Hâm mộ quá! Hôm nào bác cho em... xem bác mí:- )) Có những cái có thể mua được bằng tiền, có những cái phải mua bằng rất nhiều tiền và có những cái không mua được. Bác thật may mắn.
Bác hỏi thế quá chửi đểu anh em, bọn em kiếm cái băng video còn khó nữa là xem biểu diễn live... (em đùa) Bác may mắn thật, không biết bác cầm tinh con gì mà sung sướng thế ko biết.
Bác coi buổi diễn nào thế ạ, ở đâu bác ? sướng nhể Em nghe nói buổi diễn đầu tiên của Pink tại sân Oem bờ li toàn tăng âm đèn, tổng công suất 1 triệu Watt :shock:
@tcqanh, loving: Đĩa CD PF của em thì toàn là đĩa TQ thời kỳ đầu thôi, hồi đó em đâu dám sờ vào cái đĩa xịn nào đâu. Bài "Another Brick in the Wall Part 2" là một trong những bài hay nhất của Pink Floyd. Khi nghe bài này thì có thể tưởng tượng trước mặt mình là 1 dây chuyền sản xuất bánh kẹp thịt. Đầu vào của dây chuyền là những đứa trẻ con tuổi học trò và đầu ra phía bên kia là những dải thịt xay nhuyễn đùn ra từ miệng cối xay thịt có nhiều lỗ nhỏ. Quá kinh hãi! Nhưng không phải là truyện kinh dị. Bài hát này sáng tác với mục đích phản đối nền giáo dục ở một số nơi trên thế giới, những nơi mà người ta nhồi nhét vào đầu trẻ con những quan điểm mang tính chống lại loài người. Ví dụ như sự phân biệt đối xử giữa các nhóm người khác nhau là đúng hoặc nhân quyền chỉ có ở nhóm người này (Hoặc vùng miền này) mà không thể có ở nhóm người khác (Hoặc vùng miền khác). Hồi đó điển hình là chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi cũ, thời kỳ mà lãnh tụ Nelson Mandela còn đang ở tù. Đỉnh điểm của bài hát này là câu hát có nội dung đại ý là: Này!, các thầy giáo! Hãy để cho những đứa trẻ được yên thân!. Nếu như không được dẫn dắt thuyết minh trước thì người nghe dễ hiểu nhầm sang ý tiêu cực khác. Tuy vậy, bài hát vẫn còn những câu hát bí hiểm mà lại rất hay về giai điệu, chúng được lặp đi lặp lại mấy lần, như câu sau: "All in all it's just another brick in the wall. All in all you're just another brick in the wall."
Em lại không thích The wall, 2 album em khoái là Wish you were here và Amuse to death. Nhưng đúng như em Xì-tin nói, em cũng chưa đủ trình & đủ tầm để nhận xét về Pink, chỉ thấy hay & thích vậy thôi. Với mỗi tâm trạng, lại có một cảm nhận khác biệt về cùng một album. Nhưng tựu trung lại, mỗi lần nghe Pink, em tuyền có cảm giác như mình đang trải nghiệm một cuộc "private investigation" (em mượn cái tứ của Mark Knopfler). Cứ miên man suy tưởng. Nhưng cũng có lúc rất cú vì đang suy tưởng sâu sắc đến độ gần ngủ được rồi thì lại bị dựng dậy bởi một mớ âm thanh hỗn độn, đang căng người lên để chuẩn bị hứng những đợt sóng mới thì lại lọt thỏm vào một vòng xoáy bất tận khác của im lặng. Túm lại là rất điên cái đầu.
Bài another brick in the wall này trong the wall có 3 phần, mỗi phần nói về một khía cạnh của xã hội. Đây là những yếu tố đã xô đẩy nhân vật chính tới hoàn cảnh sau này: con người không còn cảm xúc, xa lánh xã hội và tư tưởng trở nên bệnh hoạn. Mỗi khía cạnh xấu của xã hội được ví với một viên gạch làm nên bức tường ngăn cách đưa nhân vật chính vào sự cô đơn khủng khiếp. Trong bài Hey you thì chỉ còn một chút hy vọng le lói Pink vẫn cố liên hệ với người thân yêu của mình nhưng cũng không được. Kết cục như các bác đã biết the worms ate into his brain.
The Wall và Amused to Death theo em phong cách rất giống nhau vì đều là sản phẩm của RW. Tuy nhiên The Wall nội dung buồn thảm và nặng nề hơn. Còn Amused to Death ra đời sau này theo em cách suy nghĩ của RW già dặn từng trải hơn có nhiều nét hài hước. Về nội dung Amused to Death cũng đề cập tới các vấn đề chính trị ở mức độ cao hơn với cái nhìn bao quát đối với toàn bộ nhân loại: The human race has civilized itself... Ý tưởng bao trùm cả 2 tác phẩm là chống chiến tranh. RW rất rành nhạc cổ điển và biết áp dụng các thủ pháp vào nhạc của mình.
Xem tại Moscow, hồi đó còn bao cấp nên giá vé rẻ kinh khủng, bán giá chính thức độ 5 rúp (chắc bằng 50,000 đ Vn bây giờ nếu quy ra phở), mua chợ đen 10 rúp là người bán cảm ơn rối rít rồi Xem trong sân vận động trong nhà Olimpic, xây dựng phục vụ Olimpic Moscow 1980
Sorry, xem năm 1988, gõ nhầm. Hồi đó còn bao cấp, thỉnh thoảng Liên xô mời các ban nhạc phương Tây tới biểu diễn, nhà nước chắc trả tiền, còn vé chỉ lấy giá tượng trưng cho nhân dân biết về văn hóa nước ngoài Sau này còn cả Model talking, Sandra, Metalica buổi biểu diễn cuối cùng trước khi tan rã hoặc đại hội nhạc rock " Moster of Rock" tại sân bay
chủ nghĩa Aparthei hả bác ? mới tối hôm qua cho thằng em nghe 1 dây " Cục gạch khác trên tường "1,2 trong đĩa test của Burmester CD2. em nói đây là rock... nó không tin. em cũng không nghĩ đó là rock...
@tcqanh: Người ta gọi nhạc của PF là rock, riêng album "The wall" thì họ lại cho rằng là loại rock opera, nó cũng không giống các bài rock opera phổ biến khác. Sự liên tưởng đến chủ nghĩa Apartheid chỉ là một trong những cách diễn giải trước đây cho nó có vẻ mang tính thời sự vào thời đó. Do tính chất "Suy tưởng" của Pink Floyd, người ta vẫn cứ suy tưởng liên hệ đến các sự việc khác nhau. Một số ví dụ liên quan đến "The wall": - Có người chỉ ra cụ thể đó là bức tường Béc-lin đã từng chia cắt nước Đức và cũng là biểu tượng cho thời chiến tranh lạnh. - Có người cho rằng đó là "Bức tường lửa" trong mạng internet để ngăn chặn một số thứ đi từ không gian A sang không gian B. - Suy tưởng hơn nữa: Đó chính là bức tường vô hình ở ngay trước mũi chúng ta, nó ngăn cách chúng ta với thế giới bên ngoài, bức tường vô hình đó do chính chúng ta tạo dựng nên từng viên một mà không hay biết. Tức là tự tay bóp d*i mà miệng thì cứ kêu oai oái, đau quá!.
Vì PF là dân xuất thân từ kiến trúc nên âm nhạc rất có không gian và tầng lớp ,em thì thích nhất bài TIME nghe xong người cứ dụng cả lên .
Phải rồi ạ, Mỗi lần nghe Pink, vẫn giai điệu đó, vẫn không gian đó nhưng em suy tưởng ra mỗi lần rất khác nhau, có lẽ đó chính là điều cuốn hút của Pink Floyd. Nghe Rock (nhất là heavy), thấy tính lôi kéo cuốn hút rõ ràng mạnh mẽ. Nghe Pink, thấy tính dẫn dắt vào và ra lặng lẽ. Triết lý trong nhạc của Pink mới nghe thì phức tạp, hỗn loạn, nhưng càng nghe càng thấy đơn giản mà hàm súc, đặt vấn đề thôi, hiểu và giải quyết vấn đề do tâm tưởng người nghe.
@777, tcqanh: Các bác thích nhất bài Time, em thích nhì bài này. Ngay sau tiếng chuông đồng hồ báo thức ở đầu bản nhạc là âm thanh tíc tắc của đồng hồ, nhưng không hẳn vậy, nó có kèm theo âm thanh như tiếng đập của trái tim người, một người đã già theo thời gian, leo cầu thang thì tim đập mạnh như vậy. Ý chính của bài "Time": Thời trẻ nó nghĩ rằng đời còn dài phía trước, cứ tích cực giải trí giết thời gian. Đến khi trung niên nó mới nhận ra là không còn nhiều thời gian nữa, vội vàng hối hả làm việc với tốc độ ngày càng cao để phần nào bù đắp lại thời gian đã mất. Nhưng không kịp nữa rồi, tuổi già đã đến. Chỉ còn biết hối hận và sám hối, cái tội đã lãng phí thời gian. Nếu không lãng phí thời gian thì nó có thể làm được nhiều điều tốt đẹp hơn nữa cho bản thân, cho mọi người, cho xã hội. Giết thời gian là một tội ác!
Em đang nghe tứ tấu đàn dây chơi Us And Them. Tuyệt đỉnh. Pink Floyd luôn mang lại cho người nghe những ý vị độc đáo...
nói đến giết thời gian vì chuyện ăn chơi vô bổ làm em nhớ đến cụ Nguyễn Du. " Mua vui cũng đựơc một vài trống canh " càng hiểu Pink, càng thấy ghê gớm... nhưng khổ cái là nhiều khi ta muốn mà không đựơc " lực bất tòng tâm "
Với một số shaved-person thì chỉ có cơ hội dựng tóc thôi à :lol: Shine on your crazy diamon: http://www.youtube.com/watch?v=vyqgjCKm9nQ
- Bản "Us And Them" mang tinh thần chống chiến tranh, giai điệu buồn. Các vị tướng có trò chơi thú vị là kẻ những đường ngang dọc đầy màu sắc trên bản đồ. Ngoài chiến trường thì chúng ta (Quân ta) và họ (Quân địch) cứ hồn nhiên vô tư mà chết, không có vấn đề gì, bởi ai rồi thì cũng phải chết. Chỉ có mỗi một khác biệt nho nhỏ là những người lính ở cả 2 bên thì chết trẻ và những vị tướng thì chết già. - Bản "Shine on you crazy diamond" quá dài, gồm 9 chương, có nhiều phần, được phát triển và bổ sung vài lần. Ý nghĩa không rõ ràng, có lẽ bản này là để dành riêng cho người nghe tha hồ suy tưởng. Mới bắt đầu thì nhẹ nhàng du dương, rồi tỉa ghi ta như xoáy vào tâm can, nhịp không nhanh nhưng cường độ thì cứ lên dần, lên nữa. Nghe âm u, huyền bí, có cái gì đó sâu thẳm. Chương cuối lại có sự tham gia của kèn saxophone, chuyển từ baritone saxophone sang tenor saxophone, cứ như là Jazz trên nền của rock. Nội dung: Tuổi trẻ của bạn ngây thơ trong trắng, rồi những thành công cứ đến với bạn một cách ngẫu nhiên, cứ như là có ngôi sao chiếu mệnh là 1 viên kim cương đặc biệt nào đó. Bạn cũng sẽ nhận ra đó chỉ là kết quả của công nghệ lăng xê, bạn thích nó, nhưng vẫn lo sợ sự thật phũ phàng có thể sẽ bị phơi bày ra ánh sáng, bạn không biết làm gì hơn, đã lỡ rồi. Cuộc sống vẫn trôi đi một cách tốt đẹp, mọi người vẫn ca ngợi bạn, bạn trở thành thần tượng, thành anh hùng, thành truyền thuyết, thậm chí hiển thánh. Vấn đề là tâm hồn bạn đã trở nên trống rỗng, linh hồn bạn đã bị quỷ lấy mất, nếu bạn tự nhìn vào mắt mình thì sẽ thấy ngay một hố đen sâu thẳm.
Bài này sáng tác khi 1 người bạn vừa mất mà bác Arch. Người bạn này tài hoa, cá tính nhưng cá tính khá đặc biệt. Nội dung có lẽ k ai dịch sát nghĩa từ Anh sang Việt được chứ em nghĩ k phải k rõ ràng đâu