Thật sự sự tương tác với người dùng qua việc quản lý nhạc, trình bày thông tin của Roon vượt trội hoàn toàn các phần mềm khác. Em mới dùng có hơn 1 tuần mà giờ cũng cảm thấy không thể dứt nổi rồi. Về chất lượng âm thanh, mấy hôm nay em có ngồi so sánh giữa Roon với cơ chế UPnP thì thấy ko chênh nhau mấy. Âm thanh với Roon có phần thiên sáng hơn, lý do của việc này có lẽ là do cơ chế streaming RoonRAAT là streaming raw PCM (hoặc raw DSD), trong khi cơ chế streaming thường dùng UPnP là streaming FLAC (chưa được giải nén thành raw PCM). Khi em thử sử dụng UPnP bằng việc transcode FLAC thành WAV trước khi streaming sang end point thì cũng thấy âm thanh có phần sáng lên.
Sau test A/B từng thiết bị với nguồn xung(iFi iPower) rồi với nguồn tuyến tính(HDPlex 200W), em thấy cắm Pi3 và Gigabit unmanaged switch vào HDPlex cho hiệu quả rõ rệt: tiếng rộng ra, mượt mà êm ái, nghe vocal thôi rồi, rất analog. Cắm tiếp DAC vào lại lên một level nữa. Em vừa nghe album vocal tiếng Trung đến lần thứ năm vì quá phê, càng nghe càng thấy sướng! Chúc mừng bác nào đã đặt hàng nhé!
Kiểu này em sẽ ra phiên bản Nguồn Linear mới chỉ chuyên cho các bác dùng Pi + Switch +Dac ( Phiên bản nguồn Linear Giahuy hiện nay chỉ dùng cho main ATX của PC không dùng với các thiết bị khác được) để các bác có thể dùng mà không mua HDPlex mắc lại nhập lâu , các Bác góp ý thêm vào số đầu ra để em thực hiện , Bản thân em thì đi theo hường dùng Music server Giahuy J1800 làm UPNP hoặc ROON Bridge chứ không dùng Pi vì chất lượng âm thanh của hệ thống chip Intelx64 và bus RAM của Intel là vượt trội so với ARM (cái này bác Chauphuong và Lmcuong4you đã trãi nghiệm trên Roon và hệ thống dàn nhạc của mình)
Em nghĩ là hơi sớm để kết luận Intelx64 chạy roonbridge vượt trội Pi Intel x64 khi mới chạy bridge so với Pi cho phần dải trầm và trung trầm nặng và đậm hơn, thay đổi có thể cảm nhận ngay gây ấn tượng... cá nhân em nghe lâu thấy không ổn, lại quay về với Pi ...
Hôm test MS của bác giahuy là bridge cho Roon, có bác @tqv-hcm tham gia và cũng chung cảm nhận là MS cho âm thanh hay hơn so với pi3. Nó cho cảm giác đều dãy, nhẹ nhàng hơn pi3 (cho cảm giác trong vút và focus nhiều quá). Thời gian test tương đối ngắn, nếu nghe lâu hơn em sẽ khẳng định tự tin hơn. Em vẫn cho rằng pi3 là một món quá hời để làm bridge. Hiện em vẫn đang chơi pi3+Ropieee, lan to lan, kết nối rất ổn định. Bác @guile đã đánh giá pi3 và Pc cấp cùng bộ nguồn tốt thì nghe tương đương nhau. Dùng Ms hay pi3 làm bridge thì tùy gu. Cá nhân em vẫn ủng hộ phương án pi3 làm bridge hơn phương án Pc, vì nó rẻ, dễ (ai cũng làm được), miễn nó nghe ngon hơn (hoặc tương đương) với endpoint Pc để khỏi phải lăn tăn gì nữa
Khó nhận định lắm các bác, ngay cả trên thế giới hay CA cũng nhiều ý kiến lắm, nó tùy rất nhiều thứ để khẳng định cái nào tốt hơn cái nào, do đó món nào em cũng bập vào, pi3, rendu, pc mạnh, pc yếu, linear đủ kiểu, software, os em toàn mua kể cả win2012, 10, jriver, roon, có thằng hq em chửa mua thôi, J1800 hay J1900 hay NEC server e cũng đã dùng 2 năm trước, hình như cũng gần Tết, lúc đó mua con Liva và con J1800 hình như của ASRock của bên kimlongcomputer, nó chuyên mini pc, nhưng lúc đó e chưa có nguồn linear để test. Test nhiều quá, em chỉ dám nói là mỗi thằng đều có thế mạnh riêng, khó nói thằng nào hay hơn lắm ạ vd pi đi với phần mềm này có khi hay hơn pc đi với os và phần mềm kia, v.v... Ngoài ra như bác @giahuy khi làm MS tại nhà bác í, test và thực hiện trên nhà bác í sẽ tối ưu nhất nhưng chưa chắc qua các dàn khác với những điều kiện tương đối tốt sẽ có kq như vậy, thế nên phải mang về nhà test trên bộ dàn của riêng mình với chất âm mà mình thích thôi
Em cũng có cảm nhận gần giống như bác @Scorpio: Odroid C2 chạy DietPi so với Pi3 chạy DietPi, RoPieee, cả hai dùng nguồn iPower 5VDC, thì C2 cho phần trầm và trung rất hay, nhưng Pi3 lại hơn hẳn ở dải cao. Em đang định lắp cái PC yếu làm bridge để thử nghiệm, đọc được comment của 2 bác chắc tạm dừng nghe ngóng cái đã. @giahuy : theo sơ đồ của em thì cần 4 nguồn 5VDC độc lập: 1 cho Pi3 + 2 cho FMC + 1 option cho transport SU-1. DAC thì em không biết và em nghĩ bác nên tách DAC ra khỏi bộ nguồn này, vì mỗi DAC một kiểu, nhưng by-pass qua mạch AC/DC của DAC không phải ai cũng làm được, lại mất gin . @guile : Em vừa xem con Liva Z (ECS) tối qua vì trông cũng đẹp. Bác có còn đọng lại ấn tượng gì ở con này không ạ? http://kimlongcomputer.com/mini-pc/intel/ecs-liva-z-4gb-32gb-ssd-dual-lan.html
E vẫn đang giữ con Liva đời đầu tiên do nó chạy có 5V/2A mà thôi, lúc đó lão Thi có cho mượn cái linear 5V/2A để test . Sau đó lão Thi có mua con X về test còn con Z đời sau e ko biết nhưng em đồ nó giống con X, phải dùng 19V, e ko có ấn tượng lắm. Còn con Liva đời đầu vẫn theo e test suốt, rẻ, nhỏ, đủ cổng ăn chơi, ssd, ram, cpu onboard fanless, 5v kkk
Em chưa được nghe máy có chip Intelx64 làm Roon Bridge, nhưng trên các diễn đàn tên tuổi như CA, Headfi, Roon Forum... rất ít người chơi như vậy. Nếu nó thực sự hay thì phải được công nhận và phát triển rộng rãi. Ngay Roon ROCK lấy NUC làm Core cũng chạy Roon OS nền tảng Linux. Các reviewer nhạc số thường dùng PC Window mạnh(như gaming laptop) hoặc Roon ROCK làm Core, còn Bridge là các miniPC cấu trúc ARM, có lẽ đó là phương án tối ưu. Ngoài ra khi test phòng ốc, bộ dàn, thiết bị cần đủ tốt, nhạc chuẩn và nghe nhiều thể loại mới khách quan, không cứ trung trầm dầy hơn là hay hơn đâu, các dải phải hài hoà nhạc tính cao, nghe lâu không mệt, chỉ muốn nghe thêm. Các tiếng pop, noise, sạn tuyệt đối không được có, vì nó làm mất ngay cảm xúc. Kinh nghiệm của em cho thấy nguồn cấp cho Pi, dây LAN, dây USB, lọc USB tốt mới khai thác hết khả năng của Pi. Nhiều tay chơi thế giới dùng Pi làm Bridge ghép với những DAC hi-end, họ đều có những đôi tai thính nhậy, chỉ tin vào chất lượng âm thanh mang lại, đồ đắt mà không tốt họ cũng chê thẳng thừng. Về nguồn tuyến tính, trước em có thử qua TeraDak, thấy còn thua iPower, bác nào mua về cũng phải mod lại nghe mới ổn, Tây cũng vậy. Nhưng HDPlex thì mang về là chơi thôi, linh kiện bên trong tốt rồi, em mở ra thấy rất pro, ngăn nắp gọn gàng. Với em HDPlex 200W giá 400$, chỉ bằng dây nguồn entry level, là rẻ so với những gì mà nó mang lại. Nếu nguồn linear DIY mà chất lượng hơn HDPlex thì quá tuyệt, anh em chơi audio đỡ tốn tiền. Vài dòng mạn đàm cùng các bác.
à vì thấy bác dừng dự án pc yếu (intel?) sau khi so sánh 2 con Pi và Odroid cùng chạy ARM nên thấy lạ thôi
Em dừng vì vẫn còn phương án đỡ tốn kém hơn là dùng nguồn linear cho mấy thứ ở trên em chưa thử qua. Cho nó hết nước hết cái không lại đánh giá sai các em nó
He he , Bác Guile, Bác Scorp nói đúng hoàn toàn , chẳng vậy mà em nói là em cũng phải mở thêm 1 hường làm nguồn Linear cho các Bác thích Pi hay sao .Chỉ có ta mối biết như thế nào là hay vói mình ! Ta không nghe theo ai cả Em nói chất lương âm thanh ở đây là trên suy nghĩ Logic và ý kiến tham khảo các bác đã test mà thôi , còn việc cái nào Hay hơn thì tùy người nghe Performance J1800 # of Cores2 # of Threads2 Processor Base Frequency2.41 GHz Burst Frequency2.58 GHz Cache1 MB L2 Ram Memory TypesDDR3L 1333 Max # of Memory Channels2 Physical Address Extensions36-bit PI3 SoC: Broadcom BCM2837. CPU: 4× ARM Cortex-A53, 1.2GHz. GPU: Broadcom VideoCore IV. RAM: 1GB LPDDR2 (900 MHz) Networking: 10/100 Ethernet, 2.4GHz 802.11n wireless. Bluetooth: Bluetooth 4.1 Classic, Bluetooth Low Energy. Storage: microSD. GPIO: 40-pin header, populated. * Đặc điểm khác biệc của ARM và INTEL là ở cấu trúc nhân CPU INTEL có cấu trức 4 nhân hoàn toàn giống nhau trong khi ARM với đối tượng là IOS và Mobile nên đề cao vần đề tiết kiệm và bảo mật nên sử dụng hệ thống nhân bất đối xứng khi tác vụ nhỏ thì chạy nhân nhỏ cần hơn thì bật nhân lớn hơn Khi làm Bridge cái ta cần là cơ cấu Buffer data của Lan , cơ cấu này sử dụng Bộ nhớ khá nhiều để đảm bảo Jitter cho quá trình chuyển Data từ Lan sang USB port Giữa kết cấu Ram DDR2 (Pi3)900MHZ và DDR3(J1900)1333 cái nào hơn nhau đã rõ , tốc độ CPU khi làm Bridge thì không phải là thước đo cần thiết vì Pi3 tốc độ đã quá đủ để làm Bridge Vấn đề còn lại là PI dùng nguồn điện rất nhỏ nên nhiễu cũng sẽ ít hơn nếu có nguồn Linear tốt va tuyệt đối không dùng nguồn xung J1900 nếu dùng nguồn Linear thì độ nhiễu cũng giảm nhỏ nhưng tùy chất lượng bộ nguồn Linear Em thường theo các tính toán Logic nên chọn J1900 là vậy thôi các Bác
Anh chế bộ nguồn linear cho Pi bỏ qua switching DC converter của nó đi ạ. Còn thì ai thích gì chơi nấy, như em có cả Pi và PC anh làm thì em vẫn thích PC hơn.
Ai thích cái nào thì chơi theo gu và khả năng thôi ạ Em thấy nghe MS hay hơn nhưng vẫn đang dùng pi3+Ropieee mà
Có bác nào dùng thử thằng này làm Roon Bridge chưa ạ? https://www.allo.com/sparky/usbridge.html Nó tốt hơn Pi vì không dùng chung với LAN và reclock lại USB.
Các bác thử dùng Sparky nó được thiết kế rất tốt cho audio. bus lan và usb độc lập có độ nhiễu thấp hơn so với pi. "Maybe Sparky? The 2 USB ports (next to the ethernet port) share one input to the CPU (split by a hub). Noise on USB bus is about 27mV (pretty good) and ethernet is completely apart (bus is not shared). So it's ok, but not great."
Vâng , Pi thuộc họ ARM ( dựa trên nền tảng RISH) Intel (nền tảng CISC) về phương diện xử lý 64bit thì Intel còn thua xa ARM một đoạn...về tối ưu hoá và điện năng tiêu thụ Em tò mó là data chuyển từ LAN sang USB chạy trong internal system bus thì có cách nào đo được và so sánh jitter và tốc độ... Bridge em thử so sánh trên 2 cấu hình - Intel NUC core I5/ 8GB RAM /m-SSD/ 1GBs LAN/ 12-19VDC LinerPower - Pi 2/ 1GB RAM/miniSD card/ 100Mpbs LAN/ 5.1VDC LinearPower
Em mới test con ASUS Tinkerboard làm bridge khá tốt, chỉ phải cái hơi kén hỗ trợ i2S card. USB thì chơi tuốt. (giá, cấu hình tốt hơn c2, có Wifi )
Nếu bác đang dùng Pi 3 với Rune/Moode/Volumio thì có thể cài Roon bridge lên Pi 3 như sau Bước 1 : Bác dùng phần mềm Putty trên máy tính rồitruy cập vào SSH của Pi chạy Moode. Bác vào Putty, nhập IP Address của Pi vào rồi nhấn Open. Khi đó sẽ hiện ra bảng hỏi user, bác điền Pirồi nhấn Enter. Đến phần password, bác điền moodeaudio rồi nhấn enter (đây là trường hợp em dùng Moode). Với Volumio thì user là volumio, password cũng là volumio Bước 2: Cài đặt Roon Bridge Chép dòng lệnh sau curl -O http://download.roonlabs.com/builds/roonbridge-installer-linuxarmv7hf.sh rồi nhấn Enter. Lệnh này sẽ tải gói cài đặt về RPi Đợi xong phần tải gói cài đặt, nhập dòng lệnh sau chmod +x roonbridge-installer-linuxarmv7hf.sh rồi nhấn Enter Cuối cùng nhập dòng lệnh sau sudo ./roonbridge-installer-linuxarmv7hf.sh rồi nhấn Enter. Nó sẽ hỏi có muốn cài đặt ko thì nhấn Y (yes) rồi nhấn Enter, đợi tầm 30s cho nó cài đặt là xong phần Roon Bridge. Bước 3: Quay lại Roon Control App, vào phần Settings > Audio, sẽ nhìn thấy ở phần Networked có hiển thị Roon Bridge, nhấn Enable để khởi động việc streaming sang Roon Bridge. Nếu như Pi 3 chưa cài gì (trống trơn) thì có thể lên mạng download DietPi rồi burn vào thẻ nhớ là được