Oạch, cái này nặng....bà cố luôn. Em sẽ giữ lại cho bác, nhưng vác thì còn phải tùy vào điều kiện sức khỏe. :mrgreen: :mrgreen:
Lâu quà không gặp em. Đã chuyển nhà chưa? Cả nhà khỏe cả chứ? Chuyển nhà là không tận dụng được bà ngoại ! Lúc nào qua anh chơi.
Chào bác Taitrau, Ai bảo là phong trào Casette đi xuống, Không biết con CS của bác là con gì đấy trông gấu quá. Tôi đang có bản Master Jacques Loussier nghe xong bác mới thấy thế nào là Analog. Thân
Giờ mới biết post ảnh, em xin "khoe" các đầu casette deck cỏ nhà em ủng hộ cho phong trào đi lên :lol:
@bác Naks, Chúc mừng bác đã post được hình ảnh. Bác sở hữu và sưu tầm được nhiều thể loại đầu máy cassettes quá !!!..... Em thỉnh thoảng nghe lại băng nhạc (cassette tapes) của các hãng sản xuất như: TELARC Digital, Deutsche Grammaphon ..v..v....... cũng cảm thấy hay một cách kinh ngạc và sướng cái lỗ tai lun.
Akai GX-73 hả bác, con này thuộc loại mid-end của Akai nghe cũng tạm được nhưng kiếm được GX-9 hay GX-93 hoặc GX-F91 là dòng đỉnh của Akai đó. Máy được trang bị 3-head, dual capstan, Direct Drive capstan motor Thường do dùng đầu từ Glass & ferrite heads nổi tiếng của hãng về độ bền (theo quảng cáo của họ thì dùng dược 17 năm liên tục!!!?) nên tiếng treble của Akai nghe không hay lắm, hơi bí, nhưng nghe quen thì cũng OK
Chào Bác naks! Nhìn thấy Nhà Cassette của Bác, chắc chắn phong trào lại đi lên ngay! Em thích Chú màu đen có 2 quai xách phía trước cùng 2 cái đồng hồ! Em ko nhìn rõ hiệu gì?? Đẹp quá!!
Em đã nói là em đợi được cơ mà. :mrgreen: Chẹp chẹp... P/s: Dạo nàu bác vẫn ở thủ đô chứ ạ để em tìm cách qua nhà hầu chuyện bác.
Vâng em vẫn ở HN, mà bác đã kiểm tra sơ bộ xem nó thế nào chưa? Em thấy bác TRUNG AUDIO SHOP bên mua rẻ đăng bán 1 chú Nakamichi 670zx http://muare.vn/NgheNhin/p-46890?highli ... hi%20670zx: CASSETTE DECK 1. Nakamichi 670ZX chất bãi mới, nguyên bản 100%, chạy tốt nhưng ko ra tiếng giá 2,5tr 2. SONY TC-K333es phát rất ngon, thu hơi kém, hàng bãi đẹp giá 500k Em đã xem tận mắt máy thì đúng là nội thất mới choang, mỗi tội phát được 1 vế, 1 vế tỏi và không thu được tiếc thật, còn giá mua mù để thử sửa thì cao quá Bác nào thích và xử lý được phần mạch điện thì xem xét nhé :mrgreen:
Ở HN Nakamichi bao giờ cũng đắt lắm bác ạ. Thợ họ nắm bắt tâm lý chuộng Nakamichi nên thường thét cao, thích quá thì phải nghiến răng :lol: Tiện thể em xin giới thiệu (không bán đâu nhé) con AIWA EXCELIA XK-009 cũng có chất lượng thu phát cực tốt, tuy không bằng Nakamichi CR-70 hay Sony TC-K777ES... nhưng thật ấn tượng về chất lượng âm thanh so với giá thành - rất được chuộng tại Nhật bản với logo ca ngợi bên đó- AIWA- the casette deck maker! Máy có 2 biến thế lòi đít ra ngoài(giống như Sony TC-K777ESII), 3-head/dual capstan, dây dẫn tín hiệu từ đầu từ được hàn thẳng vào bo mạch audio, không qua giắc cắm. Đầu từ thu phát được che chống nhiễm dòng bias sang nhau. máy cũng được trang bị hệ thống manual tape calibration giúp cân chỉnh các thông số quan trọng như Bias, level, equlizer cho các loại băng cassette khác nhau, kể cả cùng 1 hãng, cùng lô Bộ cơ gồm 3 motor, trong đó 1 reel motor cho tua tiến lùi, 1 reel motor chạy để cuộn băng riêng khi máy playback/record Điều đặc biệt máy có cơ chế ASTM dùng lưc thông qua solenoid ép chặt cuộn băng cassette trong bộ cơ với áp lực 1kg chống hộp băng rung động khi máy playblack/record.... Tất nhiên bộ cơ này phức tạp nên khi trục trặc thì cũng khá mệt Còn phần linh kiện thì rất thường không có gì đặc biệt. AIWA tuy là hãng con của SONY nhưng độc lập trong việc thiết kế sản phẩm nên chất âm nó hoàn toàn khác với Sony
Em đã chơi nhiều Cassette deck rồi, từ AIWA loại khủng đến, NAKAMICHI, TEAC, KENWOOD... nay đã chán lắm rồi còn ế con Kenwood KX9010 và còn NAKAMICHI 125 chưa có ai hỏi cả....
Bác cứ cho biết tình trạng máy móc & giá fix tốt nhất ở mục muabanraovat thôi là có thể gả các em nó đi cho người khác, khỏi vương vấn khi đã chán
Em cũng còn 2 cái Aiwa là AD-F80M và XK-S7000 nguyên đai nguyên kiện. Gửi bác vài tấm ảnh, hôm nào rảnh em sẽ chụp chi tiết bên trong. Thân.
Em cũng thích kiếm con Aiwa đời mới như XK-S9000 hoặc như con của bác XK-S7000 nhưng chưa tìm thấy. Loại này được trang bị thêm Dolby S, DAC 18- bit, 2 biến thế lòi đít hình tròn, hệ thống ASTM bằng motor thay cho solenoid tăng lực ép chặt cuộn cassette từ 1kg(XK-007/009) lên 1,5 kg, tuy đầu từ vẫn là DX-Head(super -hard permaloy) thì phải. Máy dùng reel motor chung cho tua tiến lùi, và playback/record Chất âm cụ thể ra sao so với XK-007 và 009 em chưa được nghe, không biết thế nào.
bác naks có 1 bộ sưu tập thật là quý, nhân tiện cho em hỏi chất âm của em naka Lx-5 ( thu và phát) vì em thấy bác có điều kiện so sánh với các dòng lớn,em cũng đang ấp ủ 1 bộ sưu tập giống bác đây
Nakamichi LX-5 là dòng midrange của Nakamichi được sx thiên về thiết kế độc đáo, ấn tượng, các nút điều chỉnh được ẩn dấu sau tấm panel bề mặt bên phải. Máy được trang bị bộ cơ chính hiệu Classic transport do Nakamichi thiết kế và đặt hãng Kyocera gia công cho riêng mình. Về căn bản LX-5 dùng bộ cơ với dual capstan, 3 discrete heads, tape pad lifter, 3 motor silent mechanism... Đầu từ thu phát là loại crystalloy tự mình thiết kế và sx. Phần front face mặt trước của máy hoàn toàn bằng nhựa nên không được đánh giá cao về chất lượng sx lâu bền. Linh kiện trong máy không có gì đặc biệt. Còn về chất âm playback thì như được các audiphile trên thế giới đánh giá thì ngoài một số đầu đỉnh của các hãng khác như Revox B-215, H1, tandberg TD-3104/3124, TC-K777, XK-009, Pioneer CT-A9D, Luxman K-05.... thì các đầu 3-head thông thường của các hãng khác khó mà địch được, đặc biệt là âm tép trong sáng, và trầm sâu , cá nhân em cũng thấy chất âm của nakamichi loại 3 head vượt trội các đầu 3-head thông thường của các hãng khác. Tất nhiên là có những quan điểm khác về vấn đề này và vì là cảm nhận cá nhân nên em cho là vấn đề cảm nhận chủ quan của từng người nên em xin phép không bàn ở đây. Tuy nhiên do không có phần tape calibration/test tone giúp cân chỉnh các mức bias, level phù hợp với từng cuộn băng cassette cụ thể nên không khai thác tối ưu được chất lượng ghi ngoài nút chỉnh bias và kiểm tra băng tai thôi. Do máy dùng bộ cơ Classic nakamichi transport nên việc thay thế, sửa chữa bánh đá = cao su(idler rubber ring) là rất phức tạp và nếu để lâu không dùng máy hay bị vấn đề kẹt cụm bánh tỳ(pinch roller arm asembly) do lớp mỡ bôi trơn lão hóa & hóa keo. Đặc biệt các dòng máy Nakamichi có nhược điểm bị mắc căn bệnh thối tụ mầu da cam(orange cap disease) làm hỏng, loẹt xoẹt 1 kênh khi thu/phát hoặc không thu được nữa. Các tụ film, pp này có mầu da cam rất khó kiếm cái thay thế tại VN, ngoài ra xác định con tụ nào bị hỏng không dễ. Em hiện đang dùng 1 em này và nó đang bị mắc căn bệnh kể trên, hiện máy không còn thu được và 1 kênh thi thoảng bị loẹt xoẹt, yếu so với kênh kia do lâu không dùng tới(2-3 năm để trong kho ) Do vậy nếu bác nào có ý định mua Nakamichi đời cổ cần phải cẩn trọng kiểm tra kỹ chất lượng thu phát trước khi mua. Em xin post vài hình minh họa: