Hình thức em thấy Naka 1000 đẹp hơn, trông rất vintage, cổ điển, khỏe khoắn... 2 đèn VU to sáng rực rõ em thấy thích hơn là 2 dải đèn nháy tia. :mrgreen:
đứng là mỗi nguời mỗi sỡ thích hỡ ,em lại thích 2 hàng tia nhấp nhái,D nếu bác có ở saigon hôm nào cho mình qua thuơg thức con dragon nhé, :mrgreen:
Trường hợp của em chắc cũng tương tự: Con AD7100ev khi đống cửa điện vào thì moto vẫn chạy 1 lúc lâu mới im, em lấy ngón tay ấn nhẹ vào bánh tỳ cao su cuốn băng thì im ngay. Vậy bác cho em hướng giải quyết a.
trường hợp này khả năng nhiều là do bánh đá cao su bị mòn nên máy không nhận được xung từ sensor trục cuốn bên trái. khi nhận đc xung nó mới cho dừng motor reel. chức năng này làm nhiệm vụ căng sợi băng chống rối trước khi play.
em có con Technics rs-b905 mất nắp lưng mới đau. bác nào có con này hỏng thì để lại cho em nhé mà khéo đóng vỏ gỗ có khi lại vintage
Chào bác Zozo! Cái V- 7000 của em nó bị bệnh rồi. Nhấn Eject cửa băng chỉ hé ra chứ không mở, bác giúp em với ạ. Cảm ơn bác!
Bác chịu khó mở máy ra xem thử mô tơ và bộ phận mở cửa có bị kẹt gì không nhé! Mô tơ mở cửa băng này nhỏ, nằm bên trái, lòi ra ngoài bộ cơ.
Cassette nói riêng hoặc băng từ làm nguồn phát no'i chung chơi cho vui vì cách xử dụng hình dáng và cấu tạo mang tính đặc trưng cũng giống như nhiều thiết bị chơi khác nên chủ yếu "thích thì chơi" mang nhiều ý nghĩa hơn là "nên hay không nên chơi". Đơn giản là vì ngày nay công nghệ mô phỏng kỹ thuật số (đương nhiên loại mô phỏng có chất lượng cao) cho ra âm thanh giống băng tape rất tiện dụng và nhanh gọn mà không cần phải gặp những rắc rối về cơ điện đặc trưng của công nghệ băng từ gây ra... Những mô phỏng kỹ thuật số ngày nay có nhiều chức năng cho phép người xử dụng thay đổi cân chỉnh bias, EQ, chủng loại băng từ, vận tốc băng, mức độ lem kênh, thậm chí cả cân chỉnh đầu từ, mức độ âm lượng thâu để tạo vùng phi tuyến tính hoặc ngay cả hiệu ứng băng nhão ... hòng thay đổi âm thanh lẫn nhạc tính theo yêu cầu người xử dụng ...
Tôi lại xin hỏi một câu hỏi cũ mèm,nhưng chưa bao giờ hết nóng.Đó là,mô phỏng ra được âm thanh của ''tape'',nhưng mà loại tape nào? Của Nakamichi giá bán vài ngàn usd,hay sony giá vài triệu,hay sharp 777?
Thưa cụ nó không thèm mô phỏng những thứ vớ vỉn như cụ vừa kể trên mà chỉ mô phòng đồ Ampex hoặc Studer thôi cụ à ... Và đương nhiên nó cũng chả thèm mô phỏng những Studer hoặc Ampex model rẻ tiền mà chỉ mô phỏng vài model mà hầu như trên 90% những đĩa nhạc ở các phòng thu trên thế giới đều dùng để thâu và xuất bản bản master đầu tiên trước khi xuất bản số lượng lớn để bán đại trà cho người tiêu dùng nghe ... Những model này thập kỷ 70s 80s đắt vài chục ngàn usd giá tương đương hoặc đắt hơn 1 căn nhà vào thời đó ...
Thưa cụ vài cái ampex với studer suy cho cùng cũng chỉ là "vớ vẩn" thôi cụ ah. Thế giới người ta mô phỏng quỹ đạo bay của tàu vũ trụ, các vụ nổ hạt nhân đều mô phỏng được nhưng tại sao người ta vẫn phải cho nổ hạt nhân hàng loạt, tại sao anh Bắc Hàn suốt ngày bắn tên lửa làm gì cho mệt, sao anh Ủn cho nổ trên máy tính cho khỏe, nổ làm chi thật để suốt ngày ham he nhau. Bỏ qua yếu tố đe dọa nhau thì rõ ràng các kết quả mô phỏng không thể nào phản ánh đúng như thực tế, nó cũng chỉ tiệm cận đến thực tế mà thôi. Thôi trở về audio cho đỡ rông dài, cái amprex hay studer cũng chưa ăn thua, thế giới người ta mô phỏng cả cây đại dương cầm steinway and sons hàng trăm ngàn $ nhưng thực tế thì các cây piano điện tử công nghệ mô phỏng này nghe thua cả 1 cây yamaha tầm tầm vài ngàn $. Nói một cách dân dã thì mô phỏng tức là "thịt lợn giả cầy" em với bác thỉnh thoảng vẫn được ăn đó ah. Dù gì đồ thật rẻ tiền còn hơn đồ giả hàng đắt tiền bác ah. Thân
Dear bạn Modernised Phải thừa nhận bạn rất kiên định đưa bài viết này, trong bối cảnh này, trong 5R này và trong Topic này. Về mặt công nghệ, những gì bác viết là đúng ( Có thể làm đc gì "giống cái gì" ).Đó là khía cạnh thành tưu công nghệ, nó hoàn toàn khác người nghe cảm nhận đc gì và cảm nhận như thế nào trên các sản phẩm mô phỏng đó. Phải chăng mà do điều này mà có một bác ở miền Nam đcx rất nhiều AE chơi Tape biết đến từ Nam ra Bắc mua 2 cuốn băng R2R gốc của Chế Linh với giá đc cho là 500 với rất nhiều số "0" co nghia tiền Việt phía sau, trong khi 2 đĩa CD cùgn nội dung với chất lượng cao này người ít biết mua với giá 150K, người biết mua khoảng 70k? Bạn nghĩ bác kia ntn bác làm ơn giữ trong lòng, tôi sẽ đưa số ĐT nếu bạn có ý Bạn có nghe "chương trình giai điệu quê hương " cáh đây 2 tháng, người ta cố mô phỏng lại Giọng ca NS Quốc Hương trong giai điệu " Hà Tây quê lụa " với bản thu mono năm 1968: Digital Tek cố làm chúng thành Strereo và hòa với 1 giọng ca mới trong đk kỹ thuật tốt nhất để gối lên nhau ( Kiểu song ca cùng thần tượng ) và sau hơn 1 tháng chỉnh sửa với những nghệ sỹ tên tuổi tham dự, bản thu đó khi phát vẫn không thể đạt " cảm nhạc " của không gian và thời gian đương thời như đc thú nhận bơi nhiều kỹ thuật viên và NS tham gia không? Chúc bạn hạ nhiệt và vui với AE
Trên đời có 2 loại mô phỏng: 1- mô phỏng lại cái đã hoặc đang có (đang hiện hữu). Ở đây là mô phỏng cái đầu bà tape vốn nó đã có.. 2- mô phỏng cái sắp được chế tạo hoặc dựa vào tin tức phỏng đoán tình báo ..ví dụ như hoả tiễn sắp được phóng.. ---> hy vọng bác hiểu được 2 bản chất của vấn đề Truyện mô phỏng cây đàn piano thì cho dù mô phỏng có giống 100% đi nữa người ta vẫn bảo không giống vì đơn giản trên đời không có 2 cây đàn tuyệt đối giống nhau. 2 đầu cassette cùng hãng cùng model cũng không giống nhau 100% . Nhất là từ 2 hãng khác nhauở--->Vậy thì model nào đại diện cho cái gọi là "âm thanh tape"?> Nếu tôi mô phỏng giống 1 cái được 100% thì được xem là giống âm thanh tape hay không?
Em có làm gì mà bác phải chúc hạ nhiệt nhỉ?!?! Em đây là đang bàn vấn đề dùng kỹ thuật để mô phỏng 1 sản phẩm kỹ thuật chứ không bàn tới vấn đề cảm tính cảm xúc ... Em không thấy hãng làm đầu tape có quảng bá thông số đo độ "hay" hoặc "tình cảm"... Chúc bác có cơ hội xử dụng được những mô phỏng mà em đang nói tới
Dear bạn Tôi đã chia câu trả lời của tôi làm 2 phần: Người ta nghe bằng xúc cảm của bản nhạc ( phần 2 ) và phần bôi đậm chứng tỏ bạn đã công nhận các hãng không thể mô phỏng được, đúng khôgn nào , còn công nghệ mô phỏng ( khía cạnh kỹ thuật, làm đc hay không ) thì không mới và chắc không thể phổ biến đc do phụ thuộc quá nhiều vào 1 kỹ thuật viên giỏi tin học làm việc đó, nhất lại là cái bạn gọi là mô phỏng cao cấp À mà từ "xử dụng" hình như bạn viết nhầm. chữ ký của bạn hay đó. tôi cũng giống bạn hay dùng một số đèn điện tử đơi đầu của Tàu, vỏ in Made in China nhưng số hiệu đèn bằng tiếng Nga do LX viện trợ toàn diện cho CQ Mao từ 1950 đến 1958, cái 6P15PJ của Tầu nghe rất khá
Ờ mà hình như băng từ cũng là1 dạng của "mô phỏng" hòng thu phát xào nấu truyển đổi tùm lum tứ sóng âm sang sóng điện rồi dùng hạt sắt từ nhiễm từ tích hợp đủ cả... để tái tạo (mô phỏng ?) lại âm thanh nhạc cụ hoặc giọng hát ca sĩ đấy thay?!? Chứ nào có cả sĩ nào ở trong cái đầu cassette đâu cà?