Em cũng có NAD 320 Bee giống bác mà sao em thấy phần pre kém quá, tiếng rất đục, dính hết vào nhau, nhưng power NAD lại rất tốt, nếu bác bỏ phần pre đi, chỉ dùng power thì ok, trải nghiệm cá nhân em và nhiều người trên các forum khoai tây. Bác thử xem, cắm trực tiếp vào pow, nhưng nếu nguồn phát không có volume thì ko nên, đi đôi loa đấy, vì khi đó volume của amp không có tác dụng nữa. [emoji2]
Em cũng sợ đứt loa nên trước giờ ngại thử vụ đánh pow trực tiếp. Chắc do phần pre nó kém nên sinh ra việc nhạy cảm với dây anh nhỉ
Em đã thử với NAD 320, 352, 372, tất cả pre đều kém, nhưng pow rất hay. Bác có thể mượn đâu đầu CD có volume trải nghiệm xem, hoặc Pi quá Boss Dac cũng có volume số. Kiếm 1 chiếc loa đểu thử trước rồi mới dùng loa xịn. Khoai Tây họ mod amp NAD này bằng cách dò mạch, cắt phần pre, nhưng vẫn giữ lại phần selector, volume, balance được amp rất tốt.
Em đã thử với NAD 320, 352, 372, tất cả pre đều kém, nhưng pow rất hay. Bác có thể mượn đâu đầu CD có volume trải nghiệm xem, hoặc Pi quá Boss Dac cũng có volume số. Kiếm 1 chiếc loa đểu thử trước rồi mới dùng loa xịn. Khoai Tây họ mod amp NAD này bằng cách dò mạch, cắt phần pre, nhưng vẫn giữ lại phần selector, volume, balance được amp rất tốt.
Trước đây mình cũng lấy pre tube + pow 372BEE ghép tannoy nghe rất ổn, sau này đổi qua amp tube cho gọn. Vụ này từ trải nghiệm cá nhân thôi ah. Pi dùng tối ưu tý có lẽ ghép theo mô hình client - server. core music server nạp data, gánh tải, giao tiếp/cách ly với client pi qua Enthernet, và server có thể là pc làm việc hàng ngày. Client (pi) làm render/player cũng cần nguồn chuẩn tý để giảm noise, xuất audio usb cũng được/hdmi cho video. Nếu ghép theo kiểu star thì sẽ được đa phòng nhanh rẻ dễ, nơi nào khó đi dây thì câu wifi cho tiện. Việc này nhằm tái tạo bit perfect và giảm noise chứ không phải tăng chất lượng. Xem ra USB asyn do mấy bác audio nghĩ ra vẫn không thể thắng được bản chất giao tiếp usb hay Erthernet, hay giả là marketing thôi. usb thì ngắn- tiện dụng, Ethernet dài nên quy chuẩn nghiêm ngặt hơn nhiều. Và muốn video nữa thì usb hình như yếu thế hơn hẳn. Thêm software hợp nhĩ tý là ổn, đánh đổi chất lượng phần cứng làm tín hiệu rơi rớt đâu đó. Software thì Roon cũng theo mô hình này và đã khẳng định tên tuổi ít nhiều. Dịch vụ nhạc thì Tidal, . . cũng thế. Khi đó có thể stream video trên hạ tầng này luôn. Em nghĩ thế.
Sàng tới sàng lui, đến giờ em cũng bằng lòng với âm thanh hiện tại nên không dám thay đổi anh ạ. Cái em sợ nhất là sau khi thay đổi, mình không bằng lòng với thứ âm thanh mới. Nhưng quay về cái cũ thì lại thấy không còn thích nữa. Lúc đó rất vật vã. Em dùng AE A1392 (2012) ạ.
Đúng ạ. Nếu thích phát từ PC thì mình có thể dùng Pi như UPnP renderer. Trên PC dùng foobar2000 + plugin output upnp. Hoặc dùng MediaMonkey phát nhạc sang Pi. Do lúc đó PC chỉ đẩy file nhạc sang cho Pi xử lý, nên tiếng rất sạch. Ít bị ảnh hưởng bởi noise của PC.
Với mô hình này thì OS trên pc vốn chuyên xử lý data nên audio chưa bị can thiệp và cũng là thế mạnh của pc, sau khi data qua pi thì dùng OS chuyên audio xuất realtime digital phải không ah ?
Em cũng đang chơi 372 cỏ, vì ko có pre nên cũng có lần nghĩ tới vụ chỉnh vol qua phần mềm cài cho Pi, rãnh thử lại xem tn, nhưng vẫn ngại phần mềm lỗi phát nó đi con Loa thì toi Ps: bác biết trang nào vụ mod 372 không ạ, chỉ e với?
Trong mô hình UPnP / DLNA. Khi mình dùng PC đẩy nhạc sang Pi (Pi làm renderer), tiếng nó sạch là do Pi ít noise. Renderer là công đoạn bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi noise của thiết bị mà nó đang chạy. Mô hình Logitech Media Server cũng tương tự như trên. Riêng Airplay thì khác. Apple dùng iTunes để renderer trước khi đẩy sang AE. Đó là lý do tại sao cùng 1 file nhạc, phát trên 2 thiết bị khác nhau âm thanh khác hẳn. Đây là chiêu gài hàng của Apple: Cuối cùng chỉ có iPad, MacBook phát Airplay hay nhất. Âm thanh của AE thật ra không phải phát ra từ một món đồ giá 100US, mà do sự góp phần rất lớn của thiết bị mà iTunes đang chạy. Tạm thời bỏ qua yếu tố chi phí. Trong nhạc số ngoài âm thanh ra, thao tác sao cho thuận tiện cũng là một việc rất quan trọng. Lúc đầu thông thường ai cũng tập trung vào phần âm thanh, nên ít nghĩ đến thao tác. Nhưng sau khi âm thanh tạm ổn rồi. Lúc đó mới nhìn ra cái bất tiện trong sử dụng. Với các anh nghe ít album, không có nhu cầu thêm nhạc vào thường xuyên còn đỡ tí. Chứ quản lý một library trên 1000 album, phải nghĩ đến cách làm sao cho tìm kiếm dễ. Remote control đối với em cũng là một nhu cầu lớn. Ngày xưa cầm CD bỏ vào đầu dĩa, xem cái list rồi bấm số chọn bài nó thi vị làm sao. Nhưng giờ đây, khi công việc chiếm nhiều thời gian hơn giải trí, thì nằm trên giường cầm tablet chọn bài em lại thấy sướng hơn.
Đào mộ tí, bạn cho hỏi plugin Airplay Bridge cài lên Chrome hay LMS, sơ đồ ảnh bị hết hạn. Mình đang loay hoay stream từ Pi 3 sang Airport Express mà ko biết cách nào hay nhất.
Em đã úp lại cái hình cho post cũ bên dưới. Để em nói rõ hơn về cách này: Trên Pi mình cài piCorePlayer (PCP). Mặc nhiên nó có sẵn Squeezelite, nhưng chưa có Logitech Media Server (LMS). Cho nên mình phải install LMS. Sau khi install LMS. Trên PC anh dùng web browser để config. Vào mục Plugins search Airplay bridge, rồi install nó. Sau đó vào thẻ advanced setup cho Airplay bridge nhận AE. PS: Nếu muốn phát Airplay từ PC. Anh cài LMS trên PC, rồi cấu hình Airplay bridge như trên. Anh xem thêm ở đây: http://forums.slimdevices.com/showthread.php?105198 https://github.com/philippe44/LMS-to-Raop
Cảm ơn Anh đã chia sẻ kinh nghiệm rất đáng trân trọng. Đúng là cái sự tiện dụng cũng là nguyên nhân chủ lực dẫn mình đến nhạc số, thời đại IoT. Lúc đầu mình cũng chỉ chú ý đến phát nhạc nên đua theo Anh @tngoctu bên hd*** làm cái cam np30, dần dần kho nhạc nở ra mà cứ duyệt qua màn hình nhỏ xíu của máy mới thấy vụ remote control quan trọng cỡ nào.
Thanks bạn tml3nr. Mình thích tính cách hòa nhã và luôn nhiệt tình của bạn. Mình cũng lang thang ở hdvietnam lẫn ở đây nhưng gà mờ nên nhờ bạn chỉ giúp với. Mình cài LMS và plugin xong, nhưng mắc 2 lỗi này như hình đính kèm. Trên PCP ko nhận LMS (off), trên LMS thì plug in lỗi. Có thể version pCP và LMS của mình khác của bạn hay sao đó. Trên LMS mục player chỉ nhận pCP ko nhận AE. Một lần nữa thanks bạn rất nhiều !
Cảm ơn anh đã động viên. Em chưa rõ cách setup của anh? Anh muốn dùng PC phát Airplay sang AE hay sao ạ? Hay là dùng Pi phát sang AE? Hai cái hình của anh hơi mâu thuẩn: LMS chạy trên PC. Vậy Pi dùng để làm gì ạ? Nếu anh muốn dùng Pi phát Airplay sang AE thì phải setup LMS trên Pi. Nếu phát Airplay từ PC thì setup LMS trên PC.
Thật tình là em mua đã mua iPad để làm remote cho Rune. Nó là món mắc nhất trong dàn máy của em Trước đó nữa thì do tiếc tiền. Em mua cái Blackberry PlayBook để remote iTunes, tệ không thể tả. Lần sau lại mua trúng cái Dell Venue 8, chạy cũng như con rùa
Mình muốn dùng PC,MAC, iphone remote qua LMS, dùng Pi làm render rồi phát sang AE, dùng AE như là DAC. Nếu phát từ PC/Mac sang AE thì dùng airfoil, itunes mình đã dùng từ khá lâu rồi. Mua AE cũng được 2 năm rồi từ hồi đọc bài của bác thuốc cảm. Hiện mình đang đấu nối theo sơ đồ của bạn. Pi3 cắm qua LAN với AE, trên Pi mình ngắt WIFI onboard. Mình đang test lại xem sao.