Hôm nay rỗi rãi em lại lôi con deck cổ Technics 255X ra thay 1 số linh kiện ở các vị trí quan trọng Nguồn analog cấp toàn mạch thay tụ Panasonic FC, thay hoặc thêm 1 số tụ Pana FC tại chân chip analog các loại Tụ liên lạc, nối tầng, tụ input, output thay Silmic II, Nichicon Muse BP (xanh lá), thay luôn các tụ quan trọng trên board Dolby. Chất tiếng cả phát và thu đều được cải thiện khá nhiều, tiếng sạch và chi tiết hơn, dày hơn, nghe nổi khối, không gian rộng hơn. Trước đây tiếng gắt và chói, nền âm k được sạch. Một phần vì dùng tụ nối tầng quá cùi, phần vì sau 35 năm khá nhiều tụ lọc nguồn và lọc nội bộ các chân IC analog bị rò rỉ, chảy nước và teng chân. Technics M255X cũng là con tầm khá của dòng 2 heads, linh kiện dày đặc, mạch làm khá kĩ nhưng chất lượng linh kiện không phải hàng đỉnh. Đặc thù của đồ Audio hãng Technics/Panasonic thì dù đời có cao cũng k xài linh kiện gấu hãng khác như Elna, Nịchicon, Rubycon..., vì họ tự SX được mọi thứ, từ bán dẫn, tụ điện các loại đến các IC analog, IC dolby, Dac v.v... Mà khổ cái tụ điện thì Pana mãi sau này mới đình đám với dòng FC, FK, FW chứ thời 35 năm trước thì sàng sàng nhau tất. Mổ cái máy ra toàn bộ linh kiện đều có dấu tam giác của Matsushita. K hiểu sao con Technics M255X này khá hiếm trên các phố mua bán, nhưng ở quê em, cái thời 20 năm trước thì nó là chuẩn mực của hầu hết các phòng sang băng. Đi đâu lấp ló qua cửa kính phòng thu đều có sự hiện diện của con này, mà đến tận bây giờ, gặp lại các đàn anh chủ tiệm ngày xưa nay đã giải nghệ, đều khen con Technics này vì chất lượng thu băng của nó được thị trường công nhận nên tiệm nào cũng phải có, máy thuộc dạng cực lì, chỉ có thay đầu từ, curoa và kiếm tiền, ngoài ra gần như k hỏng hóc thứ gì.
Kụ PS nhầm rồi , hãng mẹ Matsushita có thương hiệu là Technics hay sau này gộp chung vào Panasonic có dòng tụ for audio ngon kô kém gì Silmic hay Cerafine của Elna đâu , tên nó hơi khó đọc Pureism , em ngó mấy cái CDP Esoteric đời cũ hay xài tụ này , Eso đời mới thì em chưa đc dòm ruột nên kô chắc ạ :mrgreen:
Có, em biết tụ đó, màu xanh ngọc chữ vàng, nhưng hiếm lắm, rân chơi Audio thế giới còn chả biết với chả quan tâm nữa là. Thật ra với trình họ nhà Mat thì họ làm thứ gì chả được, nó ở cấp tập đoàn rồi chứ k như Elna hay Nichicon, Rubycon chỉ là tên 1 hãng, chuyên làm 1 món. Tuy nhiên chính vì nó làm lan man quá nên có vẻ k chuyên sâu, mà có sp nặng kí như con tụ Pureism cũng k mấy ng biết vì giá cao và ít phổ biến. Em có cảm giác, thời huy hoàng của điện tử âm thanh lẫn hàng công nghiệp Nhật bản 30 năm trước, cứ như là có 1 tập đoàn nhận gia công các món đồ này vậy. Nhiệm vụ của mỗi hãng chỉ việc thiết kế mặt tiền, tính năng các đời, việc còn lại sẽ có 1 hãng mẹ lo. Nên mở máy ra ta thấy pcb na ná nhau, đời thấp xài lk gì, đời cao các loại gì, jack cắm ra sao, cách vẽ sơ đồ, service manual v.v... mã các đời thì chỉ ai rành lắm mới thuộc nổi vì lợn gà cũng chả đẻ được nhiều thế. Em làm bên ngành in công nghiệp, 1 dây chuyền in Komori với Mitsubishi date tầm 90-95 na ná nhau, từ mã dây điện, cách đi dây, bó dây, đánh số trạm, vẽ mạch v.v... cứ như chung 1 ông làm vậy. Mitsubishi trong công nghiệp cũng như Matsushita hàng điện tử tiêu dùng, họ làm tất từ động cơ, biến tần, bộ điều khiển, vi xử lí, gia công cơ khí ... nên 1 cỗ máy Mitsu có tới 90% đồ cùng tên hãng.
Thực ra em thấy tụ Matsushita ngày xưa thời 70-80 cũng rất tốt, nếu so với các tụ của các hãng khác thời đó thì có lẽ Matsushita là tốt nhất đó ạh, sau này Elna mới có tụ màu đỏ rồi đến Dourex, nếu so với tụ Matshushita màu xanh lơ, chữ màu tím thì mấy tụ audio thời bây giờ chưa chắc đã bằng. Sau này Matsushita sx tụ Pureism EX cũng rất nổi tiếng, em thấy âm thanh nó rất mềm và dẻo.
Chuyện linh kiện bên trong của các máy Nhật giống nhau thì cũng bình thường bác ạh, vì các hãng Nhật chủ yếu xài linh kiện của Nhật mà, mà số hãng sx linh kiện của Nhật cũng khoảng hơn chục hãng thôi. Cũng giống như mở bên trong các máy châu Âu hay Mỹ cùng thời xem, cũng sẽ thấy xài linh kiện phần lớn giống nhau. Mitsubishi thì kinh khủng quá rồi bác, họ sx từ cây bút chì, cục gôm cho đến thiết bị tàu con thoi lận. Từ 75 năm trước- thời Đệ nhị thế chiến, họ đã sx ra hơn 10.000 máy bay tiêm kích huyền thoại Zero, có tốc độ bay nhanh nhất, bay xa nhất, cơ động nhất, là nỗi khiếp sợ của tất cả lực lượng không quân và hải quân của phe đồng minh và cả thế giới thời bấy giờ!
Đồ công nghiệp Mitsu e thấy vầy, theo kinh nghiệm sửa chữa thiết bị công nghiệp của cá nhân, Các module công nghiệp phục vụ tự động hóa như biến tần, servo, thiết bị đóng cắt v.v.. không có gì bàn cãi về chất lượng lẫn tư duy logic khi sử dụng. Tuy nhiên khi chính hãng này build một cỗ máy hoàn chỉnh, thì em thấy về tổng thể chưa ổn. Ở đây em so cùng thời, vd 1 dây chuyền in công nghiệp date 95, thì Mitsu thiết kế phần điện khá là dở, từ cách đi dây, kết nối module v.v... và chương trình vận hành thua xa các hãng khác của Nhật vào cùng thời. So với Nhật thôi, chứ Đức thì nó trên hẳn vài cấp, cả tư duy thiết kế phần cứng lẫn phần mềm. Sơ đồ điện vẽ cũng rất rối rắm, khó đọc, khó tìm. Phục vụ cho công tác sửa chữa điện đóm lẫn cơ khí là khá khó khăn. Cơ cấu máy cũng có nhiều nhược điểm cố hữu dù thời đó hay cả bây giờ, việc copy ý tưởng chế tạo của Đức Nhật vẫn không ngừng theo đuổi. Dân Nhật nổi tiếng là copy mà, họ copy cả con người nói gì máy móc, dân Nhật xưa lùn béo mà nay đã cải thiện rất nhiều nhờ vào việc cải tạo nòi giống sau nhiều thế hệ. Tuy nhiên họ có phong cách riêng, đôi khi quá bảo thủ nên nhiều khi ta mong muốn những gì tinh túy của châu Âu có trên thiết bị Nhật với giá mềm hơn mà k được. Tàu khựa thì clone chứ k gọi là copy nữa, quá thô thiển.
Hê hê , con Zero của kụ Zorro nom vậy mà hổng phải vậy , lúc đầu bọn tây lông choáng váng vì tốc độ và khả năng cơ động của nó nhưng sau rồi cũng lần ra cái gót chân asin . Thay vì tăng cs động cơ hay thiết kế khí động khủng thì anh japan làm nhẹ con mb đi tới mức tối đa , buồng lái phi công kô có giáp che chắn gì cả , những điểm nhạy cảm như khoang động cơ hay thùng nhiên liệu cũng không có bảo vệ gì hết . Chính vì vậy điểm yếu chết người của Zero là chỉ cần dính 1 loạt hay vài viên đạn từ dàn súng máy đối phương là bùng cháy như bó đuốc ngay . Súng máy trên Zero chỉ là loại cỡ nòng nhỏ chỉ tác xạ hiệu quả trong tầm ngắn nên khi đối đầu vs các dòng tiêm kích cải tiến liên tục về tốc độ & hỏa lực của Đồng minh nó tó ra yếu thế rõ ràng , tới mức cuối chiến tranh bọn nhật chủ yếu dùng nó làm mb cảm tử :mrgreen:
Vậy là phong trào casset đang đi lên đấy chứ,chẳng qua bác có nhiều đồ rồi nên ko chiu giao lưu thôi,chứ nhiều người muốn mua lắm nhưng kiếm được thứ ưng ý hơi khó
Con deck Technics M255X nhà em vừa rồi sau khi thay 1 đống tụ nguồn và tụ liên lạc trên đường tín hiệu thì tiếng đã khá lên nhiều, phần input để rec cũng vậy. Đặc biệt sau khi thay tụ, em cắm Line in để test phần pre out, thấy vẫn hơi bị mất treble kha khá so với phát trực tiếp từ CD, sau khi soi sơ đồ em quyết định nhổ tiếp 4 con BJT làm nhiệm vụ Auto select phần Input cho Rec từ Line In hay jack Micro, nếu cắm jack Mic nó dẫn, tự mute tiếng Line in (mắc song song line in), phần này tương tự như BJT mutting trên các CDP tầm thấp. Kết quả là tiếng lên thêm, treble đã khá cân, đạt hơn 90% so với direct từ CD sang Amp nhưng k thể 1-1 được. Em cắm 1 line in, 1 direct sang Amp, vặn Rec level cho cân nhau, nên thấy khá rõ, sau đó đảo kênh để xác định chắc chắn kết quả âm thanh. Tới đây thì chịu rồi, vì em đã làm hết khả năng đang có, muốn nó 1-1 như source cũng k thể được. Sau đó em tiến hành thu thử thì trên băng Maxell nornal loại UR bán trên thị trường, tiếng rất bén, có phần bén quá nghe hơi sắc, tuy nhiên có cảm giác mid và dải cao hơi bị vỡ. Em đã test lại giảm gain đầu vào, nhưng kết quả vẫn vậy. Test với Dolby On hay Out đều như nhau. K rõ nguyên nhân do đâu, vì các trị số tụ, dù là liên lạc hay tụ nguồn em đều thay đúng lại trị số cũ - dù có thể thay số gần tương đương. Có thể phần Rec/EQ có vấn đề, làm biến dạng tín hiệu vào đầu từ. Tiếng bị rạn nhẹ thôi, nhưng có thể nhận ra được. Có bác nào kinh nghiệm xử lí vụ này cho em cách để trị nó được không ạ ? Cuốn Lặng lẽ tiếng dương cầm bác Zorro thu cho em ngày nào thì tiếng rất mộc, nghe cảm giác hơi thiếu treble, nhưng tiếng chuẩn, tròn căng, k rạn vỡ bể méo. Cuốn Ngàn thu áo tím bác Rey01 thu trên Maxell UD cũng tốt, tiếng bén hơn nhưng do băng cũ nên nhiều chỗ ẹo ẹo, nhưng vẫn k bể tiếng. Tóm lại là bể do phần thu chứ phát thì tốt. Em post service manual của con M255X này, có bác nào rỗi rãi đọc qua bắt cho em tí bệnh nhé. Em coi sơ đồ kĩ càng các vị trí quan trọng để thay tụ, hoàn toàn k thay mù, trị số tụ mới giống tụ cũ, nên cũng loại trừ khả năng do thay tụ mà làm tiếng bể. https://www.dropbox.com/s/5ya7t1k1ezznt ... x.pdf?dl=0
Em xin múa rìu với anh psman chút xíu vậy. Em xem sơ đồ không thấy vị trí của biến trở Playback, và biến trở Eq cho phần P.b ? Nếu a tìm thấy thì thử cân chỉnh lại xem sao. Anh phát thử tần số mẫu, ở 1khz, 8khz, rồi dùng OCs đo tín hiệu đầu ra,sau đó chỉnh biến trở cho phần EQ thử xem.Vài dòng gợi ý, mong anh chỉnh được máy.
Hi bác, Phần tín hiệu để đẩy ngược lại vào đầu từ cho phần Rec theo em là từ IC5 ra (1 kênh). Phần này nó có con tụ C71 22u nối đất với trở R71 1k, sau qua tụ liên lạc C69 1uf tiếp đến VR7 rồi vào IC 5, ra mớ bẫy RLC sau quay ngược về đám BJT lái cuộn dây đầu từ. Vấn đề có thể nằm ở C71, VR7. Tuy nhiên nó bị 2 kênh như nhau, mà VR7 em k đụng chạm gì. Có lẽ phải có óc-si-lô mới cân chỉnh được cho chính xác. Service manual cũng toàn hướng dẫn cân chỉnh độ chuẩn của tín hiệu bằng osc. Tiếng từ CD phát vào Line in ra lại Line out vẫn chuẩn, không méo, tức tín hiệu để ghi mà máy nhận được là hoàn toàn chuẩn. Chỉ có sau khi ghi vào băng phát lại nó mới rạn dải mid và mid hi đổ lên. Tiếng có vẻ hơi sắc, bass nhiều hơn bản gốc. Em cần nó "mộc" lại tí, hoặc ít nhất là chuẩn, tức nghe sao phát vậy. Một phần do em thay tụ nguồn tốt (Pana FC, Pureism, Sanyo Oscon) và tụ liên lạc tốt (Cerafine, Nichicon Muse) nên tiếng sạch và bén hơn, nên khi ghi ngược vào băng nó đã sắc hẳn so với trước đây. So với các bản em đã từng tự thu trước khi mod thì tiếng chi tiết hơn, leng keng hẳn, nhưng lại bị vỡ mid. Vỡ nhẹ thôi nhưng nghe ra ngay nên khá là khó chịu.