Chào mọi người! Mình thì thiên về kỹ thuật. Mình thường muốn nghiên cứu, tìm hiểu lý do "họ đã làm điều đó như thế nào..". Thấy đa số chủ đề đều bàn bạc về đặt mua linh kiện, PCB. Mình thì muốn phân tích này nọ nên mở chủ đề này. Với mạch hq super shunt. Mình thấy có vài con zener điện áp cao. Theo thông tin lượm lặt từ diyaudio thì zener từ 6V trở đi thì nhiễu nhiều hơn LED đỏ. Không biết mạch đó nếu thay zener bằng nhiều LED đỏ, điều chỉnh lại mạch 1 chút thì nhiễu sẽ giảm thêm ?
tui mới search ra con LM723. điện áp nhiễu chỉ 2.uV. Bà con có ai xài thử chưa? Con này thì chỉ ổn áp được 36V
bác dùng con lm329 nhé à mà bác phân tích chỗ nào, có thể nói để mọi người biết không ạ, Em phân tích dở ẹ! Thank và đây là sơ dồ mạch mới nhất của e , hiện đang dùng cho VAS của THQ âmli Nó thể hiện dùng được từ 9 v đến 75 v bác à!
là nó chạy được từ 9v đến 75v, tùy thuộc vào điện đầu vào, yêu cầu chênh lệc giữ ra vào tối thiểu là 7v Ví dụ: cần 15v, thì điện áp vào = 15v + 7 = 22v như vậy Biến thế AC cần: 18v thanks
dòng đi từ Q2 đó bạn! Mình mới coi lại cái site http://www.audiodesignguide.com/DACend2/index.html thì bên đó cũng xài led. Đây là vấn đề tui đang quan tâm. Làm sao để thay thế zener vôn cao. Hay ta xài mạch nhân áp và jfet ? sơ đồ đăng trên site ông người Ý http://www.audiodesignguide.com/DACend2 ... or-DAC.jpg
Q1, Q2 là phần CCS cho toàn mạch. Q3, Q4 và R 4 tạo phần CCs cho Q5. lấy điện áp tham chiếu = Zenne. Đồng thời Q3, Q4 cũng là CCS cho Q1, Q2 Q6 lái Q8, .. mời bác phân tích kỹ hơn! Thank
Hi hi thế mà em cứ tưởng Q2 là con bảo vệ quá dòng. :wink: Anh cho em hỏi thêm là nếu mạch này chạy với nguồn thấp hơn 30V thì con zener vô tác dụng ạ? :roll:
Theo em bác nào muốn làm con THQ shun này thì làm còn phân tích làm gi cho mệt...nếu bác chủ thíc dùng đè LED thì bác tự thiết kế cho mình cái Shun nào chạy Led cho an tam... Nếu cụ rảnh rỗi thì cụ phân tích cái diễn đàn VNAV này để làm gì thì tốt hơi.
Hôm nay mới biết cái sơ đồ HQ supper shunt của bác Quang Hào. Em thấy nhược điểm của nó ở 2 con điện trở R1 và R10 = 10 om. Làm cho mạch ổn áp không dùng cho công suất lớn được; Trở kháng nguồn cao lên trong khi ta đang tìm cách giảm trở kháng nguồn càng thấp càng tốt. Em không hiểu Q8 và Q16 mắc kiểu đó để làm gì trong khi đã có Q1 và Q9 rồi?
Con trở R1 cùng Q2 và Q1 tạo thành mạch ổn dòng cụ ạ. (Do vậy nguồn ra chưa được ổn áp). Con Q5 có 1 chân được cố định điện áp bằng diot ổn áp 30V, Q5 cùng với Q6 tạo thành mạch so sánh điện áp đường ra với tham chiếu (Tham chiếu là diot ổn áp 30V). Nếu điện áp ra tăng Q6 sẽ điều khiển Q8 dẫn dòng xuống mát làm cho điện áp ra giảm đi. Khi điện áp ra giảm đi thì Q6 lại điều chỉnh Q8 dẫn ít xuống mát làm cho điện áp ra tăng. Nửa nguồn âm cũng rứa. Muôn đời thằng shunt kiểu này này dòng bé (Muốn lớn thì nóng lắm) do vậy nội trở cao. Trừ mạch nguồn ổn áp mới như DAC 32 bit mới của bác Hào thì nội trở rất thấp. Em thì em chưa hỉu mấy con K170 trêm mạch làm cái quái gì :wink: Mà cụ sắp chuyển nghề à :?:
Em hiểu thêm một chút rồi. - Q1, Q2 dùng để ổn dòng (nên bị hạn chế ở R1 không bỏ nó đi được); Q8, Q7 dùng để ổn áp (kiểu // hiệu quả không cao). - Q5, Q6 và diot ổn áp: tạo mạch so sánh. - Q3, Q4: Mạch vòng CCS lấy nguồn từ đầu ra Q2 có lẽ dùng để cấp nguồn cho diot ổn áp ghim 30v cấp cho Q5 và Q6. (nhiều khả năng bỏ k170 này ra mạch chạy không ổn định do không có nguồn cấp cho diot ổn áp và phân cực cho Q5) Em đoán mò vậy, mời bác tiếp ạ. Đang vo ve làm em 1 cặp sò nên ngâm tý :lol: