Motor Capstan với Motor Reel vẫn quay hả bác? Phần trên ở trong hộc băng có mấy cái tiếp điểm nhận diện băng và có 1 cái tiếp điểm báo hiệu cửa băng đã đóng ấy ! Bác để nguyên cửa hộc băng mở,ngón trỏ tay trái nâng tiếp điểm này lên để lừa máy,rồi bác ấn nút Play xem cụm đầu từ có nâng lên ko nhé? Rồi quan sát xem trục cuộn băng có quay ko? E nghĩ bệnh này phần nhiều do phần cơ !
Bác nhìn phàn vành ngoài bánh đá bằng cao su mòn rồi, cho nên khi đá sang dù nhìn đã dường như tiếp xúc với phần vành của Reel nhưng ma sát khg đủ. Ca này với AE cassette là mệt đấy. Tôi đang ngày 1 ngày 2 chế cái máy tiện mini chuyên cho môn này vì kết cấu bánh đá vành cao su rất phổ biến trg SONY cổ, NAKAMICHI, VICTOR, PIONEER...
Lâu lắm mới thấy anh bạn xuất hiện trên diễn đàn, bạn làm cái máy tiện nhanh lên để anh em được nhờ. Mòn, chai vành cao su bánh đá là bệnh rất phổ biến ở các dòng cassette cổ mà bạn vừa liệt kê...
Bánh đá là thiết kế lạc hậu ko đáng tin cậy nhất trong các loại truyền động trên cassette ! Nếu e ko nhầm thì trên con máy Nak 1000 vẫn dùng cơ cấu này,sang đời mk2 thì đã cải tiến bằng cơ cấu bánh răng dẫn động bằng curoa ! Thay bánh đá ko khó mà khó là tìm đâu ra bánh đá mà thay! Tuyệt vời nhất là chơi motor trực tiếp ! Bác chế đc bánh đá thì ae chơi cassette đỡ khổ nhiều! Được biết bác rất tâm huyết với casette,rất vui đc biết bác!
Bác dùng từ " tâm huyết " là quá rồi, bác mà như tôi, gần 40 deck các loại ( cho đi ở bớt rồi vì thèm tiền mua Equilizer và tube hiếm ), mòn nó đi tiện CNC 80K/ cái mà còn phải lậy lục, tức phát khóc lên ấy, Phải nghĩ đến cái máy tiện vì đa số Roller là dùng chung, riêng mấy ông Kenwood nhất là dùng đúng khối cơ của Nakamichi roller quái chiêu, roller khg có bán đâu. Nhất là mấy ông Roller của R2R có máy tiện dù đơn giản nhất khg làm từ cao su mà làm từ nhựa công nghiệp dẻo thì yên tâm mà dùng đến cả 15 năm. Tôi dần sẽ làm cassette chạy đèn ( tube ) hết, nghe đã lắm, trc Tết có cụ trên này bị tôi đầu độc bằng mấy chg trình cổ của ĐTNVN ngất đến giờ, bỏ ngay 8 củ order 1 máy mới kính coong từ Nhật về,chịu bác ấy liều quá. Đoạn đậm ý bác là có motor reel độc lập, SONY về sau toàn vậy nhưng nó có bệnh về ghi phát sinh đấy, bác qua SONY 555ESL, 222ESA, Pioneer CT-920 mà xem, cái gì cũng khổ hết, khg chơi là khg khổ
Bác có 14 củ thì lấy luôn con Nhật 2hand, đẹp nhưng chát, làm lâu lắm, tôi để lại số Zalo để liên lạc cho nhanh, công cụ này rất chính xác, khg có cách hiểu thứ 2 khi hướng dẫn, chia sẻ. Bác chỉnh lại mạch con R2R Teac đi, khg fải do tụ nối tầng đâu. Mấy con teac R2R tôi chuyển sang Tube hết rồi, chỉ còn con AKAI 635 nó khg ổn định chưa muốn làm. Vả lại bận quá
Trước e chơi Akai 760D có 2 motor Reel DC trực tiếp, Motor Capstan AC ! Con này ko phải nghĩ về phần cơ bác ah! Nghe khá tốt nhưng sau khi bê con Nak 1000 mk2 về e cho nó đi luôn ! Bọn Sony sau này cơ rất ngon nhưng tiếng sáng ko hợp gu nên e ko chơi! Giờ có con V9000 để thu cho con Nak phát là đủ cặp để chơi với cassette bác ah! Mới chơi cassette nên có nhiều điều chưa rõ mong học hỏi bác!
Cũng mong sao các bác thực hiện đc ước muốn của mình để ae có chỗ mua đồ ! Chứ chơi cassette,R2R mà tìm bánh tỳ vất vả lắm ah!
Chắc là làm đc thôi, có điều sẽ lâu vì đồ ghá cơ khí ở miền Bắc khg sẵn như trg Nam, nhất là gia công nhỏ lẻ. Loại cơ Reel này nhiều máy năm 90 ứng dụng AKAI GX-R99, TEAC R99, R77... và cực kỳ ưu việt. Con AKAI bác đã chơi motor AC kết cấu rất kỹ nhưng hơi nguy hiểm vì mảng cơ có áp nguồn 110 VAC làm phải cần thận hơn. Con Nakamichi của bác vẫn có 01 tụ từ Head vàomạch, cho nên chưa tận dụng dc hết tu thế công nghê. Nếu bác dùng như con này (Bác Cup of cafe đang dùng ): Khg có tụ từ Head đến mạch là "tuyệt đói nhất" hay như con Naka coi CR40: Tất nhiên Naka là tượng đài lớn về cassette, con của bác cũng là quy chiếu, nhưng nhân vô thập toàn bác ạ, Naka hơn các Deck khác ở chỗ DÁM THIẾT KẾ " Auto tracking " và nó làm nên sự đột phá ở điểm nhấn này, còn mọi linh kiện khác đều dùng của NEC, HITACHI, TOSHIBA chứ khg làm riêng, sản xuất riêng linh kiện. Hiểu nó bác sẽ bắt nó hát, kêu hay phát ra tiếng động theo ý mình. Một số máy Kenwood dùng bộ cơ giống Naka hoàn toàn trừ chức năng " Auto tracking ", nhưng phần mạch lại ưu việt hơn rất nhiều ( dùng FET để S/N tốt hơn, loại bỏ tụ nối tầng ngay từ đầu, độ tách kênh cao ....) Tôi làm lại con CR-40 còi thôi nhưng tôi tin rằng cùng 1 băng tốt, chưa chắc máy bác đã " thắng " đc máy tôi đâu ( Con này chức năng " Auto tracking " thiết kế sẵn nhưng khg có motor khiển gắn vào ) Bác có con SONY nào, tôi sẽ làm cho nó kêu gần giống con Naka của bác, vấn đề khg như bác nghĩ đâu, SONY hướng tới mọi phân khúc khách hàng nên âm thanh của nó khg " đặc thù ", ít người nói SONY "hay" mà thg nói SONY dễ bán, mua trao đổi. Đúng về sau này cơ SONY làm rất ổn toàn dùng cơ cấu bánh răng và cơ bản. cơ quan sát dễ. Kinh nhất máy anh VICTOR mặt trắng, tiếng hay nhưng kết cấu gồ ghề, làm mệt. V9000 thu tốt nhưng tiếng phát thiên về âm thanh để " đua " với tiếng CD nên bác chơi thế là năng động. Bác có thể biến nó chơi theo 2 cách: Nhạc số ( như CD ) hay nhạc trc đây ( lời nhiều ) bằng 1 công tắc.
Thú thật là e ko biết tí nào về điện tử bác ah! Vì chơi cassette nên e thích tìm hiểu, phần cơ khí thì e hiểu đc! Mạch trên là mạch của Nak1000 nên có khác đôi chút Nak1000mk2!Trên mạch Nak1000 mk2 con tụ này có trị số 16V22uf. E đang có ý định Recap hết lại đống tụ hoá cho con Nak của e. E chỉ quan tâm đến phần phát của nó thôi bác ah. Có lẽ e chỉ quan tâm đến mạch lọc nguồn, Play back head amp,line amp thôi chứ phần thu e ko động đến vì e nghĩ con này thu ko ngon bằng bọn deck sau này đc! E có con Sony còi TC KA7ES, con này bộ cơ có lẽ cũng vô địch bác ah! Chỉ là khi thay dây curoa thì hơi nhọc!
Các bác không ngại vấn đề thay dây cua roa, mình có anh bạn cắt nối dây cua roa rất tốt, phôi là dây Nhật, vết nối chuẩn, không gây vấp, méo tiếng... Bạn nào cần cứ cho thông số dây qua zalo, mình giúp.
Dây nối liệu có yên tâm đc ko bác? Dây chịu tải tốt ko chứ ko lúc khởi động máy lên lại đứt thì toi bác ah!
Dạ. Em làm các kiểu rồi. Thấy nó vẫn quay. Nhưng nó lên nó tụt lại. Thi thoảng nóng máy lên nó vẫn play. Có khi nữa cuốn có khi chạy tốt
Vậy theo e nó bệnh chỗ Sensor cảm biến ở trục Reel bác ah! Chia sẻ với bác kinh nghiệm của e về con Akai 760D của e! Nó cũng bệnh tương tự của bác! Khi ấn Play hay tua tới lui thì máy chạy đc tí là Stop! Sau e tìm ra là dây Mass mạch Auto Stop bị bong mối hàn! E hàn lại thế là trật tự ngay! Tất nhiên bệnh của bác có thể khác! Nếu bác ko muốn nhọc người thì bê thợ cho nhanh! Tại e sẵn thời gian nên lọ mọ nghịch thôi!
Nếu bác Recap, bác chú ý hộ rằng khg phải tụ trị số to là tốt mà phẩm chất của tụ mới quyết định vì lẽ như sau: - Cassette luôn có xu hướng bị hạn chế dải cao cho nên tụ có kim loại quý như bạc hay tụ điện cực bạc, dung môi Tantan sẽ giúp rất nhiều để nâng chất lg tín hiệu; - Càng cassette hiện đại ( tức những năm 1990 về sau này ) càng cố gắng trong cuộc " đua tuyệt vọng " với độ sạch của CD, nhất là các máy có Dolby S ( kỳ vọng đạt đc S/N 80-90 dB để đua với CD khoảng 96dB ) và do đó luôn có giác cho người chơi (khg biết kỹ thuật ) rằng chúng yếu, khg có lực dù có vẻ sạch. Bác có thể tìm đc băng chương trình có DolbyB,C dễ dàng nhưng gần như bác khg thể có đc băng cassette nào có ghi Dolby S trên đó. Sở hữu nhiều băng và chơi đến độ nhiều người nhầm tôi là dân buôn, tôi tiếp xúc với dân đánh băng cassette chương trình về rất nhiều nhưng chắc là tôi khg may, chưa bao giờ gặp băng nào có Dolby S; - Các tụ hóa màu xanh cánh chả trong các máy về sau này của SONY, VICTOR .... chất lg tốt, còn dòng tụ màu cam hay nâu sẫm của Nichicon nói chung chỉ nhìn cũng đã thấy hèn rồi. - Tụ lọc nguồn bác nên tìm nơi nào có các ampl cũa của amply YAMAHA, VICTOR, LUXMAN phá, hỏng ... bộ tụ hóa đó cực ngon và "xịn" nó bảo đảm hệ số san phẳng nguồn đến 0.1-0.2%, tiệm cận vơi nguồn Accu. Kinh nghiệm nhỏ: Năm 2011, tôi độ một con cassette VICTOR 721 lên, thay tụ, chỉnh lại mạch, đeo balo 2 Cục Accu 12VDC, qua bộ ổn áp xuống +-9 VDC, bác có biết Nguyễn Bính có bài thơ thế này khg:" Đêm nay mới gọi là đêm; Ai đem trăng sáng dãi lên vườn chè " Sau đó con này mẻ băng răng nâng cam và đắp chiếu ( Bệnh kinh niên của VICTOR mặt đen ) Bác gọi con này là còi : Một là bác khiêm tốn, hai là quá yêu Nakamichi, ba là bác quá chán nó. Kết cấu cơ kiểu "Silent" của dòng này phải nói là "cực xxx" trg quan niệm của thợ Việt nhưng là 1 thành tựu lớn về cơ khí chính xác: Dây Courroid vần cơ nằm ở vị trí "tử đạo", khó chết người. IC Audio trg đó hay sử dụng IC dán, là thành tựu trg lắp ráp nhưng cá nhân tôi thấy cứ mạch nào dùng IC dán trg Solid amply, tiếng yếu, bass khg có sức truyền cảm, ăn volume kinh khủng nói chung là: Chán thanh lý cho tôi nhé vì tôi chơi cassette tốc độ cao, máy chủ thu là trên đồ SONY, bộ từ của bác " just'a fait _ Vừa khít" của tôi. Tôi mua đc của 2 bác trên này SONY hỏng để dự phòng rồi vì chơi thế nhanh mòn đầu từ lắm. Tuy nhiên Cụ nào nghe thử trên máy dòng này đều ngất hết. Nó tương đương về thiết kế của kenwood 9050 nhưng Kenwood 9050 dùng bộ cơ kiểu Nakamichi, tỷ lệ về độ hài hòa các phần tử trên mặt, kích thước Text hiển thị đẹp hơn SONY này nhiều lần.
Chết chửa! E gõ nhầm TC KA3ES thành TC KA7ES bác ah! Chứ TC KA 7ES cách xa TC KA 3 ES xa lắm bác ah! Xin bác cho ý kiến về dòng tụ Nichicon Fine Gold! E lấy bọn này về Recap cho con Nak của e! E xác định gắn bó với con này mãi nên muốn đầu tư cho e nó bác ah! Có lẽ e sẽ phải nhờ bác tư vấn nhiều để hoàn thiện con Nak của e! E thích chất âm của Nak và con máy này của e đẹp lắm bác ah! Nhìn thôi đã thấy thích rồi! Tất cả mọi thứ vẫn nguyên bản! Chưa sửa chữa bất cứ thứ gì ngoài dây curoa!
Ra vậy, khác nhau về linh kiện tốt ( thời điểm lúc chế tạo ) thôi bác Dòng tụ này hay gặp trong các máy của AKAI về sau này. Tôi chưa thay thử loại này nên khg thể nói bừa đc vì lý do nghe nhiều, làm nhiều hay giao lưu nhiều sẽ thiếu sở cứ định lượng. Hơn nữa nghe "hay" ... là cảm giác do thần kinh mỗi cá nhân quyết định, dễ gây tranh cãi. Về quan điểm cá nhân khi thay tụ, tôi phân ra: 1. Thay tụ tín hiệu ( tức là áp AC Audio ) 2. Thay tụ cho mảng liên quan đến nguồn (1) là tín hiệu AC khg phân cực nên tôi hầu như thay tụ giấy dầu, khg gian to cho phép kẹp thêm tụ bạc quân sự cũ vì tín hiệu xoay chiều AC khg phân biệt âm, dương. Quan điểm này xuyên suốt các máy Nhật về sau này ( Sử dụng tụ có ký hiệu NP hoặc dùng 2 tụ hóa đấu sao cho tại vị trí tín hiệu đến và đón tín hiệu khg có sự phân chia về CỰC, hay gặp trong VICTOR, AKAI, SONY_ Đây là cách làm có phần giả và đây là quan điểm cá nhân dựa trên kết cấu và vật liệu ) (2) Đã là nguồn, tần số duy nhất nó phải loại bỏ là 50Hz cho nên tụ càng to ( tại mắt lọc đầu tiên ) càng tốt. Do đó, bác phân biệt định thay cho loại tụ nào để đầu tư cho đỡ tốn kém vô ích. Nếu bác chưa phân biệt đc, khi bác làm, bác hẹn trc, tôi ngồi Zalo cùng làm, chỉ trên này dài dòng.Và khi thay nên thay vài vị trí quan trọng nhất và dùng 1 cuộn băng thật tốt để test kỹ sau đó, nếu thực sự thấy khác biệt hãy tiếp tục. Còn nếu khg bác cứ thay cả vì bác là chủ nhân của mọi quyết định
Cảm ơn bác đã có những lời khuyên bổ ích! Về phần nguồn thì có khoảng dưới 10 con tụ thôi nên e thay tất bác ah! Tụ hoá gần 50 tuổi rồi thì khó có thể giữ đc phẩm chất của nó! Nên e thay hết chỗ tụ phần nguồn để đc phần điện nguồn ngon đã ! Về phần âm thanh thì e chỉ quan tâm phần Phát thôi nên các vỉ mạch ko liên quan đến phần Phát e ko thay gì cả! E tập trung vào mấy mạch cơ bản : Play Back Head Amp,mạch DNL,mạch Dolby,mạch Line Amp bác ah! E cũng mày mò tập đọc mạch và tạm biết đc tín hiệu từ đầu từ ra đến ngõ RCA theo đường nào! E ko có kiến thức điện tử cơ bản nên cứ mày mò tự học ! Kể ra chả biết gì là sướng nhất cứ thế mà chơi, hỏng mang ra thợ cho nhẹ đầu! Tính e tò mò nên cứ thích tìm hiểu! Nói ra có gì chưa đúng mong bác chỉ bảo cho!
Mạch DNL khi bác Playback các băng tự thu và nhiều băng chg trình khg có dấu Dolby, tín hiệu khg qua đâu hoặc bác cố dùng, tiếng tối mù đi, tất nhiên như đã nói, bác là chủ nhân của mọi quyết định, nhưng thay vào vị trí mà khg dùng đến kể cũng phí đi, thay tụ nguồn khg bổ âm sẽ bổ dương . Bác chú ý nhé: Dolby của bác là mạch rời khg phải là mạch tích hợp IC, động vào mệt hơn đó, nên tránh. Về thợ sửa, máy của bác đáng giá, may ra còn có thợ nhận, nhưng tuyệt đậi đai số các thợ hiện nay thế hệ 80, khg có kinh nghiệm về cassette đâu. Còn thợ cao tuổi, trong đầu họ cassette là rối và khg đáng giá, khg cần hiểu của bác đắt bao nhiêu, từ chối ngay. Con thợ nào cao tuổi mà nhận sửa, chỉ có ân tình hoặc chắc chắn là mới bập bẹ sửa vì từ năm 1995 đến nay, thợ khg va cassette nữa, trc đây ra ngõ gặp thợ rồi. Nôm na là " con gà quả trứng ", có lợi thường xuyên người ta làm, cuộc sống phải thế. Bác nên tự tìm hiểu. Cháu gái nhà tôi học khg giỏi, tôi đang dần dạy cháu nấu ăn và sửa CD, cassette, LP... sau này các bác ủng hộ nhé , chắc là khó học ĐH với lực học toán của cháu.
E nghe Nak thì cần gạt DNL,Dolby luôn để ở vị trí Out vì khi để In thì dải trên bị cắt nhiều để giảm Noise! Tuy nhiên vỉ Dolby và DNL tín hiệu âm thanh vẫn đi qua 2-3 con tụ nữa nên e sẽ thay mấy con tụ này bác ah! Bọn tụ đằng sau e để nguyên vì chả dùng!
Tôi khg bao giờ dùng những chức năng này vì đã là tín hiệu analog, càng các mạch phụ trợ càng kém thực đi, bằng chứng là DBX, Dolby B C D S cuối cùng vẫn khg thể bằng thu mộc mà băng cối là điển hình Hitachi cũng làm vài deck có chức năng DNL, thị trg làm cho đủ thôi, bác chơi Pioneer CT A1 " huyền thoại " đi (tính từ này độ này hay bị lạm dụng để PM lắm, tôi cũng đang PM hay sao đấy mà chơi nó 5 năm rồi) , nó đâu có cần máy thứ phụ trợ đó mà tên tuổi như cồn, nay là hàng hiếm kể cả trên Ebay. Hay Teac R99, YAMAHA 1200, Teac Z7000.... chúng đâu có cần mà toàn dòng có sừng và mỏ đó thôi. Nói vậy thôi, chơi là sở thích riêng, khg ai cấm đc ai. Bác cứ chơi theo ý mình đi