Bác ra chợ Nhật Tảo tìm bộ nguồn nàyhttps://trungtambaohanh.com/product...15rVFN2xGuCUC33GxjdSEhiDCH6o790hoC_w0QAvD_BwE) Lúc trước mình mua ở chợ Nhật Tảo chỉ có 320K.Nguồn xài linh kiện rất tốt từ tụ,biến áp,diot...v.v..toàn hàng chất lượng chứ không phải hàng TQ mặc dù sản xuất tại TQ.Nếu ký hơn bác có thể đầu tư thêm mắt lọc Tụ +trở+tụ là OK
Riêng con NUC của bác mình đề nghị mạch cực kỳ đơn giản nhưng vô cùng hay nếu bác đầu tư linh kiện chất lượng.Bác chỉ cần 1 BA 9VAC,một diot nắn,và tụ khoảng 20.000uf.Nếu NUC không cố đinh 12VDC thì bác có thể thoải mái chọn BA từ 9VAC đến 14VAC
Hiện tại em dùng nguồn meanwell 29A để nuôi tất cả thiết bị, tuy là tổ ong nhưng nhiễu đã được cải thiện rất nhiều so với trước. Đặc biệt sau khi nối mass thì sự cải thiện càng rõ rệt, có thể cảm nhận được ngay tức thì. Em rất thích mô hình này và mong muốn biến con tổ ong thành linear thôi. Em đang nghĩ đến phương án cho tất cả biến áp và mạch ổn áp vào thùng, mặt trước là đèn báo nguồn với đồng hồ đo, mặt sau AC inlet, switch và cầu đấu điện DC ouput. Em ko thích giải pháp mỗi thiết bị là 1 nguồn riêng ạ.
Một số loại bác tham khảo. Schottky Diode CREE 8A-600V - 115k Schottky CREE 4A-600V - 60k MSRF860G hoặc MUR820G
Mình thường xài con nàyhttps://www.mouser.vn/ProductDetail/IXYS/FUS45-0045B/?qs=t7yjd2JO/gQHlrnXbQa3gA==) Thấy âm thanh rất tốt.Con này mình cũng đã thay vào áp đốt tim trong preamp đèn tiếng rất ấn tượng.
Tụ chỉ cần lớn hơn điện áp ở chân tụ là được,ở điện áp 3,3V thì tụ từ 5V trở lên,Đ.A 12V thì tụ tử 16V trở lên.Bác nói gà mờ mình mới nhớ lại lần đầu tiên thay tụ cho bộ nguồn xung,mua được tụ tốt gắn vào,vừa cắm điện là nổ cái ''Bốp'' vì lúc đó mình còn chưa biết là tụ có chiều + -..
nó là 3 pha,nhưng mình xài 2 trong 3 chân đều được hết.(https://www.mouser.vn/datasheet/2/240/14b6ae00-24ef-4836-9531-dd26e2e1ed59-1546147.pdf)bác xem thêm datasheet
Còn 1 cách nữa là bác mod anten của Pi 3 cho sóng khoẻ lên. Còn nhiễu thì ko rõ wifi tích hợp có cao hơn cắm ngoài qua Usb ko, vì đg Usb cũng khá nhiễu !
Hiện em đã đi dây ethernet cho pi và bỏ giải pháp chơi qua wifi rồi, chơi wifi bị noise quá. Khi chơi dây ethernet thì em lưu ý với các bác: - Tắt wifi tích hợp trên board pi, rút tất cả usb dongle ra khỏi pi - Tắt bluetooth Trước đây em không thấy được khác biệt giữa ethernet và wifi vì em không làm 2 điều trên, mặc dù cắm dây nhưng vẫn bật wifi, bluetooth thì vẫn nhiễu như thường. Giờ em chỉ tập trung chống nhiễu cho các thiết bị trước pi thôi. Sau vụ tìm hiểu về bit bơ phệt với toàn vẹn dữ liệu em mới vỡ ra nhiều điều bổ ích, hiện em đang rất hài lòng với cách em đang optimize cho hệ thống của mình.
Chắc bác sắp đến lúc lên nguồn 3x . Bác nên đọc hết topic bên hdvietnam (http://www.hdvietnam.com/threads/du...nen-tang-raspberry-pi-chat-luong-cao.1319210/), mọi người đã chơi từ lâu.
Dự án 3x em thấy cũng rất hay đó bác, tuy nhiên dự án này thuần kỹ thuật và can thiệp quá sâu lên board pi, em amature không theo nổi. Về quan điểm em vẫn thích digione signature hơn 3x vì các kỹ sư allo họ đã giải quyết điều người chơi trăn trở. Ở tầm digione họ đã giải quyết rất tốt vụ jitter rồi, tầm này nên quan tâm chất âm hơn là noise nữa. Em đã tin tưởng thiết kế của hãng. Đây là nguyên văn trên hãng: " Optical had to go… by definition it has a jitter of 4ns. That’s 4000ps. We simply removed it. However, optical has galvanic isolation so we took the decision to use a digital isolator instead that separates the outputs from both RPI and WM8805. DigiOne has 2 outputs: BNC and plain RCA (coaxial). On both, we have achieved jitter of 0.6ps (1 picosecond – time taken by light in a vacuum to travel approximately 0.30 mm). " Quang học (optical) có định mức nhiễu là khoảng 4ns (nano giây), khoảng 4000ps (pico giây). Digione có mức jitter 0.6ps. Rất đỉnh!!! Họ thòng thêm: " What we achieved, in our opinion and based on public measurements, is the best transport at any price point (yes, even when compared with 5k USD/EUR transports). " Cái này em không còn nói nên nời nữa.
Thực tế trải nghiệm Pi + Digione của tôi nó như này bác ạ, đánh số cho dễ, độ hay tăng dần: 1/ Pi + Digione nguồn thường ko chế cháo gì. 2/ Pi (nguồn 1x linear) + Digione (lấy nguồn từ Pi 1x) 3/ Pi (nguồn 3x) + Digione (lấy nguồn từ Pi 3x) 4/ Pi (nguồn 3x) + Digione (lấy nguồn từ cùng 1 cục biến áp cấp nguồn cho Pi 3x vì cục biến áp có 2 đường ra) 5/ Pi (nguồn 3x) + Digione (lấy nguồn từ 1 cục biến áp khác, ko chung biến áp với Pi3x để ko chung ground) 6/ Pi (nguồn 3x) + Digione (nuôi bằng pin JCAT 5V) Về Digione, Allo bảo cứ cắm vào Pi là hay lắm rồi. Sau đó tôi có hỏi ở topic của Allo trên computeraudiophile là tao muốn cấp nguồn riêng cho Digione cơ, mày chỉ đi. Nó bảo ko cần nhưng vẫn cấp sơ đồ. Đến bản Digione Sig thì chính Allo thiết kế nguồn riêng luôn, hài thật. Và thực tế món đồ cao nhất của Allo hiện nay (Usbridge Signature) chính là Pi + nguồn 3x + bus riêng cho usb và cho Lan + cổng usb tối ưu hóa, tất cả trên 1 board. Gần đây tôi ko chơi Pi chế cháo nữa nên ko nắm rõ, nhưng hình như bây giờ hot trend cho Pi là dùng mấy cái board của chú Ian bên Canada, vụ Pi 3x + Digione nguồn riêng ko còn hot như trước.
Pi3x + DigiOne chỉ là giải pháp cho năm 2017 (đầu năm 2018) với những board có sẵn vào thời điểm đó thôi. Sang đến năm 2020 thì cấu hình trên đã lỗi thời và có thể nâng cấp hơn (sẽ đắt hơn đôi chút).
Đường đi 3x của bác cũng khá gian nan và cả một quá trình thực hiện, trong khi điểm đến ngay trước mắt. Giống như đường nào cũng về La Mã vậy. Nhân tiện cho em hỏi một số vấn đề liên quan dsd. Vừa rồi em có down đc một album Breaking Silence dạng dsf, convert thử qua wav nghe rất hay. Cho em hỏi chơi native dsd hay hơn wav nhiều không ạ? Nếu đầu tư dac có input cổng usb trong khoảng 10 - 15tr thì chơi em nào tốt ạ. Mong bác chia sẻ.
Thực ra em đang lăn tăn usb bridge signsture để chơi dsd nhưng chưa có DAC. Em thấy chơi con này là giải pháp toàn vẹn nhất hiện tai.
Hôm nay em có thử lắp lọc seimens cho nguồn DC, kết quả thật mỹ mãn, âm nền rất tĩnh, tiếng sạch sẽ nhưng tiếng dại quá. Các bác cân nhắc khi chơi lọc nhé.