thanh điện tử của trường phái hậu tối giản.

    .... Autumn và Winter cũng không ngoại lệ ...

    Phiên bản do Daniel Hope chơi năm 2012 gần như tuân thủ các yêu cầu của âm nhạc classical và được chăm chút khá kỹ lưỡng. Nó đã thu được thành công ngoài sức tưởng tượng kể cả trong giới hâm mộ âm nhạc classical lẫn công chúng POP. Trên nền tảng của ánh hào quang đó, Richter đã ngay lập tức muốn thể hiện cái tôi của mình - tách khỏi Vivaldi - bằng cách xuất bản ngay biên bản làm lại năm 2013. Âm nhạc điện tử được đẩy lên cao/ nhiều hơn và lối chơi của Daniel Hope cũng thiên hướng sang pop hơn. Lúc này, ta không còn thấy cuộc chiến sinh tồn, vươn lên mạnh mẽ của tự nhiên. Tiếng chim hót vui vẻ mở đầu "mùa xuân" của Vivaldi chỉ còn nổi lên như những mảnh vỡ của bản gốc và được hỗ trợ bởi bè trầm của nhạc cụ điện tử đầy "tâm trạng". Âm nhạc điện ảnh !!!!

    10 năm sau, 4 Seasons recomposed đã góp phần lớn làm lên tên tuổi của Max Richter trong giới modern classcal và Max lại đào nó lên một lần nữa trong phiên bản mới. Lần này, Max không còn coi trọng vẻ đẹp của âm nhạc classical mà đẩy cái tôi, sự mâu thuẫn u ám và những tuyên ngôn của "nghê thuật đương đại" lên tầm cao mới. Các nhạc cụ được sử dụng đều "nguyên bản", tức là những cây violin được chế tạo như cách đây hơn 300 năm với dây đàn làm bằng ruột động vật. Bộ mixer analog hiệu Moog sản xuất từ những năm 1970s. Dàn nhạc Chineke! Orchestra của các nghệ sỹ da màu và/hoặc gốc châu Á. Trên hết, Max yêu cầu các nhạc công suy nghĩ và chơi tự do theo cảm nhận của họ ... Vâng ! Nghệ thuật "đương đại".

    Tất nhiên, nếu ai đó nhìn vào những nét vẽ nghệch ngoạc, những mảng màu loang lổ ... của hội hoạ "đương đại" mà thấy đẹp thì cũng nghe/ cảm được vẻ đẹp của phiên bản 4 Mùa "đương đại" này.
     
    snel and loclocphatphat like this.
  8. TrueHD

    TrueHD Advanced Member

    Joined:
    7/5/19
    Messages:
    1.072
    Likes Received:
    1.369
    Âm nhạc classical không chỉ đơn thuần là cảm xúc. Nó còn 1 tác động nữa đóng vai trò trung tâm - Cảm giác !!

    Carmina Burana của Carl Orff được sáng tác vào năm 1937, thời điểm quyền lực của Đức Quốc xã đang ở đỉnh cao nhất. Trong lĩnh vực âm nhạc, thế giới Châu Âu đang bị làn sóng nhạc Jazz bao phủ, Đức Quốc xã lại cho rằng những nhịp điệu vui nhộn của nhạc Jazz là một hình thức "thoái hoá giống nòi", rất nhiều nhạc sỹ/ nhạc công đã bị tử hình vì quan điểm này. Nhưng trong Carmina Burana lại tràn ngập các nhịp điệu vui nhộn như vậy dù Carl đã rất khéo léo trong việc sử dụng bộ gõ (trống). Tại sao Carl có thể lách qua quy định của Đức Quốc xã !!? Vì ông ấy sử dụng cả Wagner [​IMG] - vốn là "thần tượng" của Hitler lúc đó.Âm nhạc sử thi - thần thoại thể hiện rất rõ ngay trong đoạn mở màn O Fortuna.

    Nhịp điệu đều đều được hỗ trợ bởi cách dùng bộ gõ không giống ai và cả sự đơn giản của những giai điệu mà đôi khi nó đơn sơ gần như là văn vần mẫu giáo. Tiết tấu lặp đi lặp lại không mệt mỏi mang lại một cảm giác như thôi miên. Mở đầu là nhịp điệu mạnh mẽ kiểu cuồn cuộn dâng lên khiến người nghe bị chấn động (choáng) rồi chỉ chốc lát đã trầm thấp xuống. Có điều trong loại trầm thấp này lại ẩn chứa sự kìm nén mang theo một loại tiết tấu ngạt thở làm cho sự hô hấp của của người nghe trở nên khó khăn. Đó là lý do tại sao cần hệ thống Hi-End để chơi nó. Về nguyên tắc, vùng sóng hạ âm (dưới 75Hz) bắt đầu gây ảo giác, hạ âm lại theo tiết tấu âm nhạc thì quá khủng khiếp. Đó là sự kìm nén mạnh mẽ với tất các các giác quan của con người.

    Dĩ nhiên, cơ thể con người sẽ chuyển sang chế độ thích nghi nhưng Carl đã lợi dụng chính cơ chế phòng vệ/ thích nghi đó để điều khiển cảm giác của người nghe. Đầu tiên là đập cho một cái choáng váng, mất khả năng định hướng... Vừa nỗ lực đè tâm trạng sôi sục đó xuống thì bỗng nhiên lại bị âm nhạc đè xuống tiếp - 2 tầng áp bức... rồi lại cố gắng bật dây, nhưng lúc người ta tưởng rằng đã chống lại được giai điệu thôi miên kìm nén đó thì dàn nhạc đột nhiên vút lên giống như sư tử rống giận, gào thét... thế là bị kéo tuốt lên mây... [​IMG]

    Để có được tiết tấu đó, hạ âm đó, các nhạc trưởng nghiêm túc sẽ phải dùng đến các giọng nam giới già ... và dĩ nhiên, nghe người Ý hát tiếng Latin cổ luôn luôn có sự khác biệt.

     
    music-lover and snel like this.
  9. snel

    snel Advanced Member

    Joined:
    13/1/09
    Messages:
    902
    Likes Received:
    169
    Ngày 28.04.2023 có chương trình Hoà Tấu Thính Phòng - A Chamber Music Recital tại Nhạc Viện - 112, Nguyễn Du, Q1, Tphcm. Các cụ quan tâm có thể xem chi tiết hình đính kèm bên dưới.
     

    Attached Files:

    music-lover and Giang Nam PG71 like this.
  10. TrueHD

    TrueHD Advanced Member

    Joined:
    7/5/19
    Messages:
    1.072
    Likes Received:
    1.369
    Kol Nidre , (tiếng Aramaic: “Tất cả lời thề”), kinh cầu nguyện xướng lên trong các giáo đường Do Thái khi bắt đầu buổi lễ vào đêm trước của Yom Kippur (Lễ Chuộc Tội). Nguồn gốc chính xác của Kol Nidre là chủ đề tranh luận. Abraham Zevi Idelsohn, học giả nổi tiếng về âm nhạc Do Thái, cho rằng phần lớn giai điệu bắt nguồn từ âm nhạc dân gian thời trung cổ của Đức. Một số bằng chứng chứng cho thấy giai điệu Kol Nidre được tạo ra vào thế kỷ 12-13 bởi một đoàn hát rong người Đức có tên là Minnesingers, những người hát về tình yêu trong cung đình. Giai điệu được sáng tác theo chủ đề thế tục, sau đó được cộng đồng Do Thái sử dụng và thánh hoá.

    Kol Nidre là lời cầu nguyện bắt đầu với sự bày tỏ sự ăn năn về tất cả những lời thề, lời hứa chưa được thực hiện với Chúa Trời trong năm. Vào thế kỷ 19, nhiều nhà lãnh đạo trong cộng đồng Do Thái Cải cách đã đấu tranh để loại bỏ Kol Nidre. Có rất nhiều lý do, nhưng kể từ thời Trung cổ, Kol Nidre - vì bản chất “vi phạm lời thề” của nó - đã được sử dụng để minh họa cho bản chất hai lòng của người Do Thái. Học giả JTS Kieval đã viết trên tạp chí Commentary “Những lời buộc tội liên tục được đưa ra nhằm vào những đứa trẻ 'nguy hiểm' của Israel, những đứa trẻ mà tôn giáo của chúng cho phép chúng gian dối khi đối xử với những người theo đạo Cơ đốc và sau đó - vào những ngày lễ hội linh thiêng nhất - được thanh tẩy lương tâm của chúng chỉ đơn giản bằng cách đọc kinh Kol Nidre...". Theo một số nhà sử học, những người Do Thái buộc phải cải đạo sang Cơ đốc giáo ở Tây Ban Nha vào thế kỷ thứ 7 đã đọc kinh Kol Nidre để hủy bỏ những lời thề do bị cưỡng bức khi cải đạo.

    Nhà thơ người Áo thế kỷ 19 Nikolaus Lenau đã hồi tưởng lại lần đầu tiên được tham giai vào buổi kinh cầu với Kol Nidre “Tôi đã vật lộn với một cảm xúc không thể giải thích được. Tôi co giật, khóc nức nở trong khi những giọt nước mắt nóng hổi trào ra. Sau đó, tôi chạy ra ngoài trong đêm; tinh thần tôi bị giằng xé và thanh tẩy. Tôi tin rằng trong giờ phút không bao giờ quên đó, không một vết nhơ nào còn sót lại trong tâm hồn tôi!”

    Vào cuối thế kỷ 19, thời kỳ đỉnh cao của Trường phái Lãng mạn, các tác phẩm lấy cảm hứng từ Kol Nidre bắt đầu xuất hiện. Vị thế của Kol Nidre là một “giai điệu Do Thái”, nổi tiếng là gợi lên nỗi buồn, sự suy ngẫm, hối hận và ..thanh tẩy, đã truyền cảm hứng cho nhiều nhà soạn nhạc. Họ thường chọn những nhạc cụ có khả năng khơi dậy những cảm xúc này, như Cello, Violin mà, theo đúng nghĩa đen, chơi theo nhịp tim đập. Tác phẩm nổi tiếng nhất trong số này được sáng tác bởi Max Bruch, người thường lấy âm nhạc dân gian làm nguồn cảm hứng của mình. Bruch kết bạn với Abraham Lichtenstein (1806-1880), một ca trưởng tại cùng một giáo đường Do Thái ở Berlin. Lichtenstein đã chơi cho Bruch một số giai điệu của người Do Thái, bao gồm cả Kol Nidre. Bruch đã kết hợp các giai điệu này thành một trong những sáng tác nổi tiếng nhất của ông: Kol Nidrei, Op. 47 (1888) cho cello và dàn nhạc.



     
    snel likes this.
  11. November_Rain

    November_Rain Advanced Member

    Joined:
    17/1/11
    Messages:
    1.880
    Likes Received:
    615
    - Max Bruch không sáng tác Kol Nidrei theo ý nghĩa ban đầu về sự ăn năn, mà đó là sự cầu nguyện, tin tưởng và xin tha thứ.
    - Bach ngưỡng mộ Vivaldi, học Vivaldi bởi ông phải viết cantata theo nghĩa vụ, và bởi Bach phải làm công việc đó bất kể dưới sự bảo trợ của 2 công tước và sau này là hoàng thân Leopold, cho nên những tác phẩm kiệt xuất của Bach hầu như có hơi thở của nhà thờ. Khác với Vivaldi với tổ khúc 4 mùa rực sáng cả thiên niên kỷ, những tác phẩm của Bach là những kiệt tác catana, những tác phẩm phức điệu, dù sau này ông tiếp thu những tinh hoa của âm nhạc Ý và Pháp. Bộ Bình quân luật, biến tấu Goldberg, nghệ thuật Fuga ... là những tác phẩm đồ sộ kết tinh từ những tinh tuý nhất trong cả cuộc đời của Bach.
    - Giai đoạn nhà thờ là nền móng cho giai đoạn Baroque, bản thân giai đoạn Baroque cũng là tiền thân cho sự phát triển rực rỡ mang tới cho thế giới những thiên tài âm nhạc, những tác phẩm kinh điển sau này, khi thời kỳ Romantic phát triển nhất. Tất nhiên không thể bỏ qua thời kỳ cổ điển với Mozart được.
    - Đoạn bạn gái của bác nghe Beethoven và nhận xét "terrible" có vẻ như hơi quá, kể ra bác viết nhẹ đi 1 chút thì hợp logic hơn. Rất ít người chơi nhạc, nghe nhạc và học nhạc đưa ra nhận xét cực đoan về 1 nhạc sĩ nào đó - xét về mặt tác phẩm, âm thanh - ko phải cá nhân nhạc sĩ.
     
    Last edited: 9/5/23
    music-lover and snel like this.
  12. shrekfiona

    shrekfiona Advanced Member

    Joined:
    28/9/16
    Messages:
    499
    Likes Received:
    407
    Bach học Vivaldi nhưng có lẽ di sản âm nhạc của Bach hơn Vivaldi rất nhiều? Đến nhạc hiện đại cũng thấy bóng dáng của Bach rất rõ: từ polyrhythm tg jazz đến progressive rock và cả nhạc điện tử nữa. 4 mùa có thể là thứ nhạc cổ điển phổ biến nhất, nhưng so sánh tầm vóc 2 cụ này về độ phức tạp, nghiêm túc trong sáng tác, tư duy và ảnh hưởng đến âm nhạc sau này chắc phải là Bach?
     
    snel likes this.
  13. November_Rain

    November_Rain Advanced Member

    Joined:
    17/1/11
    Messages:
    1.880
    Likes Received:
    615
    Không cần phải "?" đâu bác ạ, mà đúng là di sản của Bach để lại rất nhiều, đó là 1 kho tàng đồ sộ, và cho tới giờ vẫn chưa tìm hết được các bản thảo của ông.

    Nhạc hiện đại e không biết, nhạc cụ điện tử e cũng không biết, nên e không thể nói ý kiến của mình được.

    Sự so sánh giữa 2 ông là không nên, ai học ai cũng không có nghĩa người học là trò mà người được học là thầy.
    Lied (lieder) là 1 từ tiếng Đức, nghĩa là bài ca, nhưng nó cũng là 1 thuật ngữ dành cho các ca khúc cổ điển Âu châu, và thường được viết cho 1 giọng soparno và piano. Schubert và Schumann là 2 đại nhạc sĩ rất quen thuộc với lied, mặc dù Mozart cũng là người viết lied, nhưng chỉ Schubert mới làm cho thể loại này nổi bật với tầm vóc xứng đáng khi có sự đối xứng giữa giọng (phần lời) và nhạc (phần nhạc). Chắc hẳn mọi người nghe nhạc cổ điển, không ít thì nhiều đều đã nghe tới "Cá hồi - Die Forelle", vốn dĩ là bài thơ của Christian Daniel Schubart, sau này được biết tới nhiều hơn với ngũ tấu/tứ tấu cá hồi, thậm chí phân cảnh thám tử Holmes bị trói trong căn hầm và giáo sư Moriarty hạ kim than và tự hát ca khúc này (film Sherlock Holmes, phần II) cũng lấy bài ca này làm nền nhạc. Schubert chắc chắn không thể học từ Christian Daniel Schubart, nếu học thì ông học từ những ca khúc dân ca, sau này Schumann và Brahm cũng viết lied và bị ảnh hưởng bởi sự đối xứng đáng kinh ngạc của Schubert. Nên nói rằng ai giỏi hơn ai, tầm vóc ai lớn hơn ai thì thật là khiên cưỡng, thiên tài nào cũng học từ người khác, cho dù người họ học có là nông dân đi chăng nữa.



     
    Last edited: 9/5/23
    Hoàng Trúc and snel like this.
  14. shrekfiona

    shrekfiona Advanced Member

    Joined:
    28/9/16
    Messages:
    499
    Likes Received:
    407
    Đúng là ko nên so sánh, đặc biệt là giữa 2 thiên tài thế này. Em thấy bác nhắc đến 2 người tưởng nhầm có í so sánh nên hỏi nhăng cuội thôi :)
     
  15. TrueHD

    TrueHD Advanced Member

    Joined:
    7/5/19
    Messages:
    1.072
    Likes Received:
    1.369
    Ridolfo Luigi Boccherini sinh năm 1743 trong một gia đình âm nhạc ở Lucca , Ý. Ông được cha dạy đàn cello từ năm 5 tuổi. Năm 1761 Boccherini đến Madrid , vào năm 1770 làm việc cho Hoàng tử Luis Antonio của Tây Ban Nha, em trai của Vua Charles III của Tây Ban Nha . Ở đó, Boccherini phát triển mạnh mẽ dưới sự bảo trợ của hoàng gia. Có lẽ đây là lý do chính khiến âm nhạc của Boccherini là sự kết hợp tuyệt đẹp giữa tính hàn lâm của âm nhạc Ý và sự phóng khoáng trong âm nhạc Tây Ban Nha, đặc biệt khi đưa cây đàn guitar vào trong âm nhạc thính phòng. Nhà âm nhạc học nổi tiếng Giuseppe Carpani cho rằng phong cách của Mozart đến từ Haydn và Boccherini, coi họ vĩ đại ngang nhau của trường phái/ kỷ nguyên classical. Đối với Carpani, Mozart là người thừa kế của nhạc sĩ Boccherini vì ông nhìn thấy mối liên kết trong ngôn ngữ của họ, vì sự nghiêm túc và u sầu phát ra ở những thời điểm nhất định từ âm nhạc của hai người. Một chuyên gia về Mozart như Georges de Saint Foix không loại trừ khả năng Mozart có thể đã nghiên cứu các tác phẩm của Boccherini do nhà Artaria ở Vienna xuất bản. Nhà âm nhạc học Giorgio Pestelli còn đánh giá vào đầu những năm 1970, Boccherini được xếp ngang hàng với Haydn và Mozart.

    Phần lớn âm nhạc thính phòng của Boccherini tuân theo các mô hình do Joseph Haydn thiết lập ; tuy nhiên, Boccherini thường được ghi nhận là người đã cải tiến mô hình tứ tấu đàn dây của Haydn bằng cách đưa đàn cello trở nên nổi bật, trong khi Haydn thường xuyên chuyển nó sang vai trò đệm. Phong cách của Boccherini được đặc trưng bởi sự quyến rũ, nhẹ nhàng và lạc quan của kỷ nguyên Rococo , đồng thời thể hiện nhiều sáng tạo về giai điệu và nhịp điệu, cùng với những ảnh hưởng thường xuyên từ truyền thống guitar của tổ quốc thứ hai - Tây Ban Nha. Cho nên, các bản ngũ tấu của bộ dây string với guitar của Boccherini là không có đối thủ.

    Tuy nhiên, Boccherini theo đuổi "cái đẹp" thuần thiết nên đã gây ra không ít thù oán với những người Tây Ban Nha kiêu hãnh. Trong một dịp đặc biệt tại nhà Osuna, ông đã từ chối cho nghệ sĩ vĩ cầm trẻ tuổi Alexandre Boucher (1778-1861) chơi một trong những ngũ tấu của ông. Boucher khăng khăng và khi họ bắt đầu chơi, Boccherini bỏ về. “Bạn còn quá trẻ để chơi nhạc của tôi,” ông ấy nói," .. đúng là anh chơi violin rất hay, nhưng âm nhạc của tôi nhất thiết đòi hỏi một kinh nghiệm nhất định, một cách không thể tách rời khỏi cách hiểu nó". Dù sau đó, Boucher hiểu ra và trở thành môn đệ nhiệt thành của Boccherini.

     
    loclocphatphat likes this.
  16. lenamvl

    lenamvl Advanced Member

    Joined:
    5/3/14
    Messages:
    4.962
    Likes Received:
    1.889
    Mình hay nghe Hồ Thiên Nga
     
  17. Giang Nam PG71

    Giang Nam PG71 Approved Member

    Joined:
    31/12/20
    Messages:
    20
    Likes Received:
    22
    Giờ mới biết giới Quý tộc nghe nhạc sống thế nào!
     
  18. TrueHD

    TrueHD Advanced Member

    Joined:
    7/5/19
    Messages:
    1.072
    Likes Received:
    1.369
    Nửa cuối thế kỷ 19, quận cảng cũ La Boca, Buenos Aires là một lưu vực cho những đám người nhập cư muốn làm nên cơ đồ trên sông Rio der la Plata. Nhưng tất cả đều sớm vỡ mộng. Nhiều người muốn trốn khỏi thực tế đó bằng cách lao vào vòng tội phạm, say mê rượu chè, cờ bạc và mại dâm - và điệu tango phản ánh thế giới này. Trong những ngày đầu, giới thượng lưu Argentina cảm thấy xấu hổ vì điệu tango “tục tĩu” từ các rãnh nước của thành phố. Phải mất một thời gian dài dòng nhạc này mới được xã hội chấp nhận và được nâng tầm vượt khỏi những dòng nhạc Nam Mỹ tương tự (Samba, jazzz..). Người nhạc sỹ có công lao lớn nhất cho cuộc cách mạng này là Astor Pantaleon Piazzolla

     
    snel and Giang Nam PG71 like this.
  19. Giang Nam PG71

    Giang Nam PG71 Approved Member

    Joined:
    31/12/20
    Messages:
    20
    Likes Received:
    22
    Không thấy "tục tĩu" mà chỉ thấy hay thôi bác!
     
  20. TrueHD

    TrueHD Advanced Member

    Joined:
    7/5/19
    Messages:
    1.072
    Likes Received:
    1.369
    “Thiên tài là từ thường bị lạm dụng. Thế giới chỉ ghi nhận được khoảng nửa tá thiên tài. Tôi chỉ mấp mé mức đó thôi.” – Fritz Kreisler

    Đó là Kreisler nói về mình, còn nhà phê bình âm nhạc danh tiếng Herbert F. Peyser nhận xét: “Kreisler là vua, Heifetz là nhà tiên tri, còn tất cả những người khác chỉ được gọi là nghệ sĩ vĩ cầm mà thôi.” Năm lên 7 tuổi, ông được nhận vào Nhạc viện Áo, và là học sinh nhỏ tuổi nhất Nhạc viện. Ông trình diễn lần đầu trước công chúng vào năm 9 tuổi tại Nhạc viện. Sau đó, ông được gửi qua Nhạc viện Paris của Pháp để được đào tạo chuyên sâu và đến năm 1887, ông vượt qua tất cả các sinh viên khác và trở thành thủ khoa Nhạc viện khi mới 12 tuổi.

    Có thể nói điều đáng ngạc nhiên nhất ở Kreisler là việc ông không thích tập luyện nhiều. Ông cho rằng việc chơi đàn cần đến não nhiều hơn là đôi tay, bởi ông có khả năng tiếp nhận bài học một cách dễ dàng khi nghe các giáo sư dạy mình trình tấu bản nhạc. Kreisler khi ấy rất ngưỡng mộ Elgar nên đã nhờ Elgar soạn riêng một bản concerto violin cho mình và ông đã trình diễn nó lần đầu tiên vào ngày 10/11/1910 tại Queen’s Hall dưới sự chỉ huy của chính Elgar. Vào những năm trước chiến tranh thế giới thứ nhất, có khi ông biểu diễn hơn 250 buổi hòa nhạc một năm. Theo Sergei Rachmaninoff – người thường chơi chung với Kreisler – sở dĩ Kreisler biểu diễn được nhiều đến thế là vì ông không cần tập luyện nhiều.

    Kreisler sáng tác khá nhiều, ông nổi tiếng với khúc Cadenza viết cho bản Violin concerto lừng danh của Beethoven nhưng dấu ấn sâu đậm nhất trong giới mộ điệu lại "tổ khúc" viết cho violin (đệm bằng piano) Liebesfreud (Niềm hoan lạc của tình yêu) và Liebesleid (Nỗi thống khổ của tình yêu). Tuy nhiên, như thường thấy, công chúng vẫn yêu thích nỗi đau tình yêu hơn :p



     
    snel likes this.
  21. TrueHD

    TrueHD Advanced Member

    Joined:
    7/5/19
    Messages:
    1.072
    Likes Received:
    1.369
    Cái này được "cải cách" rồi. Từ Piazzolla trở đi nó được gọi là nuevo-tango (new tango) và đươc phân loại vào classical
     
    snel likes this.
  22. shrekfiona

    shrekfiona Advanced Member

    Joined:
    28/9/16
    Messages:
    499
    Likes Received:
    407
    Astor Piazzolla là người em rất thích, nhưng nuevo-tango không phải là nhạc cổ điển bác ạ, cùng lắm có thể gọi là chịu ảnh hưởng của cổ điển thôi. Nhạc của Astor Piazzolla ở cửa hàng thường được xếp ở khu world music và đôi khi cũng được xếp vào ngăn nhạc jazz.

    Bản nhạc Libertango này của ông í được sáng tác trong giai đoạn đầu 70, được phân loại là nuevo-tango chịu ảnh hưởng của jazz-rock. Do quá nổi tiếng nên được soạn lại cho nhạc cổ điển và nhiều thể loại khác nhau chơi, kể cả pop. Em biết đến ông này do hồi bé có nghe bài I've seen that face before họ làm lại thậm chí ko còn nhịp điệu của Tango:



    Bác cũng không nên coi thường Samba. Giai đoạn những năm 1960s cũng có 1 dòng mới được phát triển từ Samba là Bossa Nova (Nova và Nuevo đều có nghĩa là mới, trong khi nuevo tango = Tango cổ điển + jazz + classical thì bossa nova = Samba + jazz + classical). Về ảnh hưởng đến âm nhạc đại chúng và độ phổ biến trên thế giới thì chắc bossa nova còn vượt nuevo tango. Điểm khác biệt lớn là bossa nova họ dựa vào guitar nên khó chuyển thành cổ điển theo kiểu dàn nhạc giao hưởng, nhưng chuyển soạn cho classical guitar thì dễ hơn.
     
    snel likes this.
  23. TrueHD

    TrueHD Advanced Member

    Joined:
    7/5/19
    Messages:
    1.072
    Likes Received:
    1.369
  24. shrekfiona

    shrekfiona Advanced Member

    Joined:
    28/9/16
    Messages:
    499
    Likes Received:
    407
    Cả clip bác đưa chơi bản Libertango và cả đĩa trên của Accardo chơi đều là nhạc cổ điển. Nhưng nó ko phải là đại diện cho nuevo tango. Mà để từ đó kết luận nuevo tango là cổ điển càng ko đúng. Cái này tương tự Ravel sáng tác bản Bolero và đó là nhạc cổ điển, nhưng để từ đó kết luận Bolero là nhạc cổ điển thì e là đã quá đà (Ravel cũng là người mà Piazzolla chịu nhiều ảnh hưởng).

    Đại bộ phận nhạc của Piazzolla do Piazzolla chơi là nuevo tango và được xếp là 1 thể loại nhạc latin, cũng như tango thôi. Như em nói ở tc, nuevo tango cũng chịu ảnh hưởng của nhạc cổ điển và Piazzolla cũng chịu ảnh hưởng của nhạc cổ điển, nhưng cái "phát kiến" ra nuevo tango của ông ấy là chịu ảnh hưởng của jazz còn nhiều hơn cổ điển. Cái này là do giai đoạn lớn lên bên Mĩ Piazzolla đã trót yêu nhạc jazz mất rồi. Năm 17 tuổi, ông được nhận chơi cho dàn nhạc tango nổi tiếng lúc đó của Anibal Troilo và ngay lập tức làm cụ này khó chịu vì cách chơi "hiện đại" theo kiểu jazz và bị mắng "hãy dành thứ nhạc đó cho bọn Mĩ". Rất may là Piazzolla ko theo lời nhạc trưởng trên:
    16866171363088180303559667877211.jpg


    Nếu bác nào chưa quen với Piazzolla và cách chơi của ông thì xem thử cái clip này, ở giai đoạn những năm 1970s khi Piazzolla sáng tác và chơi Libertango (giai đoạn này ông ý chịu ảnh hưởng của Chick Corea và jazz-rock):





    Quan điểm cá nhân của em là nhạc cũng không nên phân định ranh giới giữa các thể loại. Thậm chí là em thường đánh giá cao những người mà nhạc của họ không biết xếp vào thể loại nào (Piazzolla là 1 người như vậy). Em cũng xin lỗi phá ngang vào cảm hứng âm nhạc của mọi người. Ở đây chỉ có í bàn thêm để mọi người hiểu thêm về Piazzolla thôi: mọi người dù thích thể loại nhạc nào cũng không nên bỏ qua nhạc của ông.

    1686617233695302433612372087985.jpg
     
    Last edited: 13/6/23
    snel likes this.
  25. TrueHD

    TrueHD Advanced Member

    Joined:
    7/5/19
    Messages:
    1.072
    Likes Received:
    1.369
    Astor Piazzolla có thể coi nhà soạn nhạc duy nhất (!!??) gắn liền với một phong cách âm nhạc - điệu tango. Ban đầu, Piazzolla chỉ là một nghệ sĩ đam mê nhạc jazz và có chút yêu thích dòng nhạc này. Piazzolla sinh năm 1921 tại Argentina, là con của những người nhập cư gốc Italy. Tuy nhiên, gia đình ông nhanh chóng chuyển sang Mỹ năm 1925 để tìm kiếm "giấc mơ Mỹ" và không lạ gì khi ông yêu thích jazz - sự mới mẻ của thế giới âm nhạc khi đó. Niềm đam mê tango vẫn chưa hề trỗi dậy ở chàng trai trẻ Piazzolla ngay cả khi ông gặp ca sĩ Carlos Gardel – “vị thần tango” của những năm 1930s. Năm 1937, gia đình Piazzolla trở lại Buenos Aires - Argentina. Khi tham dự buổi biểu diễn ban nhạc Elvino Vardaro, Piazzolla nhận thấy rằng tango có thể được diễn giải theo một cách hoàn toàn mới. Ngọn lửa bùng cháy trong chàng trai 17 tuổi và Piazzolla tham gia vào dàn nhạc tango nổi tiếng do Anibal Troilo chỉ huy. Ông đã loay hoay rất nhiều năm, thử nhiều phương pháp khác nhau để thực hiện hoá ý tưởng đó nhưng hầu như không có kết quả đáng kể nào.

    Piazzolla vẫn muốn trở thành một nhà soạn nhạc classical và trong suốt hơn 10 năm sau đó, ông đã theo học Alberto Ginastera - một trong những nhà soạn nhạc nổi tiếng nhất trong thời đại của ông. Piazzolla đã sáng tác các bản giao hưởng, cho dàn nhạc, nhạc thính phòng và cả một số bản tango nữa. Ban đầu ông vẫn giấu kín “chuyến du ngoạn” âm nhạc của mình vào thế giới tango cho đến khi nhận được học bổng đến kinh đô âm nhạc Paris năm 1954 và được phép thử giọng với giáo viên âm nhạc nổi tiếng thế giới người Pháp Nadia Boulanger. Tại buổi thử giọng, Piazzolla muốn tỏa sáng với những tác phẩm classical, nhưng Boulanger nhận thấy những gì Piazzolla thể hiện trên cây đàn piano vẫn thô cứng và thiếu cảm xúc. Cho đến khi Piazzolla chơi một bản tango của mình thì Boulanger thốt lên: “Đó mới thực sự là Piazzolla - đừng bao giờ rời xa cách chơi này”. Boulanger đã dạy Piazzolla tin tưởng vào bản thân. Sau này ông kể lại: “Tôi nghĩ rằng mình là một tên cặn bã khi chơi tango trong những chiếc taxi, nhưng Boulanger đã khiến tôi nhận ra rằng tôi có phong cách”. Piazzolla đã sáng tạo liên tục để định nghĩa lại điệu tango. Tango của ông không phải để khiêu vũ mà để lắng nghe. Tuy nhiên, những người Argentina vẫn ưa chuộng dùng điệu tango để nhảy, để chơi, để nghe giải trí chứ không phải để thưởng thức.

    Piazzolla rời Argentina để trở về quê hương Italy của tổ tiên mình vào năm 1974. Ở Italy, Pháp...cái nôi của âm nhạc classical, các điệu tango của Piazzolla nhanh chóng toả sáng với vai trò là một "nhánh" mới của âm nhạc classical bên cạch các vũ khúc dân gian Châu Âu (czardas, waltz ...). Cho đến ngày nay, tác phẩm "4 mùa" duy nhất thường xuyên được ghép chơi cùng với 4 mùa của Vivaldi chính là "Four Seasons of Buenos Aires" của Piazzolla. Ông đã không mệt mỏi theo đuổi con đường tango của mình cho đến khi nó được thế giới classical nói chung, giới mộ điệu âm nhạc "chính thống" Châu Âu nói riêng thừa nhận. Và dĩ nhiên, danh tiếng của ông ở Châu Âu khi đó đã khiến người Argentina không chỉ hòa giải với nhà “cách tân” điệu tango mà họ còn coi Piazzolla như một vị anh hùng dân tộc. Khi ông bị xuất huyết não ở Paris hồi năm 1990, Tổng thống Argentina Carlos Menem đã can thiệp để đưa Piazzolla trở về quê hương.

    Dĩ nhiên, để chơi được tango của Piazzolla đúng chất quyến rũ mà sang trọng, lả lơi mà vẫn nghiêm túc ... đúng chất classical không hề dễ dàng...

     
    Last edited: 14/6/23
    snel likes this.

Share This Page

Loading...