Phòng nghe nhạc hoangtrong

Discussion in 'Giới thiệu hệ thống Nghe-Nhìn của thành viên' started by hoangtrong, 13/8/17.

  1. dgnguyen

    dgnguyen Advanced Member

    Joined:
    17/7/11
    Messages:
    1.335
    Likes Received:
    762
    Ở đây có mấy vấn đề mình vẫn thấy có vẻ lấn cấn bác ạ:
    -Ta dùng Lp,CD chuẩn để set up bộ dàn hay dùng bộ dàn để nghe những CD,LP chuẩn.
    Trong âm nhạc có một cái chuẩn về nốt nhạc là cái Diapason để làm chuẩn cho nốt A.Ngày xưa còn bé khi còn học hòa âm và đàn mình gặp vấn đề này rất nhiều trên băng tape,cassette và ngay cả trên đài phát thanh,hầu hết các bản nhạc phát ra từ cassette,tape và ngay cả trên đài phát thanh đều không đúng cao độ theo chuẩn của cái Diapason.Lúc đó mình chẳng biết là tốc độ thâu,phát của băng từ ảnh hưởng đến cao độ của nốt nhạc chỉ biết rằng rất hiếm bản nhạc được phát với đúng chuẩn của Diapason.Mình không rành kỹ thuật,chưa chơi LP và chỉ chơi CD một thời gian ngắn nên không biết CD có bị sai lệch về tốc độ không nhưng với LP thì mình tin là có.Và rất nhiều người luôn thần thánh LP như là chuẩn mực nhưng mình nghĩ kiếm được LP chuẩn mực không hề dễ vì mình thấy có những bộ mâm LP chỉ vài trăm USD nhưng có những bộ mâm giá hàng chục,trăm ngàn.
    (còn tiếp:bác thông cảm vì mình cũng già cả rồi và khả năng lập luận,đặt vấn đề rất hạn chế nên chỉ có thể nêu vấn đề một cách lượm lặt đôi khi lãng nhách.)
     
    thanhthai63 and TRANDAIARC like this.
  2. hoangtrong

    hoangtrong Advanced Member

    Joined:
    2/5/13
    Messages:
    3.555
    Likes Received:
    2.221
    Location:
    Sài Gòn - Gia Định
    Để có âm thanh "chuẩn" thì cần phải có cả hai bác ạ, dàn setup chuẩn và CD/LP chuẩn. Thường thì người chơi cần phải mua CD/LP chuẩn về để canh dàn. Có một số ít hãng, ví dụ như hãng Chesky làm ra những đĩa chuẩn và hướng dẫn chúng ta setup dàn.

    Còn vấn đề chuẩn cho note nhạc bác nói thì em có đề cập qua trong topic này và bác cũng có ý kiến trong đấy: https://vnav.vn/threads/lam-giap-chong-nhieu-noi-pin-72v-cho-day-audio.46682/

    Trong thực tế thì ít người để ý đến cao độ chuẩn và canh cao độ của note nhạc do dàn máy tái tạo tương tự như lên dây đàn piano đâu bác. Chỉ có những người tai nhạy cảm với vấn đề cao độ này là khổ thôi. Nhiều trường hợp các phụ kiện làm cho dàn "hay hơn", đó thường là làm cho âm thanh tái tạo long lanh hơn, đến mức sai cao độ chuẩn, nhưng rất nhiều người thích và cho rằng nghe vậy mới áp phê! Cho nên em vẫn khuyên một số người chơi audio mà hay nghe nhạc acoustic nên đi nghe unplugged là vì vậy.

    Chơi LP thì có rất nhiều loại mâm và nhiều loại đĩa, có cái rẻ, có cái đắt và có cái rất đắt, một phần là do độ chuẩn xác của chúng tốt đến đâu hay tệ đến đâu. Không phải cái nào cũng chuẩn. Cũng giống như cây thước của học sinh, cây thước của thợ may và cây thước của thợ cơ khí chính xác, tất cả đều là thước, nhưng độ chuẩn xác của chúng khác nhau.
     
    Last edited: 3/2/18
  3. dgnguyen

    dgnguyen Advanced Member

    Joined:
    17/7/11
    Messages:
    1.335
    Likes Received:
    762
    Cách đây khoảng 7-8 năm mình đi theo người bạn sắm bộ dàn với chức vụ xe ôm kiêm quân sư quạt mo.Lúc đó mình chưa biết Vnav còn anh bạn thì đã dày công học hỏi nghiên cứu rất kỹ và mang theo cuốn sổ ghi địa chỉ để xem từng đôi loa,giá tiền và những ưu khuyết điểm qua những bài review.Và thế là......đi đâu mình cũng bị tra tấn bởi mấy cái CD test và chẳng có dàn nào giống dàn nào khi mà cùng xử dụng mấy cái CD đó làm chuẩn mực thậm chí còn trái nghịch nhau hoàn toàn.Rõ ràng cùng một bí kíp võ công nhưng khi luyện thì mỗi người đạt được 1 thành quả,level khác nhau thậm chí có người bị tẩu hỏa nhập ma vì kết quả thật là tệ hại.Cho đến bây giờ mình vẫn chưa hiểu được trên thế giới này dàn phối ghép như thế nào thì có thể cho ra chính xác 100% bản thu,có thể có dàn như thế không hay mỗi người cảm nhận theo một kiểu và có chống chỉ định từ level nào để tránh tẩu hỏa nhập ma không.
     
    thanh0610 likes this.
  4. Haolq

    Haolq Advanced Member

    Joined:
    5/12/05
    Messages:
    2.016
    Likes Received:
    1.019
    Bản chất của âm thanh từ phòng thu tới tai người nghe cho dù dùng bất kỳ phương tiện nào thì đều là Analog. Mà đã là Analog thì hiển nhiên ko có dàn nào đạt y/c tái 100% bản thu !
     
  5. hoangtrong

    hoangtrong Advanced Member

    Joined:
    2/5/13
    Messages:
    3.555
    Likes Received:
    2.221
    Location:
    Sài Gòn - Gia Định
    CD test thì trong đó phần nhiều là do dân ta tự phong cho nó là CD test thế thôi, vì đó là những bài nghe quen và thích, không phải là những CD test chuẩn đúng nghĩa. Một CD test chuẩn lên dàn không chuẩn thì đương nhiên nghe khác nhau rồi.

    Việc cảm thụ âm âm thanh và âm nhạc không đơn thuần là vấn đề vật lý, mà còn là vấn đề thuộc về sinh học như bác haolq đã post trên vnav. Tai nghe mỗi người một khác, và tai của 2 người khác nhau nghe và phản ứng trên 2 bộ dàn khác nhau cũng rất có thể khác nhau. Cùng một bộ dàn để vào 2 phòng khác nhau nghe cũng khác nhau. Một cây đàn grand piano để ở nhạc viện nghe khác với khi để ở Nhà Hát Lớn đối với khán giả. Phần đông người chơi không có phòng tốt. Tuy nhiên cũng có thể setup để phù hợp với điều kiện phòng bị hạn chế. Hạn chế lớn nhất khi người chơi audio thích nghe nhạc acoustic là không có hay có rất ít trải nghiệm thực tế nghe live, nghe unplugged, cho nên hay set theo kiểu ta nghe thấy hay là được, nên ra vô số dị bản chất âm trên con đường tiệm cận với chất âm "mộc" thực tế diễn ra khi tiến hành thâu âm. Việc tái tạo âm thanh là việc mô phỏng âm thanh thực, và việc mô phỏng này có rất nhiều mức độ (continuum) từ xa (tiếng sai) đến gần (tiếng gần đúng), càng gần đúng thì công sức và tiền bạc càng nhiều.

    Một trong những dấu mốc lớn khi chơi audio của em là đi đo đáp tần nghe của 2 tai. Đo xong dãy tần bằng phẳng, khá cân giữa 2 tai, nên khá tự tin trong việc nghe, đánh giá, và tự kết luận, em không so với dàn "chuẩn" của shop/hãng nào đó hay của ai đó, em chủ yếu so với những cảm nhận khi em nghe live và/hoặc unplugged ngoài đời thực.
     
    ds2k likes this.
  6. dgnguyen

    dgnguyen Advanced Member

    Joined:
    17/7/11
    Messages:
    1.335
    Likes Received:
    762
    Vấn đề Pitch mà bác nói trong phối ghép đến bây giờ mình vẫn chưa thể hiểu nổi:
    -Theo mình hiểu thì vấn đè Pitch bác nêu và Pitch so với Diapason chuẩn của mình hoàn toàn khác nhau.
    Pitch lên xuống cao độ chuẩn của Diapason mình nêu chỉ bị ảnh hưởng trực tiếp từ đầu phát mà thôi.Ở máy Cassette hay Tape ảnh hưởng trực tiếp từ bộ điều tốc và mô tơ trong quá trình thu và phát nên điều này ảnh hưởng rất lớn đến cao độ của bản nhạc và ta thấy rất khó có bản nhạc hát đúng tông chuẩn ta có thể thấy rất dễ bằng cách căn bánh xe đè băng là thấy liền hoặc khi cassette yếu pin hoặc hết pin.Thời còn bé mình hay xử dụng cassette để học đàn nên lúc đó xử dụng piano là không thể vì hầu như chẳng có bản nhạc nào đúng tông chuẩn cả.Và xử dụng guitare thì mỗi bản nhạc lại phải lên dây lại.
    Còn trong phối ghép thì hoàn toàn khác,đầu CD hay nhạc số luôn có dữ liệu thời gian trong bản nhạc và đầu đọc luôn theo dữ liệu ghi trên bản nhạc nên rất khó có thể sai tốc độ được.
    Có thể tưởng tượng một cách đơn giản khi phối ghép ta có thể xử dụng tone effect,equalizer hay dây dẫn,tụ v.v.......để biến Vũ Khanh thành Thái Thanh nhưng chắc chắn Vũ Khanh hay Thái Thanh chẳng bao giờ hát sai tông như ca sĩ nghiệp dư trong đám cưới được.Thực tế là bây giờ chơi nhạc số mình chưa bao giờ thấy bản nhạc nào sai tông so với đàn Organ và Guitare thì chỉ so dây một lần cho tất cả.
     
  7. hoangtrong

    hoangtrong Advanced Member

    Joined:
    2/5/13
    Messages:
    3.555
    Likes Received:
    2.221
    Location:
    Sài Gòn - Gia Định
    Bác có thể đọc tài liệu nói về cao độ bằng tiếng Việt ở đây: https://vi.wikipedia.org/wiki/Cao_độ_(âm_nhạc)

    Và tài liệu nói về pitch bằng tiếng Anh thì chi tiết hơn ở đây: https://en.wikipedia.org/wiki/Pitch_(music)
     
  8. hoangtrong

    hoangtrong Advanced Member

    Joined:
    2/5/13
    Messages:
    3.555
    Likes Received:
    2.221
    Location:
    Sài Gòn - Gia Định

    Attached Files:

    Last edited: 4/2/18
  9. hoangtrong

    hoangtrong Advanced Member

    Joined:
    2/5/13
    Messages:
    3.555
    Likes Received:
    2.221
    Location:
    Sài Gòn - Gia Định

    Attached Files:

  10. hoangtrong

    hoangtrong Advanced Member

    Joined:
    2/5/13
    Messages:
    3.555
    Likes Received:
    2.221
    Location:
    Sài Gòn - Gia Định

    Attached Files:

    taicun and minh62 like this.
  11. hoangtrong

    hoangtrong Advanced Member

    Joined:
    2/5/13
    Messages:
    3.555
    Likes Received:
    2.221
    Location:
    Sài Gòn - Gia Định
    Đáp ứng yêu cầu nhạc dân tộc của các bác, em ship gấp về vài CD "From Saigon to Hanoi" của Milanrecords. Nếu Album Phạm Đức Thành thiên về nhạc cụ thì album này toàn là tiếng hát quê hương cực kỳ mộc mạc. CD về ngay trước tết âm lịch coi như quà tết tinh thần. Hy vọng các bác sẽ thích album này.

    https://milanrecords.com/?s=from+saigon+to+hanoi
    https://www.allmusic.com/album/from...ional-songs-and-music-of-vietnam-mw0000111973

    Link down đây, mời các bác: http://www.mediafire.com/file/7itcasdan8yemr4/From+Saigon+to+Hanoi.rar
     

    Attached Files:

    dungkts, minh62, phoenixvn and 5 others like this.
  12. hoangtrong

    hoangtrong Advanced Member

    Joined:
    2/5/13
    Messages:
    3.555
    Likes Received:
    2.221
    Location:
    Sài Gòn - Gia Định
    Tết này em đi nghỉ dưỡng ở TP Bảo Lộc (Lâm Đồng) tranh thủ ghé nhà 1 audiophile trước ngụ tại Bình Thạnh nay về ẩn dật tại Bảo Lâm. Bộ dàn của bác ấy bao gồm đầu phát CDP Victor XL Z999, amp mono block 300B tự ráp với linh kiện gấu, loa là củ Altec đóng thùng Onken 360l, củ bass 515-8G, củ kèn 802D, họng kèn 511B, phân tần DIY với linh kiện dữ, thêm super treble Fostex T900A, dây nguồn DIY, dây tín hiệu Transparent XLR, dây loa DIY. Trước đây ở Bình Thạnh, phòng nghe 3,8 x 4,5x 2,8 m loa để gần sát tường, tường hậu lại ốp gạch mosaic, sàn gạch, nghe hơi ồn và gắt. Nay về Bảo Lâm, bộ dàn không có gì thay đổi, phòng nghe lớn hơn 1 chút: 4,5 x 5,0 x 3,2 m, nhưng 4 vách ốp gỗ thông tự nhiên và trần cũng ốp gỗ thông tự nhiên, nghe khác hẳn, tiếng dịu dàng, đằm thắm hơn, bớt gắt gỏng, đỡ ồn hơn nhiều. Có dịp trải nghiệm cùng 1 bộ dàn ở 2 phòng khác nhau lý thú quá! Cái phòng quả thật cực kỳ quan trọng!
     
    Last edited: 23/2/18
  13. phuongbt

    phuongbt Advanced Member

    Joined:
    2/11/13
    Messages:
    115
    Likes Received:
    52
    Location:
    BếnTre.
    Phòng nghe cực quan trọng bác à. E bỏ nghe và rất ít nghe gần 1 năm vì phòng dội và ù cho đến khi e đặt vào phòng 3 món xử lý phía sau loa( 2 bên là vách kính e chưa xử lý) . Giờ đây e bận cách mấy, có khi sau 12g đêm e cũng bật lên nghe vì nó làm thay đổi nhiều quá. Đầu năm e chúc bác và gia đình nhiều sức khỏe!
     
    TRANDAIARC, AmaZa and hoangtrong like this.
  14. hoangtrong

    hoangtrong Advanced Member

    Joined:
    2/5/13
    Messages:
    3.555
    Likes Received:
    2.221
    Location:
    Sài Gòn - Gia Định
    Khi phòng và dàn đã nghe tốt rồi thì khi đâu xa về, kể cả quá "Không giờ rồi" cũng phải mở nghe 60 phút mới đi ngủ được, lúc đó chỉ chọn những đĩa bình bình thôi, chứ nghe mấy đĩa thuốc hay đĩa ruột thì khó ngủ à :)
     
    TRANDAIARC and phuongbt like this.
  15. Minhkhue

    Minhkhue Advanced Member

    Joined:
    13/10/14
    Messages:
    204
    Likes Received:
    67
    trong thú chơi audio thì cái gì cũng quan trọng hết, vấn đề là khả năng mình có thể thay đổi và làm được cái gì trong điều kiện của mình thôi: vì chỉ thay đổi 1 con điện trở, 1 cái cầu chì...cũng thay đổi chất âm cả 1 bộ dàn.
    Còn cái phòng...nó là cái "linh kiện" đắt nhất trong thú chơi audio mà rất khó có thể thay được (trừ trường hợp nhà chẳng có gì ngoài...điều kiện).
    cho nên cái thú vị của chơi audio là phải tùy thuộc vào "hoàn cảnh" cụ thể từng bộ dàn mà người chơi thay đổi sao cho đôi tai cảm thấy dễ chịu nhất.
     
    khanh999, luatvista and caphengocthao like this.
  16. hoangtrong

    hoangtrong Advanced Member

    Joined:
    2/5/13
    Messages:
    3.555
    Likes Received:
    2.221
    Location:
    Sài Gòn - Gia Định
    Thường thì người chơi bị hạn chế cái phòng, nhưng một số người nghĩ rằng phòng ta bị hạn chế nên bù lại ta sẽ đầu tư cho thiết bị, linh kiện và phụ kiện cho hay. Vấn đề là người chơi đầu tư không phù hợp, lấy sai chữa sai. Nhiều bài học trải nghiệm khá hay được chia sẻ trên vnav các bác ấy không đọc, hoặc đọc mà không tin và không làm thử, nên đau Đông chữa Tây là chuyện thường ngày. Ví dụ phòng nhỏ mà thích loa to, bass dội, không layout lại loa (kéo loa xa tường hậu hơn), không làm tiêu âm trầm, không kê loa cao hơn chút hay không trải thảm... lại đi chỉnh lại bằng cách thay dây nguồn, tín hiệu, dây loa, hay thậm chí thay luôn CDP khá tốn kém hoặc rất tốn kém. Rất ít ai can đảm đổi xuống loa nhỏ gọn hơn một chút cho phù hợp diện tích căn phòng nhỏ của mình.
     
    LeHuy and ngockcntb like this.
  17. Quoc Khanh

    Quoc Khanh Advanced Member

    Joined:
    4/3/12
    Messages:
    186
    Likes Received:
    386
    E cung nhu bác mo ta vay.e dang tạp trung xu ly phong nghe.dieu chinh vi tri loa.thay cung on
     
    hoangtrong likes this.
  18. hoangtrong

    hoangtrong Advanced Member

    Joined:
    2/5/13
    Messages:
    3.555
    Likes Received:
    2.221
    Location:
    Sài Gòn - Gia Định
    Một trong những album em thích nghe và dùng nó để kiểm tra sự cân bằng của cả hệ thống đó là album được một số người cho là "The Best Jazz Recording of the Century!" (http://www.elusivedisc.com/JAZZ-AT-THE-PAWNSHOP-180g-2LP/productinfo/PRLP7778/)

    Em sưu tầm được vài bộ LP bản đời đầu 1977 Made in Sweden cho thị trường Thụy Điển và thị trường Mỹ, và 1 bộ LP bản reissue 1986 để nghe so sánh. Còn các bản remastered sau này em không quan tâm vì đã được chế biến đi ít nhiều rồi.

    Trong Technical Information của bản thâu có những đoạn thú vị, mời các bác đọc với phần chuyển ngữ của google và hiệu chỉnh của em:

    JAZZ AT THE PAWNSHOP

    TECHNICAL INFORMATION


    Khi kỹ sư ghi âm Gert Palmcrantz chất các thiết bị lên xe của mình bên ngoài Europa Film Studios vào ngày 6 tháng 12 năm 1976, để thực hiện một trong nhiều lần thu âm, không ai nghĩ rằng những lần thâu âm đó sẽ trở thành một bản thu âm được sùng bái của các tín đồ âm nhạc và là một trong những bản thu âm nhạc jazz được đánh giá cao nhất từ trước tới nay.

    Palmcrantz đưa thiết bị vào xe và lái xe đến Stampen, câu lạc bộ nhạc jazz ở Old Town của Stockholm. Hôm nay đã cách khá lâu so với lần đầu tiên anh ghi âm tại Stampen. Câu lạc bộ này, được đặt theo tên của một cửa hàng môi giới cầm đồ đã từng hoạt động trong khu vực đó, mở cửa vào năm 1968. Cùng năm đó, Gert đã có mặt để ghi âm, trong số những người khác là nghệ sỹ clarinet Ove Lind, nghệ sỹ Vibraphone Lars Erstrand và tay trống Egil Johansen. Sau đó, ông gặp lại hai người sau đó ở sân khấu nhỏ của Stampen, cùng với nghệ sỹ saxophone Arne Domnérus, nghệ sĩ piano Bengt Hallberg và tay bass Georg Riedel. Palmcrantz đã biết rõ họ từ trước.

    Thời tiết không lạnh lắm và không có tuyết, mặc dù lúc đó là đầu tháng mười hai. Palmcrantz đã đến đúng thời điểm để chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng trước khi ban nhạc bắt đầu chơi vào khoảng chín giờ tối hôm đó.


    Tất cả những người đã ghé Stampen đều biết rằng trần nhà cao khoảng 4 mét và địa điểm có khoảng 80 người. Sân khấu được đặt ở góc phải của cửa ra vào, và nhỏ đến nỗi nó chỉ chứa được một cây đàn grand piano và một ban nhạc nhỏ. Palmcrantz đã gắn cặp microphone chính lên sân khấu, cách sàn khoảng hai mét. Những micro này là loại cardioid (búp hướng hình trái tim) Neumann U47, mở 15-20 cm và nghiêng ở góc 110-135 độ.

    Kỹ thuật âm thanh nổi ORTF - được đặt tên theo đài phát thanh Pháp giới thiệu kỹ thuật này vào đầu những năm 1960 - theo cách nói của Palmcrantz là phương pháp tốt nhất để tối ưu hiệu ứng âm thanh nổi và không gian sân khấu: Hiệu ứng stereo thực chỉ có thể đạt được bằng cách đặt micro giống như cách bố trí của tai người.

    Một cặp micro ở trước sân khấu tại Stampen và một cặp khác được đặt bên phải sân khấu, đối mặt với khán giả để tạo lại cảm giác đúng là "live". Một số mic hỗ trợ phụ cũng cần thiết. Một micro đã được đặt bên cạnh cây grand piano đang mở nắp ở phía bên tay phải của sân khấu, và Palmcrantz treo hai chiếc micro Neumann KM56 trên bộ trống ở phía bên trái sân khấu. Micro thu tiếng bass, đứng ở giữa và kết nối với bộ khuếch đại combo nhỏ trên ghế, được hỗ trợ thêm bởi một micro Neumann M49, cũng ở chế độ toàn hướng (omnidirectional). Micro đã được đặt theo cách mà nó bắt được âm thanh từ cả nhạc cụ và từ loa của bộ khuếch đại. Khuếch đại điện của tiếng bass đặc biệt đáng chú ý trong bài hát In a Mellow Tone, có sự méo nhẹ.

    Một khi tất các micro đã được thiết lập xong, tất cả những gì cần thiết là kết nối tất cả. Trong những ngày đó không có dây cáp nhiều lõi, nên Gert Palmcrantz phải dẫn tất cả tám dây cáp từ sân khấu, qua quầy bar và qua bếp đến một cái góc nhỏ giữa tủ lạnh và một đống thùng bia, nơi anh ta đã dựng tạm phòng studio: một máy trộn (mixer) Studer, hai bộ giảm tiếng ồn, thâu được 15 phút ở tốc độ 38 cm/giây. Anh ta đã nâng micro U47 lên cao. Cuộc thử giọng đã được thực hiện thông qua hai loa kiểm âm Ampex cũ với ampli gắn sẵn bên trong.

    Gert Palmcrantz đã mô tả nó nghe như thế nào khi ông nghe qua cuộn băng thâu thử đầu tiên:


    "Sau một vài âm thanh thử nghiệm, có một khoảng thâu thử trong căn phòng gần như trống, tiếng ồn của ghế, bàn và tiếng thủy tinh va chạm lanh canh nổi lên trong âm thanh nổi gần như 3 chiều. Tôi đã dựng các micro U47 trung thành của tôi trên sân khấu và đặt một cuộn băng thâu thử nghiệm lên trên máy thâu. Tôi lẩm bẩm điều gì đó về một cái dây bị đứt của micro cho cây đàn piano bên phải, chửi thề vì ngón tay của tôi bị mắc kẹt trong cái giá treo micro bên dàn trống, và tôi gọi cho mình một ly bia.

    Sau đó, có một sự xáo trộn ở đầu kia và tôi nhận ra tiếng cười lây lan của Egil Johansen khi anh và Arne Domnérus cười phá lên, đùa nhau một cách vui vẻ khi họ tiến vào sân khấu. Những nghi thức diễn ra và Arne quát vào tôi. "Vâng, đây chúng ta lại tiến hành, thế là chẳng có gì trốn thoát được bạn - cảm ơn Chúa! Ha ha ha!" Một tai nạn xảy ra. Khán giả đã đến với tinh thần cao độ. Trên sân khấu bạn có thể nghe thấy Bengt Hallberg đang chạy các ngón tay của mình trên các phím, Egil Johansen thắt chặt tay và Georg Riedel giật bass. Mùi xúc xích xông khói và bọt bia, pha trộn với hương thơm quen thuộc của các loại rượu vang chua và cả mùi chất tẩy rửa lẩn quất trong hình âm. "Dompan" (Arne Domnérus) khởi đầu Over the Rainbow và khán giả hạ giọng xuống thành tiếng rì rầm".

    Không thực hiện kiểm âm hoặc kiểm tra độ cân bằng trước. Một khi bộ tứ đã bắt đầu chơi, Palmcrantz phải nhanh chóng đặt mức độ càng chuẩn càng tốt. Sau hai giai điệu anh đã đạt được sự cân bằng.

    Gert Palmcrantz đã dán băng keo đánh dấu một bài hát sau các bài khác, vào cuối mỗi 1/4 giờ (15 phút) để có thể tham gia vào các giai điệu đã được chơi giữa các băng. Thật thú vị khi lưu ý rằng các nhạc công biểu diễn hoàn hảo như thế nào, vì mọi thứ đều có thể được ghi lại chỉ một lần mà không có bất kỳ sự cắt xén nào sau đó. Tuy nhiên có một ngoại lệ: ở cuối của một trong những đoạn solo trống của mình, Egil Johansen đã bỏ lỡ một nhịp và làm rối nốt nhập của mình một chút. Gert Palmcrantz cắt đoạn ngắn đó ra và những người muốn tự giải trí bằng cách cố gắng tìm ra sự cắt bỏ gần như không thể cảm thấy được này.


    Nếu không có trục trặc, Gert Palmcrantz cho phép âm nhạc chảy tự do và hầu như không chạm vào các nút chỉnh - không cần tăng, chỉ cần một điều chỉnh nhỏ cho các đoạn solo hoặc khi tiếng vỗ tay của khán giả trở nên quá lớn. Kết quả là có khoảng hai tiếng rưỡi nhạc được thâu lại.

    Đêm thứ hai, ban nhạc đã có thêm nghệ sỹ vibraphone Lars Erstrand tham gia. Ông đến sớm hơn những người khác để có thời gian để thiết lập nhạc cụ của mình. Lars Erstrand đã kiểm tra điện thoại cầm tay của mình chỉ để thấy rằng một trong những người hâm mộ la hét. Palmcrantz phải đi tìm một chai dầu ăn trong nhà bếp để Erstrand bôi trơn trục xoay.

    Sau đó những thành viên còn lại của ban nhạc đến và bản thu âm có thể bắt đầu, thực tế với sự sắp xếp của micro như buổi tối trước đó. Sự khác biệt là hôm nay đông đúc hơn một chút, có thể nghe đĩa để so sánh. Lars Erstrand vào phòng điều khiển để kiểm tra âm thanh của Vibraphone.

    Sau khi thu âm, băng gốc đã được Gert Palmcrantz chỉnh sửa tạo thành LP đôi cùng với các nhạc sĩ và nhà sản xuất Jacob Boëthius. Chất lượng âm thanh của bản thâu này đã nhanh chóng giành được danh tiếng về chất lượng, đặc biệt là đối với Palmcrantz và những nghệ sỹ nghĩ rằng bản thu âm trước đó của họ cũng khá tốt. Tuy nhiên, phải có một cái gì đó đúng vào những buổi tối hôm đó, và người ta không thể quên rằng những nghệ sỹ khéo léo, giàu trí tưởng tượng, nhạy cảm và đầy cảm hứng là những yêu cầu cao nhất để việc ghi âm tăng từ "tốt" lên "xuất sắc". Kỹ thuật micro của Palmcrantz truyền cảm ứng tinh tế của Bengt Hallberg, giọng điệu đặc biệt của Arne Domnérus và tiếng trống đặc biệt của Egil Johansen - và tất cả các nhạc cụ đều được trình diễn trong một hình âm thân thiện và khoáng đạt.

    Trên thiết bị thực sự tốt bạn có thể nghe tiếng người ăn nhóp nhép, tiếng dao cắt trên đĩa hoặc các cuộc nói chuyện quanh các bàn tròn nhỏ. Đây đó, trong số những tiếng cụng ly, bạn có thể nghe rõ các nghệ sỹ nói chuyện, khó hiểu cho người nghe không biết tiếng Thụy Điển. "Nhịp gì vậy?" một người nào đó hỏi trước bài Limehouse Blues, tiếp theo là nhận xét "Nhịp đầu tiên, nhịp độ bình thường", được minh họa bằng cách nhịp chân. Sau bài Confession, một người đàn ông vui vẻ trong khán giả kêu lên "Ê, đó là bài cũ mà!" Đôi khi bạn có thể nghe thấy âm nhạc khác trong âm nền - đó là âm thanh vọng vào của một ban nhạc jazz chơi ở tầng hầm ở phía dưới, gọi là Gamlingen (Oldie). Không nghi ngờ gì nữa, có rất nhiều chi tiết bạn cần phải khám phá trong bản thâu âm này!

    Người viết: Stefan Nävermyr (viết bằng tiếng Thụy Điển, Isabel Thomson chuyển sang tiếng Anh)
     
    Last edited: 14/3/18
    LeHuy, lmcuong4u and taicun like this.
  19. hoangtrong

    hoangtrong Advanced Member

    Joined:
    2/5/13
    Messages:
    3.555
    Likes Received:
    2.221
    Location:
    Sài Gòn - Gia Định
    Như đã nói, tiếng mid hay tạo nên cái hồn của bản nhạc. Có một album hay mà các bác nên dùng nó để xem tiếng mid của dàn mình hay tới đâu, đó là Carmen McRae Sings Great American Songwriters. Thông tin và nghe thử ở đây:

    https://www.allmusic.com/album/carmen-mcrae-sings-great-american-songwriters-mw0000103160

    Bài nào cũng rất hay, đặc biệt là bài 15 đến hết, tuyệt cú là bài 17 và bài 18 !!!
     

    Attached Files:

    Last edited: 24/5/18
  20. lmcuong4u

    lmcuong4u Advanced Member

    Joined:
    6/10/10
    Messages:
    294
    Likes Received:
    274
    Em tự sướng tí:
    Nghe bài 7-8-17-18 thì bộ dàn cùi bắp nhà em vẫn còn chưa đến nỗi....:):):)
     
  21. hoangtrong

    hoangtrong Advanced Member

    Joined:
    2/5/13
    Messages:
    3.555
    Likes Received:
    2.221
    Location:
    Sài Gòn - Gia Định
    Loa gần 100 chai mà cùi cái gì :eek:
     
  22. tuanj

    tuanj Advanced Member

    Joined:
    20/9/06
    Messages:
    315
    Likes Received:
    126
    Cám ơn bác Hoangtrong đã chia sẻ 1 album hay. Giọng ca này làm em nhớ đến Ella Fitzgerald. Rất bay bổng và nhẹ nhàng. Giòng bà Carmen McRae này da trắng nên hát jazz nó cũng nhẹ nhẹ bay bay hơn chút. :)
     
  23. Wollensak

    Wollensak Approved Member

    Joined:
    18/4/15
    Messages:
    28
    Likes Received:
    15
    Hi a Trọng bộ dàn a khủng quá ,e thì mới bước chân vào nghiệp đèn đóm
    hôm nào a chép dùm e cái CD Phạm đức Thành nhé ,thanks a [ah , e Dũng q4 ]
     
  24. hoangtrong

    hoangtrong Advanced Member

    Joined:
    2/5/13
    Messages:
    3.555
    Likes Received:
    2.221
    Location:
    Sài Gòn - Gia Định
    Okie, khi nào chép xong mấy CD mình sẽ nhắn tin nhé :)

    Khủng gì đâu, loa Altec dòng public audio rẻ tiền, phân tần tự chế, amp pre toàn ráp ở đây, dây nhợ phần nhiều là cắt mét, bữa nào rãnh thì ghé nghe nhé.
     
    Last edited: 30/5/18
    caphengocthao likes this.
  25. hoangtrong

    hoangtrong Advanced Member

    Joined:
    2/5/13
    Messages:
    3.555
    Likes Received:
    2.221
    Location:
    Sài Gòn - Gia Định
    Bà này coi Billie Holiday là đàn chị, cha mẹ gốc vùng Trung Mỹ, sinh ra ở khu Harlem, nhìn hình có vẻ cũng có gốc gác tổ tiên là người da đen, em đoán vậy :)

    Thông tin khá đầy đủ ở đây: https://en.wikipedia.org/wiki/Carmen_McRae; http://www.carmenmcrae.com/
     

    Attached Files:

    Last edited: 30/5/18

Share This Page

Loading...