Về thông số thì đã có sẵn rồi bác. Nghe chú nào hay hơn thì mình 0 biết vì không có Allo Boss 2. Mình chỉ định so sánh thông số giữa Boss 2 và Zen thôi vì thông số của Boss 2 đã có sẵn Boss 2 https://www.audiosciencereview.com/forum/index.php?threads/allo-boss2-review-stereo-streamer.22916/ Khadas https://www.audiosciencereview.com/...ents-of-wesiontek-khadas-tone-board-dac.4823/
Bác quên Airplay rùi. Volumio có hỗ trợ airplay. Theo như mình nhớ Chromcast max cũng chỉ 48khz thui.
Hự, em có vấn đề về kiến thức kkk. So găng tốn kém quá bác nhỉ, em thì đoán chắc nó hơn kém ko nhiều đâu bác nhất là bác đã có con DAC tốt, cái nào dễ xài thì chọn thôi
mấy bác rãnh nghe thử dùm...xem có thấy khác gì không? Mình quên edit tag nên nó để bài nhạc là của Minh Đức nhưng không phải nha. https://drive.google.com/file/d/1GVILNSYbWJEIr1PeD4G4cqPabCu9j9IZ/view?usp=sharing https://drive.google.com/file/d/147UI8235kVKszJMSaKLzxyFQGUkJuxJI/view?usp=sharing
Bác nói rất đúng...mình có cảm giác như đến lúc này, nếu muốn improve tiếp nữa thì mình phải đổi loa/nâng cấp loa vì những thiết bị DAC/Amp khá chuẩn nên dùng streamers gì cũng rứa.... Chưa muốn đổi loa nên...enjoy music thôi!!!
À..quên nữa...có lẽ một kinh nghiệm được rút ra là, hy vọng bác nào đang muốn nâng cấp dàn của mình 1. Denon AVR 3700H+RME DAC (giá khoảng $2k) nghe không kém gì, ý cá nhân nhiều lúc mình thấy nghe ngọt ngào hơn Lyngdorf tdai-3400 ($6k) 2. Mắc tiền hơn không có nghĩa nghe hay hơn. Sự lựa chọn cho thích hợp với giá tiền thấp hơn vẫn có hiệu quả tốt.
Em copy bài về music server Taiko Audio Extreme, không biết như nào Em troll con pi của em cũng hót ra tiếng người mà dùng CPU và RAM ít lắm, còn phải giảm xung =)) Nguồn: https://www.facebook.com/groups/653648315078568/posts/1317840461992680/ Nhân dịp có bác Rong Viet nói đến music server Taiko Audio Extreme. Mình đưa cấu hình lên đây để các bạn kỹ sư thích đo đạc vào phản biện là cấu hình này thừa thãi như nào bằng cả kinh nghiệm thực tế lẫn cả hỏi thằng thầy Amir(cựu phó chủ tịch audio của Microsoft nhưng bị đuổi việc vì sao thì tự hỏi nó và giờ phải đi set dàn cỏ dạo) của forum ARS mà các bạn tôn sùng. -Số đo 483450180mm bao gồm cả chân, -Cân nặnngt: 42Kg / 93lbs. -2 chip Xeon. (Trước khi các bạn kỹ sư lên múa máy đo thì thêm tí thông tin cho các bạn khỏi phải múa bút cho mỏi, Taiko đã test rất nhiều chip ở rất nhiều xung khác nhau mới chọn Xeon chạy ở tần số xung họ cho là tối ưu nhất. Trong các chip vào đến vòng cuối lựa chọn có chip Ryzen nhiều 64 core hồi 2018 là 3.000 hay 5.000 đô một con thì phải) -48Gb (12*4Gb) RAM bao gồm 12 thanh *4GB. (RAM này là RAM thửa được Taiko đặt OEM theo mục tiêu là CAS thấp và matching. Còn để làm gì thì các bạn suy luận thử nhé) -2 CPU và 12 Thanh RAM được chia hoạt động theo 2 domain. 1 phục vụ cho hệ điều hành và 1 phục vụ cho phần chơi nhạc -Nguồn linear 400 watt có Lundahl chokes, tụ Mundorf công suất ~700.000uF mundorf, và tụ bypass Duelund. (Tại sao phải dùng nguồn to như này và linh kiện xịn như này. Tại sao taiko không cho nguồn sang một vỏ khác) -Hệ điều hành Windows 10 Enterprise LTSC 2019 OS được bỏ bớt các process không cần thiết. -Phần mềm playback: Taiko Audio để hạ latency. Phải buffer hết bài nhạc rồi mới bắt đầu chơi nhạc (Khi phần mềm Taiko Audio ra đời và được so sánh với Roon thì mới thấy được độ chênh lệch do Roon quá ưu tiên cho việc quản lý thư viện và tìm kiếm dữ liệu nên dần bỏ qua chất lượng âm thanh) -Không có quạt và vỏ đục lỗ theo nguyên tắc hạn chế nhiễu. (Hệ thống tản nhiệt của taiko được thiết kế để nhiệt tản đều ra vỏ và hoạt động ổn định trong thời gian dài. Một số diyer đã cố copy thử hệ thống này và chi phí khi sản xuất không đại trà đố các bác đoạn được) Và rất nhiều các bí quyết khác mà nhà sản xuất còn giấu nghề. P/S: kết nhất câu bác nào nói hôm trước: không có khả năng thì tìm lý lẽ; có khả năng thì sẽ tìm giải pháp.
hehehe...mình sẽ 0 bao g bỏ 20k mua cái streamer mặc dù có thể. Vì không enjoy được. Dàn nhạc của bác phải ít nhất vài trăm ngàn $ may ra, chỉ may ra, thấy đáng. let's move on and focus on Pi hihihi
Lúc trước em mê Airplay lắm. Xà quần đủ kiểu với nó khoảng 2 năm. Cách hoạt động của Airplay là nhạc được lấy về thiết bị. Sau đó xuất ra một dạng raw nào đó rồi đẩy sang streamer. Có một việc hơi lạ là nếu như mình phát một đoạn nhạc silent thì luồng data xuất ra vẫn cố định, bằng với bitrate của file. Sau này em mê kiểu stream trực tiếp từ internet như Tidal connect, Chromecast hay Spotify connect hơn. Em thấy bỏ bớt được một thiết bị trung gian làm proxy treaming âm thanh dễ hay hơn. Với cái NP5. Em đã setup upnp server rất nhiều kiểu, nhưng âm thanh vẫn không bằng so với Chromecast, hay Tidal play kiểu upnp Mconnect lấy nhạc trực tiếp từ internet. Cái upnp server hay nhất em có được là pi2 chạy smpd 0.96 + Asset upnp. Dùng nguồn Shanti. Cũng cấu hình này nhưng nếu em dùng Raspbian stock tiếng kém hơn rất nhiều. Em tử thủ với 16/44.1 nên không chú ý đến các chuẩn cao hơn ạ.
Volumio đang có bản beta cho phiên bản 3.x sắp ra. Hiện bản beta mình đang thử không thấy có DSP và EQ như trong features đề cập. Multi-room chỉ cho premium member và plugins sẽ yêu cầu login tức là phải có membership :-( Không biết phiên bản chính sắp ra họ có bỏ cái vụ này hay 0. Nếu không thì bác nào đang dùng plugins nên giữ phiên bản đang dùng hoặc tự cài. Mình cài Tidal Connect thấy OK.
Em thấy 32-64g vẫn còn bán ạ. https://www.tnc.com.vn/micro-sdhc.html Em thích nhất tiếng extreme pro 2016. Mấy con đời mới tiếng hơi gắt.
Hôm giờ nghe cái Zen Stream cũng gần 1 tuần rùi...mình nghĩ là đã đủ burn-in time ;-) 1. Tiện lợi, có sẵn các món ăn. Cái LED bên phải thông báo tình trạng network. Nếu đèn không phải xanh tức là network bị yếu. Khi mình stream tập tin 192kHz trong mạng LAN, thỉnh thoảng đèn không xanh...mặc dù dùng ethernet và router netgear khá cũ (gần 10 năm dùng openrouter firmware). Mặc dù nhạc không bị chập chờn nhưng hồi nào giờ không biết mạng LAN bị chập chờn ;-) 2. Cái nút power khá tiện. Khi bấm On/Off, Pi nằm bên trong Zen stream shutdown đàng hoàng chứ không phải như mình bị mất điện (no file corruption). 3. Như bài hôm trước đã post trên, so sánh với Pi4 qua USB, mặc dùng thông số đo lường Zen Stream tốt hơn, khi nghe bằng headphones so sánh thì mình không hề thấy Zen nghe hay hơn. Nhưng....nhiều lúc khi đang stream nhạc bằng Zen mình lại tự nói "hay quá!!!" trong khi stream bằng Pi thì không có cảm tưởng này, mặc dù nó không dở. Cái cảm giác này cũng như cái cảm giác của Excellence Audio Canada đã review Zen Stream trong video ở trên. Khoa học đã được chứng và cảm giác cũng được chứng luôn ;-) Thế thì giá tiền $399 có đáng không? Có lẽ tùy vào ai sẽ là đối tiện sử dụng. Nếu bạn chỉ muốn một streamer với mọi thứ có sẵn và lúc nào cũng chạy thì dĩ nhiên là đáng. Nếu bạn là dân muốn tự mày mò thì Zen Stream có lẽ không phải là cho bạn trừ khi bạn ham mê tìm tòi dụng cụ mới như mình ;-)
Không có gì đặc biệt thì phải...mình cũng ít xài Volumio nên không nhớ chắc. 1 cái nữa là, tuy mình không mê MQA, Zen Stream hỗ trợ full MQA qua Tidal Connect. Thấy priority họ set tất cả đều 20 ngoại trừ mpd -36 hihihi
Úi bất ngờ quá! Zen Stream chạy Volumio (custom). Thanks bác review! Mình đoán là Zen Stream xử lý tập trung phần clock cho Network/Digital. Pi 4 bác update (thay thế) 3 con clock onboard (Network, USB, SoC) bằng OCXO rời so sánh sẽ hợp lý hơn.
Nó chắc vẫn chứa Os trong thẻ nhớ? Nếu vậy phiền bác tạo file image OS rồi chia sẻ lên đây được ko? Dùng được luôn cho máy khác thì tốt, ko thì cũng có cao thủ như bác quatmo ra tay.
ok bác. Cách đây chục năm mình có làm vài phiên bản Linux từ nguồn nên cũng biết. Chỉ lâu quá không đụng nên chắc cần refresh.
Có vít bác ạ nhưng không đơn giản đâu...mình nghĩ họ xiếc bằng máy lúc lắp ráp vì cái vít đầu rất nhỏ và như bác đã thấy cái thanh vít của mình mỏng mảng không có thế để mở... Ra tiệm hỏi thì họ nói nếu có ai bán cái thanh của vít bự hơn để có thể cầm thì khi vặn rất có thể vít sẽ bị gãy vì bác cũng thấy cái size rất mỏng mảnh.