Phòng nghe nhạc hoangtrong

Discussion in 'Giới thiệu hệ thống Nghe-Nhìn của thành viên' started by hoangtrong, 13/8/17.

  1. hoangtrong

    hoangtrong Advanced Member

    Joined:
    2/5/13
    Messages:
    3.555
    Likes Received:
    2.221
    Location:
    Sài Gòn - Gia Định
    Chật chội quá rồi, không biết để đâu!
     
  2. mtbc

    mtbc Advanced Member

    Joined:
    11/9/06
    Messages:
    6.795
    Likes Received:
    2.284
    Location:
    Q3, Saigon
    Thêm nhà đi thầy Trọng. Hi hi
     
  3. hoangtrong

    hoangtrong Advanced Member

    Joined:
    2/5/13
    Messages:
    3.555
    Likes Received:
    2.221
    Location:
    Sài Gòn - Gia Định
    Tới tuổi của mình có lẽ cho đi là hạnh phúc, thay vì sở hữu! Nhà càng cao cửa càng rộng thì mình sẽ càng trở thành nô lệ của nó thôi. Đủ ở, hơi rộng xíu là tốt lắm rồi. Khi cảm thấy chật có nghĩa là mình đã bị lố rồi. Để thanh lý bớt và cho bớt.
     
    drhuy81 and mtbc like this.
  4. hoangtrong

    hoangtrong Advanced Member

    Joined:
    2/5/13
    Messages:
    3.555
    Likes Received:
    2.221
    Location:
    Sài Gòn - Gia Định
    Trừ tà trong audio là có thật!
     
  5. Hoang0112

    Hoang0112 Advanced Member

    Joined:
    30/8/15
    Messages:
    80
    Likes Received:
    19
    Các bác cho e hỏi chút về nối đất với: bộ giàn của e đầu cối cắm vào ổ điện là giắc 2 chấu, e đã nối từ vỏ máy vào tiếp địa; đầu cd cắm vào ổ điện là giắc 2 chấu; amply cắm vào ổ điện là giắc 2 chấu e đã nối đất cho âmply vào tiếp địa cùng chỗ với đầu cối. Đầu cd và đầu cối e cắm vào biến áp cách ly, vậy biến áp cách ly e có cần phải nối đất nữa ko các bác tư vấn giúp e với
     
  6. hoangtrong

    hoangtrong Advanced Member

    Joined:
    2/5/13
    Messages:
    3.555
    Likes Received:
    2.221
    Location:
    Sài Gòn - Gia Định
    Vấn đề bác hỏi mình đã chia sẻ nhiều lần trên vnav mục phụ kiện, trong các topic liên quan đên dây nguồn, BACL ... bác nên tìm đọc dần dần. Sau đây mình xin tóm tắt những ý chính liên quan đến câu hỏi của bác.

    1. Biến áp cách ly nếu có cọc nối đất thì bác nên nối đất để phát huy hiệu quả của BACL. Ngoài ra nếu BACL đặt trong thùng thì bác nên nối đất cho thùng BACL.

    2. Các thiết bị của bộ dàn như: (1) nguồn phát (ở đây là đầu CD và đầu băng cối), (2) pre-amp + pow hay amp tích hợp ... thì bác chỉ nên nối đất ở 1 thiết bị duy nhất.

    Bác nối đất vào vỏ của đầu cối, nếu bác đo thông mạch thì sẽ thấy vỏ chassis đầu cối thông mạch với dây (-) của cọc tín hiệu (vành ngoài của cọc tín hiệu kiểu RCA), rồi bác nối đất tiếp cho amp thì bác đã có 2 điểm tiếp đất. Hai điểm tiếp đất này thông với nhau qua đường tín hiệu, và có dây tín hiệu (dây (-)) kết nối giữa đầu cối và amp sẽ tạo thành vòng loop, sẽ gây nhiễu thêm cho hệ thống của bác.

    Trên đây chỉ là vài ý tóm tắt trả lời nhanh câu hỏi của bác. Bác nên đọc kỹ các post trên vnav, có nhiều bí kíp lắm, đương nhiên đọc phải chọn lọc và làm thử. Giảm nhiễu nội sinh và ngoại sinh cho bộ dàn là một việc nên làm, từng bước, cẩn thận, tỉ mỉ, kỹ lưỡng, kết hợp với luyện khả năng nghe thì bác mới phát huy được hết khả năng của từng thành phần trong bộ dàn và đạt được sự phối hợp tốt. Lúc đó bác sẽ yêu quý những thứ mình đang có hơn!
     
    truyhoan, Hoang0112 and Wilson Fans like this.
  7. Hoang0112

    Hoang0112 Advanced Member

    Joined:
    30/8/15
    Messages:
    80
    Likes Received:
    19
    Vân cảm ơn bác nhiều, các vẫn đề này chắc là nhiều bác bàn rồi, nhưng em chưa có kinh nghiệm nên tìm chọn lọc khó quá, đôi khi khó hiểu. nên bác tư vấn thêm giúp em cái: Theo ý trên của bác thì em vẫn nên nối đất cho BACL. Nhưng em bị 1 vấn đề là trước em cũng chỉ nối đất cho amply, nhưng khi đó em sờ vào vỏ đầu cối thì lại bị giật tê tay, nên em lại nối đất tiếp cho vỏ đầu cối thì thấy hết tê tay.
     
  8. hoangtrong

    hoangtrong Advanced Member

    Joined:
    2/5/13
    Messages:
    3.555
    Likes Received:
    2.221
    Location:
    Sài Gòn - Gia Định
    Nếu vậy bác phải kiểm tra bằng đồng hồ đo thông mạch xem vành ngoài cọc tín hiệu RCA của đầu cối có còn thông với vỏ chassis của đầu cối không.

    Tuy nhiên có việc này cần phải làm đúng ngay từ đầu. Đầu cối jack dây nguồn chỉ có 2 chấu, nếu là đầu cối xưa của Mỹ, hay đầu cối của Nhật thì 2 chấu dẹp này như nhau, không phân biệt được chấu nào nóng chấu nào nguội . Bác phải thử có phải 1 chấu của jack dây nguồn thông mạch với chassis không. Nếu có 1 chấu dây nguồn thông mạch với chassis thì chấu đó của jack dây nguồn chính là cọc nguội, và chấu kia của jack dây nguồn là cọc nóng. Bác làm dấu bằng cách nào đó, có thể dùng bút lông dầu màu đỏ tô vào phần gốc của chấu nóng (chấu dương) của jack dây nguồn, và dùng bút thử điện để kiểm tra ổ cắm bên nào là dây nóng đánh dấu bằng mực đỏ và cắm jack dây nguồn sao cho cọc nóng vào bên dây nóng, cọc nguội vào bên dây nguội thì sẽ hết giật. Nói một cách đơn giản thì nếu đang cắm đầu cối mà sờ vỏ bị điện giật thì bác xoay ngược jack dây nguồn của đầu cối để đảo đầu cắm là xong. Nhưng bác nên xử lý cẩn thận và quy ước cho rõ từ đầu thì khi cắm rút sẽ không bị hồi hộp có giật nữa không.
     
  9. Hoang0112

    Hoang0112 Advanced Member

    Joined:
    30/8/15
    Messages:
    80
    Likes Received:
    19
    ok cảm ơn bác nhiều. để em làm thử, nếu có gì ko hiểu em lại xin tư vấn của bác nhé
     
  10. Hoang0112

    Hoang0112 Advanced Member

    Joined:
    30/8/15
    Messages:
    80
    Likes Received:
    19
    Bác cho em hỏi thêm 1 chút nữa là điện cho nguồn phát: đầu cối, CDP em cắm qua 2 lần lọc điện, 1 lần bacl thì có bị ảnh hưởng gì không, hay chỉ cần qua 1 lần lọc điện, 1 lần bacl thôi bác nhỉ
     
  11. hoangtrong

    hoangtrong Advanced Member

    Joined:
    2/5/13
    Messages:
    3.555
    Likes Received:
    2.221
    Location:
    Sài Gòn - Gia Định
    chuong46, caigoc and Wilson Fans like this.
  12. KevinTeo

    KevinTeo Advanced Member

    Joined:
    20/5/17
    Messages:
    365
    Likes Received:
    458
    Location:
    HCM
    Hi bác Trọng. Em có issue nhờ bác tư vấn, bác check inbox giúp em nhé. Thanks bác
     
    hoangtrong likes this.
  13. hoangtrong

    hoangtrong Advanced Member

    Joined:
    2/5/13
    Messages:
    3.555
    Likes Received:
    2.221
    Location:
    Sài Gòn - Gia Định
    Cứ bình tĩnh nghe bằng tai mình, thông số, thiết bị, cách phối ghép ... cũng chỉ để phục vụ đôi tai thôi bác.
     
    KevinTeo likes this.
  14. KevinTeo

    KevinTeo Advanced Member

    Joined:
    20/5/17
    Messages:
    365
    Likes Received:
    458
    Location:
    HCM
    Cám ơn bác Trọng đã rất nhiệt tình tư vấn, trao đổi. Issue của em đã được giải quyết mà chẳng tốn đồng nào, bây giờ nghe tốt hơn và nhạc tính hơn rất nhiều, không còn khô khan như trước.
     
  15. hoangtrong

    hoangtrong Advanced Member

    Joined:
    2/5/13
    Messages:
    3.555
    Likes Received:
    2.221
    Location:
    Sài Gòn - Gia Định
    Vào hè mà công việc vẫn bận rộn. Đĩa CD để mấy năm không nghe, đem ra nghe lại, nghe khó vô quá. Có thời gian sẽ thâu từ CD qua băng từ để nghe những album hay mà không phát hành định dạng analog như đĩa nhựa hay băng từ. Chiều nay nghe lại CD Music from Vietnam của hãng Caprice Thụy Điển rằng hay thì hay, nhưng nghe lâu một chút là mệt. Có 4 đĩa CD của Hương Thanh, trong đó có 3 đĩa có chữ ký sống của ca sỹ, mới thâu vào băng cassette 3 đĩa. Cố gắng thâu vào băng cối loại tốt để nghe thêm vài chục năm nữa, còn đĩa CD chắc thanh lý cho rộng chỗ. Tai thật sự hỏng rồi :(
     
    KevinTeo likes this.
  16. KevinTeo

    KevinTeo Advanced Member

    Joined:
    20/5/17
    Messages:
    365
    Likes Received:
    458
    Location:
    HCM
    Bác Trọng nhiều cối thế!? Khi nào muốn chuyển nhượng bớt text em hen. :p
     
  17. allyouneed

    allyouneed Advanced Member

    Joined:
    29/6/10
    Messages:
    202
    Likes Received:
    85
    Bác hoangtrong và các bác chơi analog (đĩa than, băng cối) cho em hỏi dây nguồn cho mâm than (turntable) hay đầu cối (reel-to-reel) có quan trọng như dây nguồn cho các thành phần khác của hệ thống: cd, phono, pre, pow... không ạ?
     
  18. hoangtrong

    hoangtrong Advanced Member

    Joined:
    2/5/13
    Messages:
    3.555
    Likes Received:
    2.221
    Location:
    Sài Gòn - Gia Định
    Dây nguồn quan trọng ở chỗ không có thì không hát được! Nhiều năm trước đây mình thay dây nguồn cho CDP thì thấy âm thanh có biến đổi có vẻ tích cực, "tiếng rộng ra". Tuy nhiên dần dà theo thời gian khi khả năng nghe thay đổi, mình dùng lại dây theo đầu CDP, vì nhận thấy lõi dây nguồn của CDP đủ to, nếu không nói lá quá dư so với công suất tiêu thụ điện của đầu CDP. Và khi nghe kỹ thì thấy dây, jack nguồn thay vào làm biến đổi sound stage và sound image, có người thì thấy thích vì "tiếng rộng ra", nhưng mình không thích vì "không gian âm nhạc tái tạo không thật". Đã có lần trên vnav mình cũng đã nói, không nhớ ở topic nào. Nghe một cây đàn piano độc tấu, với dây theo máy vì sound stage rộng vừa đủ, trong khi dây và jack thay vào chất lượng cao hơn nhưng làm cho tiếng rộng tới mức phi thực tế, nghe nhạc nhắm mắt lại tưởng tượng ra cây đàn piano trên sân khấu rộng gấp nhiều lần cây piano thực. Cho nên nếu không có trải nghiệm nghe nhạc unplugged live (chỉ có âm thanh trực tiếp từ nhạc cụ đến người nghe, không qua hệ thống micro, pre, mixer, amp, loa...) ở nhà hát, hay phòng hòa nhạc của nhạc viện... thì mình sẽ thấy âm thanh lạ hay hơn. Nhưng nếu thường xuyên đi nghe nhạc unplugged như vậy, khi nghe các chương trình thâu âm acoustic thì dây nguồn theo máy sẽ cho âm thanh tái tạo giống sound stage thực hơn. Đây là sự lựa chọn của từng cá nhân, muốn nghe lạ, hay, hay là muốn nghe giống thực tế. Tương tự như chụp ảnh mộc và chụp ảnh qua filter các kiểu. Đó là đối với nhạc acoustic, còn với nhạc điện tử thì sự can thiệp của con người rất nhiều ngay từ gốc âm thanh phát ra. Nếu nghe chủ yếu nhạc điện tử thì lúc này thì chọn dây nguồn nào làm cho mình nghe cảm thấy hay nhất là được. Tuy nhiên phải thử vài loại dây để tìm ra loại hợp với bộ dàn, hợp với nguồn âm và đúng ý mình. Quá trình chọn lựa này tốn nhiều thời gian và chi phí vì có nhiều biến số ảnh hưởng đến đặc tính của âm thanh tái tạo ra, nên có hằng trăm kết hợp và do đó hàng trăm sự lựa chọn.

    Đến mâm đĩa nhựa, đầu băng cassette, đầu băng cối thì rút kinh nghiệm, chủ yếu mình chơi dây theo máy, hoặc dây không theo máy nhưng cũng là dây nguồn của các máy hát nhạc.

    Mâm đĩa nhựa chỉ có vài watt, dây ít quan trọng, tuy nhiên thường mâm đĩa nhựa chỉ có 2 chấu, nghe kỹ để xác định xem chấu nào là cắm vào bên nóng, chấu nào là cắm vào bên nguội. Cắm đúng nóng nguội thì âm thanh ra đúng sound stage, sound image tốt hơn, âm thanh mượt mà hơn. Và quan trọng hơn là phần nguồn cho mâm, nếu qua một biến áp cách ly nhỏ, và không cắm chung với bất kỳ thiết bị nào khác thì âm thanh sẽ rất đẹp, mặc dù chỉ cấp nguồn cho motor và không liên quan đến tín hiệu ra! Nếu mâm than buộc phải cắm chung với thiết bị khác thì chỉ nên cắm với thiết bị có nguồn tuyến tính có công suất nhỏ.

    Đầu băng cassette có công suất tiêu thụ điện nhiều hơn mâm đĩa nhựa, và đầu băng cối công suất tiêu thụ điện lớn hơn đầu băng cassette. Công suất tiêu thụ điện càng lớn thì dây càng quan trọng. Nếu không có lý do gì đặc biệt thì cũng không nên thay dây nguồn, chỉ trừ khi thiết bị từ nước ngoài về mà không có dây nguồn.

    Tóm lại mình dùng dây theo máy cho các thiết bị nguồn phát âm thanh analog. Tuy nhiên cần cắm đúng nóng và nguội, đầu tư vào đầu cos dây điện, ổ cắm tốt, nối đất đúng, biến áp cách ly tốt (BACL có rất nhiều loại và ảnh hưởng của các loại BACL này đến đặc tính âm thanh rất khác nhau, có thể cải thiện và cũng có có thể làm suy giảm chất lượng âm thanh rất nhiều).

    Về pre pow thì dây nguồn quan trọng hơn nhiều, nhất là amp vì công suất tiêu thụ điện cao. Trước hết nghe kỹ dây theo máy, nghe khoảng vài tháng, cho não ghi nhớ đặc tính âm thanh tái tạo. Sau đó suy nghĩ kỹ hạn chế của âm thanh, mình muốn cải thiện điều gì, và quan trọng là phải "thử" dây nguồn mới trên chính bộ dàn của mình để xem có thay đổi theo đúng ý mình mong muốn thay đổi không, thay vì tin vào các review có cánh. Và việc thử các dây nguồn khác so sánh với dây nguồn theo máy thì trước đó nên đầu tư vào phần nguồn điện thì kết quả thử mới chính xác. Vấn đề quan trọng là ai cho mình mượn dây để thử? Do đó chơi audio nên có hội có nhóm là vì thế!
     
    Last edited: 1/7/24
    ngockcntb and allyouneed like this.
  19. allyouneed

    allyouneed Advanced Member

    Joined:
    29/6/10
    Messages:
    202
    Likes Received:
    85
    Cảm ơn bác nhiều vì những thông tin rất bổ ích, rất logic và nhiều trải nghiệm. Mâm than em có thử các dây nguồn khác nhau thì thấy không thay đổi rõ nét. Chỉ có điều chưa em chưa thử kỹ giữa cắm trưc tiếp và cắm qua lọc nguồn. Nghe bác nói em sẽ thử theo cả hướng đó xem sao. Mâm than của em thì có nguồn rời với inlet sẵn 3 cọc nên em cũng cứ cắm dây nguồn vào mà không lăn tăn gì nóng và nguội.
    Cối thì em chưa có nên chưa thử được. Nhưng có điều kiện sẽ thử. Tuy nhiên thực sự là good news nếu đỡ phải đầu tư thêm dây nguồn xịn cho cối :)
    Về phần nguồn điện tổng thì em làm cũng khá kỹ, đã riêng từ công tơ, mass làm đủ, có đo đạc cẩn thận, ổ cắm tổng cũng đầu tư tương đối nên giờ cũng yên tâm để trải nghiệm các loại dây nguồn, lọc nguồn, ổ cắm không có lọc...
    Tóm lại là cảm ơn bác nhiều. Giờ yên tâm dồn tất tay ngân sách cho cối, thay vì bớt phần nào dự phòng cho dây nguồn :)
     
  20. hhiepbi

    hhiepbi Advanced Member

    Joined:
    1/7/13
    Messages:
    2.907
    Likes Received:
    2.581
    Rất trân trọng những gì bác đã nghiên cứu và trải nghiệm kể cả thực tế và tái tạo lại âm thanh. Nhưng e vẫn băn khoăn:
    Khi nghe live: mỗi nhạc cụ coi như 1 driver, khán phòng chính là một cabinet (thùng loa lớn), mỗi vị trí ngồi nghe khác nhau cho ta âm thanh cảm nhận khác nhau. E từng một thời học guitar chơi bời: ở những năm 1985 chỉ có dc 1 cây đàn cũ do vn sx, dây sắt chính hiệu, sau này các cụ cho một cây taiwan cũ với dây nylon, sau này có dịp qua jp cầm về một cây 2nd. Bản thân thấy tiếng nó khác nhau xa: cái thì chát chúa, cái thì nhẹ êm, cái thì trường âm rộng mở mềm mại,...Nên nếu nghe live mà phòng ốc không chuẩn, nhạc cụ không cao cấp mà mình tinh chỉnh ht theo nó liệu có ổn không bác? Tks
     
  21. hoangtrong

    hoangtrong Advanced Member

    Joined:
    2/5/13
    Messages:
    3.555
    Likes Received:
    2.221
    Location:
    Sài Gòn - Gia Định
    Live ở nhà hát thành phố, phòng hòa nhạc của nhạc viện cũng tạm đủ rồi. Mình tham chiếu đến cái ở mức nào thì chỉ chơi audio tái tạo chắc cũng loanh quanh mức đó thôi. Tuy nhiên ở VN vẫn có cơ hội nghe các dàn nhạc giao hưởng, thính phòng quốc tế biểu diễn. Tại VN thì nghệ sỹ violon Stephan Trần Ngọc đã về biểu diễn vài lần với cây đàn cỡ triệu USD. Mình đã đi nghe tiếng của cây đàn đó, và gần 1 tuần sau không mở dàn máy hát ở nhà vì vẫn còn bị ám ảnh bởi âm sắc của cây đàn đó.

    Quay trở lại chơi audio. Chơi audio thì cũng có năm bảy đường. Mình chỉ bàn về chơi audio để tái tạo lại âm nhạc. Để tái tạo lại âm nhạc thì cần biết âm nhạc phát triển qua các giai đoạn nào. Âm nhạc phát triển qua 3 giai đoạn từ thấp đến cao: nhịp điệu (rhythm), giai điệu (melody), và sự hài hòa (harmony) [Richard Grant White]. Đánh giá âm thanh tái tạo nếu chú ý nhiều quá đến chi tiết, tiểu tiết, coi những thứ đó là mục tiêu tìm kiếm thì khó thỏa mãn bởi vì những chi tiết đó, tiểu tiết đó là phương tiện để đạt được âm nhạc mà ở mức cao nhất là Sự Hài Hòa. Sự thực là trong thời gian gần đây mình ít nghe nhạc Jazz, mà thích nghe nhạc cổ điển, đặc biệt là nhạc kịch, đồng ca, hợp xướng, opera, giao hưởng hơn. Vì trong những thể loại này mình cảm nhận được vẻ đẹp của âm thanh tái tạo từ thấp đến cao: nhịp điệu -> giai điệu -> sự hài hòa. Với những bản nhạc phức tạp như thế này thì có đủ thứ âm sắc để lắng nghe trong cùng một bản nhạc. Có lúc giọng hát tỏ vẻ uy quyền, hùng hồn, chanh chua, dịu dàng, khẩn thiết, bi thương .... Một khi bộ dàn tái tạo ra đủ thứ âm sắc như thế này thì không lo gì bộ dàn không tái tạo được tốt âm sắc của các nhạc cụ. Có thể coi như đây là một dạng của proxy measures.

    Còn theo hãng Opus 3 thì khi set dàn cần chú ý 3 thứ quan trọng: (1) độ sâu của âm hình, (2) âm sắc, (3) độ động. và hãng có ra bộ 3 đĩa để test dàn đánh số Test record 1,2,3, và ra đĩa tổng hợp Test record 4. Và để luyện tai nghe thì có thể dùng đĩa test của hãng Chesky. Trải nghiệm của mình là nếu theo hãng nào cũng được, khi đã set theo các bước, các yêu cầu, thì bộ dàn sẽ thể hiện được khá trung thực những bản nhạc khó ở mức cân bằng. Những lần thử đầu cos, ổ cắm, dây nguồn, dây tín hiệu, cọc loa, cọc tín hiệu, jack loa, bóng đèn, tụ điện, điện trở, tấm tiêu âm, vị trí loa, vật liệu trang âm, BACL, ổ cắm, hộp ổ cắm ... Nếu chỉ căn cứ vào những thứ vi mô như tiếng bass, tiếng mid, tiếng treble, độ nảy, độ dày tiếng, độ dẻo, độ động.... thì sẽ rất mệt mỏi và khó quyết định phù hợp. Vì chúng chỉ là những khía cạnh hay phương tiện để đi tới chỗ tạo ra âm nhạc tái tạo quyến rũ gần như thật. Trong quá trình này, đôi khi chúng ta có thể đi lạc hướng khi bị mê hoặc bởi độ mọng của nốt nhạc, độ ngân nga của giọng hát, độ dày của tiếng hát, độ nhanh mạnh, dứt khoát của tiếng bass... Tuy nhiên khi xét tổng thể thì âm thanh khó nghe dễ chịu được lâu dài từ tháng này qua tháng khác mà không thấy chán.

    Về tiếng đàn thì làm sao mình có thể nghe thấy tiếng đàn thật sự ngoài đời của chính cây đàn dùng để biểu diễn và thu âm để phát hành rộng rãi. Do vậy không thể so sánh tiếng đàn thật ngoài đời với tiếng đàn từ bộ dàn phát ra để đánh giá chất lượng một bộ dàn. Và tiếng đàn đó trong các không gian âm nhạc khác nhau cũng nghe khác nhau. Nếu đi vào con đường vi mô này thì khó có lối thoát. Do đó mình chọn con đường tiếp cận vĩ mô hơn, xét tổng thể âm nhạc tái tạo có tạo được cảm xúc cho người nghe hay không. Một khi tổng thể tốt rồi thì khi nghe song tấu 2 cây guitar,, 1 cây guitar dây nylon và 1 cây guitar dây sắt nghe ra rất rõ ràng nhưng vẫn rất hòa quyện. Lúc nào gãy dây ở giữa, lúc nào gãy dây gần ngựa đàn ... làm người nghe có cảm giác rất rõ ràng, thế là thành công. Lúc này những bản thâu trong phòng hòa nhạc, trong thánh đường, trong không gian biểu diễn thực, nghe hấp dẫn hơn nhiều những bản thâu trong studio, vì các bản thâu trong studio gần nhưng không nghe thấy tiếng vang gì (studio tiêu âm rất kỹ), còn các bản thâu kia có đầy đủ hài âm giúp người nghe cảm nhận rõ tiếng vang phòng, tạo cảm giác người nghe đang tham gia thật trong buổi biểu diễn!
     
    Last edited: 2/7/24
    loclocphatphat and hhiepbi like this.
  22. hhiepbi

    hhiepbi Advanced Member

    Joined:
    1/7/13
    Messages:
    2.907
    Likes Received:
    2.581
    Thực ra e cũng có cảm nhận: nếu set kỹ về âm sắc, nghe lâu sẽ thấy mệt đôi khi không có cảm giác thích, còn theo “vĩ mô “ như bác nói là sự hài hòa thì nghe lâu dc. Nhưng cũng có thể bản thân chúng ta sẽ thay đổi quan niệm trong “cách” nghe theo thời gian nên xu hướng set nó theo phong cách đó.
     
    hoangtrong likes this.
  23. Thick As Brick

    Thick As Brick Approved Member

    Joined:
    7/7/23
    Messages:
    9
    Likes Received:
    8
    Có lẽ bác ưu ái nhạc cổ điển nên đánh giá rhythm (nhịp điệu) thấp hơn melody (giai điệu) và cao nhất là harmony (hoà âm)? Nếu xét về cảm xúc âm nhạc thì có khi nhịp điệu nó lại ảnh hưởng rất mạnh đến cảm xúc. Harmony/hoà âm thì cũng không nhất thiết phải hài hoà - cân đối theo nghĩa gốc của từ này.
     
    Last edited: 3/7/24
  24. hoangtrong

    hoangtrong Advanced Member

    Joined:
    2/5/13
    Messages:
    3.555
    Likes Received:
    2.221
    Location:
    Sài Gòn - Gia Định
    Một vài bác không để ý và không biết có link tải về album quý trên đĩa nhựa này ở đây, mình reply lại post rất cũ này (29/1/2019) để bác nào quan tâm thì tải về. Chúc vui!

    https://www.diathan.com/product/dia...-khe-musique-du-viet-nam-tradition-du-sud-lp/
     

    Attached Files:

    Last edited: 18/8/24
    oneclicklogin and Hoang0112 like this.
  25. hoangtrong

    hoangtrong Advanced Member

    Joined:
    2/5/13
    Messages:
    3.555
    Likes Received:
    2.221
    Location:
    Sài Gòn - Gia Định
    Để rất lâu không dùng, đầu Marantz CDR-631 vẫn hát bình thường nhưng không nhận phôi trắng để ghi, nên mình chưa tiếp tục số hóa một số đĩa LP hay và hiếm để chia sẻ. Để tìm cách khôi phục chức năng ghi của đầu này.
     
    mtbc likes this.

Share This Page

Loading...