Chính là vậy đó bác. Loa chưa hẳnlà1 pc2 được, nó là1 endpoint thì đúng hơn. Mấy cái gọi là roon ready network player (theo cách gọi của roonlabss) chính là MS có support roon core sẵn trên đó luôn làm pc1 (thường mấy cái ms đó cũng hỗ trợ upnp và Dlna luôn). MS stream i2S qua LAN ra loa. 1 hệ thống ms + kef ls50w như vậy sẽ k có 1 sợi interconnect, usb nào, chỉ có cáp LAN thôi. Vì loa kef này cũng hỗ trợ roon endpointvà dlna, nó chính là sinh ra để chơi network audio rồi.
Loa hỗ trợ dlna bác ạ. Bác @Hagemi chơi thử jmc đi, em thử chạy ngon. Cài MO 4media làm remote trên đth rất ok. Cũng không khác gì vơi roon, nhận loa qua Lan và wifi. Tuy nhiên do giao diện k bằng roon nên em đang bỏ mặc ở Lãnh Cung chưa sủng ái )
Nhưng em cũng thấy chơi DLNA với JMC em nghe tiếng ấm áp hơn roon. Bác @trung224 hình như cũng có nhận xét vậy hay sao ấy?
Em thấy bác hơi có sự nhầm lẫn về khái niệm. Loa Kef LS50W là chính là PC2 được tích hợp DAC/Ampli/loa. Endpoint hay PC2 là cùng một thứ trong hệ thống dual PC, chỉ khác nhau cách gọi tùy theo từng phương thức streaming. Với mô hình UPnP thì PC2 gọi là Renderer hoặc Endpoint. Với mô hình HQPlayer streaming thì PC2 được gọi là NAA (Network Audio Adapter). Với mô hình Roon thì PC2 được gọi là Roon Bridge. Nếu một PC2 của một hãng thứ ba được Roon Labs hỗ trợ chính thức về RoonBridge (đảm bảo test và hoạt động, update) thì được gọi là RoonReady network player, chứ không phải là "MS có support roon core sẵn trên đó luôn làm pc1" như bác nghĩ. Bác có thể thấy trong danh sách Roon Ready Network Player của Roon có nhiều hãng nhưng hầu hết các hãng đều không có thiết bị nào có sẵn tính năng Roon Core để làm PC1 cả . Còn PC1 còn có tên Roon Core server (trong Roon), Server (trong UPnP).
Điểm em không hài lòng với Roon về âm thanh là dù bass, mid, độ động, âm trường, âm hình, độ chi tiết đều rất ổn, nhưng treble từ Roon dù tiếng sáng, chi tiết tốt luôn có dấu hiệu bị cứng tiếng, nghe hơi bị sượng đặc biệt là tiếng violin khi kéo thành bè lớn. Bao nhiêu phiên bản vẫn vậy, chạy trên Pi với RoonBridge cũng vậy, trên SMS-200 với được Roon cấp RoonReady cũng không khác.
Pc1 là server cài roon core. Roon ready network streamer là pc2. End point hay renderer hay streamer hay pc2 cũng là 1 thôi (phát nhạc nhận từ pc1): Roon Ready network players Roon Ready network players from our partners have Roon’s high-resolution streaming technology built right in. Roon will discover them on your network, deliver the highest possible quality audio, and even allow volume control right from the Roon user interface!
Cái này em ko đồng ý với bác nha . Roon bridge. Thì có nhiều thiết bị đc hỗ trợ, kiểu như microrendu, pi+ropieee... Nhưng chúng k phải là Roon core player. Loa kef ls50w cũng vậy, nó cờn chưa đclà roon ready mà chỉ là 1 endpoint thôi. Còn các thiết bị hỗ trợ roon ready network player thì khác, chúng chaỵđc roon core. Ví dụ như Antipodes, Neuleus, Innous. Bác thử xem qua thằng Innous này nó là MS và có thể enable roon serverđể chạy vì đc support roon ready player. http://www.innuos.com/en/go/installing-roon Và nhiềuthiết bị MS đc hỗ trợ kiểu đó. Có danh sách kiểu như này, chúng gọi là Roon core server: https://sightandsoundgallery.com/collections/roon-ready-products P/S: Em sry, em nhầm, phải gọi là Roon core server. Như bác @chauphuong sửa lại cho em roon ready player (bridge, endpoint) là chuẩn đó .
Em thấy bác chưa hiểu rõ. Trong cái gọi là Roon Ready Player của Ayre, dCS, Esoteric,... đâu có cái nào làm được Roon Core đâu. Còn mấy cái như Antipodes, Neuleus, Innous cũng được coi là Roon Ready Player đơn giản chỉ vì chúng làm được cả hai việc, có thể làm Roon Core và có thể dùng làm Roon Bridge để xuất ra DAC luôn. Như vậy, nếu xét về định nghĩa thì cái được gọi là Roon Ready Network Player là các thiết bị có khả năng làm được tác vụ của một Roon Bridge (tức là PC2) và được Roon hỗ trợ về cài đặt/update. Thiết bị đó có thể dùng làm Roon Core (như với Antidope, Innous) hoặc không (Ayre, dCS, Esoteric). Còn định nghĩa của bác sẽ là không đúng
Bác thử Ropieee hoặc microRendu làm Roon bridge xem. Gần đây Roon được giải thưởng vì chất lượng âm thanh chứ không đơn thuần ở trình quản lý nữa. Nó thường được chọn để demo nhạc số trong Hi-end Show là có lý do. Ngoài ra còn yếu tố phần cứng, trên hệ thống của em không phần mềm nào lại được với Roon về chất âm, nhất là độ chi tiết và truyền cảm đều liên quan đến dải treble.
Vâng, em đã nhầm cái đó. Roon ready nó chỉ thiết bị làm được roon bridge . Ý em lúc đầu là nói đến các MS (có khả năg làm Roon core server) như Innous, Antipodes vì chúng là các MS đúng nghĩa và chạy được roon server. Đó là đối tượng tốt nhất làm nguồn phát cho các loa active hỗ trợ roon ready/endpoint như kef LS50W. Còn các MS được gọi là Roon ready vì chúng nó làm đc Bríge đúng theo tinh thần định nghĩa của roonlabs.
Em giờ hầu như không nghe cổ điển, chỉ jazz và vocal nên chưa thấy gặp khó chịu vì cài dải cao như violin đó. .
Bác thử chơi JMC bản mới 23, 24 chưa ạ? Cũng rất hay bác ạ. Em nghe thì thích hơn roon, nhưng về tổng thể thì vẫn chọn roon .
Hihi, nếu bác thích nghe jazz vocal ( thêm tí pop) như em thì ropiee + pi và roon chắc sẽ phục vụ được bác thôi. Còn bác nghe nhiều cổ điển mà cứ symphony với concerto for viloin thì em e bác vẫn chưa ưng cái bụng với roon như đã từng mất Nhưng thật tổng thể thì roon xứng đáng lắm bác ah. Vì nó mang lại cảm xúc cho mình.
Sau khi test Ropieee gần 3 tiếng với đủ bài test ưa thích, rất mừng là khá ổn. Điểm yếu treble bị cứng đã được giải quyết tương đối ổn thỏa, âm thanh rất lớp lang chi tiết. Vẫn còn điểm trừ nhỏ là âm thanh của dàn nhạc hay dàn đồng ca khi cất lên hơi mỏng tiếng, không tạo cảm giác thực nếu so với streaming UPnP trên Moode Audio (real-time kernel, FIFO). Tuy vậy, nói chung là rất ổn và tùy tâm trạng coi như có thể thay thế được UPnP về mặt âm thanh
Các cụ hay dyn đồ vào đây nhé https://www.ldovr.com/ https://www.russandrews.com/power-supply-cables/ https://www.audiophonics.fr/en/hifi...-13654.html?search_query=Keces&fast_search=fs Còn đây là fanless mini pc giá rẻ cho các bác thích lọ mọ. https://www.amazon.com/gp/product/B01MY9KOK5/ref=ox_sc_act_title_1?smid=AM3WF62BE5U1T&psc=1
Ngoài điểm trừ về trebb mình thấy mid của roon hơi mỏng ngược lại với iPhone 7 Plus nếu không lắp sim và không mở wifi khi nối iPhone với dac bằng dây usb iPhone 7 plus có mid và trebb hay hơn roon rất nhiều nhưng về âm hình và sân khấu thì thua roon xa !
Ropieee là một OS nền tảng linux chuyên dùng làm Roon Bridge (PC2) trong mô hình Roon dual PC. Bác sẽ cần một máy tính PC1 làm Roon Core, một máy tính/streamer chạy Ropieee làm Roon Bridge.
Nếu bác dùng đường USB thì thử cắm AudioQuest JitterBug vào Pi, dây USB cắm vào JitterBug sau đó cắm vào DAC tiếng sẽ tĩnh, mềm mại và "analog" hơn nữa, có thể nghe nhạc cả ngày không biết mệt. Dây USB cũng cần tương đối một chút.
Cám ơn bác đã góp ý và giới thiệu Ropieee. Jitterbug em dùng rồi bác ạ, âm tĩnh hơn thật, phần mid có phần dầy lên nhưng làm âm thanh bị "flatten", mất đi độ 3D của âm hình rất nhiều. Em nghe chủ yếu là giao hưởng, khí nhạc lớn nên thấy khá rõ, có thể nghe vocal/jazz thì sẽ không quan trọng. Ngoài ra, với bộ dàn của em từ Pi thì USB < SPDIF BNC (dù em cũng dùng vài biện pháp hỗ trợ USB như lọc bằng jitterbug, ngắt ground để cấp nguồn riêng), nên hiện em hài lòng về SPDIF BNC hơn.
Lọc ifi ipurefier cũng có nhược điểm giống như jitterbug, Mình dùng đá thạch anh vụn trắng thấy hiệu quả hơn
Từ khi mua con Explorer 2 về nghịch MQA, tôi lại đâm ra lại thích MQA. Thành thử bây giờ DigiOne mod đủ tụ Tantalum, nguồn pin Bakoon, 2 cục clock crystek lại bỏ xó mới đau. Bây giờ nằm thở chờ tụi Allo nó ra bản bridge kia. Mà Allo đáng lẽ phải trả tiền ý tưởng cho người dùng mới đúng nhở.