Nhà thờ Hạnh Thông Tây là một nhà thờ Giáo hội Công giáo Rôma, nằm ở quận Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam. Nhà thờ Hạnh Thông Tây do ông Lê Phát Đạt, một trong 4 đại điền chủ lớn nhất Nam Bộ bỏ tiền xây cất (ông ngoại của Hoàng hậu Nam Phương) với số tiền dư khi xây dựng xong nhà thờ Huyện Sỹ. Thời điểm xây có lẽ khoảng những năm đầu thế kỉ 20 (nhà thờ Huyện Sĩ xây năm 1902). Nhà thờ Hạnh Thông Tây được xây dựng theo phong cách kiến trúc Byzantine, mô phỏng Vương cung Thánh đường Saint Vitale ở thành phố Ravenna, Ý. Trong khi đa phần nhà thờ ở Việt Nam đều theo phong cách Kiến trúc Gothic hoặc Roma. Bên trong, người ta dùng gạch của Ý để xếp thành hình giống như nhà thờ Thánh Assisi hay Thánh Maria của Ý. (Theo Wikipedia)
11. NHÀ CHÚ HỎA Chú Hỏa, tên thật là HUI BON HOA, được xem là một trong những những người giàu có nhất của đất Sài gòn xưa. Ngôi nhà được xây dựng vào khoảng 1920, thiết kế theo phong cách ART- DECO, tổng thể hình chử U với 99 ô cửa lớn nhỏ chạy quanh bức tường dày 40- 60cm. Vẻ đẹp kiến trúc của ngôi nhà càng thêm thu hút du khách khi nó còn mang trên mình một câu chuyện vừa bi thương vừa rùng rợn về cái chết của một người con gái. Câu chuyện này càng trở nên nỗi tiếng khi đã được dựng thành phim " CON MA NHÀ HỌ HỨA ". Và nghe đâu, câu chuyện đó vẫn còn đến bây giờ. Hôm vào đó chụp ảnh, em có hỏi cô bán vé " Ở đây nghe nói vẫn còn thấy ma xuất hiện phải không em ?", cô em cười ỏn ẻn " Ban ngày hỏng có đâu anh ơi, ". Má ơi, vậy là ban đêm chắc có... Lang thang trên những hành lang vắng lặng một mình, trong đầu cứ lởn vởn những câu chuyện ma, sao cứ thây gió lành lạnh sống lưng. Lâu lâu em cứ phải quay phắt lại vì cứ có cảm giác ai đang sau lưng mình. Nhưng mê quá nên cứ phải đi tiếp. Về nhà mở lên xem, không thấy cái bóng nào lạ xuất hiện trong ảnh của mình, may quá.
12- NHÀ THỜ CHA TAM Được xây dựng từ năm 1900 đến 1902, vị cha sở đầu tiên và cũng là người có công đứng ra chịu trách nhiệm xây dựng nhà thờ có yên là PIERRE D'ASSOU, tên Hoa là ĐÀM Á TỐ, phiên âm theo tiếng Việt là TAM, nên dân chúng thường gọi là nhà thờ Cha TAM. Nằm trong khu vực chợ lớn, nhà thờ cha Tam mang một nét kiến trúc đặc trưng của cộng đồng người Hoa ở Việt nam. Cùng với chùa Bà Thiên Hậu, chùa Ông, chợ Bình Tây ở xung quanh, tạo thành một cụm quần thể kiến trúc rất đặc sắc của Chợ Lớn ngày xưa và cho cả hôm nay.
13- TÒA TỔNG GIÁM MỤC SÀI GÒN Tọa lạc trên một vị trí thật đẹp giữa Sài gòn, với những hàng cổ thụ cao vút- TÒA TỔNG GIÁM MỤC SÀI GÒN luôn thu hút ánh mắt của khách du hành. Một vẻ đẹp thật trầm tư, cổ kính, với những góc ảnh thật sang, thật feeling. Được một lần lang thang nhìn ngắm, được đưa máy lên bấm vài tấm ảnh, được lắng nghe cái tĩnh lặng hiếm hoi giữa lao xao Sài gòn, mới thấy sao mà yêu cái việc mình đang làm.
14-THƯ VIỆN QUỐC GIA Xây dựng từ năm 1968 và khánh thành vào năm 1971. Nằm trên con đường Gia long với hai hàng me cao vút ( như Elvis Phương đã từng hát : " từ Duy Tân khu phố công viên, về Gia Long bay lá me nghiêng..." ), THƯ VIỆN QUỐC GIA SÀI GÒN không chỉ là điểm đến của những người yêu sách, mà còn là một kiệt tác kiến trúc, một sự kết hợp tài tình đường nét kiến trúc hiện đại và những họa tiết trang trí rất Đông phương.
15- CENTRE CULTUREL FRANCAIS Cũng như THƯ VIỆN QUỐC GIA SÀI GÒN, CENTRE CULTUREL FRANCAIS là một nơi dành cho những người yêu sách, đặc biệt là sách Pháp văn. Được thiết kế bởi kiến trúc sư Nguyễn Quang Nhạc, CENTRE CULTUREL FRANCAIS mang một nét đẹp rất lạ. Không thu hút nhiều những ánh mắt của khách nhàn du, nhưng lại được giới kiến trúc đánh giá rất cao. Nơi đây còn là trung tâm đào tạo Pháp ngữ hiếm hoi của Sài gòn.