Không dùng được đâu nhé bác. MoodeAudio hệ điều hành chạy trên Pi thôi Hiện USBridge chỉ chạy được Volumio & Dietpi thôi ạ
Mua thêm được USBridge nhé bác. Bên em đang làm thủ tục nhập hàng về. Nếu bác cần thì inbox em, nói chuyện tiện hơn ạ
Có cụ nào dùng Kali reclock, lấy tín hiệu I2S đưa trực tiếp vào mấy con chip DAC Philips như TDA 1543, TDA1541 chưa ạ? Em đang định chơi phương án này nhưng đang chưa biết có hát được ko? Thanks
chia sẽ cách chơi dac diy trên dietpi: sudo nano /etc/modules nhập vào 2 dòng sau rồi save lại: snd-soc-pcm5102a snd-soc-allo-hifi-dac khởi động lại là sẽ nhận được sound card i2s cho dac diy như tda1541 ad1860...
. Em cũng mê nhạc phân giải cao nhưng có lẽ tầm chưa với tới vì nguồn nhạc thứ thiệt giá cao khó tìm. Vài DSD Em có loanh quanh đa phần là phân giải thấp được nội xuy, bù bit cho đủ chuẩn (và nhiều hơn data gốc) nên không thể biến ngỗng thành thiên nga (dù ngỗng cũng rất đẹp). Dễ hình dung thì Anh cứ xem video được nội xuy tăng bit ra phân giải cao sẽ nhìn thấy nó bàng bạc, mờ mờ. Tý thịt độn thêm nhiều bột rồi gọi là chả. Dùng thước kẻ 1 đường thẳng băng giữa 2 ngã tư mà thực tế đoạn đường cũng có ổ gà, ổ voi và đôi chỗ cong mềm mại. Dù thực tế hầu như ai cũng thích video nét căng, chả nhiều thịt và đường không ổ gà voi. Vì thế DSD của Em như 1 cái áo quá rộng che đi cơ thể còm cõi phải độn thêm vô số những thứ vô hồn, chưa phải là 1 vật chứa như chức năng. DSD đúng nghĩa chắc cực phù hợp với giao hưởng, còn bolero thì chuẩn cd red là quá đủ. Cũng vì khối lượng data lớn nên hiện giờ giao tiếp như boss dac chưa được hỗ trợ.
Không hợp ở điểm gì nhỉ? Trên trang này thống kê sacd thì classical chiếm gần 50% http://sa-cd.net/titles/1/0/date/5/1
Em cũng xin chia sẻ một vài điều về DSD theo quan điểm của em. DSD là hiện tại một cách tốt nhất trên thế giới để nhạc số đưa tới gần nhạc tương tự. Tần số lấy mẫu cao, điểm lấy mẫu nhiều (điểm đo nhạc nhiều lên). Với để thu DSD phải có phòng thu yêu cầu kỹ thuật cao(Việt Nam mình thì không có thu được) nên hầu như nhạc DSD đều là nhạc ngoại cả. Những bài hát DSD được chia sẻ free em cũng không pít nó có thật sự là DSD chuẩn không(Có bài này thật,bài kia nó là fake). Bây giờ bác có file DSD rồi. Chơi dc nó cũng phải tùy thiết bị. Mà chơi nó cũng có 3 kiểu: Chuyển sang PCM chơi. Chuyển sang kiểu như CD để chơi Chơi theo kiểu DSD DoP , bác tham khảo: http://nghenhinvietnam.vn/xu-huong/dsd-direct-stream-digital-nhung-dieu-can-biet-81.html phần Chuẩn DoP (DSD-Over-PCM) Chơi DSD Native (trực tiếp), Cái này chơi thì đúng chuẩn cơm mẹ nấu là DSD. Cái thì từ Music Sever tới transport dùng đường truyền USB. Tín hiệu được đẩy tần số cao, dữ liệu trên cùng 1 khoảng thời gian của bài hát nó nhiều và lớn hơn so với kiểu bình thường. Nên em các đường truyền khác em không thấy đc.(Theo ý hiểu của em, nếu có j không đúng các bác cứ nói ạ). Vậy để chơi DSD native không phải anh nào cũng chơi đc. Về Boss DAC Boss DAC chơi đc DSD theo kiểu 1. tức là được chuyển sang PCM. Bác có thể xem ở trong phần đặc tính của nó Nếu mà nó chơi đc kiểu 2 và 3 thì giá của nó đã khác rồi.
Theo em chơi nhạc bao nhiêu là đủ là hợp với mình. Đâu cứ phải tận DSD, ngoài nhạc còn có những cái khác rất nhiều yếu tố ảnh tới bài hát: âm ly, loa, phòng nghe, nhiễu ngoài nữa Em thì cứ wav là rất OK. Niềm vui nhạc của em là em nghe hay và cùng cho người thân mình nghe cũng hay, tất cả cùng vui. Mà nhà em thì có pít DSD gì đâu. Có khi mp3 còn khen hay hơn flac.
@Scorpio : Đơn giản thôi bác ạ. Vì SACD là một sản phẩm, nên các hãng đĩa nhất định sẽ chọn những bản thu kinh điển để xuất bản. Mà trong hơn 1 thế kỉ của ngành thu âm, dòng nhạc nào được thu nhiều nhất với chất lượng tốt nhất, dĩ nhiên là nhạc cổ điển. Nên đương nhiên số SACD về nhạc cổ điển sẽ nhiều rồi. Chuyện này cũng hoàn toàn tương tự với PCM HiRes. Cho nên chẳng có lý do nào nói DSD hợp với classical music cả
Em thấy đâu đó ng ta bảo rằng DSD64 tương đương 20bit ạ thế là nằm giữa cd và pcm 24bit "One estimate is that a 1-bit 2.8224MHz DSD64 SACD has similar resolution to a 20-bit 96KHz PCM. " https://www.mojo-audio.com/blog/dsd-vs-pcm-myth-vs-truth/
Thật ra nếu đúng ra mà nói thì DSD64 tương đương với 24bit 88,2kHz, vì tần số lấy mẫu của DSD64 là 2,822MHz là bội số của 88,2kHz chứ không phải là bội số của 96kHz
Trước e đọc một bài viết đâu đó của Sony cũng nói DSD64 ~ 20bit . Bác nào tìm được bài đó up lại giùm nhé
"Though you can’t make a direct comparison between the resolution of DSD and PCM, various experts have tried. One estimate is that a 1-bit 2.8224MHz DSD64 SACD has similar resolution to a 20-bit 96KHz PCM. Another estimate is that a 1-bit 2.8224MHz DSD64 SACD is equal to 20-bit 141.12KHz PCM or 24-bit 117.6KHz PCM. In other words a DSD64 SACD has higher resolution than a 16-bit 44.1KHz Red Book CD, roughly the same resolution as 24-bit 96KHz PCM recording, and not as much resolution as a 24-bit 192KHz PCM recording." Trích dẫn từ đây: https://www.mojo-audio.com/blog/dsd-vs-pcm-myth-vs-truth/ Nói chung là so sánh là có sự khập khiễng nên đừng so sánh.