Mình ko choi con này vì quan điểm mình là kết nối Usb chỉ cần clock trên DAC ngon là được, ko cần thêm clock khác vào là thừa. Vì tất cả phải đồng bộ theo 1 clock duy nhất. Còn người lps cho usb usb thì trừ khi DAC thiết kế kém mới phải xài nguồn này. Nên nếu chỉ dùng làm handshake với DAC thì ko cải thiện gì. Về isolation thì tầm 1000 phần lớn làm tốt Túm lại nếu xài với DAC rẻ tiền thì có cải thiện rõ. Còn DAC loại xịn thì yếu tố tâm lý nhiều hơn. Nên nếu thêm kinh phí cho con này và nguồn (khá nhiều đấy) thì mình nghĩ nên dồn hết vào con DAC loại cao hơn một cấp. Hiệu quả rõ rệt hơn
Về lý thuyết là như vậy, nhưng chơi nhạc số có nhiều điều bất ngờ, chỉ khi cắm thử mới vỡ lẽ. Nhiều người chơi gạo cội trên thế giới đã trải nghiệm hiệu quả của ISO REGEN(trong khi REGEN trơn không được đánh giá cao, thậm chí còn cấp thêm nhiễu) với các DAC như Holo Spring Level 3, Berkeley Alpha, Ayre QB-9 DSD, Chord Hugo TT... Tuy nhiên có một điều làm em bỏ qua không thử nữa, chính Alex của Uptone Audio nói ISO REGEN sẽ hiệu quả ở những hệ thổng đơn giản hơn là những hệ thống phức tạp. Đơn giản ở đây được hiểu là DAC kết nối trực tiếp với PC bằng cổng USB, còn phức tạp là dual PC kết nối qua Ethernet, DAC nối với miniPC qua cổng USB. Nghĩa là gigabit network đã làm tốt nhiệm vụ cách ly, nếu DAC có clock ngon rồi thì chỉ cần một sợi dây USB loại tốt có chống nhiễu(hàng hãng có tên tuổi, giá 400$ trở lên) là xong. Nếu không có phát ngôn của Alex kiểu gì em cũng order về xem sao.
Mình cũng nghĩ nếu có đk thì chơi theo hướng dual PC. Vì tính ra con PC nối DAC chỉ cần cấu hình chạy chậm, ít nhiễu. Nên giá con đó cũng ko đắt hơn combo iso regen và nguồn của hãng mâý.
Raspberry Pi + Ropieee là một trong số Best Roon End Point cho đến thời điểm hiện tại: chất âm cực hay, rất ổn định và đáng tin cậy. Đầu tư nguồn tuyến tính tốt, thay vỏ kim loại là nó có thể đứng hiên ngang trong các hệ thống hi-end. Đó không còn là nhận định của riêng em. Cheers!
Em đã thử cả hai. DietPi nhấn trung trầm, treble thiếu chi tiết, nghe lâu hơi mệt. Ropieee cân bằng hơn, đặc biệt mid, mid high và treble rất đẹp, có thể nghe nhạc thư giãn cả ngày. Với tai em thì chất âm của Ropieee thanh thoát, “hi-end” hơn, còn DietPi chất âm giống các cdp đời cũ. Ngoài ra USBridge còn bị than phiền nhiều về chất lượng khi sử dụng, khó khăn lúc cài đặt và cập nhật phần mềm, dùng kernel đời cũ, chưa đáng tin cậy.
Ropieee không cần tinh chỉnh bất cứ điều gì, tiếng đã cân bằng sẵn, cài đặt và quên. Tự động cập nhật lên bản mới theo chu trình đặt sẵn.
Có lẽ Ropiee hợp với hệ thống của bác. Và nó sinh ra cho những ai ko muốn hoặc ko biết tinh chỉnh, và dường như là cũng ko làm gì được với nó thì phải.
Tinh chỉnh là công việc của kỹ sư phòng thu, thiết bị đầu cuối cần đơn giản, thuận tiện cho người sử dụng và quan trọng chất âm phải hay. Lúc nào cũng tinh chỉnh, câu lệnh rồi cập nhật phần mềm thời gian đâu nghe nhạc. Cũng có thể DietPi hợp với hệ thống của bác.
Sinh ra cái ComputerAudiophile.com và hàng loạt trang tương tự là để cho người chơi mày mò bác ạ. VnAV này ko phải là chỗ như vậy sao? Còn thì dĩ nhiên ai thích gì chơi nấy. Mà với Dietpi ko cần nhập câu lệnh bác ạ.
Ropieee, Rendu, SOtM...làm endpoint có cần mày mò gì đâu. Em thấy người dùng DietPi và USBridge khi gặp vấn đề về phần mềm thì đội support lại hướng dẫn lệnh Linux, bác thích cài đặt thì không sao nhưng với đại đa số người sử dụng sẽ gây khó khăn, phiền phức và mất thời gian của họ. Không phải cứ biết tinh chỉnh là hay, và không phải bỏ tiền ra mua đồ hi-end là dở. Mỗi bên một quan điểm nên tốt nhất là chơi theo cách của mình, không kỳ thị cách chơi của người khác. Vậy thôi.
Hì đang đi làm, để mai bác ạ. DietPi nó là 1 hệ điều hành như Windows (khác với Volumio, Moode v.v... vừa là OS vừa là chương trình phát nhạc), gọi là tinh chỉnh cho oai chứ thực ra là vào menu của nó tắt những thứ ko dùng đến và đặt ưu tiên tài nguyên cho phần mềm phát nhạc - tóm lại là cũng như trong windows, làm 1 lần độ 10p thôi là cứ thế chơi....
Ôi trời mình siêu lười chỉ test mấy cái mode của những phần mèm rối rắm riêủ bughead emperor (ko có manual tiếng Anh, tác giả người Nhật) là tẩu hoả rồi. Nghĩ học Linux là khó quá bỏ wua. Hehe. Hồi bé học MS DOS, pascal là vì bắt buộc thui
Nhận xét của em ở các trang trước cũng gần giống bác @Wingman, chỉ có điều với em Ropieee em thấy nó hơi trong quá nên nó không hợp với em. Sau đó thì dùng Liva Z + AO (Dual PC) theo tai em thấy kết hợp được cả 2 Vụ config tinh chỉnh DietPi em cũng thử nhưng tai em không thấy khác biệt (kể cả việc giảm xung)
Bác chiến được Bug Head là kinh rồi, tôi cài xong, mò 5p thấy oải quá, bỏ luôn. Thằng DietPi này nó làm để hướng ra đại chúng nên chỉ cần nhập mấy chữ để gọi menu của nó ra thôi, từ đó thì chỉnh trực quan ko cần lệnh.
em muốn nghe nhạc Bolero, nhạc vàng, Trịnh... e chơi phần mềm nào hay vậy a e, ai có trải nghiệm rồi xin giúp em nó
Roon Core cài trên con Workstation, Roon Bridge trên Liva Z, kết nối trực tiếp LAN - FMC - LAN Dùng nguồn HDPlex 200W cấp cho Liva Z, FMC
Quả này muốn test lên dsd chắc phải nhờ bác Phong vá cả hệ thống qua nhà em thì mới được. Nhưng như vậy có khả thi không bác? Hay đơn giản nhất là em vác con DAC qua nhà bác thôi? Nhanh gọn lẹ, em vác cả 2 con DAC qua nhà bác luôn.