Có bài biết khá hay về phần nhìn (Photography) em cop về đây để anh em đọc vui cuối tuần. Có nhiều điểm cũng khá giống với audio. -------------------------------------------------------------------------- "Nhiếp Ảnh Chào các bạn, các bác và các thân hữu. ... Hôm nay, như đã có nói trước và cũng đã có sự chấp nhận của anh Hàn Sinh, tôi lại xin được phỏng vấn anh về Nhiếp Ảnh, dĩ nhiên, không phải riêng một mình anh là đủ đại diện cho ngành này trong Phố, nhưng vì anh là người có khả năng, hiểu biết và đam mê ngành này, tiếng nói của anh sẽ được lắng nghe và bên cạnh đó, tôi cũng xin mời các bạn khác góp ý cho vui vẻ trong tinh thần thân ái. 1 -- Theo ý anh thì sau một thời gian dài phát triển và kiện toàn, có một số rất đông đảo người tham gia từ chuyên nghiệp cho đến tài tử, anh nghĩ là Nhiếp Ảnh đã có thể chen vai sát cánh với 7 môn nghệ thuật (âm nhạc, văn chương, hội họa vân vân.....) kia hay chưa ? Vì sao ? 2-- Kỹ thuật nhiếp ảnh gần đây đã phát triển đáng kinh ngạc, điều này có làm tăng lên chất lượng nội dung bức ảnh hay không ? Hay chỉ tăng thêm "độ bóng" và hào nhoáng của bề mặt ? 3-- Nhờ kỹ thuật số, người ta có thể chụp hình thật nhiều và lựa lại tấm đẹp, bỏ tấm xấu. Anh có nghĩ là điều này có tính chất "ăn xâm" và làm giảm bớt tính nghệ thuật của nhiếp ảnh hay không ? Cám ơn anh Hàn Sinh (và các bạn nào yêu thích nhiếp ảnh) Gun-Ho"
Phần trả lời (1) -------------------------------------------------------------- "Xin chào tất cả các thân hữu..., Cảm ơn bác Súng đã khen ngợi và cho tôi được hân hạnh chia sẻ chút hiểu biết nông cạn của mình về nhiếp ảnh. Hoàn toàn đồng ý với anh, mọi ý kiến của mọi thành viên trong phố là quan trọng như nhau. Vì thế, tôi cũng xin được phép mời mọi thành viên trong phố có quan tâm đến nhiếp ảnh tham gia đề tài cho quán Cánh Buồm thêm rôm rả, nhộn nhịp... Đặc biệt, xin đề nghị anh chủ quán mời thêm một thành viên cũ đã đóng góp rất nhiều cho phố rùm Đặc Trưng nơi phòng ảnh, anh HTT. Tuy ít thấy anh HTT thường xuyên vào phòng ảnh ĐT sau này, nhưng qua những hình ảnh anh ấy đã đem vào cho thấy là người rất kiên nhẫn tìm tòi cũng như gặt hái được nhiều kiến thức trong đam mê của mình. Được chia sẻ với anh HTT nơi này là sự may mắn của riêng tôi và có thể cũng là của chung Phố Ròm... Với ba câu hỏi được đặt ra (và nghe nói, anh sẽ còn hỏi thêm nhiều câu hỏi khác nữa?), tôi xin được để dành lại câu hỏi đầu tiên cho đến phút cuối cùng của loạt bài chia sẻ ý kiến về nhiếp ảnh mà anh đang mở ra này. Câu hỏi đó được giữ lại cuối cùng không chỉ vì sự bao quát của nó. Bản thân tôi nghĩ, tuy chỉ là ý kiến cá nhân nhưng để trả lời điều đó, ít nhất cần có một sự khảo cứu nghiêm túc, cho dù nho nhỏ dưới dạng bỏ túi thì vẫn hơn. Xin được chia sẻ với anh cùng thân hữu quan tâm về hai câu hỏi còn lại như sau: 2-- Kỹ thuật nhiếp ảnh gần đây đã phát triển đáng kinh ngạc, điều này có làm tăng lên chất lượng nội dung bức ảnh hay không ? Hay chỉ tăng thêm "độ bóng" và hào nhoáng của bề mặt ? Có thể nói rằng, năm 1976 khi hãng Canon cho ra đời máy ảnh 35mm đầu tiên trên thế giới được điều khiển bằng chip CPU; thì ít ai nghĩ rằng ngày đó đã đánh dấu sự bắt đầu của một giai đoạn phát triển kinh ngạc và là nền tảng cho nhiều khái niệm kỹ thuật chụp hình sẽ được áp dụng cho hệ thống digital photography sau này. Thật vậy, từ việc điều khiển hoàn toàn bằng tay để chụp hình, với những giới hạn về số lượng film chụp được mỗi lần nạp vào máy ảnh, độ nhạy sáng cố định của mỗi loại film âm hoặc dương bản, cũng như các phụ tùng khác đi kèm cùng máy ảnh và công việc của buồng tối... ; theo thời gian, các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp cũng như nghiệp dư đã có thêm cơ hội hơn trong sáng tác nhiều hơn nhờ cải tiến kỹ thuật. "Đồ chơi" của họ cũng tốt hơn về chất lượng và bớt tốn kém hơn về mặt ngân sách. Vâng, nhiếp ảnh ngày xưa là thú vui rất tốn kém mà bản thân tôi là con nhà nghèo đã từng kể rằng phải để dành tiền sáng mua được cuộn film trắng đen của Nga hoặc Đông Đức, chụp xong 36 poses phải đợi nửa tháng sau mới đủ tiền mua cuộn film khác chụp tiếp! Năm 1980 và 1981, hãng Canon lần lượt giới thiệu ba models AE1-Program, A1, và F1New cho các khách nghiệp dư, bán chuyên nghiệp, và chuyên nghiệp; chưa kể các phiên bản rút gọn khác của AE1-Program. Thời đó, các phó nhòm chuyên nghiệp cũng như nghiệp dư đã được biết đến các lợi ích không phải chỉnh tốc độ, khẩu độ bằng tay... hoặc thậm chí không phải "stop down" vòng khẩu độ sau khi lấy nét xong một khung ảnh... Họ đã có thể "quên", không cần lên "film" mỗi khi bấm máy. Rất nhiều cơ hội mất đi không chụp được tấm hình đẹp chỉ vì phó nhòm chưa kịp hoặc quên chưa "lên film" cho máy ảnh 35mm và các formats lớn hoặc nhỏ hơn. Canon AE1-Program đã được bán ra với con số hơn năm triệu máy, đạt kỷ lục về số bán ra riêng cho một kiểu (model) mà thôi! Sau đó chúng ta chứng kiến sự ra đời của các kỹ thuật tự động lấy nét của cả trên thân máy và ống kính ... Và, một bước ngoặc khác nữa khi chúng ta chào đón thiên niên kỷ mới. Đó là hình ảnh digital và các software hỗ trợ trong máy ảnh cũng như hậu kỳ... cho đến hôm nay. Với tốc độ phát triển đến chóng mặt của nhiếp ảnh trong ba mươi lăm năm qua và nhất là trong mười năm gần đây nhất. Nhiếp ảnh không còn là thú tiêu khiển của giai cấp thượng lưu như trước đây, hoặc chỉ dành cho giới chuyên nghiệp kiếm tiền qua tài năng thiên phú của họ. Máy ảnh đã đến với hầu như mọi hang cùng ngõ ngách. Nhìn quanh mình tôi thấy, nhiều gia đình không chỉ sắm một, hai, ba, bốn ... mà đến dăm bảy cái máy ảnh digital trong vài năm vừa qua; chỉ vì "không thích xài P/S nữa, upgrade lên DSLR", "máy này mới, nhiều MPx hơn", "cái cũ làm back up",... Cứ như thế, mỗi đứa con còn đang học trung tiểu học một hai máy P/S. Mẹ hai cái P/S đã cũ và cái DSLR riêng để chụp ảnh nghệ thuật. Ông bố chưa được cấp ngân sách nên phải xài ké máy của Mẹ con chúng nó, thì trong nhà cũng đã dăm cái máy ảnh... Mà hầu như, ngay cả các máy ảnh bỏ túi bây giờ trị giá trăm bạc cũng có nhiều chức năng tối tân hơn những máy ảnh chuyên nghiệp của các thập niên 80, 90, và thậm chí cho đến năm 2000. Đi ra ăn sáng chút gõ tiếp, chúc chủ nhân và thân hữu sáng CN tươi vui nơi này và ngủ ngon nơi khác. Hàn Sinh. " Còn tiếp.
Tiếp. Trả lời (2) Enjoy your reading. ------------------------------------------------------------------ HS xin cảm ơn chủ quán và chư vị quan khách nhiệt tình ủng hộ cho bài viết đầu tiên của mình về nhiếp ảnh, Xin được đồng ý với quan điểm cho rằng loạt bài về nhiếp ảnh cần có sự đóng góp của nhiều ý kiến khác nhau càng tốt của anh Súng. Post này xin được tiếp tục với câu hỏi số 2 của anh Súng: "Kỹ thuật nhiếp ảnh gần đây đã phát triển đáng kinh ngạc, điều này có làm tăng lên chất lượng nội dung bức ảnh hay không ? Hay chỉ tăng thêm "độ bóng" và hào nhoáng của bề mặt ?" Post trước HS đã sơ lược về tiến trình cải tiến kỹ thuật của máy ảnh và các dụng cụ liên quan cũng như mức độ phổ biến của nó trong đại chúng suốt ba mươi lăm năm vừa qua. Nay xin được hầu chuyện cùng các bạn về ảnh hưởng của nó đối với nhiếp ảnh nói chung. Có lẽ ngay cả những nhiếp ảnh gia khó tính nhất cũng phải công nhận rằng sự phát triển của kỹ thuật nhiếp ảnh đã đem đến những phương tiện ngày càng dồi dào hơn cho ngành nhiếp ảnh của toàn thế giới. Hơn mười năm về trước, có nằm mơ thì các nhiếp ảnh gia hàng đầu cũng không thể thay thế cuộn film đang chụp có độ nhạy sáng thấp ISO25 (xin nhắc lại 25) mịn màng để chụp chân dung quảng cáo trong thân máy ảnh bằng cuộn film ISO400 để chụp thể thao trong vòng nửa giây đồng hồ. Với các phóng viên thể thao, để chụp được cuộn film 100 hoặc 250 khung hình trong một game show, họ phải sắm (tốn rất nhiều tiền) các roll film holders, camera backs, và motor drivers để kéo và lên film. Các dụng cụ này thường mắc hơn ngay cả so với chiếc máy ảnh chuyên nghiệp mà họ đã dùng. Ảnh chụp xong, film phải đem tráng, in ra thành contact sheet rồi mới chọn lựa được vài ảnh ưng ý rọi mẫu xong để edit đem ra xuất bản. Wet processing là suốt một quá trình dài và đầy rủi ro. Rủi ro vì film có thể bị cuốn rách khi chụp trong máy, có thể bị lộ sáng trước trong và sau khi chụp cũng như trong quá trình developing. Số tiền đốt film của các phóng viên thể thao mỗi tuần trong mùa thi đấu, có thể dùng để mua được thêm những body máy ảnh được gọi là "workhorse" cho họ. Dụng cụ đem theo mỗi khi tác nghiệp thường chất đầy trong nhiều valy lớn nhỏ và được di chuyển bằng các xe minivan hoặc vận tải nhẹ! Điều này cũng tương tự cho các nhiếp ảnh gia đi săn trong rừng rậm Phi Châu hoặc Amazon cho National Geography Photograph hoặc các trung tâm nhiếp ảnh quảng cáo thương mãi. Số người chơi ảnh nghiệp dư ngày xưa tuy phải trang trải ít hơn về tài chính và công sức, nhưng cũng nằm ngoài tầm tay của giới trung lưu ngày đó. Ngày nay với digital images, tất cả mọi phiền phức đó chỉ là một cái búng tay mà thôi. Con chip memory cỏn con có thể chứa đựng được hàng ngàn tấm hình hoặc hơn nữa. Ngay cả batteries (AA) đem theo cho máy ảnh ngày xa xưa chỉ chụp được trên dưới trăm tấm ảnh là phải thay một set tám cục. Ngày nay pin có capacity lớn hơn, máy ảnh ít hao năng lượng nên một set pin tám cục có thể chụp được cả ngàn tấm ảnh với rất nhiều functions và features mà máy ảnh xưa không hề có. Vâng, sẽ mất cả tuần để kể hết cho các bạn nghe rằng tiến bộ của kỹ thuật nhiếp ảnh ngày nay cung cấp phương tiện cho người cầm máy một cách vô cùng phong phú! Vì thế, thay vì trả lời rằng có cho câu hỏi "điều này có làm tăng lên chất lượng nội dung bức ảnh hay không ?", tôi thử giả định rằng nếu trả lời không thì bao điều phi lý xảy ra? Nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp và bán chuyên nghiệp có nhiều cơ hội và điều kiện kỹ thuật để thể hiện trong tác phẩm của mình mà giới hạn dụng cụ và kỹ thuật xưa không cho phép họ làm được. Hình ảnh HDR (high dynamic range) ra đời từ thập niên 1950's dựa vào lý thuyết "zone system" của Asel Adams đã không hề phát triển gì được nhiều cho đến khi digital image chín muồi. Multiple flashing, panning camera in multiple directions trong tốc độ rất chậm mà các nhiếp ảnh gia dùng trong hình ảnh trừu tượng và ấn tượng thừa hưởng từ độ mịn hạt của các image sensors ngày càng tốt hơn khi phải process trong thời gian dài mở ra của màn trập. Ngày nay, các phó nhòm nghiệp dư có thể chụp hình thoải mái với ISO400 mà hình ảnh vẫn mịn hơn film ISO25 của những năm về trước. (Khi tráng film này tại Saigon, HS và các bậc đàn anh đã phải dùng nước đá để giữ cho thuốc tráng mát mẻ 67F). Như đã tâm sự, bản thân tôi học chụp hình với mật độ một cuộn film trắng đen trong thời gian nửa tháng. Một năm chưa bấm được quá 700 khung hình đen trắng chứ chưa được là film màu. Sự tiến bộ trong suốt một năm dài đó không thể hơn được hai buổi đi field trips ngày nay của các học viên trong các câu lạc bộ nhiếp ảnh địa phương hoặc các cháu bé tuổi teen mò mẫm học chụp hình trên net. Tài liệu nhiếp ảnh ngày xưa hiếm hoi, đôi khi có tiền không biết mua ở đâu, thắc mắc không biết hỏi ai nếu Thầy đi vắng một vài tháng. Ngày nay, ngoài việc đọc sách, ghi tên học trong workshops; thì internet vẫn là người Thầy lớn nhất cho begining photographers cho đến professionals và cả bất cứ ngành nào khác! Số lượng nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp ngày càng tăng. Giới chơi nghiệp dư tăng theo với số lượng và tỉ lệ càng nhiều hơn vì phương tiện mua sắm và học hỏi ngày càng dễ dãi và phổ biến. Bản thân tôi không thấy có lý do gì để nói rằng chất lượng và nội dung của hình ảnh ngày nay bị chững lại hoặc thụt lùi. Ngay cả với hình ảnh quảng cáo, chúng ta hãy nhặt lên một tờ tạp chí (đứng đắn) của ngày nay và tờ khác của mười năm về trước; ngoài mặt hình thức, nội dung cũng đã thay đổi rất nhiều vì các ban biên tập hình ảnh có nhiều chọn lựa hơn cho mỗi số báo của mình so với trước đây! Lẽ ra, trả lời phần đầu của câu hỏi số 2 này cũng là trả lời cho phần sau của nó. Tuy nhiên, tôi xin được làm rõ hơn vì câu hỏi kèm theo " Hay chỉ tăng thêm "độ bóng" và hào nhoáng của bề mặt ? ", không phải là vô nghĩa và chẳng đáng quan tâm. Nêu lên điều này, anh đã nhìn thấy một sự kiện có thực nhưng không rõ "tại sao" ? Đồng tiền cắc nào cũng có hai mặt của nó. Bên trên, tôi đã trình bày về ảnh hưởng và tác dụng tốt của digital images đối với nhiếp ảnh. Mặt trái mà anh nhìn thấy, có nhiều nguyên do của nó. Xin được kể ra vài nguyên nhân không được đầy đủ như sau: Việc tiếp cận với nhiếp ảnh càng dễ dãi cũng là yếu tố thúc đẩy tâm lý nóng vội trong con người chúng ta. Máy ảnh càng tối tân, các editor software hỗ trợ càng tinh xảo; nhiều người trong chúng ta càng muốn mau chóng trở thành "nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp" hoặc ít nhất, cũng chụp được hình ảnh đẹp như các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp thực thụ. Tâm lý này ngăn cản người mới "vào nghề" nắm vững các kiến thức căn bản của nhiếp ảnh một cách vững chắc. Máy ảnh ngày nay được sản xuất nhắm vào nhiều người dùng với khả năng và hiểu biết về nhiếp ảnh khác nhau từ "tay mơ không biết gì" cho đến chuyên nghiệp thực thụ. Phổ biến nhất đang có trên thị trường là loại máy ảnh dành cho tay mơ. Chúng được thiết kế với nhiều khả năng tự động khác nhau sao cho ngay cả những người không biết gì về nhiếp ảnh cũng chụp được hình ảnh sáng sủa và rõ nét. Sau một thời gian quen thuộc với máy ảnh "tự động" cho beginers, người dùng có tâm lý muốn chụp được hình ảnh đẹp hơn nữa. Đối với họ, upgrade lên loại máy ảnh có level cao hơn là đủ. Họ không nghĩ rằng, cái cần upgrade đầu tiên là kiến thức và kinh nghiệm chụp hình. Nguyên nhân thứ hai, không chỉ nằm trong giới beginer users. Nó cũng tồn tại trong giới nghiệp dư có tay nghề cao hơn và thậm chí nằm trong số những photographers tự cho mình là nhà nghề! Các editor software ngày càng được lập trình tinh xảo hơn với nhiều khả năng sửa chữa các khuyết điểm của hình ảnh đã chụp cũng như thiết kế cho sản phẩm của nhiếp ảnh. Một tâm lý đáng buồn là nhiều người đã cẩu thả trong việc học hỏi để có thể sáng tác, chụp hình và ỷ lại phó mặc cho công việc của software editing. Họ cho rằng, hình ảnh chụp được dù ma chê quỷ hờn cũng sửa được thành bóng bảy đẹp đẽ. Vì thế, họ bị thu hút bởi những trung tâm dạy nhiếp ảnh có khối lượng thời gian dành cho photoshop nhiều hơn là kiến thức nhiếp ảnh thực sự. Ngược lại, để thu hút học viên; các ban giảng huấn cũng chiều theo thị hiếu này của họ... Kết quả là, học viên tốt nghiệp từ những trung tâm này không có khả năng chụp được hình ảnh chất lượng tốt. Nhưng họ biết dùng photoshop khá giỏi. Nguyên nhân thứ ba xảy ra với một số đông quần chúng khi muốn tự tay chụp được hình ảnh thật đẹp. Họ vẫn cho rằng chỉ cần mua được một máy ảnh loại "nhà nghề" thì hình ảnh của họ chụp sẽ được đẹp hơn rất nhiều. Chúng ta đều biết rằng, dù có nhiều tiền và mua được chiếc piano hoặc violin nổi tiếng, chưa chắc người mua đã đánh được những bản nhạc du dương nếu không miệt mài luyện tập gian khổ nhiều năm và ngay từ tấm bé! Có lẽ, dù là máy ảnh chuyên nghiệp, chúng vẫn còn "bèo" hơn so với những cây đàn vài chục xấp? Vài nguyên nhân chưa đầy đủ cho vế thứ hai trong câu hỏi của anh chủ quán. Khi anh nêu câu hỏi, có lẽ anh nghĩ rằng hai vế này đối lập nhau, do đó nếu điều này đúng thì điều kia sẽ sai. Tuy nhiên, chúng tồn tại độc lập và song song cùng nhau, anh ạ! Hy vọng rằng chúng ta sẽ được nghe nhiều ý kiến và nhận định khác nữa về câu hỏi số 2 này của anh chủ quán. Chúc vui đến cùng mọi người, Hàn Sinh." ------------------------------------------------ Nice weekend!
Tiếp phần 2 ---------------------------------------------------- “Đọc bài viết của anh tôi rất thích, vì nó không đến từ sự suy đoán nhất thời mới đây, mà là từ kinh nghiệm từ một đam mê và tìm tòi của anh trong lãnh vực này qua bao năm tháng. Tôi cũng rất thích những nhận định này của anh ”Số lượng nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp ngày càng tăng. Giới chơi nghiệp dư tăng theo với số lượng và tỉ lệ càng nhiều hơn vì phương tiện mua sắm và học hỏi ngày càng dễ dãi và phổ biến. Bản thân tôi không thấy có lý do gì để nói rằng chất lượng và nội dung của hình ảnh ngày nay bị chững lại hoặc thụt lùi. Ngay cả với hình ảnh quảng cáo, chúng ta hãy nhặt lên một tờ tạp chí (đứng đắn) của ngày nay và tờ khác của mười năm về trước; ngoài mặt hình thức, nội dung cũng đã thay đổi rất nhiều vì các ban biên tập hình ảnh có nhiều chọn lựa hơn cho mỗi số báo của mình so với trước đây!”… ”Việc tiếp cận với nhiếp ảnh càng dễ dãi cũng là yếu tố thúc đẩy tâm lý nóng vội trong con người chúng ta. Máy ảnh càng tối tân, các editor software hỗ trợ càng tinh xảo; nhiều người trong chúng ta càng muốn mau chóng trở thành "nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp" hoặc ít nhất, cũng chụp được hình ảnh đẹp như các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp thực thụ. Tâm lý này ngăn cản người mới "vào nghề" nắm vững các kiến thức căn bản của nhiếp ảnh một cách vững chắc. Máy ảnh ngày nay được sản xuất nhắm vào nhiều người dùng với khả năng và hiểu biết về nhiếp ảnh khác nhau từ "tay mơ không biết gì" cho đến chuyên nghiệp thực thụ. Phổ biến nhất đang có trên thị trường là loại máy ảnh dành cho tay mơ. Chúng được thiết kế với nhiều khả năng tự động khác nhau sao cho ngay cả những người không biết gì về nhiếp ảnh cũng chụp được hình ảnh sáng sủa và rõ nét. Sau một thời gian quen thuộc với máy ảnh "tự động" cho beginers, người dùng có tâm lý muốn chụp được hình ảnh đẹp hơn nữa. Đối với họ, upgrade lên loại máy ảnh có level cao hơn là đủ. Họ không nghĩ rằng, cái cần upgrade đầu tiên là kiến thức và kinh nghiệm chụp hình.” Nhưng có phải vì kỹ thuật đã hổ trợ người sử dụng trong mọi mặt, làm cho con người lười biếng và cứ thế là "bấm". Kết quả sẽ là những tấm hình kém chuẩn bị, kém nội dung và hời hợt ? Xin lỗi anh, tôi lỡ hỏi tiếp mà không đợi anh trình bày hết câu thứ ba. Gun-ho” ---------------------------------------------------------- Chào anh Súng, Rất cảm ơn anh đã dành nhiều thiện cảm cho các ý kiến hời hợt của cá nhân tôi về nhiếp ảnh! Nói về tính làm biếng, thì thời nào cũng có nhiều người như vậy anh à! Sự phát triển của kỹ thuật không là thủ phạm gây ra tính làm biếng của nhân loại. Vì rất rõ ràng, bên cạnh những người làm biếng, chúng ta luôn tìm được những người khác chăm chỉ và cần cù. Bên cạnh những tấm hình kém chuẩn bị, kém nội dung và hời hợt của những kẻ làm biếng; luôn luôn có những hình ảnh có hồn, nội dung chất chứa, và ngập tràn nghệ thuật là kết quả của sự chuyên cần theo năm tháng... Điều anh nói kỹ thuật hỗ trợ, chỉ là phương tiện cho người cầm máy ảnh mà thôi. Bản thân các kỹ thuật và máy móc tối tân không thay thế được trí óc con người. Chúng lại càng không thể thay thế các thuộc tính nghệ thuật trong sáng tác. Như đã viết trong post trả lời cho câu hỏi số 2 của anh, lượng máy ảnh phổ biến trên thị trường và trong mọi ngóc ngách của đời sống hôm nay là loại dành cho beginners rất dễ sử dụng để có được tấm ảnh rõ nét và sáng sủa. Có thể nói, home users chiếm lĩnh số lượng thật nhiều. Nhưng họ không thể đại diện cho nền nhiếp ảnh mỗi địa phương hoặc cấp quốc gia, châu lục được... Lượng máy ảnh còn lại đòi hỏi người dùng có hiểu biết và khả năng điều khiển máy ảnh ở trình độ cao hơn. Tất nhiên, không ít người lầm tưởng rằng bỏ thật nhiều tiền ra mua máy ảnh "top-of-the line" thì sẽ có được hình ảnh suất xắc. Rất nhiều người trong số đó đã thất vọng vì sự hiểu lầm đó. Tuy nhiên, một con số không nhỏ những người dùng đã sắm máy ảnh và ống kính tương đối tốt để dùng vừa với khả năng học hỏi và đam mê của họ. Số người này ít có thói quen thay đổi các máy ảnh và ống kính của mình để đuổi theo trào lưu nhất thời. Đối với họ, khả năng của người cầm máy ảnh chiếm phần quan trọng hơn trong việc sáng tác nghệ thuật chứ không phải máy ảnh hay ống kính là quan trọng hơn. Một programer giỏi, có thể viết software bằng computer pentium 4 chạy trôi chảy và chắc chắn sẽ ít bị bugs hơn dân i tờ đang dùng máy quad core để viết, phải không anh? Và, cũng một program được viết ra, nếu chạy trên máy Pentium còn lạch bà lạch bạch, thì sẽ smooth hơn nhiều khi installed trong máy dual hoặc quad core... Xưa kia, nhiều người đam mê nhiếp ảnh đã không có điều kiện tiếp cận vì dụng cụ quá đắt đỏ. Số người yêu thích nhiếp ảnh thì lớn, nhưng tỉ lệ người sắm được phương tiện thì có là bao? Ngày nay, máy ảnh và các phụ tùng đã rẻ đi rất nhiều... Thậm chí, có những máy ảnh thật là tốt mà giá cả còn rẻ hơn cả một cái mobile phone (4G, chẳng hạn). Hôm nay, hầu như tất cả những người yêu thích nhiếp ảnh đều ít nhiều làm chủ được một bộ máy trong khả năng tài chính của mỗi người. Chỉ cần nhìn thấy điều này thôi, tôi cũng yên tâm rằng chất lượng và nội dung trong nhiếp ảnh nói chung và nhiếp ảnh nghệ thuật nói riêng; chỉ có tiến chứ không hề dừng lại hay thụt lùi bao giờ cả... Hy vọng rằng những ý tản mạn trong post này, tôi có thể trả lời được phần nào nỗi băn khoăn bất ngờ của anh, trước khi có dịp trình bày về câu hỏi kế tiếp, câu hỏi số 3! Hàn Sinh."
Phần 3 – Phần cuối --------------------------------------------- Originally Posted by gun_ho Chào các bạn, các bác và các thân hữu … 3-- Nhờ kỹ thuật số, người ta có thể chụp hình thật nhiều và lựa lại tấm đẹp, bỏ tấm xấu. Anh có nghĩ là điều này có tính chất "ăn xâm" và làm giảm bớt tính nghệ thuật của nhiếp ảnh hay không ? Cám ơn anh Hàn Sinh (và các bạn nào yêu thích nhiếp ảnh) ------------------------------------- Chào anh Súng và khách quý của quán Cánh Buồm, Trước khi đi vào câu hỏi số 3 của anh Súng, tôi đã mong đợi và hy vọng có thêm những ý kiến khác nhau cho câu hỏi số hai đã được trả lời trong những ngày trước... Mặt khác, cũng vì thời gian bận rộn mà mỗi câu hỏi của anh, luôn đòi hỏi đi sâu vào bản chất sự việc mới mong rằng có được câu trả lời gần đến với sự chính xác của nó. Vì thế, thời gian đã kéo dài khá lâu, mong anh và quý khách của quán thứ lỗi vì điều này. Không riêng gì kỹ thuật digital, kỹ thuật số như anh nói, đã có khả năng giúp cho chúng ta có thể chụp được nhiều hình và film ảnh hơn trước kia. Các kỹ thuật tự động (automatic) cũng đã giúp đỡ cho photographers rất nhiều trong việc ghi nhận hình ảnh. Trong đó phải kể đến các kỹ thuật đo sáng, tự động chỉnh tốc độ hoặc độ lớn của màn chập (diaphragm và apertures), cuốn - lên và trả film, và tự động lấy nét (autofocus),... cũng đã đóng góp rất nhiều trong sự phát triển của nghệ thuật nhiếp ảnh. Tương tự, sự ra đời của các loại máy hình dùng film nhỏ 35mm cũng là bước tiến rất lớn so với các loại máy ảnh dùng film miếng trước đây đòi hỏi dụng cụ cồng kềnh mà mỗi lần ráp film vào máy chỉ có thể bấm được một tấm rồi phải thay bằng miếng film khác mới chụp tiếp được. Các nhiếp ảnh gia tiền bối xưa kia đã không phàn nàn rằng các máy ảnh cầm tay đã chụp "ăn xâm" và làm giảm đi tính chất nghệ thuật cho đến giai đoạn họ dùng những máy ảnh chụp film autofocus tối tân nhất cách nay hơn mười năm về trước! Bản thân tôi chưa bao giờ tự nhận mình là nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp. Chỉ là phó nhòm nghiệp dư có chút đam mê và tìm hiểu. Trong hiểu biết nông cạn của mình, tôi hiểu rằng ngay cả những photographers chuyên nghiệp cũng từng thú nhận rằng số lượng film giấy họ đã đốt, có thể là một sản nghiệp cho những người có đời sống bình thường. Như thế, bản thân họ chụp hình và đem về làm ảnh đã có sự chọn lựa và dựa vào yếu tố may mắn. Cái khác nhau hiển nhiên giữa thời xưa và nay là cơ hội may mắn của photographers ngày nay có được xác suất nhiều lần cao hơn so với quá khứ vì sự trợ giúp của kỹ thuật tân tiến! Chính xác hơn, ngày nay kỹ thuật tân tiến giúp cho các phó nhòm ít bị đánh mất cơ hội ghi nhận hình ảnh nhiều như cha ông họ đã từng bị... Nó chỉ là hình ảnh của nửa ly nước. Và, tùy theo cách chúng ta nhìn nhận rồi định nghĩa của sự được mất qua nửa ly nước này mà thôi! Với tôi, ngày nay các phó nhòm ít bị đánh mất cơ hội trong khi cầm máy ảnh hơn. Số người đam mê nghệ thuật nhiếp ảnh và có khả năng mua sắm dụng cụ tương đối tốt cho nhu cầu đam mê của họ cũng ngày càng nhiêu` hơn nữa. Chỉ riêng hai yếu tố này cho thấy nhiếp ảnh nghệ thuật không hề dừng lại mà ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn so với trong thời gian của quá khứ! Điều mà có lẽ khiến anh băn khoăn là trong số đại chúng những người đang cầm máy ảnh, liệu có tỉ lệ bao nhiêu người theo đuổi nghệ thuật nhiếp ảnh thực sự để đóng góp cho sự phát triển của nhiếp ảnh nghệ thuật? Và, có được bao nhiêu người trong số đó thật sự hiểu được thế nào là nhiếp ảnh nghệ thuật cùng những tiêu chí khắt khe của nó hơn là nhiếp ảnh thương mại, loại hình ảnh chỉ có tác dụng thúc đẩy sự phát triển các kỹ thuật mới mà không phải là nâng cao tính nghệ thuật trong nhiếp ảnh? Nếu đó mới chính là ý nghĩa của câu hỏi số ba này, một phần của câu trả lời đã được trình bày trong post trước, khi tôi trả lời cho câu hỏi số hai và các posts liên quan sau đó. Tuy nhiên, để làm rõ ràng thêm cho câu trả lời, tôi sẽ gõ thêm post khác nữa nếu anh xác nhận những điều băn khoăn kể trên của mình. Chúc anh, quý khách của quán Cánh Buồm, Chủ Nhật an lành, Hàn Sinh. --------------------- Originally Posted by gun_ho Anh Hàn Sinh. Về Nhiếp ảnh thì quả thật tôi không rành, nhưng khi đặt câu hỏi với anh, dĩ nhiên bên trong tôi đã có sự so sánh với các bộ môn nghệ thuật khác để tìm những điểm dị đồng, vì thế nên câu thứ ba và câu một có liên quan mật thiết đó anh. Tạm lấy âm nhạc ra để làm thí dụ thì cảm hứng sáng tác, kỹ thuật nhạc cụ và biểu diễn cũng như tính sáng tạo trong âm nhạc là điều không thể thiếu. Thì nay, cho dù khoa học kỹ thuật về âm thanh, về điện tử về thu âm, về truyền thanh có phát triển mạnh đến đâu, mà nếu thiếu đi các điều cơ bản kia thì bộ môn nghệ thuật âm nhạc sẽ què quặt ngay tức khắc. Bằng chứng là dàn máy karaoke nay có thể vài chục ngàn đô, cái đàn organ điện vài ngàn có thể giả tiếng mọi nhạc cụ khác, ê cô nhái vang vọng đủ kiểu âm thanh vòng tròn (surround sound) vân vân.... nhưng bộ môn âm nhạc vẫn không thể tiến lên nhờ những điều đó, không vì những live show rầm rộ, vì đội ngũ ca sĩ nghiệp dư Karaoke có đông như quân Nguyên đi nữa, mà nếu thiếu tính sáng tạo, thiếu cảm hứng mà chỉ biết lập lại thì nền âm nhạc đó chỉ có bề nổi mà thôi. Rất nhiều bản nhạc xưa hơn vài trăm năm, nay nghe hát lại làm ta xúc động hơn hẳn cái bản mới tinh được diễn rầm rộ bằng các phương tiện hiện đại nhất. Cũng vậy, với nhiếp ảnh ta có kỹ thuật digital, có photoshop, máy chiếu, chụp tá lả mọi chỗ, mọi nơi, mọi cảnh, nhưng liệu những bức ảnh hiện đại hôm nay có vượt qua những bức ảnh năm xưa về tính nghệ thuật hay không? Và nếu nhờ chụp nhiều hình quá, ta chẳng thể sót được, vậy dùng chữ "ăn xâm" có đúng hay không, đó có còn là kết quả của sáng tạo, của cảm hứng của một môn nghệ thuật hay không (nếu nhiếp ảnh là một môn nghệ thuật) ? Và đó là ý chính của tôi khi đặt câu hỏi với anh. Cám ơn anh đã trả lời. ---------------------------------------------- THE END
Bài viết phân tích chính xác và cũng là những suy nghĩ từ xưa đến nay và chắc cũng nhiều người nghĩ vậy khi thâm nhập vào thế giới nghệ thuật. Đã là nghệ thuật thì phải có cảm hứng và sáng tạo. Thế mới có người chơi đồ cổ, người chơi đồ mới; người thích nghe nhạc cổ điển, người thích nghe nhạc vàng thập niên 80, người thích nghe nhạc đỏ......; Nhưng số người chơi đồ cổ, người nghe nhạc cổ điển....không nhiều; trong khi thực tế hiện nay những ca sĩ không có nhiều người ưa nhưng hát một bài cả 100tr...thế thì làm sao cho cái gọi là cảm hứng, sáng tạo trong nghệ thuật trở thành cái...đại chúng mới là! :roll:
Xin cảm ơn AE Audio Quy Nhơn AC đã tiếp đón chu đáo. Cảm ơn Anh Thọ đã rất nhiệt tình. Qua việc trên khiến Chúng Tôi, AE audio SCQ Thăng Long hiểu thêm về thiên nhiên, văn hoá và con người Bình định. Anh Thọ đã cho AE chúng tôi từ ngạc nhiên này tới ngạc nhiên khác, đặc biệt cách phối ghép các thiết bị của Anh để ra được âm thanh lung linh đầy quyến rũ và tinh tế từ các thiết bị made in Japan như sansui, technics, marant,victor v.v..
Không dám múa rìu qua mắt thợ (mà hội nhà mình toàn cao thủ võ lâm), tuy nhiên vì muốn góp phần cho sân nhà thêm xôm tụ, em không biết nên mở “nguyệt san” hay “bán nguyệt san” tạm gọi tên “CD hay dành cho bạn” trên box QN-AC cho thêm gia vị để box sinh động hơn. Hoa mỹ là vậy cho vui, thật ra hôm nay em lại chuyển sang thể loại ballads trữ tình cho nó phổ thông đại chúng, nhiều người biết, nhiều người nghe. Lang thang, em sưu tầm được CD “Back to Front” của nam ca sĩ Lionel Richie. Album này được phát hành năm 1992 và gần như tập hợp đủ các bài hit của Lionel Richie như: All night long (đĩa đơn phát hành 1983) Endless love (đĩa đơn phát hành 1981, song ca cùng Diana Ross, một nữ danh ca mà em cũng nổi gai ốc mỗi lần nghe bà hát). Hello (đĩa đơn phát hành 1984) Truly (đĩa đơn phát hành 1982) Say you, say me (đĩa đơn phát hành 1985) Có thể nói những ca khúc này rất thành công trong thập niên 80 và 90, liên tục đứng đầu bảng xếp hạng Billboard của Mỹ và mang lại nhiều giải thưởng lớn cho Lionel Richie trong đó có giải Grammy cho hạng mục “Album của năm 1984”. Ông cũng từng hợp tác với ông hoàng nhạc pop Michael Jackson và ca sĩ kiêm nhạc sĩ Steve Wonder trong ca khúc "We Are the World" nhằm mục đích từ thiện do tổ chức USA For Africa tài trợ. Trở lại với CD “Back to Front”, em xin có vài đánh giá về 3 ca khúc em thích nhất trong album. Ca khúc thứ 7 trong album: “Endless love” Phần hòa âm nhẹ nhàng nhưng sâu lắng và không hề thiếu màu sắc với tiếng piano rất truyền cảm. Giọng ca của Lionel Richie có thể nói rất đặc trưng cho các giọng ca nam da màu: trầm ấm và có những đoạn luyến láy rất khó thể hiện. Ca sĩ Diana Ross cũng là người em rất yêu thích với giọng ca truyền cảm và nội lực. Cả hai phối hợp rất nhịp nhàng và bè phối ăn ý tạo thành tổng thể hài hòa cho ca khúc. Tạp chí Billboard đã gọi đây là ca khúc song ca vĩ đại nhất mọi thời đại. (Sau này nam ca sĩ Luther Vandross kết hợp với ca sĩ nhạc pop Mariah Carey cover lại bài này cũng rất hay nhưng em vẫn thích bản này hơn). Lời ca như kể về một tình yêu rất đẹp khi hai con tim hòa chung một nhịp đập: “Two hearts, two hearts that beat as one” My love, there's only you in my life The only thing that's right My first love, You're every breath that I take You're every step I make And I, I I want to share All my love with you No one else will do And your eyes Your eyes, your eyes They tell me how much you care Ooh yes, you will always be My endless love Ca khúc thứ 10 trong album: “Hello” Vẫn với cách hòa âm nhẹ nhàng sâu lắng nhưng rất chi tiết và màu sắc, ca khúc cũng kể về một câu chuyện tình, nhưng cách đề cập khác hơn bài trước một chút khi chàng trai vẫn đang tìm cách chinh phục cô gái: “Hello! Is it me you’re looking for?” Chào em! Anh có phải là người em vẫn đang tìm kiếm bấy lâu không? Cho đến “Tell me how to win your heart, for I haven't got a clue. But let me start by saying... I love you.” Nói cho anh biết làm sao chinh phục trái tim em, chứ anh không biết phải làm thế nào cả. Nhưng hãy cho anh bắt đầu bằng ba tiếng: “Anh yêu em”. Có vẻ chàng trai hơi khờ khạo nhưng biết đâu đấy, “thánh nhân đãi kẻ khù khờ” phải không ạ? Ca khúc cuối cùng em muốn chia sẻ là “Say you, say me” Ca khúc lại nói về nội dung: tìm được một người tri kỷ để tâm sự lúc mình gặp khó khăn, lúc mình có những tâm sự không biết bày tỏ cùng ai. Một người tri kỷ như vậy có lẽ sẽ là món quà quý trong cuộc đời mỗi người. Say you, say me - Say it together naturally! As we go down life's lonesome highway Seems the hardest thing to do Is to find a friend or two That helping hand, someone who understands When you feel you've lost your way You've got some one there to say - I'll show you! Ooh, ooh! Ngoài những ca khúc trên, em xin nhường lại cảm xúc cho người nghe đánh giá và có thể review cho mọi anh em QN-AC cùng thưởng lãm.
Cảm ơn bác An và Bác Huyên cùng anh em đã bỏ công đường xa, ghé đến hang Sói của em nghe nhạc và giao lưu cùng anh em QN-AC. Khó có thể quên được những giây phút giao lưu hết sức vui vẻ dù chỉ mới gặp nhau, hoặc gặp nhau chưa lâu. Rất mong thời gian còn lại, các bác có thể bố trí thời gian môt lần nữa ghé lại em để nghe thể loại analogue kia cho trọn ven. Brgds.
Chú lại làm anh sống lại thời sinh viên đây kỷ niệm đầu thập niên 80s với những bài này! Có lẽ bài nổi tiếng nhất, và với em là bài hay nhất của Lionel Richie, là Hello! Vào thời điểm đó, bài này và những bài hits khác như Careless Whisper (George Michael/Wham), Hotel California (The Eagles), Woman In Love (Barbra Streisand)v.v. lúc nào cũng phát sóng trên các đài radio (nước ngoài) và ở các quán cafe. Bài Hello nổi bật với một tiết tấu chậm, ngọt ngào và lời nhạc cực kỳ trữ tình! Sau bài này thì những bài khác của Lionel Richie được biết đến khá nhiều là Say you, Say Me và Dancing on The Ceiling. Tuy nhiên, những bài này không được "hit" bằng Hello. Riêng bài "Endless Love" thì xuất hiện trước và nổi tiếng với tên tuổi của Diana Ross hơn là Lionel Richie. Khi nghe Hello lần đầu, đọc thấy tên, em mới nhận ra " À, đây là tay hát chung với Diana Ross trong bài Endless Love đây mà!" Thỉnh thoảng, chỉ thỉnh thoảng thôi, nghe lại những bài này, em có cảm giác trở lại thời trai trẻ, thời của tình yêu lãng mạn và đầy phiêu lưu! Cảm ơn chú truong bathoi về chủ đề này! Brgds.
Tối nay vui quá Lâu lắm rồi mới được cụng ly với anh em QNAC. Em về KS rồi, xin chúc mọi người ngủ ngon
Quả thật là rất vui! Tối qua nhậu xong về mà chú còn đủ sức post bài, chứng tỏ tửu lượng của chú rất ghê gớm! Theo như tình hình tối qua thì chỉ có bác Phúc Tannoy mới đủ sức để tiếp chú thôi! :lol: Hẹn gặp lại Phong trong thời gian gần đây! Brgds.
Nhìn góc chụp thấy ngay một cái lens rất đa dụng, đề nghị các cụ còn lại nên trang bị ngay. Nếu gặp khó khăn liên hệ bác Thiếu gia.
He he. Sói em mới nhận được món quà mình yêu thích: Nguyên đai, nguyên kiện Lời "dặn dò quan trọng": Many thanks to SW !
Cuối tuần này em phải đi Đà Nẵng dự giải tennis do Công ty tổ chức cho tất cả các Chi nhánh toàn quốc, thứ 2 tuần sau về, không offline cùng anh em được. Buồn 5 phút . Về tiết mục nghe nhìn, dạo này không thấy Tuấn 73 hay Nemo đánh giá các thiết bị mới về nhập hội nhỉ. Hôm nào em xin được đến tận nơi mục sở thị và được nghe phối ghép thiết bị mới thử xem sao. Nhờ gia chủ bố trí giùm nha .
Lần trước đoạt giải chưa mừng được, lần này cố gắng để làm double luôn nhá! Chúc chú "mã đáo thành công"! Brgds.