Các câu hỏi của bác muoimeo thực ra là một vấn đề mấu chốt và rất lớn trong Phật pháp, vài dòng tại topic không thể viết hết, mà hiểu biết của em cũng có giới hạn, tuy nhiên em xin mạn phép trả lời theo cái thấy-biết rất hạn hẹp của em về Thiền định và tư tưởng Bát Nhã, nó có vẻ không thích hợp lắm đến topic bình phim, nhưng liên quan trực tiếp đến ẩn ý của bộ phim "Xuân Hạ Thu Đông....rồi Xuân" này. Thực ra mọi việc hết sức nhất quán, trước hết về phần bác gạch dấu đỏ, cụm từ "...cần hiểu rõ..." đối với chú tiểu (nay đã là sư chú) đấy là gọi nôm na theo dân gian, gọi theo "chuyên môn" của Thiền là "Tâm thường trực", thường trực ở đây là thường xuyên quán chiếu diễn biến của tâm thức, qua đó để đến được với bản tâm thanh tịnh, như toàn bộ cuộc đời của sư ông, với một cuộc sống nhìn bề ngoài đầy cam chịu, đầy một sự nhẫn nhịn với hoàn cảnh, thực ra là Ngài đang hành Thiền, hành Thiền rất sâu là đằng khác, thiền trong từng hơi thở, vì sao vậy, vì sư ông ý thức được rằng "Sắc tức thị không"... Đoạn cuối, sư ông bắt sư chú viết trọng vẹn bộ kinh lên sân chùa, là kinh Bát Nhã đó bác, khi mình hiểu sự vật hay các hiện tượng đang đến với ta do duyên hợp mà thành, thì lúc đó ta có 2 cách lựa chọn một là sống theo bản năng, cảm xúc, hai là dùng lý trí suy xét lợi hại (theo giáo lý thì cái gì hại mình hại người thì không làm, cái gì lợi mình hại người cũng không làm, cái gì lợi mình lợi người thì làm). Thay vì việc sư chú vượt qua được chướng ngại nếu hiểu "Sắc tức thị không", thì lại bập vào, gieo nhân duyên mới cho tương lai vì thấy rằng "Sắc tức thị Có..." :lol: Thấy có mới sinh thèm muốn, thèm muốn mới quên hết sự đời và mạo phạm ngay trước Tam bảo... Chuyện phim có cái gì đó giống như một chuyện cổ của Phật giáo: Hai Thầy trò nhà sư đi đường, thấy một cô gái nằm gục bên đường, sư phụ liền cõng cô gái đi đến làng gần đó và để cô lại dưỡng bệnh, hai thầy trò đi tiếp, đến chiều học trò gãi đầu hỏi sư phụ: Thầy ơi con suy nghĩ mãi, đối với người thương còn nam nữ thụ thụ bất thân, thầy lại đạo cao trọng vọng mà đi bế cô gái đó, có sợ phạm giới không? Thầy cười ha hả: Ta đã quên cô gái từ lâu, còn con vẫn cõng cô ấy cho đến tận bây giờ trong tâm của mình.... Sau khi học trò chép xong tâm kinh Bát Nhã, ông thầy giao anh này cho cảnh sát (em viết đuổi là không chính xác, xem lâu quá, từ năm 2007 đến giờ chưa xem lại). Xem phim, em đồ rằng sư chú cũng tu thiền, bắt đầu có tiến bộ (công đức tu hành bắt đầu có) thì bị khảo và rớt đài cái ...bụp, dính chấu luôn. Nói chung em thấy nhiều người đến đoạn tu thiền hay tu Mật rốt ráo, bắt đầu đạt được các chứng đắc từ cấp thấp đến cao (không phải là loại thiền amateur, lâu lâu mới ngồi 15 - 20 min, ngồi mà chẳng định được tâm) thì mỗi giai đoạn lại có một cuộc khảo thí nho nhỏ, dưới dạng các thử thách (tiền bạc, danh vọng, ái dục...) mà số phận đem đến để thử xem thực chứng thế nào. Là một người tu Thiền lâu năm, nếu có đạo quả, thường thường các vị đoán trước được tương lai, khi cô gái đến chùa ở, sư phụ có thể biết ngay việc cô này có thể đánh động tâm dục trong sư chú và hủy hoại công phu tu hành của sư chú, nhưng sư ông vẫn cho cô gái vào, vì dù chuyện gì xảy ra cũng là bài học rất đang giá cho sư chú trên đường tu học, trong kiếp này cũng như kiếp sau. Về bản chất mọi hiện tượng, sự việc diễn ra quanh ngôi chùa đều do duyên hợp mà thành, chính vì vậy mà tương ứng với câu "Sắc tức thị Không, Không tức thị Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức diệc phục như thị"...Tuy là Không (Không có tự tánh - tức là tự nó không thể tồn tại biệt lập mà phải nhờ các duyên và nghiệp mới thành) nhưng nó mang muôn hình vạn trạng hay còn gọi là Diệu Hữu (lúc là con ếch, lúc là cô gái, lúc là các tâm trạng suy tư hay ham muốn hay buồn rầu...) nếu ta đánh mất Tâm thường trực thì sẽ bị nó cuốn đi theo dòng nghiệp lực, khơi lên các ham muốn theo bản năng như tâm sát sinh (với ếch, rắn...), tâm tham dục (với cô gái...). Cụ thể việc cô gái đến ngủ ở chùa, về hình tướng thì là cô gái xinh đẹp, trẻ trung, về cảm xúc thì chắc là chú tiểu thấy lâng lâng , chú quên mất rằng đó chỉ là hình tướng đẹp để khảo thí chú theo một nhân duyên xa xưa nào đó (Diệu hữu), từ góc độ giáo lý Bát Nhã thì chẳng có cô gái nào đến chùa, chẳng có chùa, chẳng có sư chú cũng như sư ông, chỉ có các nhân duyên gá vào nhau thôi, các sự vật đều là giả hợp mà thành, thì có gì phải si mê, mà bản thân sự si mê cũng là giả vì vậy không cần phải nửa đêm mò sang và phạm giới cấm trước Tam bảo :lol:
Re: Re: Bác quả là người am hiểu giáo lý nhà Phật. Theo em: 1 và 2 : Giáo lý nhà Phật như con đường để thoát khổ, còn dùng gì và đi thế nào để thoát khổ thì thú thực là em không biết. 3: Trong phim này một phút thì có ...còn mê lầm thì chưa chắc, theo bác thì chú tiểu đã mê lầm khi nào...Theo em thì lúc đó chú tiểu đã có công phu gì đáng nói đâu... 4. Theo em thì sư ông cũng trải qua hết rồi...khác gì chú tiểu...he 5. Bác chưa trả lời hết ý "nhất thiết" trong câu hỏi của em, thiếu gì chuyện để làm phim...nếu không...không có gì để nói ah?
Em cảm ơn bác Audion đã chia sẻ những kiến thức của bác,và những cảm nhận về triết lí Sắc-Không có được ở phim này của bác. Em nghĩ rằng trong phim có triết lí đó. Tuy nhiên,em nghĩ rằng thông điệp chính của phim vẫn là ngụ ý tới con đường để đi tới việc nhận ra ý nghĩa thực sự của cặp phạm trù Sắc-Không (hay con đường đến với sự ngộ đạo thì đúng hơn).Đó chính là việc phải đem bản thân mình ra để trải nghiệm với thực tế. Nói thêm về "Sắc tức thị không,không tức thị sắc.Sắc bất dị không,không bất dị sắc".Ở trong phim có hình tượng những cánh cửa-cổng mang tính ngăn cách tương đối 2 không gian,em nghĩ đó là biểu tượng mang tính ẩn dụ rất cao cho ý nghĩa của cặp từ Sắc-Không này. Tại sao anh phải mất công mở 1 cánh cửa để bước từ 1 không gian này sang không gian khác,trong khi đó anh có thể bước ào qua mà không phải mở cánh cửa đó? Bởi vì cánh cửa đó (cái đang hiện hữu trước mắt anh-cái sắc) không chỉ là cánh cửa vật chất đơn thuần,nó là cánh cửa của những giới hạn phân chia trong tâm thức (là cái không hiệu hữu-cái không).Nó có đấy mà cũng không có đấy,nó tùy thuộc vào chính tâm thức của anh.Khi trong tâm thức,anh không còn cánh cửa ngăn chia nữa,thì tất cả là vô thường chăng? Nhưng con người từ lúc chào đời,có nghĩa là anh đã hiện sinh,thì cũng là lúc anh đã có những cánh cửa vô hình đi kèm theo cho riêng mình rồi. Có 1 vài bạn nói tới chi tiết sư ông dán chữ "Không" lên miệng,mắt,mũi...trước khi nhập diệt. Em tìm hiểu ở 1 vài bài viết khác thì nói đó là chữ "Bế". E k biết chữ Hán,nhưng nghĩ chắc chữ "Bế" là đúng,và cũng đang tự hỏi đó là 1 nghi thức gì đó của Phật giáo hay chỉ đơn thuần là chủ ý tạo hình của đạo diễn? Bác nào biết thì chia sẻ thông tin cho em nhé.
Re: Re: Sách vở mà bác nói đến chắc không phải là "sách vở"... Bác xem phim thấy đoạn nào có mùi "tình yêu" nhất và đoạn nào có mùi "sếch" nhất, đoạn nào có mùi "đạo" nhất...bác chia sẻ với em với....
Re: Re: Em nghĩ trong bộ phim các mùi đó chỉ là cái cớ cho ý chính của phim. Có lẽ nên để mỗi người tự cảm nhận,chia sẻ không đúng nơi,đúng lúc,đúng chỗ thì cũng k nên chia sẻ.
Bác meomuoi-2005 nói rất đúng về con đường (tiếng Hán là Đạo), đó là con đường mà mỗi người phải tự đi, học trên chính sai lầm của mình, phải có trải nghiệm tự thân. Tự trải nghiệm, tự rút ra bài học là cách tốt nhất cho mỗi một con người. Người xưa có câu Khai thị ngộ nhập, thực ra là nói tắt, đầy đủ hơn là Khai thị - Ngộ - Nhập. Đầu tiên là cuộc đời (hay vị Đạo sư) sẽ tạo nghịch cảnh để thử thách người tu (người học trò), qua đó xem phản ứng (thực chứng) của người đó để qua đó đưa đến các bài học cho người tu (học trò) cái này được gọi là Khai thị, Sau khi được Khai thị, nhìn nhận lại các phản ứng của mình rút ra được mấu chốt là nếu hiểu bản chất duyên nghiệp, nhân - quả của các thử thách thì lời giải luôn có sẵn trong hành giả, đó là Giới - Định - Huệ,nhuần nhuyễn 3 thứ này thì sẽ thấy được Bản Tâm thanh tịnh (Ngộ), hiểu được "Sắc tức thị Không..." và thực hành nhuần nhuyễn từ năm này sang năm khác như sư ông được gọi là "...hành thâm Bát nhã ba la mật..." thì chuyển từ Ngộ sang Nhập (thể nhập trọn vẹn), tất cả chặng đường đó, đúng như bác muoimeo-2005 nói là mỗi người phải tự đi, tự trải nghiệm. Về các cánh cửa thì đúng là một ẩn dụ tuyệt vời của phim, em cũng rất thích hình ảnh cánh cửa này trong phim, rất sâu sắc, nó như nhắc nhở rằng có một đường ranh giới vô hình giữa khuôn viên chùa và ngoài đời, đối với người tu, ranh giới này được thể hiện qua các giới luật (Giới). Việc sư ông dán chữ "Không" hay "Bế" thì theo em đó là ý tưởng của Đạo diễn muốn thể hiện rõ hơn triết lý Bãt Nhã, trong tất cả các trường phái Phật giáo, theo em đc biết kể cả loại nhiều nghi thức rườm rà nhất như Mật tông đều không có chuyện dán mắt mũi như vậy :lol: . "Bế" (hình như có nghĩa là "đóng kín") cũng như là "Không", vì Ngũ uẩn, tức là Sắc (những gì ta nhìn thấy), Thọ (những gì ta cảm nhận như nóng lạnh), Tưởng (các hình ảnh), Hành (hành động), Thức (suy nghĩ, suy luận, suy tư) được tạo nên bởi Lục căn: Mắt, Tai, Mũi, Lưỡi, Thân, Ý. Khi hành thâm Bát Nhã Ba La Mật, sẽ quán chiếu Ngũ uẩn giai không, như vậy tất cả sự vật hiện tượng mà tai mắt mũi, mồm, thân... cảm nhận hay nhìn thấy hay nghe thấy thì đều là không cả. Không ở đây không phải là không tồn tại, mà không ở đây là không có tự tánh và không nên bám chấp vào nó. Tất cả là do duyên hợp. Chuyện tình yêu đưa vào phim theo em là rất hợp lý, đặc biệt là khi có nhân vật trẻ tuổi đi tu như sư chú. Vì sao vậy? là vì trong các giới như sát sanh, nói dối, tà dâm, tham lam danh vọng hay của cải... thì tà dâm là giới luật khó nhất vì nó thuộc bản năng. Đến như Thánh tăng A nan, theo Phật bao nhiêu năm tu gần đắc quả mà còn bị bà Ma Đăng Già dùng pháp thuật ngoại quyến rũ tẹo nữa thì phá giới, may có Đức Phật đến hóa giải (Kinh Thủ Lăng nghiêm, một bộ kinh rất hay nói về diễn biến của Tâm). Cho đến tận ngày nay, đối với người xuất gia trẻ tuổi, giới Dâm vẫn là một giới khó giữ nhất (cư sĩ thì không nói vì không phải nhận giới này, tuy nhiên cũng không nên bừa bãi quá :lol: )
Phật giáo nguyên thủy là những bài giảng của đức Phật còn tại thế giản dị vô cùng giống như kinh Pháp cú, chính Tứ Diệu Đế là nền tảng của Phật pháp, Đức Phật thành đạo là giác ngộ Tứ Diệu Đế. Khi Phật nhập niết bàn, các đệ tử của ngài trải qua mấy lần họp ghi chép lại các lời giảng của Phật thành kinh sách. Tứ Niệm Xứ gói gọn: 1.Khổ đế : chân lí về sự Khổ: Chân lí thứ nhất cho rằng mọi dạng tồn tại đều mang tính chất khổ não, không trọn vẹn. Sinh, lão bệnh, tử, xa lìa điều mình ưa thích, không đạt sở nguyện, đều là khổ. Sâu xa hơn, bản chất của năm nhóm thân tâm, Ngũ uẩn là các điều kiện tạo nên cái ta, đều là khổ. 2.Tập đế chân lí về sự phát sinh của khổ: Nguyên nhân của khổ là sự ham muốn và ghét bỏ, Ái , tìm sự thỏa mãn dục vọng, thỏa mãn được trở thành, thỏa mãn được hoại diệt. Các loại ham muốn này là gốc của Luân hồi. 3.Diệt đế chân lí về diệt khổ: Một khi gốc của mọi tham ái được tận diệt thì sự khổ cũng được tận diệt. 4. Đạo đế chân lí về con đường dẫn đến diệt khổ: Phương pháp để đạt sự diệt khổ là con đường diệt khổ tám nhánh, Bát chính đạo. Không thấu hiểu Tứ diệu đế được gọi là Vô minh. Bây giờ trải qua mấy nghìn năm và Phật giáo lưu truyền đi các nước đặc biệt là trung quốc, hình thành nên cả một nguồn kinh sách đồ sộ và cả một rừng triết lý uyên thâm với các tông phái khác nhau. Phim kiệm lời thoại, cảnh quay đẹp như một bài thơ. Lời bình của các bác hay. Em xin góp thêm chút xíu ý thôi ạ: Đoạn cuối phim sư phụ cho chú tiểu khắc bài kinh Bát Nhã, Bài Bát-nhã Tâm Kinh do ngài Huyền Trang đời Đường dịch vào năm 649 dương lịch, tại chùa Từ Ân. Toàn bài kinh gồm hai trăm sáu mươi chữ. Mở đầu bài kinh là câu: Quán Tự Tại Bồ-tát hành thâm Bát-nhã ba-la-mật-đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách. (Khi Bồ-tát Quán Tự Tại hành sâu Bát-nhã ba-la-mật-đa, Ngài soi thấy năm uẩn đều không, liền qua hết thảy khổ ách.) Phật dạy thân này do ngũ uẩn hòa hợp, tức là ngoài Sắc uẩn chỉ cho thân, còn có bốn uẩn thuộc phần tâm lý là: thọ, tưởng, hành, thức. Thọ là cảm giác, lãnh thọ. Ví dụ khi mắt nhìn thấy cảnh đẹp, mình nhận đây là cảnh đẹp, rồi vui thích gọi là thọ lạc của mắt, khi nhìn cảnh xấu, mình nhận đây là cảnh xấu và cảm thấy chán ghét gọi là thọ khổ của mắt. Khi tai nghe tiếng nhạc hay tiếng khen, mình cảm thấy vui thích gọi là thọ lạc của tai, nếu nghe tiếng dở và tiếng chê, mình cảm thấy ghét giận gọi là thọ khổ của tai. Như vậy khi mắt tai mũi lưỡi thân ý tiếp xúc với sáu trần bên ngoài, khi cảm thấy vừa ý và vui thích gọi là thọ lạc, khi cảm thấy trái ý và chán ghét gọi là thọ khổ. Tưởng là những nghĩ tưởng về các cảnh đã thấy, như khi chúng ta tưởng lại các cảnh đã thấy ở thành phố hay núi non, thì các cảnh ấy hiện ra với mình. Hoặc khi chúng ta tưởng đến việc quá khứ, thì những việc ấy hiện ra với mình. Như vậy những nghĩ tưởng trở về quá khứ hay hướng đến tương lai là thuộc về tinh thần hay tâm thức. Hành là những suy tư tiếp nối miên man sanh diệt chẳng dừng ở một điểm. Như khi chúng ta đang suy nghĩ một vấn đề gì, tâm tư chúng ta luôn luôn nghĩ từ việc này sang việc khác liên tục không ngừng, như người bộ hành đi đường, bước này tiếp nối bước kia không dừng. Hành cũng thuộc về tâm thức. Thức là cái phân biệt. Ví dụ mắt thấy sắc, phân biệt là đẹp là xấu, tai nghe tiếng, phân biệt là hay là dở v.v… Phân biệt gọi là thức, thuộc về tinh thần. Nhiều người cho rằng sắc là sắc, không là không, vì sao lại nói sắc tức là không, không tức là sắc? Phải hiểu chữ không đây là không cố định, là sanh diệt đổi dời. Qua câu chuyện trên, chúng ta thấy phải định thiện ác như thế nào? Thiện ác có cố định chăng? Một việc làm mới nhìn dường như là thiện, nhưng nhìn qua một khía cạnh khác lại là ác,Tuy nhiên trong đối đãi, làm việc gì lợi mình lợi người là thiện, hoặc hại mình mà lợi nhiều người là thiện, còn làm việc gì lợi mình hại người là ác. vd ly nước có cố định là bẩn hay sạch chăng? Một ly nước đang trong sạch, bỏ đất vào thành bẩn mất. Ly nước thành bẩn ấy, để lắng lại, lọc qua ly khác thì trở thành trong sạch. Ly nước luôn luôn đổi thay tùy duyên không cố định, nếu chấp vào một cái gì cố định là sai lầm. Khi chú tiểu chăm chú tập trung khắc bài kinh lên sàn gỗ chính là lúc chú đang thiền, giống như Thiền đi,Thiền ăn, chú tập trung vào niệm khắc gỗ, tập trung vào cảm thọ của đôi tay chú đang lướt trên sàn, tập trung vào từng con chữ đang hiện dần lên mà ko để cho những ý nghĩ vu vơ chen lấn vào đầu chú, những tạp niệm trong đầu ko còn, đó là Định, nhờ có Định tâm mà trí Tuệ sẽ sáng. Khi sư phụ dán lần lượt các chữ Bế lên mắt mũi tai miệng của chú thì tất cả những hình tướng, âm thanh, mùi vị bên ngoài ko thể lọt vào ngũ căn chú được nữa, giờ đây mọi sự cảm thọ không còn đeo đuổi chú, chú sẽ bình thản đón nhận tất cả mọi duyên nghiệp, và nó sẽ ko còn ảnh hưởng hay sai khiến dc chú nữa. :lol: :lol: Vài lời cảm nhận của em.
Sở dĩ em có hỏi về chi tiết dán chữ "bế" lên mồm,mũi,mắt có phải là 1 nghi thức trước khi nhập diệt hay không,vì trước đó chàng trai cũng đã tự dán kín mặt mình và định tự sát (với anh chắc k gọ là nhập diệt được). Em nghĩ chi tiết này là anh tự dán chứ không phải là sư ông dán cho anh,bác Miu mít ạ. Bác Audion đã giải đáp cho em rằng đó là chủ ý tạo hình của đạo diễn,thanks bác. Ở phim này,còn 1 chi tiết mà em thấy các bài bình luận không nói tới. Đó là chi tiết cái hố trên mặt băng. Hố này do sư anh đào lên để rửa ráy mặt mũi chân tay,không ngờ lại là cái hố gây nên cái chết của người phụ nữ cho con. Nghĩa là,1 mặt nào đó,sư anh vô tình đã tạo nghiệp lớn.Chính vì vậy,anh đã phải tự kéo cái cối đá vượt núi như 1 sự hành xác để mong trả nghiệp,mong muốn giải phóng được cái đè nén trong tâm của mình.
Re: Re: Câu trả lời rất hay, đúng vậy, em thấy nhiều vị cao tăng thường nói Thánh Đạo, Phật Đạo, Tiên Đạo đều không nằm ngoài Nhân Đạo (tức là đạo làm người) vì Thánh, Thần, Tiên, Phật đều từ người mà ra cả. Cho nên những ai sống đủ Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí,Tín lúc ra đi thường trở thành Thần hay Thánh. Trong lịch sử nhiều vị anh hùng dân tộc có công với đất nước, với nhân dân cả nước hay một vùng nào đó cũng được phong thánh, thần. Tại miền Bắc có khá nhiều đền thờ các vị như vậy hiện nay vẫn còn tồn tại và rất thiêng.
Re: Re: Người cũng có nhiều mùi lắm chứ... Thế trong phim bác thấy mùi này nhiều nhất ở đoạn nào thế, cho xin mấy lời.
He... 1. Theo chủ quan ý của em thì hành động dán chữ "Bế" hay chữ"Không" như trên có thể tượng trưng cho tâm ý thoát khỏi vô minh. 2. Cái hố tuy nhỏ nhưng lại cho sư anh trải nghiệm cái gọi là "vô thường" chăng...? 3. Hòn đá hay cái cối đá theo "xxx học" của em thì có lẽ tượng trưng cho "bản ngã"...còn không thì chỉ là...đá. 4. Bác viết hay quá...he 5. ..............................Con cá, con rắn, con ếch nó không quen mất tự do nên nó tìm tự do...he, cái này khác con người hem...
6. Con mèo có thể tượng trưng cho bản thể...? 7. Triết lý của bộ phim mà em thấy được là " Có thực mới vực được đạo"...
Bác Audion quả là có kiến thức và chắc cũng là người có thâm niên thực hành Phật giáo. Rất khâm phục bác! Em nghĩ triết giải của bác Méo về nhiều tình tiết trong phim là khá tinh tế, thể hiện nhãn quan của 1 người nhạy cảm với các vấn đề nhân sinh Riêng triết giải của bác Méo về việc "sư ông không ngăn cản..." về cơ bản là có ý đúng, nhưng hơi mang màu sắc suy diễn của trường phái "Siêu nghiệm". :mrgreen: Riêng việc đó thì e mạn phép được hiểu trên tinh thần Phật Giáo là:sư ông hiểu là sư em :mrgreen: đã (có Duyên) vào (chùa) nhưng Nghiệp căn còn nặng thì cho ra, không ép được vì "Vạn sự Tùy Duyên". Còn nếu sư ông lại nghĩ con đường đến với Đạo là phải như thế (vì con đường của sư ông đã từng như thế??) thì có nghĩa là sư ông đang Chấp (và sư ông cũng đang suy diễn theo trường phái "Siêu nghiệm") :mrgreen: Còn lại các triết giải khác của bác Méo em đều thấy hay cả
Ah, chắc bác hiểu nhầm ý e. Ý e "phải như thế" là cái đoạn đỏ đỏ ở trên (nghĩa là tội ác dã man, hối hận, thất vọng cùng cực...) :mrgreen: E có hiểu lầm ý bác ko?
Với em,mùi này nhiều nhất chính là những đoạn cậu bé ở đầu và cuối phim buộc (nhét) đá lên các con vật trong tiếng cười khanh khách. Đặc biệt ở đoạn cuối,tiếng cười được "mastered" nghe rất...thật khó tả. 1.Em vẫn nghĩ chi tiết này có mang tính nghi lễ,dù rằng thực tế nó không có nghi lễ này. Có thể,nó là nghi lễ bất nhập bất xuất của tâm thức trước khi bước sang 1 thế giới khác chăng? 2.Cái hố nhỏ để cho sư anh nhìn thấy rằng,nó chỉ là 1 cái hố nhỏ trong 1 ngôi chùa rất nhỏ trong sự bao la của tự nhiên. Không biết sư anh sẽ thấy những gì nữa,nhưng ở cảnh quay tiếp theo,nó là cái nhìn của Phật xuống cái khuôn viên nhỏ bé giữa núi non bao la-Một cái nhìn tĩnh lặng tuyệt đối xuống 1 ngôi chùa nhỏ bé thanh bình mà chứa đựng đầy đủ trầm luân của đời người. 3.Nếu là "ngã",thì hành động tự vác "ngã" của mình 1 cách có ý thức lên núi là gì ? 4.......................... 5.Nó khác con người ở chỗ là nó tìm tới tự do 1 cách hoàn toàn theo bản năng sinh tồn. 6.vấn đề con mèo thì em chịu :lol: Có lẽ chỉ để sư ông lấy đuôi nó để viết Kinh Bát Nhã? 7.Hiểu nôm na là thế
Hiểu bác khó thế? :mrgreen: Vậy e hiểu ý bác là "phải trải qua các cảm xúc chân thật và sâu kín nhất của 1 con ng". E hy vọng chắc là chuẩn rồi :mrgreen: Em trộm hiểu Tu là để sửa mình, cũng như việc biết Tâm vốn như 1 tờ giấy trắng, nhưng đã trót bị viết bậy lên đó bằng cả bút mực và bút chì. Có ý định Tu cũng xuất phát từ việc muốn tẩy các vết mực đó đi để nó trắng nõn ra :mrgreen: Tại sao lại muốn có tờ giấy trắng? Vì đã "Ngộ" được là cứ tiếp tục viết bậy bạ lên (theo cái Tâm viên ý mã hiện nay) thì rồi cuộc trông nó không ra cái thể thống gì. E nghĩ có 2 cách. 1 là viết bậy lên thêm cho tới khi thấy ko nhìn đc gì, rồi mới muốn tẩy đi. 2 là... cách này e ko nói bác cũng hiểu Có thể bác sẽ bảo "tẩy thế qué nào đc, còn phải mưu sinh, còn phải "sếch"..." :mrgreen: E chỉ nói là "Ngộ" đc điều đó thì tránh viết bậy vào thêm bừa bãi (theo bản năng), còn nếu cần viết thì viết cho đúng ý mình. E ko nói chắc bác cũng hiểu rồi Vài dòng chém gió nhân lúc weekend với bác
Em cũng nghĩ tác giả muốn ẩn dụ cái tôi, cái ta qua hình ảnh hòn đá (to nhỏ khác nhau). Khi bé, chưa biết gì về giáo lý, chính cái "Ta" cái "Ngã" đã xui chú bé bắt lũ ếch và rắn buộc đá vào, "diễn trò" cho chú xem. Ở đây, hòn đá là biểu tượng cái Ngã mạn của chú bé dùng để ép buộc các sinh vật khác thực hiện các ý muốn trái khoáy của mình, hay nói cách khác là phục vụ cho cái bản Ngã bé nhỏ của chú. Hình tượng chú bé cũng giống như tất cả chúng ta khi chưa biết giáo lý, khi chưa biết giáo lý thì về góc độ tâm linh ta cũng còn như chú bé vậy. Khi đó ta chưa biết rằng ta có cái Ngã to như thế nào mặc dù nó vẫn hiển hiện và mọi tội, phước đều do nó mà ra cả. Khi bắt đầu hiểu giáo lý (lúc lớn lên) ta phát hiện ra có cái Ngã, việc chú buộc hòn đá và leo núi, theo em có thể hiểu là chú đã ngộ ra phần nào, và quyết tâm đi trên đường tu. Về bản chất Tu là sửa, sửa cái gì, là tự sửa mình, tự sửa bản Ngã của mình. Quá trình này cực kỳ công phu, khó khăn, đòi hỏi phải chuyên nhất và tập trung, giống như vác khối đá leo núi vậy, mất tập trung là lộn cổ xuống ngay hay bị đá rơi vào chân, vì vậy cần phải có Tâm thường trực (hành Thiền mọi lúc mọi nơi). Giai đọan trước, chỉ vì một thoáng mê lầm, mất Tâm thường trực mà cái Ngã đã xúi chú phá giới, khiến đạo hạnh bao nhiêu năm đổ xuống sông xuống bể. Hòn đá là hình tượng cái Ngã mạn, chính là Tâm thức Vô minh, theo kinh sách thì có 8 loại thức: THỨC: là hiểu biết, là phân biệt. Bát Thức nghĩa là tám loại hiểu biết, tám loại phân biệt. Tám loại hiểu biết được liệt kê như sau:Nhãn Thức, Nhĩ Thức, Tỷ Thức, Thiệt Thức, Thân Thức, Ý Thức, Mạt Na Thức, Alaya Thức. Trong đo thức thứ 8 Alaya (Thức A lại đa) là tàng thức, dù vô hình với ta nhưng nó chất chứa tất cả các tội phước, nghiệp duyên nhiều đời nhiều kiếp. Sau nữa là nó (kho tội phước, nghiệp, duyên) luôn đi liền với ta, không rời một phút giây, vì sao nói rằng thân ta chính là tội và chính là phước là như vậy, và kho tội phước nghiệp duyên nó thể hiện ra bên ngoài qua ngày sinh tháng đẻ, tướng mặt, tướng tay, chữ ký, giọng nói, đời sống và vì vậy người ta mới sinh ra khoa tử vi, kinh dịch, bói tay, bói nốt ruồi, xem tướng, xem bài tây vv.vvv..giống như nhìn lá mà đoán ra cây vậy. Vì tội, phước nghiệp duyên đều nằm trong Thức mà Thức chính là Ta, nên trong kinh có câu "dù bay lên trời hay chui xuống đất cũng không trốn được duyên, nghiệp" là như vậy. Ta và nó là một thì định trốn đâu cho thoát đây!!! Nếu quá khứ đã tạo nhiều nghịch duyên, thì trong tương lai, nghịch duyên này sẽ giống như hòn đá nặng mang trên vai sư chú lúc vượt núi, những người nặng nghiệp, không kể đường đạo, đường đời cũng gặp rất nhiều khó khăn, trắc trở do các nghiệp cũ không sớm thì muộn cũng quay lại đòi nợ khổ chủ. @ronin: cảm ơn bác quá khen, em cũng chỉ biết đôi chút về giáo lý, thấy các bác bàn luận sôi nổi và phim cũng rất hay nên em cũng tham gia tý chút gọi là
Cái mùi em nói nó có cả 3 mùi cơ mà, cái mùi bác tả có mùi "đá" cơ... Hơ. 1. Cái này em cũng o biết nữa. 2. Cái hố - mặt hồ - ngôi chùa - ..... 3. Người ta o thể bỏ cái mình o có được...he, làm gì có hòn đá nào... 4. Hơ...... 5. Nó sinh ra đã tự do, đeo thêm hòn đá, chịu sao nổi.... 6. Mèo thì có liên quan gì đến kinh Bát Nhã...bác ngày càng khó hiểu... 7. Thực ở đây là gì vậy?