Phần mềm để thiết kế phân tần thụ động ch

Discussion in 'Loa' started by Planets, 24/12/05.

  1. Planets

    Planets Advanced Member

    Joined:
    6/12/05
    Messages:
    2.228
    Likes Received:
    239
    Gửi các bác một cái link để download phần mềm crossover simulator

    http://www.pvconsultants.com/audio/cros ... versim.htm

    Đây là một phần mềm thiết kế phân tần khá mạnh. Để dùng nó các bác cần nghiên cứu thật kỹ các thông số của củ loa, các linh kiện phân tần và ý nghĩa của nó.

    Phần mềm này sẽ cho kết quả trực quan và chính xác hơn nhiều so với sử dụng các công thức đơn giản trong sách.

    Em thấy có một số điểm mà những người mới làm ít quan tâm như sự biến động trở kháng củ loa, pha, đặc điểm về đáp tần củ loa (độ dốc tự nhiên của đáp tần củ loa ngoài dải hoạt động - natural roll-off characteristics), đáp tần ngoài trục (off axis response), các điểm trồi sụt trong đáp tần... Trước khi bắt tay vào làm các bác nên nghiên cứu kỹ hơn những vấn đề này thì mới cho kết quả tốt được.
     
    Tags:
    Satuki likes this.
  2. ClassA

    ClassA Moderator

    Joined:
    5/12/05
    Messages:
    2.524
    Likes Received:
    46
    Planets ơi, nhấn vào nut download nó lại link đến http://www.geocities.com, trang này đòi username và pass thì làm thế nào bây giờ?
     
  3. Planets

    Planets Advanced Member

    Joined:
    6/12/05
    Messages:
    2.228
    Likes Received:
    239
    Thế là bác bị tường lửa chặn rồi. Em vẫn vào ngon. Để em xem có cách nào không nhé.
     
  4. Planets

    Planets Advanced Member

    Joined:
    6/12/05
    Messages:
    2.228
    Likes Received:
    239
  5. Gina

    Gina Advanced Member

    Joined:
    3/12/05
    Messages:
    191
    Likes Received:
    4
    Location:
    Hà nội
    Ở trang đó có một vệt các phần mềm tính toán crossover rất dễ sử dụng !
     
  6. ClassA

    ClassA Moderator

    Joined:
    5/12/05
    Messages:
    2.524
    Likes Received:
    46
    Mình download tử link này được rồi, nhưng làm sao vượt qua firewall của geocities nhỉ? Tại sao Planets lại qua được?
     
  7. Planets

    Planets Advanced Member

    Joined:
    6/12/05
    Messages:
    2.228
    Likes Received:
    239
    Đấy là firewall của bên ta đấy chưa ko phải bên kia, tùy do nhà cung cấp dịch vụ internet đặt thôi.
     
  8. Novemberrain

    Novemberrain Advanced Member

    Joined:
    5/12/05
    Messages:
    1.278
    Likes Received:
    4
    Location:
    Hà Nội
    Nhờ các bác thiết kế cho e cái phân tần thụ động (đơn giản thôi) giữa loa fullrange Fe206E (8 Ohm, 0-20khz, nhạy 96db, cho vào thùng chắc thành 98db rồi) và tweeter FT17H (8 Ohm, nhạy 98,5db, 5-50khz).

    Yêu cầu là làm sao cắt cao 1 chút vì fe206e k thiếu treble lắm, sao cho đỡ chói và k lẫn tiếng hát lên tweeter và quan trọng là giữ nguyên k can thiệp vào dải tần của 206.

    Các bác giúp e với, e đã thử cắt = tụ 0,68mf, 1mf, 1,5mf. Thấy cắt bằng tụ 0,68mf có vể êm nhất. Thấy sơ đồ của hãng có gắn thêm biến trở, vậy biến trở mua ở VN có không các bác.
     
  9. Scorpio

    Scorpio Moderator

    Joined:
    2/12/05
    Messages:
    7.236
    Likes Received:
    3.300
    Location:
    VNAV
    Theo công thức tính F= 0.159/(CxRh) mà tính
    Trong đó

    F: Tần số cắt
    Rh: Trở kháng của loa
    C: Trị số của tụ tính theo Fara

    Xem kỹ xem biến trở hay L-PAD. Nếu là LPAD gặp Tyro ở chợ trời !

    Chúc thành công
     
  10. Planets

    Planets Advanced Member

    Joined:
    6/12/05
    Messages:
    2.228
    Likes Received:
    239
    Chào bạn Novemberrain,

    Như mình đã nói ở trên muốn tính toán để thiết ra mạch phân tần thì cần có thông số củ loa. Các thông số của bạn ở trên chưa đủ đâu và không chính xác nữa.

    Fostex FE206E chắc chắn đáp tần không lên tới 20Khz được. Nếu nó lên đủ 20Khz thì bạn đã không thấy thiếu treble. Đáp tần cần biết tối thiểu là trong khoảng -3dB chứ còn nói FE206 0-20Khz thì chả có ý nghĩa gì. Mình cũng chả thấy có cái loa nào xuống được 10hz!

    Bạn thấy thiếu tép thì phải đo xem nó thiếu từ tần số nào đến tần số nào. Nếu không biết thì cũng chỉ mò mẫm làm bừa thôi. Cách làm như sau:

    Bạn phải tìm hiểu về mạch Lpad để hạ độ nhạy của loa tép xuống. Thông số về độ nhạy bạn nêu trên chắc chắn không chính xác lắm nên vẫn phải thử mò bằng nhiều trị số Lpad khác nhau.

    Loa tép sẽ phải cắt từ khoảng 10khz trở lên bạn tính xem 10khz thì cần tụ bao nhiêu (dùng cái link mà bác Viagraless post đâu đó) sau đó chuẩn bị một loạt tụ có trị số từ mức đó giảm dần xuống để thử lần lượt. Mỗi lần thay đổi phải nghe lâu lâu một chút bằng nhiều đĩa khác nhau rồi mới quyết định tăng giảm trị số.

    Nghe thử bằng tai khó lắm đó có khi mất vài tháng mới tìm ra được trị số hợp lý. Không có máy đo thì phải chịu vậy thôi. Các nhà SX loa không ai là không có máy móc đo thử cả. DIY loa nó khác hẳn với các thiết bị khác ở điểm này.
     
  11. Rumbeng

    Rumbeng Advanced Member

    Joined:
    2/12/05
    Messages:
    3.139
    Likes Received:
    32
    Location:
    P.Phú Mỹ Q.7 - TP HCM
    Trị số bao nhiêu vậy bạn Rain11 ơi ? biết đâu Nhật Tảo có .
     
  12. Novemberrain

    Novemberrain Advanced Member

    Joined:
    5/12/05
    Messages:
    1.278
    Likes Received:
    4
    Location:
    Hà Nội
    Thông số đây, Planets xem hộ nhé:
    206: http://www.fostexinternational.com/docs ... 06erev.pdf
    Ft17: http://www.fostexinternational.com/docs ... /ft17h.pdf

    Theo cách tính của bác viagraless thì tụ 0,68mf cắt 29khz, 1mf cắt ở 20khz, 1,5mf cắt 13khz. Mình đang thử với 0,68mf. 1,5mf thì thấy xì xoẹt ghê quá.

    Mình nhầm k phải gắn với biến trở mà là R80B, hình như nó là lpad có thể chỉnh độ nhạy. Lpad có thể mua ngoài trợ được k nhỉ?
     
  13. Rumbeng

    Rumbeng Advanced Member

    Joined:
    2/12/05
    Messages:
    3.139
    Likes Received:
    32
    Location:
    P.Phú Mỹ Q.7 - TP HCM
    1.5uF mà xì xoẹt ghê lắm à ? mình thì 2.2uF mới rú , mà mình gắn horn gỗ ( không biết có khác bạn cái gì không ?)
     
  14. Novemberrain

    Novemberrain Advanced Member

    Joined:
    5/12/05
    Messages:
    1.278
    Likes Received:
    4
    Location:
    Hà Nội
    Hay amp của mình chuối nhỉ? E cứ thử đủ kiểu đã.
    Thiết kế hỏn gỗ của bác như thế nào post lên đây e xem với :lol:
     
  15. Planets

    Planets Advanced Member

    Joined:
    6/12/05
    Messages:
    2.228
    Likes Received:
    239
    Lpad tốt nhất là các bác nên dùng điện trở cố định chứ không nên dùng biến trở. Cấu tạo của Lpad được mô tả trong hình sau. Việc cần làm là tìm trị số điện trở để cho tổng trở của mạch không thay đổi (các bác cần ôn lại công thức tính tổng trở mạch trong sách vật lý 12)

    Tác dụng của Lpad là giảm điện áp tại củ loa --> giảm mức âm thanh phát ra (giảm độ nhạy) mà không làm thay đổi trở kháng một cách tương đối. Muốn giảm mức tín hiệu ra của loa thì tăng R nối tiếp và giảm R song song.

    Tuy nhiên các giá trị Lpad xác định kiểu như trên chỉ mang tính lý thuyết trên thực tế nhiều khi nhà sản xuất hay sử dụng các giá trị Lpad khác có thể phù hợp hơn với từng củ loa cụ thể.
     

    Attached Files:

    • Lpad.JPG
      Lpad.JPG
      File size:
      6,9 KB
      Views:
      1.880
  16. Planets

    Planets Advanced Member

    Joined:
    6/12/05
    Messages:
    2.228
    Likes Received:
    239
    Em đã tính hộ bác mưa tháng 11 đây nhưng chỉ là ước tính thôi vì đoán trị số bằng cách nhìn đồ thị thì nó không chính xác lắm và độ nhay của củ loa 206 khi vào thùng cũng chưa chính xác nên bác còn phải chỉnh nhiều.

    Bước 1. Dùng Lpad hạ độ nhạy củ tép xuống 1.15dB: dùng điện trở 56Ohm mắc // với loa tép, cụm này lại mắc nối tiếp với điện trở 1 ohm
    Bước 2. dùng tụ 2uF phân tần tại 10Khz

    Sau đó phải nghe thử và điều chỉnh. Cái khó là phân tích được từ cái sự nghe của mình các tần số thừa thiếu thế nào.

    Nếu cả dải tép vẫn mạnh quá thì dần dần tăng điện trở nối tiếp giảm điện trở song song xuống. Nếu nghe thấy điểm cắt tần số quá thấp thì giảm tụ xuống và ngược lại.

    Chúc bác thành công. Lưu ý bác là khi em thay loa tép trong loa của em thì thời gian nghe thử và chỉnh sửa là khoảng 1 năm. Khó nhất là làm cho diểm giao cắt nó trơn tru không ngắt quãng hoặc trồi sụt.
     
  17. Novemberrain

    Novemberrain Advanced Member

    Joined:
    5/12/05
    Messages:
    1.278
    Likes Received:
    4
    Location:
    Hà Nội
    cảm ơn bác Planet, e sẽ từ từ thử, bác cho hỏi thêm mua cái Lpad thì mua loại nào? trị số ra sao? Trở dùng loại bao nhiêu w thì vừa?
     
  18. Planets

    Planets Advanced Member

    Joined:
    6/12/05
    Messages:
    2.228
    Likes Received:
    239
    Lpad chỉ là 2 con điện trở mà thôi. (như trên hình vẽ).

    Vì loa của bác rất nhạy nên công suất dùng thường thấp chỉ cần điện trở 2 oát là đủ. Loại này có bán ở hàng trống hoặc chợ giời. Mua loại điện trở màng kim loại hình trụ tròn chân ra 2 đầu tiếng tép sẽ tốt hơn điện trở cuốn dây (trở sứ trắng). Chắc chắn bác sẽ cần nhiều điện trở đủ các trị số để vi chỉnh bộ Lpad. Việc này dùng rất nhiều đến công thức tính tổng trở mạch nhé. Nếu muốn có những trị số không bình thường (không có sẵn) thì bác cứ ghép nối tiếp hoặc song song các kiểu là sẽ ra. Làm xong chắc bác sẽ có đầy một ngăn kéo điện trở như em thôi.

    Tụ thì bắt đầu bằng loại màng polyester của TQ (màu nâu hoặc cam hơi giống hình hộp chữ nhật nhưng các góc cạnh thường vát tròn). Khi nào chỉnh chuẩn có thể thay tụ xịn sau. 2uF thì có thể chơi 2 con 1uF ghép //.
     
  19. Novemberrain

    Novemberrain Advanced Member

    Joined:
    5/12/05
    Messages:
    1.278
    Likes Received:
    4
    Location:
    Hà Nội
    Vậy e làm phân tần như thế này đúng không bác planet?
     

    Attached Files:

  20. Planets

    Planets Advanced Member

    Joined:
    6/12/05
    Messages:
    2.228
    Likes Received:
    239
    Đúng đấy bác ạ. Khi bác làm thử nên thử đảo chiều đấu củ loa tép xem nhé. Thử cả chiều thuận lẫn chiều nghịch xem thế nào.

    Khi đảo cực đấu loa tép sẽ làm đảo pha âm thanh phát ra. Có thể có 1 trong 2 chiều tương hợp với FE206 hơn.
     
  21. Novemberrain

    Novemberrain Advanced Member

    Joined:
    5/12/05
    Messages:
    1.278
    Likes Received:
    4
    Location:
    Hà Nội
    Cái này thì e không hiểu, đảo chiều loa treble là sao? Loa treble đã có đánh dấu (+) (-) rồi, e vẫn đấu (+) với (+) và (-) với (-).

    Đảo chiều là đấu (+) của treble với (-) của loa mid và (-) của treble với
    (+) của loa mid?

    Cho e hỏi thêm là đấu loa treble // vậy có làm giảm trở kháng loa treble?
     
  22. Planets

    Planets Advanced Member

    Joined:
    6/12/05
    Messages:
    2.228
    Likes Received:
    239
    Đúng thế đấy bác ạ. Cứ thử thôi. Bác thấy chiều nào tốt hơn thì để như thế.

    Tổng trở của toàn hệ thống loa sẽ giảm ở dải tần số cao bác ạ. Cái này chả ảnh hưởng gì đâu vì ở dải tần này âm thanh ra công suất thấp lắm.

     
  23. Novemberrain

    Novemberrain Advanced Member

    Joined:
    5/12/05
    Messages:
    1.278
    Likes Received:
    4
    Location:
    Hà Nội
    Vậy cứ y án như bác mà làm, có nên thay đổi trị số mấy con trở k bác? nếu làm thì thay theo hướng nào?
    Dốt nên hỏi nhiều và ngớ ngẩn :D
     
  24. Planets

    Planets Advanced Member

    Joined:
    6/12/05
    Messages:
    2.228
    Likes Received:
    239
    Mấy con trở thì để sau bác ạ. Phải lắp lên nghe thử thì mới biết phương hướng mà chỉnh.

     
  25. Gina

    Gina Advanced Member

    Joined:
    3/12/05
    Messages:
    191
    Likes Received:
    4
    Location:
    Hà nội
    Hi all

    Khi tín hiệu đi qua tụ và cuộn cảm sẽ có sự ảnh hưởng của tín hiệu => đảo pha của loa. Nôm na hiểu là các loa không sẽ không rung động cũng nhau cùng một thời điểm mà có độ sai lệch => Cái thụt vào cái lồi ra

    Đảo pha 180 độ thường xảy ra khi dùng phân tần bậc 2, 4.
    Cách giải quyết rất đơn giản : Đảo cực đấu của 1 trong hai loa treble or Mid. Thay vì + to + thì + to -

    8O 8O
     

Share This Page

Loading...