Nhiều khả năng năm tới em không mất tiền gia hạn Roon bác ạh. VitOS quản lý thư viện cũng rất ok, chơi trực tuyến cũng rất tốt.
Em chưa tìm hiểu về tcxo clock thay cho Pi. Hôm trước công ty thanh lý đống máy chủ cũ, trên một mạch kiểu Controller em thấy có nhiều clock SMD 66Mhz, 75Mhz. Không rõ những clock này có dùng được ở đâu không các bác nhỉ? Bác @linh0983 cho ý kiến ạ.
Có bác nào trải nghiệm dùng Pi3 làm NAS chưa ạ, so với tốc độ load của NAS chuyên nghiệp như Buffalo vs Synology thì thế nào ạ
Pi3 đường mạng (ethernet) chung chip xử lý với USB 2.0, tốc độ lý thuyết 100Mbps. Nên nếu bác dùng NAS và nhu cầu read/write nhiều thì em nghĩ nên nâng cấp pi4/5. Em có 2 pi 3B và cài 1 con làm DLNA server, chơi được file DSD128 qua mạng.
Mình mới mua cục UPS E chỗ này + 4 cục pin https://www.proe.vn/ups-hat-e-en tuy nhiên về gắn thì thấy. Cắm nguồn USB Type C vào UPS hat và gắn 4 cục pin vào UPS thì Pi 4 lên nguồn, tuy nhiên rút nguồn của cục UPS ra thì con Pi 4 cũng tắt ngỏm (UPS không hoạt động). Cài Pi OS lên để check chức năng của UPS thì thấy Pin luôn để ở mức 10% 13.9V 0.00A dù có để qua đêm Pin cũng không tăng lên. Nếu không bỏ pin vào UPS Hat nhưng cắm nguồn USB Type C vào UPS Hat thì con Pi cũng không hoạt động. Chỗ bán https://www.proe.vn/ups-hat-e-en bán hàng không bảo hành, không xuất hóa đơn,không hỗ trợ về mặt kỹ thuật, tuy nhiên mình yêu cầu test thì cũng không test bảo là không đủ thiết bị để test, khi gặp lỗi thì kêu liên hệ với hãng để được hỗ trợ, họ bán chứ họ không rành về kỹ thuật nên anh em có mua thì lưu ý.
Bạn có thể cài đặt một số hệ điều hành NAS (Network Attached Storage) trên Raspberry Pi 3B, mặc dù hiệu suất sẽ bị giới hạn do phần cứng của nó. Dưới đây là một số tùy chọn: 1. OpenMediaVault (OMV) – ✅ Khuyến nghị Một trong những giải pháp NAS tốt nhất cho Raspberry Pi. Có giao diện quản lý dựa trên web. Hỗ trợ SMB, NFS, FTP, Rsync và nhiều giao thức khác. Cách cài đặt: Có sẵn dưới dạng script cho Raspberry Pi OS Lite. 2. Nextcloud Phù hợp để tạo đám mây cá nhân (tương tự Google Drive). Có thể cài đặt qua Docker hoặc thủ công trên Raspberry Pi OS. Bao gồm chia sẻ tệp, lịch và các công cụ cộng tác. Phù hợp nhất cho: Lưu trữ đám mây cá nhân với tính năng đồng bộ hóa. 3. Samba (Cài đặt thủ công) Không phải là hệ điều hành NAS đầy đủ nhưng cho phép chia sẻ tệp qua mạng. Nhẹ và có thể cài đặt trên Raspberry Pi OS. Lý tưởng nếu bạn chỉ cần chia sẻ tệp cơ bản với Windows và Linux. 4. DietPi với các tính năng NAS Hệ điều hành nhẹ được tối ưu hóa cho Raspberry Pi. Có sẵn Samba, NFS và các công cụ NAS được cấu hình sẵn. Phù hợp nhất cho: Cài đặt NAS tối giản, tiêu tốn ít tài nguyên. 5. TrueNAS SCALE (Không khuyến nghị cho RPi 3B) KHÔNG chạy được trên Raspberry Pi vì yêu cầu phần cứng x86. Giải pháp thay thế: Dùng TrueNAS Core/SCALE trên máy mạnh hơn (x86). Bạn nên chọn giải pháp nào? Nếu cần một hệ thống NAS đầy đủ: OpenMediaVault ✅ Nếu cần lưu trữ đám mây cá nhân: Nextcloud Nếu chỉ cần chia sẻ tệp đơn giản: Samba hoặc DietPi Bạn có yêu cầu tính năng cụ thể nào cho NAS của mình không?
Cục sạc USB-C của bác bao nhiêu W ạ? Chắc là loại 5 volts. Adopts USB Type-C interface, supports multiple input/output protocols. Supports 5V, 9V, 12V, 15V, 20V input voltage, up to 40W charging power. Bác thử đổi cục sạc/dây sạc khác xem.
Em mua 2 cục bên taobao qua dịch vụ mua hộ. Giá chỉ hơn 700k một combo bao gồm UPS HAT E + 4 cục pin. Về lắp mạch pi4 lên chạy tốt, điện xuất ngoài qua cổng usb cũng ok. Cắm cục sạc điện thoại vào cũng sạc tốt!
Trên Pi có 3 con thạch anh : 1 54MHz cho cpu , 2 25MHz cho usb và mạng . Board trên dùng ocxo 10MHz chia ra 3 tần số tương ứng thay thế cho Pi ạ !
Vâng hôm qua em cũng ngắm nghía kỹ cái trang này https://vi.aliexpress.com/item/1005...me.0.0&gatewayAdapt=glo2vnm#nav-specification Em đoán loại này tốt hơn loại chỉ reclock riêng tín hiệu i2s. (Nhưng loại chỉ reclock riêng tín hiệu i2s thì không cần tháo 3 con thạch anh, mà tay ngang như em thì đoán là để tháo 3 con đó cần cái khò nhiệt với mỡ hàn, có lẽ mang ra mấy ông sửa di động tháo và hàn giúp thì dễ hơn.). Bác cho cảm nhận về âm thanh sau khi thay clock như nào ạ? So với việc nâng cấp nguồn PIN/UPS thì việc nào mang lại âm thanh tốt hơn ạ?
@chuvanvu . Mình dùng 3 nguồn tuyến tính riêng biệt cho bộ này . Nếu bác ở SG mang chú Pi4 qua mình tháo hộ sẵn check luôn thể bác ạ .
Mình xài Dac rời nên không xài Dac Hat, chỉ cần nguồn tuyến tính cho con Pi 4 thì giá cả thế nào bác ?
Bác hay dùng Tidal . Play trực tiếp bằng giao diện VitOS . Dùng giao diện chính chủ đẩy qua Tidal Connect . Cái thứ 2 ngon ko phụ thuộc vào DT bác ơi !
Reclock vẫn hay hơn bác ơi, vì cho dù con clock 10Mhz có chính xác tuyệt đối đi chăng nữa thì khi chia tần xuống 44,1khz thì không thể nào chính xác được(do mạch chia tần nó chia cho số nguyên), trong khi đó mạch reclock nó bỏ hết xung clock và nó lấy lại xung từ con clock mới chắc chắn chính xác hơn nhiều.
Em cũng ở HN. Em chưa mua bo clock. Có vẻ Allo Kali sẽ tốt hơn. @linh0983 cảm ơn nhã ý của bác nhé, nhưng em ở HN và đang tìm hiểu lại từ đầu.
Kiếm chú Pi4 cài VitOS thử đi bác . Chú DVD mình đang dùng hôm nay tháo Pi2 ra gắn Pi4 vào bác ạ ui . . . VitOS stream qua UPnP mượt mà âm thanh chất lượng ạ . Youtube Music .
Nghe Pi2 quen rồi các bác ạ . Rất may VitOS nó chạy trên Pi2 32bit ui . . . Spotify Connect . Stream UPnP .
@linh0983 phần điện của bác nhìn uy tín quá. Bác có thể share thư viện nhạc quốc tế của bác để em down về không ạ? Em mới mua gói 1 tháng fshare, cũng tải được một hơn 1TB từ hdvietnam. Em thấy cách ly quang hoặc wifi cho mạng pi để chống nhiễu cũng được đánh giá cao thì phải. Quang thì ít phổ biến hơn vì dây và đầu convert cũng khá đắt. Em đang dùng 2 pi3b cài moode (gắn ổ cứng USB) và smpd. 2 pi cắm vào 1 hub mạng riêng rồi nối vào router chính (wifi 6 của fpt). Có con PC cũ cài ubuntu ở phòng ngủ em dùng xem youtube là chính. Dạo này mấy cục phát wifi 6 nội địa của TQ rẻ quá bán đầy shopee. Em mua cục này, tốc độ rất tốt. Test được tầm 650Mbps. Cài cả minidlna và AssetUPnP để test. Chưa nghe kỹ để so sánh các phương án nhưng phát qua Aprenderer cũng thấy rất ổn ạ.