Cảm ơn bác đã hồi đáp. Việc đồ audio châu Âu hay hàng Nhật cho ra âm bass sâu hay không thì e không dám lạm bàn. Bởi vì nếu chỉ dựa trên cái gọi là bass sâu hay non thì bằng cảm quan e đã biết một vài hãng của cả JP, US, Eu đều cho âm bass rất tốt. Về mặt đo đạc, nếu chỉ xét riêng với driver của loa, thì không phải một mà là có trên 2 hãng ít nhất của JP cho ra thông số đo đạc cực tốt với âm bass, một trong những hãng đó, tất nhiên là Pioneer. Tuy nhiên thì ta không bàn tới việc này. Vấn đề chính ở đây là việc cảm nhận, bởi e nhận thấy rằng nhiều người chơi hầu như chỉ quan tâm tới dải tần mà quên bẵng đi mất mục đích chính của một bộ dàn phối ghép là gì. Dải tần này nọ không làm nên một không gian âm nhạc, cũng chẳng thể tạo nên một bản nhạc gần giống thực (tuy vậy, chúng lại có vai trò quan trọng trong công cuộc tái tạo âm thanh). Cái gọi là trung thực cũng không có tiêu chí nào đo đạc cụ thể, mà hầu như chỉ được nhận xét bởi cảm tính của mỗi người. Có người chơi nhạc cụ, có người biết nhạc lý, đòi hỏi của họ dĩ nhiên khắt khe hơn so với những người chỉ cảm nhận bằng định tính của cá nhân. Do vậy việc cảm nhận nếu chỉ dựa trên phán xét của mỗi người chưa chắc đã là tiêu chí đúng nhất để đưa vào một quy chuẩn. Chính vì thế, e mới post "Cá nhân e ..." mà thôi. Quan điểm cá nhân của e đối với một phối ghép mà từng thiết bị trong phối ghép đó là phải hoàn hảo khi làm việc với nhau, bất kỳ một sai lệch trong luồng làm việc đều dẫn tới một thay đổi không mong muốn. Âm thanh khi tái tạo phải đạt hiệu ứng sao cho gần giống với những nhạc cụ mà e đã biết, đã nghe hoặc cũng biết gảy gảy vài ba nốt, trong đó trung âm đóng vai trò rất quan trọng, kể cả từ nhạc cụ thực hoặc trên phối ghép. Ngoài ra, việc tái tạo hiệu ứng âm thanh mà chúng ta quen gọi là độ động cũng phải tốt, không quá nhanh đối với một bản nhạc blue, không quá chậm khi nghe một bản nhạc concerto. Và nếu tốt hơn nữa, trong những bản nhạc phức tạp, một vài nhạc cụ ít nhất trong cảm quan của mình đứng sau một chút so với nhạc cụ chính. Tóm lại, diễn tả bằng lời nói hoặc hành văn thì khó, nhưng e tin nhiều người hiểu ý e. Tape-desk cũng là một thiết bị, vai trò của nó trong phối ghép cũng là nguồn phát, dù kém hay hơn so với nguồn phát khác thì chí ít nó cũng phải đạt tới phần nào đó chấp nhận được với mỗi cá nhân. Có thể tape-desk Pioneer trong phối ghép của e không hợp, ngược lại CD Pioneer thì lại hợp Vì thế e lại nhắc lại "quan điểm cá nhân" Ngoài ra, gần đây e nhận thấy phong trào tape-desk có xu hướng đi lên, cũng như những phong trào khác, mỗi khi có xu hướng đi lên là y như rằng đồ đạc đội giá lên hết. Thật là phi lý khi chúng ta cứ phải bỏ một số tiền lớn gấp 2, 3 lần để mua một món đồ, trong khi cách đó chưa tới một năm, những món đồ này được cả seller và user đăng bán với giá rất rẻ. Phải chăng chính chúng ta góp phần làm cho người chơi khác đánh đu theo xu hướng?
Ai cũng biết vậy bác ah, nhưng khổ nỗi là thường thì đồ độc, đẹp và hay thì lâu lâu mới có một cái (đâu có nhiều để lựa chọn) nếu bác thích mà chậm chân thì dù có tiền cũng không bao giờ mua được. Chứ như amp Sansui 607 bác bán giá cao thì ai mua vì nó rất nhiều và cũng rất thông dụng. :roll:
Đồ độc có nhiều tới nhiễu loạn cả đống thứ còn lại ah bác? Từ khi chơi đồ audio tới giờ, e chưa có xài qua amply SanSui nào cả, cái duy nhất e đã dùng cách đây 7 năm, và nó là con pre CA-F1, bác có biết nó không hay chỉ quanh quẩn trong mấy cái khái niệm 607, 707 của bác? :wink:
về khái niệm trung thực, đến bây h em cũng vẫn chưa hiểu một số bác (mà là dân audiophile có đồ gấu đó, ko phải mấy bác nhập môn đâu) cứ thích trung thực, tự hào đối loa của mình là loa Phòng thu (kiểu Studio Monitor) hay review là rất trung thực, cảm thấy sân khấu hiện rõ trước mặt, nhưng mà 10 bộ trung thực thì 10 bộ màu âm khác nhau; trong khi đó thì chê loa Phòng thu và thiết bị Phòng thu đích thực; bác nào có giải thích hợp lý giúp em cái? Còn chất âm châu Âu (nhất là thiết bị phát như CD, deck...) thì công nhận là nghe đồ của họ cũng là lạ, chỉ mô tả được thế thôi ạ; ai thích thì khen hay (như em), còn định nghĩa chất âm rất châu ÂU thì chịu, dành cho bác nào "nổ" hay tả vậy,
Phòng thu thì họ dùng loa monitor là đúng rồi bác à, ví dụ loa BC 3/5 mà BBC dùng để test trước khi phát thanh... Nhưng mà có nhiều loại phòng thu: thu nhạc, thu lời nói... ghi âm... loa monitor chưa chắc nghe nhạc đã hay (!), vì nhu cầu nghe nhạc quá nhiều thể loại nhạc, để test lời phát thanh viên thì chỉ cần dải Mid khá, còn có loa monitor bé xíu cho phòng thu tại nhà. Lại còn loa tự phong làm tham chiếu, reference, liệu đã chắc hay chưa, và nghe nhạc thể loại nào hay cũng là vấn đề. Lại còn loa toàn dải, nghe ai cũng khen loa mình hay, nhưng thực sự có hay? Mình thấy Loa toàn dải chỉ được độ chi tiết tốt, lạ tai..., còn để hay phải loại rất đắt tiền nghe mới hay được. Theo cá nhân mình loa hay nghe nhạc âm thanh thể hiện được hay/chuẩn các âm thanh mình cần, lời, nhạc cụ, và phải tinh tế nữa (vd 1 đoạn âm thanh có bộ dàn nghe được tiếng nhạc cụ đó, nhưng sang bộ dàn khác thì không thấy đâu), chưa kể thương hiệu mình thích. Còn về chất âm châu Âu khó định nghĩa thật, nhưng ai cũng hiểu nghe khác âm thanh Nhật. Đồ châu Âu thiết kế đơn giản nhưng hiệu quả rất rõ, nhẹ nhàng tình cảm.
Loa phòng thu em nói là loa đo cả 3 dải ấy chứ, loại để test tổng thể. Còn về chất âm châu Âu khó định nghĩa thật, nhưng ai cũng hiểu nghe khác âm thanh Nhật. Đồ châu Âu thiết kế đơn giản nhưng hiệu quả rất rõ, nhẹ nhàng tình cảm => ý này thì em thấy là đồ Âu hay Nhật dạng gấu thường bỏ bớt mạch bass hay treble; còn mạch của Châu ÂU cũng ko hề đơn giản, họ tích hợp nhiều thành mạch mấy lớp, như Linn, Studer D730, chết vỉ nào thì khỏi sửa, xin mời thay vỉ; mạch deck của Studer, Revox, Tandberg thì lại càng lắm mạch. Vậy em lại thấy nó phức tạp...
Kính các bác , em là newbie sau một thời gian đọc hết các post trong thớt em đi xách 2 em mitsubishi DT-30 và AKAI GX-R88 về làm pre với 2 em DVD cỏ là sony super cỏ mua ở sony center 900k ( chả buồn nhớ tên ^^ ) và em pioneer DV-S10A .. Em DT-30 em cho cặp với pioneer cho ra chất âm rất đẹp ( trong trẻo sáng sủa dải cao , mềm mại và ngọt ngào dải trung trầm ) ..em thoả mãn tự hào với cặp này bao nhiêu thì lại thất vọng với cặp sony cỏ + AKai bấy nhiêu ( tiếng đục tối , tép ít bass rền ) ... Sau khi đọc thớt và biết đặc tính của đầu deck akai em liều thay đổi cách settup thiết bị với hi vọng em akai r88 ( 118000 yên năm 1983 ) không phải là một em tồi .. Trước kia em đấu theo sơ đồ : DVD > analog in AKAI > analog in amp > loa Bây giờ : DVD> coaxial in MD denon 1000AL > analog in AKAI > analog in amp > loa Kết quả là : quá bất ngờ và sung sướng các bác ạ , dải cao trong trẻo tách bach ( denon nòi ) , trung âm dày ( đặc sản akai ), bass gọn sâu ( pha của cả denon và akai ).. chất âm đậm đà rất khó tả giống như ăn trầu mà có thêm chút thuốc lào nhai kèm ( mấy bà nghiện trầu khoái món này lắm ) ...
đơn giản vì DAC của DVD nghe không thể hay được bác à, tiếng mỏng chỉ xem phim là ok còn nghe nhạc 2 kênh thì vẫn kém CDP nhiều mà sao bác không kiểm CDP mà nghe lại phải 3 tầng mới ra tiếng vậy
Các bác cho em hỏi chỗ sửa máy radio casset ở Sg với ạ. Em có cái SHARP GF 800 phần cơ hơi trục trặc chút. Cảm ơn.
Em gúc gù cassette WE với Siemen Klangfilm mãi mà không ra, mấy bác giới thiệu 1 mô đen để em mua cuối tuần đùa với mấy bác cho vui.
Em tán thành quan điểm đánh giá của bác tadyellow về deck Pioneer. Nếu để bày thì em miễn ý kiến. phong trào cát sét dạo này đi xuống không ai mua nên em lại có cơ hội được sở hữu em này thêm vào bộ sưu tập.
Chào các bác! Em mới kiếm được chiếc A&D GX-Z7100EV, như hãng giới thiệu thì nó là phiên bản cuối cùng trước khi Akai rút khỏi thị trường âm thanh (hay bị mua thì em ko rõ) . Theo thông tin em tìm hiểu thì chiếc này có 3 đầu từ riêng biệt cho ghi, xóa và phát (Deck sports a true discrete head layout in which the record, playback, and erase heads are physically and electrically independent). Các bác cho em hỏi chất lượng thu/phát đầu từ của tape này có ổn ko ạh?