Cám ơn bác đã chia sẻ kiến thức rất tuyệt vời. Trong bài bác đề cập đến PCM, nếu được mong bác chia sẻ thêm về các bộ lọc DSD. Hiện tại do điều kiện thời gian nên em chưa test được hết các bộ lọc DSD, chỉ là đang sử dụng upsample mọi thứ qua DSD với Sinc-L 44.1x256.
Cấu hình bác gần giống em, em dùng 1 con PC với CPU Ryzen 5900X với card RTX 3080 đặt ở xa để chạy HQPlayer Desktop, truyền tín hiệu NAA đến SoTM 200 Neo, rồi truyền xuống Gustard U18 bằng cổng USB, rồi từ Gustard U18 xuống DAC X-Sabre Pro MQA bằng cổng I2S. Hiện tại nếu bác có điều kiện thì nên lên hết nguồn LPS cho tất cả thiết bị nếu có thể cho chắc, kể cả switch và cách ly quang cũng chạy nguồn LPS nốt. Cái này hồi trước em còn chơi dàn cũng setup như vậy nghe rất tĩnh. Riêng con làm HQPLayer Desktop thì bác có thể ưu tiên chọn các con PC cấu hình cao để chạy được nhiều filter và upsample lên cao hơn, cách ly quang cho nó em nghĩ chắc ko ảnh hưởng quá nhiều.
Em xin tiếp về 2. Nguồn nhạc cho dứt điểm Chắc hiện tại, nếu đã dùng đến HQP thì ko bác nào nghe online mà streaming phức tạp và thêm nhiều biến số từ đường truyền đến chuẩn nén (MQA) nên em không ngâm cứu. Theo em biết, từ 1980s đến 2000 là thiên hạ của nhạc số (digital) chuẩn CD-lossless nên không kỳ vọng nhiều vào chất lượng ghi âm của giai đoạn này. Đây cũng là thời kỳ các nhược điểm của nhạc số hoành hành mạnh nhất trong đó có loundness war và trở thành tâm điểm để dân "analog" đả kích digital. Đoạn 2000-2010 thuộc về DSD64 và hi-res manh nha phát triển. Chất lượng ghi âm đã đạt tới tầm cao mới và các hãng âm thanh bắt đầu đưa bộ lọc digital vào sản phẩm của mình. Hình như Meridian đi đầu trong việc đưa bộ lọc xử lý apodizing vào các sản phẩm phân khúc cao của họ. Từ 2010 trở đi, PCM được định hình với chuẩn DXD (24bit - 384kHz), song song với nó, DSD cũng phát triển tới DSD512. Lúc này, các bộ lọc digital không còn nhiều tác dụng như trước nữa vì đa số các hãng DAC, CDP cũng mới chỉ đạt tới chuẩn hi-res 24-192kHz mà thôi. HQP là một ngoại lệ khi các DAC mới xuất hiện đã có thể giải mã chuẩn 2xDXD (tức 32bit - 768kHz) và DSD1028. HQP cũng là phần mềm duy nhất có thể tận dụng hết các lõi và sức mạnh của CPU đời mới nên lý thuyết về sử dụng CPU/PC cấp thấp để giảm nhiễu không còn đúng với nó. Streaming chậm chạp hơn, dù có "bóc" 2 lớp MQA cũng chỉ tới hi-res 192kHz thôi. Em ko tranh luận về việc có cần thiết hi-res trở lên hay không vì đã có quá nhiều bài viết về nó rồi. GG cái là thấy hoặc vào audiophilestyle.com đọc thoải mái. Chính vì quá trình phát triển phức tạp như vậy nên việc chọn nguồn nhạc rất quan trọng. Ví dụ album nổi tiếng Anne-Sophie Mutter - Carmen Fantasie cùng dàn nhạc Wiener Philharmoniker, nhạc trưởng James Levine được thu âm vào 1993 với "chuẩn" DDD, tức là mọi thứ đều được xử lý trên miền digital. Tuy là classical điển hình nhưng nó cũng vướng một chút vào loundness war (có lẽ do sai lầm của kỹ sư thu master) dù được xử dụng các thiết bị hiện đại lúc đó. Âm thanh khá chói vì bản thân tiếng violin của chị Mutter rất mạnh ở dải/tone cao rồi, cộng với kỹ thuật vibrato và trill đỉnh cao. Đến năm 2005, thời đỉnh của DSD, album này được tái bản và sửa lỗi bằng cách convert sang DSD. Chói và sắc đã được xử lý một phần nhưng cái giá phải trả khi chuyển đổi định dạng là mất độ động dynamic. Chị Mutter vẫn hay như vậy nhưng tiếng đàn có phần "mềm mại" giống Julia Fischer. Bộ lọc DSD thực chất vẫn xử dụng các bộ lọc của PCM, chỉ thêm phần moduler. Tác giả của HQP cũng đã khuyến nghị dùng 7ECv2 cho ghi âm kiểu classical và 5ECv2 cho kiểu ghi âm ghép track (thêm shaper XFi), nôm na là cứ cao nhất mà dùng . Đến năm 2015, chuẩn DXD được hoàn thiện, mở đường cho PCM hi-res trở lại cuộc đua với sự nở rộ của các bộ lọc digital, album đã được làm lại một lần nữa dưới chuẩn Hi-res (chắc sắp làm lại thành DXD rồi). Và lần này, do ko phải covert nên chất lượng âm thanh đã trở lại chuẩn classical. Chị Mutter thành đúng chị Mutter. Riêng với nhạc Việt thì nằm ngoài xu hướng phát triển của thế giới nên chất lượng các album khá tệ với tất cả nhược điểm của digital giai đoạn đầu. Do đó, sử dụng các bộ lọc mới của HQP với nhạc Việt gần như con dao hai lưỡi. Ví dụ như bài hát em thích của Ngọc Hạ - Hồ trên núi - ban đầu được thu âm và phát hành bởi trung tâm Vân Sơn. Vân Sơn dĩ nhiên không sánh được với Thuý Nga, Asia về chất lượng thu âm nhưng họ có rất nhiều sáng tạo trong việc sử dụng các nhạc cụ điện tử và phối khí theo phong cách cross-over. Bài này lỗi tùm lum, apodizing được HQP đo lên tới gần 1k lỗi. Sau này, trung tâm Asia mua lại bản quyền, sửa các lỗi này nhưng vẫn chuẩn CD nên kết quả khá chéo ngeo. Hết apodizing, tiếng "ấm áp" hơn do nền âm tĩnh hẳn lại nhưng dynamic bị cắt khủng khiếp. Trống điện tử vốn xuống rất sâu tới 50Hz mà loại trống "mộc" phải có đường kính 2m mới làm nổi thì bị cắt không thương tiếc trong album này. Với bản nhạc này, muốn nghe được gần nguyên bản nhất mà vẫn giảm được các lỗi digital thì chỉ có poly-sinc-gauss-xla. Còn việc chọn PCM hay convert sang DSD là tuỳ chúng ta muốn đánh đổi đến mức độ nào. .... Đến đây, các bác cũng đã thấy chỉ riêng HQP đã can thiệp vào hệ thống âm thanh của chúng ta mạnh mẽ không kém gì các phần cứng khác (thậm chí là HƠN). Cho nên, thay đổi một phần cứng nói chung, nguồn (Xung, Linear..) nói riêng sẽ có kết quả là sự tổ hợp và tương tác rất phức tạp, có xấu có tốt hơn.
Tks bác! Bjo thưởng thức HQP thì cần phải hiểu đặc điểm xuất xứ record của bản thu rồi chọn modulator cho phù hợp cũng mệt b nhỉ? HQP có quá nhiều option, chỉ nhớ thôi đã đau đầu rồi
Nếu bác có một cái đầu CD player mà nó là một cái "hộp đen" hoàn toàn. Bác không biết nó dùng filter gì, có shapper, modular hay không... Bác phải loay hoay thay dây connector, thay bóng, thay tụ, thay cầu trì, thay main... nói chung là thay rất cả cái gì có thể gỡ ra được để đi tìm "chất âm" trong trạng thái tù mù vì không có cái cầu trì hay tụ nào công bố "đặc tính" âm thanh của nó cả. Các phần mềm khác có khá hơn CDP nhưng bộ lọc hạn chế, hầu như chỉ chạy trên 1 lõi (core) của CPU, làm bác thêm đau đầu giữa việc lựa chọn một CPU cấp thấp, tiêu thụ ít năng lượng để giảm nhiễu nhưng khả năng xử lý kém và một CPU cấp cao, tạo nhiễu những khả năng xử lý tốt.... Tất cả những cái trên tiêu tốn của bác nhiều tâm-sức và tiền bạc. Trong khi bác dùng HQP, chỉ việc tìm hiểu kỹ bản nhạc của mình thuộc loại gì.... rồi vểnh râu trên ghế bấm bấm điện thoại/ chuột... . Theo bác, đâu là người tiêu dùng thông minh ??!
Chơi theo hướng nào b chỉ ra cũng cần phải tìm hiểu hết Thú thật là khi chuyển sang nhạc số, để giảm thiểu các “biến số” e chơi offline, roon-hqlayer chung trên 1 PC, phần Output digital thì e cầu kỳ chút là dùng PCI -> usb, upgrade hết tụ hoá. Phức tạp vs e là chọn modulator phù hợp vs sourses, mà e thì khi config xong cái PC rồi là rút luôn cái HDMI, chỉnh chọt chủ yếu là trên cái iphone. Món này chơi sâu thật k hề đơn giản vs ng chơi phổ thông (như kiểu kiếm cái CD bỏ vô CDP là play luôn)
Căng! Hôm nay bác Miska vừa chính thức ra mắt bản HQPlayer 5.0.0! Vậy là lại chuẩn bị tốn xèng nâng cấp license mới rồi! Không biết có gì mới mẻ hơn không biết đây!
Em đang chạy thử bản Trial thì thấy modulator mới ASDM7ECv3 và ASDM7EC-super chạy nhẹ máy hơn ASDM7ECv2 một chút! Em đang test cặp filter mới là Sinc-MGa / Sinc-MG cùng modulator mới ASDM7EC-light up hết lên DSD512 thì thấy tiếng rất hay và chạy cũng nhẹ nhàng! Vó vẻ kết hợp được điểm mạnh của 2 họ filter Sinc-M và Poly-sinc-Gauss trước đây! License bản Desktop của em dùng hơn 2 năm rồi nên giờ mua license mới chỉ được giảm 15%. Em đang suy nghĩ xem có nên sẵn mua license mới thì chuyển hẳn sang dùng bản Embedded luôn cho gọn hay không. Nghe trial test kỹ thêm vài hôm nữa xem thế nào!
Dạ em xin chào các bác. Em là người mới lọ mọ tìm phương án chơi Hqplayer. Hiện e đang chạy Hqplayer trên máy laptop Macbook xuất qua NAA trên streamer để nghe. Máy Mac e hiện có cài window 10 qua bootcamp để làm việc thì khi e cài bản hqplayer giống MacOS vô thì app ko mở lên được. Bấm vào thì ko báo lỗi gì chỉ hiện ký hiệu loading trên chuột nhưng ko mở app ra. E thử cài bản hqplayer 4.4.0 cũ thì mở ra được. Cho e hỏi tình trạng này là gị sao vậy ạ?
Em cũng đang test filter mới Sinc-MGa này cùng với ASDM7EC-super với DSD512 thì thấy nghe rất hay, rất may là bữa giờ em vẫn đang xài trial chưa mua. Chắc giờ mua luôn bản 5
Cách đơn giản nhất là dùng file OS image của tác giả rồi dùng trình ghi ảnh đĩa ghi ra 1 ổ USB rồi boot từ USB. Nếu không muốn làm cách này thì bác cài Linux server lên ổ SSD lắp trong rồi cài HQPlayer embedded như 1 service chạy trên Linux server.
Ý em là mua key embedd hay key bản desktop đó bác, còn euphony em nghĩ sớm muộn họ cũng lên v5 thôi ạ
e thử trên emerson digital thì ko thể chọn device từ settings của hqplayer, nên ko thể dùng thử hqplayer đc :v
Sau khi thử nghiệm phiên bản HQP 5.0 gần một buổi sáng thứ 7, em có vài dòng nhận xét. Tuy nhiên, thay đổi trong 5.0 quá lớn nên vẫn phải chia đoạn ra. Các bác thông cảm ! Hệ thống phần cứng em vẫn vậy, điều chỉnh theo hướng theo hướng giảm can thiệp tối đa vào xử lý của HQP . Trước tiên phải nói rằng 5.0 vẫn giữ xu hướng của các phiên bản từ 4.17 - "thực" hơn dù tập trung xử lý các file nhạc lossless/ Redbook rất mạnh. Thay đổi đầu tiên là thêm phần PCM gain. Chúng ta chú ý đặt tham số cho đúng với chip DAC của mình (nhớ đọc Manual). Thay đổi lớn nhất của 5.0 chính là xử lý không khoan nhượng với nhiễu nền âm, gây ra sự xáo trộn rất mạnh trong phần filter... Điều này có lợi cho các fan của classical và bản ghi âm theo kiểu classical (trực tiếp và liền mạch). Em phải nói là nghe classical với bộ đôi Sinc-L w LNS15 phê lòi mắt !!! Tác động có thể gọi là tiêu cực mạnh nhất là nhóm poly-sinc-gauss-xxx. Nhược điểm lớn nhất của nhóm này vốn là chất âm tương đối "mỏng" (hụt ở các dải trung cao - cao) bị 5.0 kích ra hết. Gauss-xla vẫn xử lý chính xác với các bản ghi ghép track (Pop-Rock) nên nghe khá chói. Em đổi HD820 mới đỡ một chút và phải chuyển sang ATH M50x mới nghe được, mà nghe lại hay mới chết dở. HQP 5.0 có thêm một bộ lọc gauss-halfband cho nhóm này mà theo lời tác giả nói là "dùng cho các bản ghi chất lượng tốt" để giảm tải cho CPU. Có vẻ như thay đổi của 5.0 là lợi thế của nhóm filter họ Sinc vốn ngốn RAM nhiều hơn là CPU. Trước kia, Sinc (S,M,L) đều không mạnh trong việc xử lý bản ghi ghép track cho dù Sinc-M gây được nhiều ấn tượng với việc dùng nhiều tap (1 triệu) kiểu Sinc-L, tập trung vào space (âm trường), timbre (âm sắc) mà bỏ qua transients nên nghe classical cũng dở mà pop-rock cũng không tới. Với thành công của thuật toán lọc gauss trong các phiên bản trước, 5.0 đã đưa gauss vào Sinc-M để tạo ra Sinc-MG và MGa (có sửa lỗi apodizing). Có thể nói Sinc-MGx đã thay thế hoàn hảo cho gauss-xla nếu các bác vẫn muốn nghe trên hệ thống loa-amply "trung thực". Ngoài ra, bộ Sinc cũng được bổ sung 3 thành viên mới là sinc-short/me/long theo thứ tự từ nhẹ đến nặng, từ đa năng đến chỉ phục vụ được classical. Bộ Sinc này lại hoạt động theo hướng chiếm nhiều CPU hơn là RAM như các bộ Sinc cũ. Ấn tượng nhất với em là bộ Sinc mới đẩy dynamic lên rất mạnh (gần như không tưởng) nên âm trường được mở rộng theo chiều ngang rất mạnh mẽ. Tác động gần giống với bộ DSP không gian rộng (rạp hát/sân vận động..) của các REC AVC đa kênh vậy. Tuy nhiên, cái giá phải trả là nó khá ồn (nhiễu nền âm lớn) nên âm trường bị thu hẹp chiều sâu (ngắn lại). Em cho rằng phục vụ nhạc sàn quẩy là tuyệt nhất. Với DSD, hàng loại modulator mới được bổ sung. EC đã có v3 và nhiều biến thể khác, do đó, phát DSD dĩ nhiên là tuyệt vời hơn với em ("thực" hơn). Cá nhân em không dùng convert PCM sang DSD nên không đánh giá kỹ được. Tóm lại là rất tuyệt vời. Và em cho rằng mọi vấn đề về âm thanh sẽ được phầm mềm giải quyết nên thay đổi phần cứng sau DAC cứ từ từ.
anh cho em xin bộ fill nghe ổn ah.. bảng hqpe 5.0 này có cần up finger khg anh. Sent from my iPhone using Tapatalk
Nếu nghe classical: - PCM : Sinc - L và LNS15 (up lên 784kHz) - DSD64-128 : FIIR2/XFi và 7ECv3 (up lên DSD128) - DSD256-512 thì để nguyên Nếu nghe phần còn lại - PCM: Sinc - MGa và LNS15 up lên 784kHz. Bản ghi quá tệ thì poly-sinc-gauss-long - DSD : FIIR2/XFi và 7ECv3 (up lên DSD128)