Mặc dù xuất digital theo đường coax, nhưng có bo tốt, có bo không tốt. Digi+ là loại ko tốt, DigiOne tốt, DigiOne Signature tốt hơn, nếu chỉ dựa theo đo đạc (bác có thể search forums đó để xem) Bác nên đọc kĩ review để xem nó nói gì trước, kết quả đo là một chuyện nhưng phải nhìn cả vào những cái xung quanh kết quả đo như điều kiện test, những thiết bị được test để có đánh giá đúng đắn. Điều 1, đây là là kết quả so sánh USB và SPDIF từ cùng một PC. SPDIF được lấy từ USB-SPDIF converter. Nên kết quả này vô hiệu khi đặt trong bôi cảnh chúng ta nói đến là USB từ máy tính thường và SPDIF từ một music streamer (không dính đến USB). Bài test này vào năm 2017, khi chưa có DigiOne. Điều 2, bài test cũng cho thấy rằng, tùy vào trình độ xử lý từng đường tín hiệu vào của kĩ sư từng hãng, kết quả đo khác nhau. Và bài test này hoàn toàn không test khá nhiều DAC của các hãng có sử dụng reclock cho SPDIF như Chord, Ayre, Schiit (dòng cao).
Em hoàn toàn đồng ý với nhận xét của bác vì nó...đúng! Post có pi4 đó cũng chỉ test trong phạm vi nhỏ với pi4 thôi ạ, tất nhiên k đủ tầm để có đánh giá về spdif và usb được. Còn link topic spdif và usb test năm 2017 thì k dính đến pi ạ! Tuy nhiên test đó cũng chưa đủ tầm để đánh giá 2 ông này được. Pi4 không còn share bus usb với ethernet nên có lẽ chất lượng cổng usb khá hơn các đời trước. Digi+ là bo kém, và boarb của pi4 thì cũng chỉ "so so" . Vấn đề xuất phát điểm thì tất nhiên vẫn là chất lượng từ phần nguồn, linh kiện, main board..của pc, music server. Nếu cái nguồn gốc phát ra nhạc đó đã tốt thì usb hay coxial vẫn hay chứ k phải usb là dở. Như mấy con aurender music server chỉ có mỗi cổng outtput usb thì chắc chắn nó cũng rất tốt. Còn ms với cổng spdif tốt thì nhiều quá rồi. Trở lại với Pi nhỏ bé, nếu pi 4 cổng usb tốt thì sẽ là giải pháp ngon bổ rẻ cho ae chơi DAC USB với roon ( chưa đủ xèng nâng nâng cấp usbridge pi hoặc sparky...) Vấn đề là chưa có hàng về VN để trải nghiệm ạ.
Đã có bản xxx cho MAC, mời các bác MacOS (ver. 1.6 build 416) https://softoroom.net/topic87986.html password: softoroom
Hihi. Từ hôm bác chỉ đường cho ae là có thuốc cho win thì mac os cũng có rồi mà bác. Em thuốc thang cho Mac ngon lành từ hôm đó
USB không dở nhưng USB từ Pi thì cũng chả khác gì USB từ các mainboard bình thường khác, có chăng các dòng Pi cũ thì do chip nhỏ, yếu nên sản sinh nhiễu ít như mấy em core i5 i7 một chút thôi. Nếu nói riêng về mặt phần cứng xuất USB, thì con Pi4 cũng đâu có hơn những bo SBC khác như Odroid C2, nên nói đó là giải pháp ngon bổ rẻ nhất thì cũng chưa chắc. Đó là còn chưa kể thiết kế Pi4 quá tham lam nên rất nóng khi hoạt động (overheat). Sau khi fix firmware mà nhiệt độ trên chip vẫn luôn đạt 60°C kể cả khi ở trạng thái nghỉ, khi hoạt động mạnh lên đến 80°C. Liệu có nên đầu tư để chơi lâu dài một sản phẩm như thế không, liệu nó có phải ngon bổ rẻ thật không thì cũng phải xét thêm, vì rẻ là phải tính cả chi phí đầu tư và bảo trì.
Vâng, em vẫn tin là trong audio rất khó tồn tại cái ngon bổ mà rẻ! Chỉ hi vọng là với phát triển của công nghệ thì sẽ hài hòa được 1 phần thôi ạ. Thực tế la hiện tại đến giờ với ai chơi roon thì pi với cổng usb vẫn được dùng khá nhiều cho dac usb và dsd bất kể hạn chế của nó. Vì đâu có nhiều giải pháp rẻ thay thế đâu. Bèo nhất thì cũng gấp 3 4 lần tiền pi rồi hic.
Pi 3B và 3B+ nhiệt độ bo mạch 51 độ C, hoạt động bền bỉ trong nhiều năm không gặp bất cứ vấn đề gì. Pi 4 đã được cập nhật firmware mới, chạy mát hơn, cài Ropieee stream DSD 256 ổn định, nhiệt độ dưới 60 độ C. Bác cứ thử Ropieee làm Roon bridge, cấp nguồn linear tốt cho nó cỡ HDPlex 200W trở lên; PC, DAC ngon điện đóm dây dợ ổn rồi cho thi đấu với microRendu, SOtM sMS-200 hay thậm chí là ultraRendu thử xem sẽ biết thế nào là ngon bổ rẻ. Chơi nhạc số lạ lắm, nhiều cái không suy đoán bằng lý thuyết được mà cứ phải knock-out trực tiếp. Mảng digital vẫn còn nhiều thứ overpriced.
Pi3B và Pi3B+ thì không nói, em cũng có chúng. 50°C nhiệt độ thì đúng là không vấn đề gì. Còn chuyện thử, em trước đây từng mua SMS-200 bản cũ về (hàng dùng rồi) thấy rất ổn, nhưng trên DAC của em thì không bằng transport Pi xuất SPDIF BNC nên cũng tiễn em nó đi rồi. Có điều em vẫn thấy với giá đầu tư lúc đó (mua cũ hết 250€) thì chất lượng rất tốt. Em cũng có Pi3B (hiện vẫn đang dùng làm NAS), đã đem so với SMS-200, dùng nguồn LT3045 (3 cục LT3045 song song) hoặc Sigma 11 thấy kém hơn SMS200 khá nhiều. Đây là trải nghiệm của em, còn với bộ dàn của bác thấy khác thì em cũng chịu. DAC của em cũng không phải tệ. Qua trải nghiệm thì em không thấy Pi xuất USB là ngon bổ rẻ cho lắm, bổ rẻ thì đúng nhưng ngon thì không. Còn UltraRendu hay SMS-200Ultra thì chưa được thử.
Với tai em thì sMS-200 làm Roon bridge cho tiếng không được êm và nhạc tính bằng microRendu, trong khi microRendu và Ropieee không khác gì nhau cả. Lúc bác thử nghiệm lấy sMS-200 làm bridge với phần mềm gì và DAC nào, hệ thống ra sao, rất mong bác chia sẻ cụ thể.
DAC của em là Schiit Gungnir Multibit với USB gen V. Loa thì dùng loa Neumann KH120 (active). Dây interconnect XLR dùng của Mogami Gold. Dây USB là dây cùi Inakustik Excellence. Dây nguồn thì là loại rẻ tiền Inakustik AC-1502 (cho DAC) và Pangea AC-14SE (cho nguồn linear cấp cho music streamer), dây nguồn cho loa thì là dây kèm máy. Nguồn điện thì không dùng lọc tổng cho bộ dàn vì đã có sẵn trong DAC hoặc được em làm sẵn trong nguồn linear (em dùng loc loại tốt nhất FN-2080 của Schaffner). Loa active ko dùng lọc vì em nghe cắm thẳng từ điện tổng hay hơn. Pi3 em dùng với Moode Audio 3.8 (real-time kernel, FIFO) và DietPi đều được cài Roon Bridge. Test Pi3 vs SMS-200 trên 2 nền tảng streaming Roon và UPnP. Qua test thì Pi3 nghe ồn hơn, những điểm quan trọng như tiếng vibrato của violin hay tiếng ngân của âm trầm piano bị mờ và ồn, không được tinh tế.
Đã rõ, thanks bác. Khi nghe thử em chỉ dùng Roon. DietPi làm Roon bridge treble bị mờ và mất chi tiết, Ropieee cho tiếng sắc nét và tinh tế hơn. Không cùng hệ quy chiếu nên kết quả test của em và bác có thể khác nhau.
Dietpi thì phải optimize OS chút chứ không thì k phát huy hết ưu điểm của dietpi, Ropiee thì nó là img flash os lên SDcard rồi, nên cơ bản k thay đổi gì được nữa, cài là dùng thôi. Thôi thì mong đồng chí Harry optimize cũng kỹ ) P/S: Pi3B+ em chạy ropiee thì chưa thấy 50, 51độ ạ. Bèo bèo vừa chạy thì cũng 54,55độ, Chạy lúc lâu cũng suýt xoát 57 58 độ. Dù em chỉ chơi nhạc 16/44. Em chạy nguồn ipower. Em có dùng thuốc tăng lực AQ jitterbug cho pi nữa, thì nghe khá tốt (khó thấy khác biệt) khi so với các kiểu chơi roon khác em có thể phát như : + Roon sever (trên mac mini) stream trực tiếp qua LAN (wifi/ethernet) đến loa có DAC-built in (loa active Kef LS50W có hỗ trợ roon endpoint) - đây là cách tốt nhất em có, làm tham chiếu cho các kiểu khác. + Mac mini làm brdige, thinkpad X250 làm server, phát usb ra loa. + Roon sever (trên mac mini) phát qua usb đến loa active (trường hợp này còn kém 3 kiểu trên kha khá). À, pi3B+ vơi ropieee em thử thì chơi wifi còn sạch hơn cắm cáp Lan 1 chút nữa. Còn dùng mô hình khác thì em k nói vì em giờ chỉ chơi với em Roon này thôi ạ. Em đang định mượn music server giahuy về (cổng usb sạch đã được nhiều cụ kiểm chứng) để test AB với pi-bridge xem khác biệt đến như thế nào.
Em làm theo như bác Bọ Cạp @Scorpio (pi 3b+ với ropieee) Xong remote vẫn nhận ra server nhưng không thấy Pi làm bridge nữa. Mac mini thì vẫn vào net đươc. Nhưng pi k truy cập qua web UI được nữa (do pi đã tắt wifi và đổi IP không cùng dải IP của router,) em lại phải cài lại ropieee rồi cắm vào switch ạ. Hix. Hay là bác chạy dietpi ạ?
Nếu bác @daonguyenvan đang dùng kef ls50W thì em nghĩ nên bỏ qua Pi, chạy DAC built in trừ phi có DAC thật tốt hẳn.
Dạ, em vẫn chaỵ chính là stream từ roon server qua Lan vaò DAC built-in của loa ạ. Cổng usb với pi là em muốn thử nghiệm xem tốt được đến đâu vì kef ls50w có cổng usb in asynch nữa. Em nghĩ nguồn phát tốt nhất cho kef ls50w sẽ là 1 MS ko DAC, có stream qua networkvà usb ạ. Hoặc là tidal vì loa này support tidal (cũng như spotify connect, nhưng spotifythì chỉ 320k thôi). Bác @vdung1972 hình như chơi DAC ngoài khá ngon cho cặp loa này.
Bác có thể thử nghiệm, nhưng với trải nghiệm của em với một số DAC (nghe ở chỗ dealer) thì nếu dùng streaming qua đường LAN thì trực tiếp LAN (nếu có) nghe hay hơn bất kì kết nối nào khác từ USB, SPDIF. Với Kef LS50W, nếu dùng LAN trực tiếp sẽ là nguồn phát, lưu trữ file (NAS, server, Tidal) > dây LAN > bộ nhận và xử lý tín hiệu digital audio > tín hiệu i2s > chip DAC nếu qua Pi sẽ là nguồn phát, lưu trữ file (NAS, server, Tidal) > dây LAN > Pi > i2s > chip USB > dây USB > bộ nhận và xử lý tín hiệu digital audio > tín hiệu i2s > chip DAC So với dùng trực tiếp tự nhiên bác thêm 2 thứ là Pi và dây USB vào. Chưa kể bước đóng gói tín hiệu i2s để có thể truyền qua giao thức USB nữa. Theo em thấy cũng hơi lợi bất cập hại trừ phi streamer của bác khủng để có phần xử lý tín hiệu digital ở đường LAN tốt hơn bộ xử lý đó trong Kef LS50W, mà em thấy thì khó có khả năng xảy ra với Pi4. Chưa kể chưa biết chất lượng của mạch nhận tín hiệu USB trên kef LS50W ra sao nữa.
Chạy mono PC cho roon thì giải pháp tốt nhâ Bác xem giúp em với mô hình stream qua đường LAN cho LS50W thì cách nào tốt hơn: - Sắm thêm một cái NAS sau đó cắm NAS và LS50W vào chung mạng LAN và dùng App Kef Stream để chơi nhạc (hoặc dùng một App Upnp nào đó như Lumin, Kazoo ) - Một PC bình thường chạy roon core cắm chung mạng LAN với LS50W, stream qua Roon
Dạ chuẩn như bác phân tích, em cũng đã chốt là chơi network streaming cho kefls50w ạ. Vấn đề còn lại là cái server nhạc (PC, NAS, music server chuyên biệt..) thì có ảnh hưởng gì (noise, RFI/EMI, cổng ethernet..) trong quá trình truyền dữ liệu audio đến DAC built-in qua network không?
@daonguyenvan : Cái server nhạc có ảnh hưởng bác à. Khắc phục thì có 2 cách: Cách 1 là đầu tư khủng vào music server. Em đã thử dùng Pi3B làm server chạy UPnP, mod nguồn 3x LT1963 cẩn thận, cấp nguồn linear cho ổ cứng thì thấy khá hơn nhiều việc dùng con PC Core i7, nguồn xung Platinum của em làm music server. Mỗi tội bất tiện vì khi copy thêm nhạc vào server hơi mất công/thời gian. Nên đầu tư tốt vào server cũng hoàn toàn không phí tiền với cách chơi này Cách 2 là cách một số người, trong đó có em đang dùng là cách ly server với streamer (trường hợp của bác là phần xử lý tín hiệu digital audio trong Kef LS50W) bằng cách dùng cáp quang và bộ chuyển đổi quang điện FMC. Chi tiết cách chơi này thì em có viết cách đây gần 1 tuần ở 1 topic khác nên cũng ko cần nhắc lại. Kết quả của cách chơi này là chât âm ít nhất là bằng với cách chơi Pi3B (mod nguồn, ổ cứng dùng nguồn linear) mà lại gần như không phụ thuộc vào server nữa. Cách chơi này được điểm cộng thêm là khá kinh tế. Nhược điểm: cấp nguồn cho FMC bắt buộc phải dùng pin (với trải nghiệm của em là LiFePO4) để đat max chất lượng âm thanh > tầm 3-4 tiếng nghe phải dừng lại đổi pin 1 lần nên cũng hơi bất tiện. @Hagemi : Em thấy bác ko cần sắm NAS đâu. Cả hai cách chơi UPnP và Roon đều có thể dùng với máy tính. Bác cài lên máy tính Roon server với Minimserver là thoải mái dùng cả hai và có thể so sánh dễ dàng xem cái nào hợp tai hơn. Cá nhân em thì chưa có cơ hội dùng server thật xịn trên bộ dàn của mình. Server tốt nhất em có là Pi3B (mod nguồn 3x + dùng nguồn linear cho HDD cắm USB) thì lại ko làm nổi Roon Core. Tuy nhiên, với máy tính Core i7 (server) + streamer Pi (dùng hoặc không dùng FMC) thì với tai em UPnP > Roon về chất lượng âm thanh, còn UPnP <<<<< Roon về mọi thứ khác. Em test cái này 2 năm nay với tất cả các bản Roon. Dĩ nhiên, đây là tai em/bộ dàn em nên chưa chắc đã giống với gu của bác. Nếu bác đang dùng Kef LS50W thì bản thân Kef LS50W đã là PC2 trong mô hình dual PC rồi, nên chỉ cần chú ý hơn đến server thôi
Là cái này phải ko bác. Cho em hỏi thay vì dùng pin mình dùng nguồn linear thì có ok không? cách ly quang là dùng cục FMC (fiber media converter) chuyển tín hiệu điện sang tín hiệu quang, nhằm cách ly nhiễu điện từ PC1 (thường main server có cấu hình cao, đa phần là loại thiết kế dân dụng thông thường, không đạt tiêu chí low noise) truyền đến PC2 (thường dùng main cấu hình thấp, nhiều main hãng được thiết kế riêng với tiêu chí cao hơn). Cấu hình cơ bản sẽ là PC1 > dây LAN > FMC1 > dây quang > FMC2 > PC2 (nếu thực hiện bridging PC2 vào card mạng của PC1, không nối PC2 trực tiếp đến router) hoặc PC1 > dây LAN > Router > dây LAN > FMC1 > dây quang > FMC2 > PC2 (nếu nối PC2 vào router) Cấu hình hiện này đang dùng của em PC1 (gắn card mạng quang PCI - ethernet fiber network card) > dây quang > FMC2 > PC2 Em hiện dùng cục FMC của TPllink, ở VN có thể kiếm nhà mạng để hỏi. Tuy nhiên cần lưu ý là nguồn cấp cho cục FMC2 phải thật sạch, dễ nhất là dùng pin. Các cục FMC tuy ghi đầu vào 5V nhưng có thể chịu đến 8V, thành thử dùng 2 cục pin LiFePO4 3.3V mắc nối tiếp là đẹp.