Để phát nhạc từ upnp server (Asset upnp) ra tai nghe bluetooth. Sau khi test một số app em thấy dùng mconnect cho âm thanh hay nhất. Thấy hay nên em mua license luôn. Hình bên dưới là em dùng 3D Youtube Downloader, down file audio Opus 160Kbps về, làm tag rồi bỏ vào Asset upnp. Khi phát nếu renderer không decode được Opus, Asset upnp sẽ transcode ra PCM. Cách này em thấy là cho âm thanh hay nhất với nhạc Youtube. Nếu làm biếng thì dùng Tubecast trên Android phát ra chromecast cũng rất hay. Trước giờ em hơi ngại các kiểu skip silence, gapless vì renderer phải buffer nhiều hơn. Có thể ảnh hưởng đến âm thanh. Mặt khác, em thích có khoảng trống giữa 2 bài hát. Nó làm cho em thấy relax hơn là nghe nonstop. Tùy gu ạ. mconnect IOS: mconnect HD Android: mconnect HD iPad:
Thật ra có mấy cái album nhạc cách nhau khá lâu nên mình ghiền gapless. Đúng ra cũng nghĩ 3-4s rồi mới play. Mình có cái quiet fan đặt ngay trên Pi4..nghe cả ngày nhiệt độ lúc nào cũng 43C nên thấy OK. Bluetooth như hình không phải lossless đúng 0? Chỉ có Android AptX nghe mới hay hơn bluetooth thường. Xưa h mình dùng y2mate để down YT nhưng nó vừa ngừng hoạt động rùi. Để thử 3D xem sao....Thanks!
Đây là cái DAC mình rất mê...nghe không thua gì, ý cá nhân, cái DAC giá 15k. Tiếng Ăng Lê nên ai rãnh thì coi cho biết.
Em nghe volume khá lớn nên tai nhanh mỏi, do vậy em thích có thời gian nghỉ giữa 2 bài hát cho tai nó hồi lại thì bài hát mới sẽ hay hơn. Thời gian nghỉ ít nhất phải 15s, tốt hơn thì khoảng 45s đến 1 phút. Trước kia dùng jriver thì có delay được khoảng 15s, dùng Album Player của anh Nga ngố thì anh ấy cho delay tẹt ga, nhưng giao diện của anh í thì phải nói quá ẹ. Dùng Roon thì tối đa được 7s không chỉnh hơn được. Giờ đang dùng Roon thì phải chịu, không chỉnh được. Ngoại trừ các bản giao hưởng dài phải cắt ra thành nhiều phần khi ghi CD thì mới cần gapless chứ theo em thì set được delay giữa 2 bài là rất cần thiết.
em toàn nghe bằng tai nghe, 4x tuổi đã bắt đầu thấy phải nghe volume lớn (tầm gần 10h) mới đã, trong khi con gái 8t nó kêu to quá, không chịu được
Em mới dùng thử Asset UPnP, cứ tưởng không có kiểu duyệt theo folder. Với kiểu nguồn nhạc copy khắp nơi, không được cập nhật hoặc cập nhật tag không đúng thì em rất cần tính năng này. Nay em mới biết nó có hỗ trợ, mà giấu trong menu Additional. Sent from my SM-G610F using Tapatalk
Hôm giờ mình cũng đang nghía một cặp headphone mới...cặp Bose nghe ok nhưng có lẽ không bằng mấy cặp chuyên của Focal, Sennheiser, Dan Clark, Rosson và Meze Empyrean. Đang chưa dám mua sợ bả quởn kkk
Mình lại không thấy gì chú này nói đúng cho RME DAC. Khi nghe vocal/acoustic như Chantal Chamberland hay Noah Jones, thấy như ca sĩ đang ngồi ghế trước mặt mình, chứ không phải trong concert hall (như chú này nhận định về soundstage của RME). Nhưng khi nghe Jocelyn B. Smith biểu diễn bài When I need you ở sân khấu ở Berlin, thì rõ ràng nghe có cảm tưởng khác hẵn bên trên, nghĩa là ở sân khấu. Ngoài DAC cho loa và headphones ra RME còn có thể dùng preamp. Và có cả PEQ (Parametric Equalizer). Ít có DAC khá nào có nhiều chức năng như vậy và giá $1k. Một điểm nổi bật mình thích RME hơn hết là cái quan hệ giữa người dùng và người sản xuất. Forum của họ rất active và new firmware release với improvement và bug fix lúc nào cũng được quan tâm. Khi người dùng post câu hỏi về technical, thường company founder sẽ trả lời. Và dĩ nhiên không phải đồ của TQ kkk Cái Denafrips ares thì midrang detail hơi bị thiếu...như chú này diễn tả.
Bluetooth trên IOS cao nhất hiện tại hình như là v5 ạ. Cái Airpods 2 support v5, nhưng do không có đồ mới nên em chỉ nghe được loanh quanh với v4.x. May mà nghe với cái iPhone 5S cũ em thấy tiếng rất vừa tai. Về việc xuất âm thanh của Android. Em hơi nghi ngờ cơ chế chạy trên virtual (Dalvik, Art...) của nó làm cho tiếng hơi bị mờ. Khi em xuất âm thanh từ máy ảo trên PC hay cấu hình bidge sound card, tiếng cũng mờ tương tự.
Khi nào có dịp, anh thử qua Grado SR125 xem sao ạ. Em test ở shop thấy rất thích tiếng của nó. Chi tiết nhưng ngọt và không khô. Một cái khác em cũng rất ấn tượng là Technics RP-DJ1200. Tiếng bass của nó phải nói là hay chưa từng thấy. Rất căng, rất mạnh và rất êm. Treble cực ngọt luôn.
Về việc thoát app sau khi play nhạc. Em theo dõi thấy như sau ạ. Nói ra hơi lằng nhằng vì nhiều tình huống quá. Ta có 3 thành phần tham gia phát nhạc: - Nơi chứa nhạc: Có thể là upnp server, hoặc internet nếu là nhạc online. Ở đây em tạm gọi chung là "server". - App control: Có thể là upnp client (BubbleUPnP, mconnect...), hoặc app Tidal, Deezer, AM, Spotify, Qobuz... Tạm gọi chung là "app". - Renderer: Có thể là upnp renderer, Spotify connect, Tidal Connect, Chromecast... Tạm gọi chung là "renderer". Ta có 2 trường hợp xảy ra: 1a. Renderer lấy nhạc trực tiếp từ server. 2a. Renderer lấy nhạc thông qua app. app lấy nhạc về rồi mới đẩy sang renderer. Trường hợp này ta gọi là app làm proxy streaming. Với trường hợp 1a. Mặc dù renderer lấy nhạc từ server. Có 3 trường hợp xảy ra: 1b. Renderer không queue được playlist: Mặc dù app phát đi 1 playlist. Nhưng renderer chỉ lấy được link của bài đang phát, không thể tự next bài được. Do đó cần phải có app chạy suốt để next bài. Theo em thấy đa phần upnp renderer đều không queue được playlist. 2b. Renderer queue được playlist: Sau khi nhận được playlist từ app. Renderer có thể tự play được hết playlist. Không cần có app tham gia vào trong quá trình phát nhạc. Thí dụ như Tidal connect, Spotify connect, Tidal / Qobuz / Deezer / AM - Chromecast... 3b. Renderer queue được playlist và tương tác được với server: Sau khi nhận được playlist, nếu như từ app có setting Enable Autoplay (Tidal, Spotify, Deezer, AM...) và renderer support. Nhạc vẫn được phát tiếp sau khi play hết playlist nhận được từ app. Thí dụ như Spotify connect, Deezer / AM - Chromecast... Tidal connect có tương tác được với server hay không. Em quên test nên không rõ ạ. Ghi chú: - Khi app làm proxy streaming. Âm thanh sẽ bị ảnh hưởng bởi thiết bị đang chạy app. Thường IOS tiếng hay hơn Android. MacBook hay hơn laptop. Laptop hay hơn PC... - Khi phát nhạc từ upnp server sang upnp renderer. Đa phần upnp renderer không queue được playlist nên app cần phải chạy suốt để next bài. - Khi dùng bubbleupnp, mconnect phát nhạc Tidal, Qobuz sang renderer. Tùy theo renderer có support hay không mà nó sẽ lấy nhạc từ internet hay lấy từ app. - Trên IOS device, một vài IOS mới khống chế việc app chạy background. Cho nên một số app sẽ không next bài được cho renderer nếu app chạy background hoặc đang tắt màn hình. - Trên Android. Một vài app cần phải set "No restrictions" trong Battery Saver để cho app chạy được trong background.
Mình đang nghe nhạc bằng headphones đây, đỡ ảnh hưởng đến người khác. Theo dõi các bác nghe nhạc từ Pi mà phức tạp quá. Mình chỉ có Pi (cài Volumio gốc, chơi các loại nhạc tron USB, và Youtube) --> DAC --> Tai nghe Khi điều khiển có thể vào web từ máy tính khi đang làm việc hoặc là app Volumio trên điện thoại Theo các bác còn có đơn giản hơn nữa được không?
Cám ơn bài viết của bác Hiện em đang dùng Renderer LINN , theo trường hợp 1b thì em ít nghe theo playlist mà hay duyệt theo Album/ Folder ( do thói quen ), play các album thì vẫn bình thường. Renderer queue list trong album tốt Em đã thử trên Pi chạy Volumio/ SMPD làm UpnP renderer , NAS chạy Minimserver , app control Linn Kazoo thì cũng queue list nhạc bình thường. Quay lại vấn đề Mconnect, em cũng đã mua bản quyền app, rất nhiều tính năng, dễ dùng nhưng như bác tml3nr có giải thích do app đóng vai trò làm proxy streaming nên có vài vấn đề bất cập nên em cũng ít dùng
Thực ra thì mình đã cắm tai nghe trực tiếp vào máy tính rồi. Nhưng mà máy tính có lúc lại họp mà tai nghe nhạc lại không có micro nên cắm riêng ra ngoài. Rồi thì chơi con DAC cắm USB được như hình. Giờ thì dùng con Pi play nhạc cho độc lập với máy tính.
# Mình có thể test xem renderer có queue được playlist hay không bằng cách sau: - Sau khi phát một album từ app. Lập tức ngắt kết nối app với renderer (Off wifi hoặc rút dây mạng), rồi chờ xem nhạc có qua được bài kế hay không. # Khi dùng mconnect hay bubbleupnp phát Tidal sang upnp renderer. Tùy theo renderer có support API Tidal hay không mà nhạc sẽ lấy từ internet hay lấy từ app. Mình có thể dùng Jriver để xem upnp renderer đang phát nhạc từ đâu. Anh xem thêm ở đây ạ: https://vnav.vn/posts/2598096/
Tất nhiên trên Renderer Linn, Pi ( volumio/ smpd ) và dùng app Linn Kazoo/ Lumin chọn nhạc xong thì tắt/ thoát app thoải mái mà Renderer chạy hết list thì thôi ạ
Nếu anh dùng app Linn Kazoo hay Lumin mà nhìn thấy renderer, vậy nó là OpenHome ạ. OpenHome là một upnp renderer cải tiến. Thường OpenHome trên streamer hãng nó đã được tích hợp API Tidal, Qobuz. Khi phát Tidal hay Qobuz từ app nhạc sẽ được lấy từ internet. OpenHome queue được playlist. Mình có thể thấy việc này bằng cách phát nhạc từ 1 thiết bị, rồi sang thiết bị khác vẫn nhìn thấy đủ playlist đang queue.
Chắc có lẽ tai mình già rùi, vả lại nghe bằng loa, nên chả thấy khác nhau về chất lượng khi dùng mConnect với Tidal. Hơn nữa mình không quan tâm MQA cho lắm nhưng mConnect có thể chuyển MQA qua bình thường.