HQPlayer5.5.1 đã test good https://mega.nz/file/L112nQwK#sSj6OQ2aqiDmdwjmr1WUu0k1rd41I8waO4twVAcuU0Y password softoroom
ssorry up nhầm ! Đây mới là HQPlayer 5.5.1 https://mega.nz/file/IDkCWaZC#PEmVMTV0J2YwDXdzNYFzER7hPp2OEltmH6qNDSnxn7c password softoroom
HQPlayer for mac OS https://mega.nz/#!QxZliSwJ!HZlu-V2h1mtw8SaHbnrtjEayJwRWwRK8rkt2Mv-EmV8 password softoroom
Bản cho Win có chạy ổn không bác? So sánh với Ver. 5.2.0 và 5.4.2 có cải thiện gì không ạ? Em cảm ơn bác nhiều.
Từ bản 5 , sự thay đổi không nhiều , đương nhiên bản 5.5.1 mới hơn có vẻ nhẹ hơn và cái thiện nhiều với tôi
Các cụ vào đây down bản mới nhất. MAC OS vẫn chưa có cách crack nên ko cần thử mất công (bản 3 trên ko xài được đâu) HTML: https://softoroom.org/ptopic88052.html
Với các bác chơi cùng GPU khủng hay chạy CPU với hệ thống tản nhiệt chủ động lớn thì việc upsampling lên DSD1024 đã có thể đạt được từ lâu. Có điều với các bác chơi tản nhiệt thụ động thì vẫn còn khá khó khăn. Bản HQPE 5.5.1 vửa ra đã trở nên ổn định hơn cũng như có hiệu suất rất tốt. Nhờ đó, nó đã trở nên hết sức hữu dụng cho các CPU Intel đời mới vốn có rất nhiều e-cores. Với tính năng offload filter sang cho e-cores (không cần chạy với clock cao), HQPE giúp P-core tập trung vào việc chạy các modulator (cần clock rất cao). Điều này cho phép CPU dồn power cho vài P-cores chạy clock cao còn phần lớn tải được phân ra cho các e-core chạy ở clock thấp nên mát hơn nhiều. Với bản HQPE OS 5.5.1, con Intel i7-14700K (8 P-cores, 12 E-cores) chạy trong HDPlex H3V3 passive case của em đã có thể upsampling từ 24/48 lên DSD1024x48 với poly-sinc-gauss-long / ASDM7EC-Light mà nhiệt độ tối đa của CPU sau 1 tiếng cũng chỉ khoảng 72oC. P-cores em cho chạy tối đa 4.8GHz còn E-core em cho chạy tối đa 2.5GHz (bằng base clock). PL1 để 59W còn PL2 để ở 65W.
Cảm ơn bác! Con 14700K này như ngựa bất kham ... hở một tí là nó lồng lên nóng hừng hực! Bù lại khống chế cân bằng được em nó xong thì cảm giác lại rất ... đã! Tạo cho mình một chút thử tách cũng là một thú chơi!
Tôi cũng đang định ráp máy chạy HQP, passive case Streacom FC5 có sẵn, CPU dự tính là 13500 hay 13500T. Chưa có kinh nghiệm dùng HQP bao giờ nên nhờ bác pc_chip tư vấn giúp. Cảm ơn bác.
Từ 2 bản HQPlayer gần đây, tác giả đưa thêm tính năng DAC correction (cho những DAC mà ông có và đã đo đạc) cũng như khả năng chuyển đổi filter / modulator / output sample rate ngay trong khi nghe nhạc mà không phải dừng hay khởi động lại HQPlayer. Tính năng DAC correction hiện thời vẫn còn khá nặng nên em chỉ dùng được nếu upsampling lên DSD256. Nếu dùng với upsampling lên DSD512 thì ngay cả khi để P-core max clock 4.7GHz, máy em cũng không làm nổi. Có lẽ phải đợi tác giả tối ưu thêm trong những phiên bản sau. Với DSD256x48, mọi chuyện lại dễ dàng hơn hẳn: max P-core clock chỉ cần 4.2GHz là thừa sức.
Vụ thử nghiệm và đề xuất các DAC này Tác giả có nói thêm gì ko bác @pc_chip ? Em thấy có nhiều DAC có NOS mà không nằm trong danh sách, đồng thời danh sách đó cũng ko thấy update nhiều
Không phải cứ NOS DAC là tác giả làm được corection profile đâu bác TrueHD. Ông ấy chỉ có thể làm được correction profile cho những DAC nào mà ông ấy có trong tay (hoặc đã từng có trong tay) và đã tiến hành đo đạc thông số mà thôi. Thật sự thì em nghĩ số DAC mà HQPlayer có profile trong tương lai cũng sẽ không nhiều vì tác giả có vẻ chỉ tập trung tìm và đo đạc những DAC mà ông ấy thấy phù với HQPlayer (bypass được phần DSP, giải mã DSD native trực tiếp được chẳng hạn).
DAC correction từ phiên bản Desktop 5.7 có lẽ là bước đột phá mang tính cách mạng của HQP. Chỉ tiếc là trong quá trình phát triển, tác giả kiệm lời quá, chỉ đăng mỗi dòng thông báo vắn tắt mà không trình bày sơ qua về nguyên lý hoạt động. Em thấy trên trang chủ, tác giả có liệt kê tầm hơn 20 con DAC nhưng trong tài liệu kỹ thuật thuyết minh cho tính năng DAC correction chỉ mới có 6-7 chú thôi. Có nghĩa là việc lập trình HQP dựa theo các thông số kỹ thuật của DAC (hay chí ít là của hãng sx DAC). Cộng đồng mạng sử dụng HQP rất đông, có lẽ nên phát động phong trào mọi người gửi DAC mình có đế cho tác giả làm Hiện tại, em chỉ còn tai nghe và con DAC ifi micro iDSD Sig, cũng xử lý tín hiệu DSD PCM riêng biệt, cài firmware chạy NOS. Danh sách DAC correction trong bản D 5.7 chỉ có mỗi ifi Neo iDSD. Với hãng iFi, tác giả đề xuất các DAC có thiết kế pure-sound như dòng Neo, Gryphon trong khi một số phiên bản Signature của các dòng khác có option qua firmware là NOS và bit-perfect thì ko đề cập. Em có hỏi trên diễn dàn nhưng tác giả chưa trả lời. Tuy nhiên, cuối tuần em đợi và nâng cấp từ 5.5 lên 5.6.1 rồi lên 5.7. Trong bản Desktop không có hộp thoại DAC correction như bản Em của bác, em đồ là đã tích hợp luôn và Win mạnh mẽ nên "tự nhận"...!!!? Kết quả là HQP vẫn giữ phong độ nâng cấp chất lượng nhẹ nhàng qua từng phiên bản nhưng từ 5.6 sang 5.7 là bước nhảy vọt khiến em ngỡ ngàng. Ko hiểu có phải do DAC correction hay ko nữa
@TrueHD : để bật tính năng DAC correction, bác phải có: 1. DAC kết nối trực tiếp qua USB với máy chạy HQP Desktop / Embedded hoặc DAC kết nối qua USB với HQP NAA. 2. DAC phải được nhận diện trong mục DAC corection của HQP (nằm trong mục matrix setting). 3. Bác phải bật cả matrix lẫn DAC corection. Nếu không bật matrix thì ngay cả khi bác có bật được DAC correction thì tính năng ấy cũng không chạy (tải CPU không nặng thêm tí nào) Một điểm cần lưu ý là vì HQPlayer nhận DAC qua USB, nếu hãng dùng cùng một loại board nhận tín hiệu USB cho nhiều DAC khác nhau thì nhiều khả năng HQP sẽ hiện danh sách các DAC ấy cho bác lựa chọn DAC chính xác của mình. Ví dụ như em dùng Holo Spring 3 DAC nhưng HQP cho em lựa chọn 3 loại DAC khác nhau: Holo Spring 2 / Holo Spring 3 + Holo May / Holo Cayan.