Re: Tản mạn về người SÀI GÒN Em thường dừng lại khá lâu ở những bài báo viết về Sài Gòn, để biết nơi mình ở thay đổi ra sao. Trước nhà em ở quận Phú Nhuận, nhà gần đình Phú Sơn Tự, đình Phú Nhuận, hằng năm Phú Nhuận đình(gần cổng xe lửa số 7) có tổ chức đám cúng đình vui lắm, có hát bội, lên đồng ... Phú nhuận xưa là huyện ngoại thành, đường Huỳnh Văn Bánh thuộc ấp Tây Nhì . Nghe nói nhà bác Viagraless trước cũng ở ấp Tây Nhì, Phú Nhuận, gần nghĩa địa ông cùi, ông cùi bán cá Siêm(cá này dùng để đá cá chứ không nấu canh chua đâu)
Re: Tản mạn về người SÀI GÒN Cảm ơn bác Aries, em vừa tìm ra cái quyển sách đó là "Sài gòn tạp pín lù" của cụ Sển. Đọc quyển đó biết được thêm nhiều về con người, văn hóa SG thời trước lắm. Các bác vô đây đọc này:http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237n4nnnvn2n31n343tq83a3q3m3237nvn
Re: Tản mạn về người SÀI GÒN Không ngờ bác Teablue , bác Aries và các bác trên diễn đàn nghên cứu và hiểu biết về Sài Gòn nhiều như vậy. Bác Aries ngoài nhớ anh em trên mạng chắc cũng nhớ cafe Rùm, cafe Dung, cafe 20 LVH, cafe Hi-end, nhớ những lúc ngồi thư giản cùng bạn bè.Do nếp sống đô thị nên cái thú ngồi thư giản bên ly cafe, với tờ báo, với bạn bè là một phần cuộc sống của người Sài Gòn.
Re: Tản mạn về người SÀI GÒN Nhà em ba đời sinh ra tại Saigon, còn trước nữa thì không biết. Vậy chắc có thể gọi là Saigonaire. Lâu nay, em cứ ngồi ôn lại tên đường cũ trước giải phóng. Khu em ở : Huỳnh Văn Bánh là Nguyễn Huỳnh Đức cũ, Trần Huy Liệu : Trương Tấn Bửu Lê Văn Sỹ: Trương Minh Giảng Nguyễn Đình Chính : Minh Mạng Nguyễn Văn Trỗi : Công Lý Nguyễn Trọng Tuyển : Nguyễn Minh Chiếu Phạm Văn Hai : Thoại Ngọc Hầu ... Đi xe ôm, thích nhứt là gặp những bác lớn tuổi sống lâu năm Saigon, tiện thể hỏi tên đường cũ luôn, nhiều bác nhớ rất rành, vui vui đồng cảm. Hôm rồi , ra Huế thăm "Lạc Tịnh viên" chủ nhân vốn là "con gái Huế" giòng tộc Tùng Thiện Vương . Cụ năm nay 80 tuổi rồi vẫn minh mẫn có đưa ra quyễn vở học cách đây 42 năm (1966), học về dược phẩm. Trên vở có ghi lại địa chỉ của trường là: 120 đường Cách Mạng, Saigon. Hỏi cụ còn nhớ đường Cách Mạng đoạn nào không, thì cụ bảo không nhớ, vì sau khi học đến nay rất hiếm khi vào Saigon. Nhớ máng máng là qua cầu Trương Minh Giảng, hơn 40 năm rồi còn gì. Về Saigon có hỏi thăm nhiều người nhưng chưa tìm ra. Không biết ở đây bác nào biết chỉ dùm. Bác Sang Trang chắc rành, Bác còn nhớ ở đâu không ạ?
Re: Tản mạn về người SÀI GÒN Em thì nhớ rằng có một lúc đường Công Lý cũ mang tên là đường Cách Mạng 1-11, trước nữa thì có tên là đường "Mặt Má Hồng" (Mac Mahon). Nhà em ở đường Minh Mạng, lúc nhỏ buổi chiều em hay ra ngồi chơi ở con lươn giống như đường Pasteur bây giờ. Số 120 đường Cách Mạng, Saigon có lẽ nằm ở khúc Viện Pasteur, như vậy không phải qua cầu Trương Minh Giảng mà là cầu Công Lý.
Re: Tản mạn về người SÀI GÒN Tôi chưa nhớ được bác à.Tôi chi nhớ từ 1/11/1963 tướng Dương Văn Minh cùng hội đồng quân nhân làm đảo chính( mà họ gọi là cách mạng) lật đổ chế độ Ngô Đình Diêm thì phe đảo chính nắm quyền xóa bỏ thành Cộng Hòa, nơi đặt bản doanh của lực lượng phòng vệ phủ tổng thống trên đường Lê Duẫn bây giờ, khai lại con đường( không nhớ lúc đó đặt tên gì?)nối liền đường Đinh Tiên Hoàng và đường Tôn Đức Thắng bây giờ , ngăn đôi phân cho các trường Đai hoc Sài Gòn, bên phía Đài TH.TPHCM(lúc đó cũng mới thành lập) giao cho trường Đai Hoc Văn Khoa. Phía đối diên Đài TH là trường Đại Học Dược, đối diện trường Văn Khoa là Đại Hoc Nông Lâm Súc.Trường Đại Học Dược Sài Gòn đặt tại đấy từ năm 1963 đó bác. Bác Nonew nhớ vậy là đúng rồi.
Re: Tản mạn về người SÀI GÒN Đường Cường Để bây giờ là Tôn Đức Thắng.Còn đoạn nối có mấy trường ĐH không biết lúc đó tên gì? Cái này phải hỏi mấy vị dược sỹ lớn tuổi mới được. Gia đình tôi tính đến cháu ngoại của tôi thì cũng chỉ mới 3 đời làm người Sài Gòn thôi các bác à! Nhưng hiện nay do hoàn cảnh khó khăn một số phải tha hương cầu thực.Cầu trời, có điều kiện chúng nó tìm về quê hương để sinh sống.Dầu sao nhờ chúng nó mà tôi cũng có được một số đồ audio để cùng bè bạn chọc ngoáy cho vui.
Re: Tản mạn về người SÀI GÒN Bác nonew ơi hình như đường Cường Để chính là đường Tôn Đức Thắng hay sao ý. Theo thông tin em cóp nhặt được, thì năm 1865, người Pháp đặt tên đường Boulevard de la Citadelle. Đến năm 1901, người Pháp mới đặt tên đường Luro. Năm 1955, chính quyền Sài Gòn nhập hai bến Le Myre Vilers và Argonne làm một và đổi tên là bến Bạch Đằng. Còn đường Luro thì đổi là đường Cường Để. Năm 1980, UBND Thành phố nhập bến Bạch Đằng với đường Cường Để làm một, đổi tên là đường Tôn Đức Thắng, nhưng cắt đoạn từ đường Lê Duẩn đến đường Nguyễn Thị Minh Khai nhập vào đường Đinh Tiên Hoàng. Còn 1 số con đường cũ Sài Gòn các bác tham khảo thêm: http://www.nxbtre.com.vn/uploads/free_b ... book21.doc
Re: Tản mạn về người SÀI GÒN Em hỏi chổ này nè: http://www.sinhvienduoc.com/homes/index ... &Itemid=63 "... Do sự phát triển qui mô đào tạo, tháng 8 năm 1961 bộ phận đào tạo Dược tách khỏi Y Dược Đại học Đường Sàigòn, thành lập trường Đại học độc lập là Dược Khoa Đại học Đường Sàigòn, trụ sở đặt tại số 169 đường Công Lý (nay là Nhà Thiếu nhi TP. Hồ Chí Minh, đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa). Hiệu trưởng đầu tiên là Giáo sư Trương Văn Chôm. Tháng 12 năm 1963, Dược Khoa Đại học Đường Sàigòn được dời về Thành Cộng hoà số 41 Cường Để (nay là 41 Đinh Tiên Hoàng) do TS. Nguyễn Vĩnh Niên (hiện là Giáo sư Viện sĩ) làm Khoa Trưởng cho đến ngày 30 tháng 04 năm 1975. ..."
Re: Tản mạn về người SÀI GÒN Cám ơn bác nonew cung cấp thông tin. Đường Cách Mạng chắc là đường Công Lý cũ rồi. Bác ở Minh Mạng à, về già ông nội em cũng ở đó hẻm cạnh Ủy ban phường 15 vào hơi sâu có thể mượn sân nhà kế bên để thông ra đường Duy Tân được. Em gốc người An Nhơn, Gò Vấp bác ạ
Re: Tản mạn về người SÀI GÒN Không đúng rồi, "Số 120 đường Cách Mạng, Saigon" bây giờ là số 120 đường Nguyễn Văn Trỗi, phường 8, quận Phú Nhuận nằm gần Bệnh viện Y học dân tộc hình như trước đây là Bệnh viện Cơ đốc thì phải? Như vậy thì khớp hơn với việc "học về dược phẩm". @Teablue: Hồi nhỏ, em hay qua đình Phú Nhuận chen lấn để xem hát bội vào dịp cúng đình. Em học tiểu học từ lớp nhất tới lớp năm tại trường Đoàn Thị Điểm ngay nhà Bác đó. @Doitmyself: Em ở ngay ngõ lẩu dê Nguyễn Đình Chính cho tới năm 2002 mới ra riêng ở khu ngã ba chú Ía Gò vấp. Em gốc người ở Long Xuyên Châu Đốc, lên Sài Gòn từ năm 1965, đến nay gia đình em đã trải qua 5 thế hệ sống tại đây.
Re: Tản mạn về người SÀI GÒN Em kô biết mới hỏi, vì mỗi lần vào Sài Gòn một số người nói em là gốc Bắc kỳ, Các Bác cho hỏi người Sài Gòn gốc gác ở đâu? :?:
Re: Tản mạn về người SÀI GÒN Em không phải là người hiểu rõ về Sài Gòn nên cũng rất muốn tìm hiểu thêm về Sài Gòn, trả lời cho câu hỏi của bác Triệu Sơn em xin trích 1 đoạn trong bài viết Sài Gòn Xưa và nay trong trang www.thoangsaigon.com ... Vào khoảng đầu thế kỷ 17, cả vùng đất Nam Bộ ở trong tình trạng hầu hết đất đai đều hoang vu, rừng hoang bạt ngàn, dân cư thưa thớt. Ở vị trí thành phố Hồ Chí Minh hiện nay đã hình thành một thị trấn nhỏ, hình thức cư trú tập trung ban đầu. Trong số dân cư ở đây, người Khmer chiếm đa số. Cạnh đó còn có những người Việt đầu tiên từ các tỉnh miền Trung vào đây sinh sống. Đây là nơi buôn bán trao đổi của nhân dân trong vùng. Chính vì thế, năm 1623, Chúa Nguyễn được sự đồng ý của vua Chân Lạp đã lập ở đây một trạm thu thuế buôn bán. Dân thị trấn này đông thêm với sự dân cư của người Việt vào Nam. Năm 1679, Sài Gòn đã là nơi cư trú đóng của quan Tổng tham mưu lực lượng của Chúa Nguyễn ở miền Nam. Cũng trong năm này có khoảng 3.000 quân sĩ Trung Quốc và gia đình trung thành với triều đại nhà Minh không chịu sống ở Trung Quốc do nhà Thanh cai trị, đã xin là dân Việt và đươc chúa Nguyễn đưa vào Nam Bộ sinh sống. Một bộ phận người Hoa đã đến sinh sống ở vùng Sài Gòn. Năm 1896 là một mốc thời gian đáng ghi nhớ trong lịch sử thành phố. Năm này chúa Nguyễn chia đặt các đơn vị hành chính, thành lập chính quyền ở Nam Bộ. Sài Gòn lúc bấy giờ là một thị trấn có một vạn dân và có hoạt động thương mãi phát đạt đã trở thành thủ phủ của dinh Phiên Trấn, một trong hai dinh ở Nam Bộ lúc ấy (dinh Trấn Biên đặt lỵ sở ở Biên Hòa). Năm 1698 được xem là thời điểm thành lập của thành phố Hồ Chí Minh. Đến nay thành phố được hơn 300 tuổi. Trong hơn ba trăm năm đó, thành phố đã trải qua nhiều biến cố quan trọng và đã vươn mình từ một thị trấn độ 1 vạn dân trở thành phố với dân số hơn 4 triệu ngày nay. Nhờ có vị trí thuận lợi nên vai trò kinh tế và chính trị của Sài Gòn ngày càng phát triển. Năm 1772. Nguyễn Cữu Đàm cho đắp các lũy đất (gọi là Cô Lũy hay còn gọi là Bán Bích cô lũy) từ chùa Cây Mai vòng qua Tân Định đến cầu Cao Miên (Cầu Bông ngày nay) bọc quanh khu chợ búa, dân cư, khu quân sự, hành chánh. Sài Gòn trở thành "thành phố" với đầy đủ ý nghĩa của từ này (thành để bảo vệ, phố chợ buôn bán). Từ cuối thập niên 1770 cho đến hết thập niên 1780, tình hình ở Sài Gòn có nhiều biến động cho cuộc tranh chấp giữa Chúa Nguyễn-Tây Nguyên và Tây Sơn-Nguyễn Ánh. Bốn lần quân Tây Sơn vào đánh đuổi lực lượng Chúa Nguyễn và làm chủ Sài Gòn. Một sự kiện quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển thương mại của Sài Gòn là năm 1778, nhóm người Hoa trước kia cư trú và buôn bán ở Cù Lao Phố và Mỹ Tho, do ảnh hưởng của chiến tranh, đã kéo về cư trú ở Sài Gòn. Họ lập nên phố chợ buôn bán tấp nập tức Chợ Lớn ngày nay. Từ năm 1879. Nguyễn Ánh (sau này lên ngôi lấy hiệu là Gia Long) làm chủ Sài Gòn và Nam Bộ. Sài Gòn trở thành trung tâm hành chánh của khu vực Nguyễn Ánh kiểm soát và được gọi là "Gia Định kinh". Năm 1790. Nguyễn Ánh cho xây thành kiểu Vauban của Tây phương theo họa đồ của Le Brun, Victor Olivier (những người Tây phương giúp Nguyễn Ánh lúc ấy). Thành có chu vi khoảng 3.800 mét, nằm ở khu vực giữa các đường Đinh Tiên Hoàng, Lê Thánh Tôn, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Nguyễn Đình Chiểu ngày nay. Sau đó Nguyễn Ánh thắng được Tây Sơn, lập nên nhà Nguyễn và đóng đô ở Huế. Dù không còn là kinh đô, Sài Gòn vẫn là thủ phủ của vùng đất phía Nam. Đầu thời Nguyễn, vùng đất Nam Bộ được lập thành một đơn vị hành chánh: Gia Định thành. Lê Văn Duyệt giữ chức Tổng trào thành Gia Định trong khoảng 16 năm. Trong dân gian và sách vở vẫn còn giữ lại nhiều giai thoại về vị quan nói tiếng này. Mộ và đền thờ của ông ở Bà Chiểu (Lăng Ông). Sài Gòn là một trung tâm giao dịch quan trọng của cả nước, là một trung tâm văn hóa của Nam Bộ. Mỗi ba năm, thi Hương được tổ chức ở trường thi Gia Định (đặt ở Sài Gòn) để lấy các cử nhân. Dân số Sài Gòn vào năm 1819 đã vào khoảng 60.000 người. Năm 1832, Gia Định thành bị bãi bỏ, toàn bộ Nam Bộ được chia làm 6 tỉnh trực thuộc triều Đình Huế. Sài Gòn là thủ đô của tỉnh Gia Định. Tuy nhiên đây là trung tâm quân sự và nhất là trung tâm kinh tế của Nam Bộ. Giữa thế kỷ 19 thực dân Pháp đem quân đến chiếm Việt Nam. Tháng 5-1859 đô đốc Pháp Rigault de Genouilly đem 2.000 quân Pháp và Tây Ban Nha cùng 8 chiến tàu đánh Sài Gòn. Sau khi hạ được thành, thực dân Pháp đã dùng 32 khối mìn để phá tung nhiêu đoạn thành, chúng đã đốt phá dinh thự kho tàng bên trong thành và phố xá thương mãi, nhà cửa dân cư bên ngoài. Sau khi phá vỡ Đại Đồn, quân Pháp chiếm đóng ba tỉnh miền Đông (Biên Hòa, Gia Định, Định Tường) và sau đó chiếm nốt ba tỉnh miền Tây (Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên). Sài Gòn trở thành trung tâm cai trị và kinh tế của thực dân ở Nam Kỳ. Thành Phố sài Gòn mang nét Tây phương-thuộc địa được bắt đầu xây dựng. Ngay khi vừa chiếm được Sài Gòn, đô đốc Charnar đã ký nghị định (ngày 11-4-1861) thành lập "thành phố Sài Gòn". Ranh giới của thành phố bao gồm cả khu vực Chợ Lớn. Thực dân Pháp đã phác họa một bản đồ qui hoạch thành phố, dự trù cho 500.000 dân. Bao quanh thành phố thực dân Pháp cho đào một kinh rộng 10 mét (kinh bao Ngạn) từ gò Cây mai qua Phú Thọ đến rạch Thị Nghè (vị trí cầu Công Lý ngày nay), bản đồ qui hoạch này sau đó bị bỏ, con kinh đào cũng chưa hoàn tất. Năm 1955 thành phố Sài Gòn-Chợ Lớn được gọi là "đô thành Sài Gòn", diện tích là 51km² và chia làm 7 quận. Năm 1970 phần đất Thủ Thiêm được sát nhập vào Sài Gòn. Lúc này thành phố được chia làm 11 quận. Năm 1976. Quốc Hội khóa 6 đã chính thức đặt tên cho thành phố là "thành phố Hồ Chí Minh" bao gồm cả Sài Gòn, tỉnh Gia Định cũ và một số vùng lân cận. Hiện nay thành phố Hồ Chí Minh có diện tích 2.020 km², dân số hơn 4,5 triệu người. Thành phố có 12 quận nội thành (Quận 1,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12, Bình Thạnh, Gò Vấp, Tân Bình, Phú Nhuận) với diện tích 140km² và sáu huyện ngoại thành là Củ Chi, Hóc Môn, Thủ Đức, Bình Chánh, Nhà Bè, Duyên Hải với diện tích là 1.889km²... http://vietsciences.free.fr/lichsu/lich ... saigon.htm
Re: Tản mạn về người SÀI GÒN Bác nói vậy, quả cũng không sai, vì khi xưa các vua quan bị đầy ải là thường về cái lối ấy, em nhớ chẳng bít có nhầm không nhưng nói cho đúng hơn thì Nguyễn Ánh là người khởi xướng và khơi nguồn cho sự khai phá ra một Sài Gòn hào nhoáng và phát triển thịnh vượng như ngày nay. Sài Gòn là nơi tụ hội của nhiều nền Văn hóa cổ khác nhau, của nhiều thành phần di cư tới, nên đây là một thành phố rất năng động. Và trong những nền văn hóa cổ ấy có cả người Ấn và đặc biệt là người Hoa vì thế trong các món ăn của người Sài Gòn rất ảnh hưởng của Trung Quốc.
Re: Tản mạn về người SÀI GÒN Em xin chia sẻ với các bác một nhận xét về người Sài Gòn của một người bạn sống ở Sài Gòn ''Người Sài gòn xưa'', vốn rất thông minh, thật thà nhưng không mất nét quý phái, sang trọng, kiểu cách, lịch lãm, đàn ông thì rất galang, dí dỏm, thiếu nữ thì rất đoan trang, thùy mỵ, ra đường hầu như chỉ mặc áo dài, nét đẹp của người Sài Gòn con gái bấy giờ thật đằm thắm, dễ thương, chả thế mà đã có rất nhiều tướng lĩnh ngày ấy cứ chết mê, chết mệt các nữ sinh Gia long trong bộ áo dài tím. Người Sài Gòn xưa họ đối đãi với nhau rất tử tế, chân tình, những bữa cơm gia đình không bao giờ thiếu mặt các thành viên. Họ lấy chữ nhân, chữ trí, chữ nghĩa, chữ lễ làm đầu, tôn sư trọng đạo, kính cẩn lễ phép. Được vậy có lẽ họ không hề bị chữ tiền chi phối, không canh cánh bên lòng 4 chữ cơm áo, gạo, tiền bởi vì 1 người đi làm nuôi cả gia đình, họ cũng chẳng mang 2 tiếng lợi danh, thế nên đa phần họ cũng chẳng màng đến thế sự, chẳng nghĩ đến thân phận mất nước, nhưng họ cũng rất chịu chơi, cũng rất lả lướt nhưng cũng rất chịu làm. Người Sài gòn nay, đã pha tạp rất nhiều, chính cống Sài Gòn xưa hay nói 1 cách chính xác là người giàu gốc Sài gòn xưa đã bỏ đi khá nhiều, dân giàu chính cống SG xưa ở lại VN không còn bao nhiêu. Đất nước không còn chia cách, cuộc sống khó khăn dân tứ x ứ đổ về SG rất nhiều, khiến SG bây giờ chật chội, ồn ào, bon chen, vì miếng cơm, xen lẫn sự bát nháo của đủ mọi thành phần, khiến SG xưa không còn xưa nữa. Dân Bắc kỳ, Trung kỳ thừa thắng xông lên, bây giờ thì ngược lại họ rất giầu trên đất Sài gòn, sự khả ái, dễ thương, kín cổng cao tường nhường chỗ cho sự bộc tuệch, suồng sã thoải mái lắm lúc gây khó chịu. Người VN dần bị lai căng, văn hóa nước ngoài du nhập vào nhiều quá theo cái gọi là hội nhập nhưng không có sự gạn lọc và không có điểm dừng. Trở về nguồn cội với cái kiểu phong trào thông tin văn hóa đã không có 1 tác dụng nào làm cho người VN từ bỏ cái đẹp lai ấy để trở về với cái đep của chính gốc Việt Nam.
Re: Tản mạn về người SÀI GÒN Sống ở đâu 20 năm - khoảng thời gian đủ để hình thành một thế hệ mới - thì trở thành người ở đó. Em đã sống ở Sài Gòn trên 30 năm, nên văn hoá, lối sống, tập quán, ngôn ngữ, cung cách ứng xử có lẽ cũng đã đặc sệt Sài Gòn. Và em luôn tự cho mình là người Sài Gòn. Ít có nhạc hay viết về Sài Gòn, vì sao? Thôi, nói ví dụ bằng thơ đi cho nó dễ. Có những thi sĩ làm thơ bằng cách sử dụng ngôn ngữ. Những cũng có những thi sĩ làm thơ bằng đời thực. Từng bước chân họ đi qua, từng hành động, cử chỉ mà họ để lại trong đời, trong lòng người đều là thơ. Hay nói cách khác, họ làm thơ bằng đời thực. Người Sài Gòn cũng thế, Sài Gòn cũng thế. Không có nhiều bản nhạc viết về Sài Gòn, bởi chính Sài Gòn là đã là bản trường ca bất tận Mượn nick bác Teablue post bài cái Thanhtruc03
Re: Tản mạn về người SÀI GÒN Trước 30/04 cũng có vài bản nhạc viết về Sài Gòn đó bác.Sau này cũng có những bài về Sài Gòn cũng khá phổ thông như "Mùa xuân trên thành phố HCM" "Cô gái Sài Gòn đi tải đạn" "Tiến về Sài Gòn" còn bên trời Tây chắc cũng nhiều vì có xa rồi kỷ niệm người ta mới thấy nhớ, thấy quý. Tôi nghĩ chắc bác Teablue và các bác trên VNAV muốn gửi gắm những dòng tản mạn về Sài Gòn để người Sài Gòn hôm nay và mai sau vẫn là "người Sài Gòn" với lối sống tốt đẹp tử tế truyền thống cho dù giàu hay nghèo, sang hay hèn cũng là "Người Sài Gòn". Riêng tôi,tôi vẫn nhớ lời dạy của thầy cô, cha mẹ: mỗi tối trước khi đi ngủ, tự mình ôn lại những viêc đã làm trong ngày để rèn luyện bản thân và cũng để sáng thức dậy không phải hổ thẹn với chính mình khi soi gương.Và tôi cũng dạy các con tôi như vậy.
Re: Tản mạn về người SÀI GÒN Xin giới thiệu, bài viết của Trầm Hương về người Saigon Sài Gòn lặng lẽ Đằng sau một Sài Gòn phồn hoa, náo động là sự lặng lẽ của cái đẹp. Cái đẹp ấy lặn vào trong, như duyên ngầm của một người con gái, càng chịu khó nhìn, càng thêm thấy tin yêu... Cái chân chống.- Tôi là người hay lơ đễnh nên thường khi ra đường với chiếc xe máy quên gạt chân chống. Hẳn các bạn đều biết đến tác hại của cái chân chống khi đặt nó vào thời điểm không thích hợp. Nó từng gây ra những tai nạn trầm trọng. Chỉ cần nghiêng xe quẹo cua một chút, tức thì cái chân chống sẽ phản bội lại bạn ngay. Có lẽ chứng kiến quá nhiều tai nạn giao thông xảy ra từ “cái chân chống” mà nhân dân Sài Gòn rất quan tâm đến nhau. Tôi còn đang vô tư phăng phăng trên đại lộ thì một xe hộc tốc vượt lên, nhấn còi ầm ĩ. Liếc nhìn qua kiếng chiếu hậu, tôi thấy thằng cha rậm râu, vận đồ rất bụi lấn đường một cách thô bạo. Bất bình nhưng ngó bộ dạng thằng cha hầm hố quá, tôi đâm hoảng. Thôi thì “tránh xe chẳng xấu mặt nào”, tôi lách xe vào trong, lòng đầy ấm ức. Nhưng gã vẫn chưa chịu buông tha tôi, cho áp chiếc xe kềnh càng như một con quái vật kệch cỡm sát vào tôi, bóp còi ầm ĩ rồi gào tướng lên: “Em ơi, chân chống kìa!”. Chỉ cốt nói xong lời nhắc nhở ấy, gã rậm râu “thấy ghét, bất lịch sự” kia vọt lên, mất hút vào dòng xe cộ cuồn cuộn chảy. Tôi gạt cái chân chống, thở phào nhẹ nhõm vì thoát khỏi sự hiểm nguy luôn như cái bẫy giăng sẵn... Lần khác, một cô gái lòe loẹt son phấn, ăn mặc theo kiểu “con nhà nghèo”, áo dây hở ngực, hở rún, quần lửng, chân tay sơn tím rịm, cỡi trên chiếc xe Wave xanh lè bám riết lấy tôi. “Cái ngữ này, coi chừng giựt dây chuyền, túi xách!”. Tôi cảnh giác, sờ tay lên cổ, thấy chiếc dây chuyền còn nguyên, có phần yên tâm. Cô gái “con nhà nghèo” kia bấm còi, vượt qua tôi, gào lớn: “Chị ơi, coi chừng cái chân chống!”. “À, cám ơn”. Tôi lí nhí nói, lòng thầm hổ thẹn vì những ý nghĩ đầy “cảnh giác” của mình. Lần nữa, hộc tốc chạy theo tôi là một nữ sinh trong bộ quần áo dài trắng, đạp chiếc xe đạp. Em hào hển nhắc tôi: “Chị ơi, cái chân chống!”. Tôi vừa hổ thẹn vì sự lơ đễnh của mình vừa tràn ngập hạnh phúc vì “cái chân chống” đã giúp tôi lấy lại lòng tin về con người. Gã rậm râu hầm hố, cô gái giang hồ bụi đời hay một nữ sinh trong trắng..., tất cả đều có chung một ý muốn đẹp, không muốn bất hạnh xảy ra cho một người xa lạ trên đường. “Cái chân chống” giúp tôi nhìn thấy người Sài Gòn thật thân thiện, thật đáng tin yêu... Nhặt của rơi.- Cũng tại tôi là một người đãng trí nên mới sinh nhiều chuyện làm phiền lòng khách đi đường. Túi đồ nghề của một nhà văn quèn chỉ vài ba quyển sách, vài cây viết, xấp giấy, xâu chìa khóa, bóp tiền nho nhỏ. Đêm ấy tôi thức rất khuya, ráng cày cho xong bài báo để kịp hạn nộp bài. Sáng thức dậy vội vã, khoác chiếc túi đồ nghề lên vai, chạy nháo nhào ra cơ quan. Tôi máng chiếc túi vải trước giỏ xe. Chiếc túi có móc gài hẳn hoi nhưng chưa bao giờ tôi sử dụng đến chiếc móc ấy. Tôi phóng xe vun vút, miệng gào lên một bài hát quen thuộc, lòng vui sướng khấp khởi vì mới nghĩ ra một tứ thơ. Tôi phóng nhanh hơn dự định đến cơ quan, sẽ ghi lại bài thơ trong trí tưởng tượng ra giấy. Từ suy nghĩ đến hành động, biến ý tưởng trong đầu ra chữ nghĩa cụ thể trên giấy còn một khoảng cách xa lắm, có khi đi hoài chẳng tới. Tôi mỉm cười tự khen mình một chút, dù trong túi không nhiều tiền nhưng đời vui biết mấy khi ta còn sáng tạo. Lòng đầy hân hoan, tôi phóng xe càng nhanh... Chợt phía sau tôi có tiếng xe đạp lanh canh đuổi theo. Tôi đoán chắc chủ nhân của nó phải gắng sức gấp mấy lần mới đuổi kịp chiếc Angel của tôi. Vậy mà cô nữ sinh trong bộ đồng phục thể dục chạy đuổi kịp tôi. Cô bé trạc mười bốn tuổi, người như cây sào ốm nhom, một tay cầm lấy ghi đông xe, một tay giơ cao chiếc bóp lên: “Chị ơi, chị làm rơi dọc đường nè...”. Tôi giật mình bừng tỉnh. Thì ra, vì lơ đãng không cài móc túi xách, xe nhảy cà tưng mà xâu chìa khóa, bút, xấp bản thảo... rơi dọc dài trên con đường thiên lý. Tôi cho xe lên lề, dừng lại. Cô bé cũng dừng lại, thở hổn hển: “Nãy giờ em chạy theo chị quá chừng. May mà em đang tập để đua xe đạp’’. Thấy mặt tôi ngẩn ngơ, cô bé nói thêm: “Chị còn làm rơi mấy thứ, nhưng thấy không quan trọng, mấy bạn em lượm bỏ vô túi, chạy đằng sau kìa, chị chờ chút nghen”. Đằng sau tay chỉ của em là một cặp nữ sinh chở nhau bằng xe đạp. Các em mở to mắt nhìn tôi, đoán ngay ra được tôi là chủ nhân của những thứ rơi rớt dọc đường. Tôi vui mừng nhận lại từ tay các em. Cái bóp tiền giúp tôi có thêm niềm tin vào thế hệ tương lai đầy trong sáng, tự tin và hướng thiện. Nhìn những gương mặt sáng ngời, nụ cười trong trẻo của các em, tôi thấy mình được quyền lạc quan lắm! Địu con về khuya.- Xong việc đã hơn 10 giờ đêm. Tôi nháo nhào phóng xe đến chỗ đón con. Đêm khuya, gió lạnh, mẹ địu con trong lòng. Bé ngủ vùi trong lòng mẹ. Vậy là mẹ một tay lái xe, tay còn lại ôm con chặt vào lòng, vừa căng thần kinh tránh những ổ gà trước mặt, những chiếc xe ngược chiều chạy ẩu, tránh những “cơn bão” đua xe về đêm. Qua tấm kiếng chiếu hậu, tôi chợt phát hiện có một chiếc xe bám riết mình. Người ngồi trên xe là một bà sồn sồn ăn mặc diêm dúa, mặt đầy son phấn. Màu son tím rịm trên đôi môi bà ta khiến tôi càng thấy sợ. Tim đập thình thình, tôi không khỏi lái xe cảnh giác hơn, vừa ôm chặt con vào lòng trong tư thế sẵn sàng đương đầu. Tôi chạy nhanh, bà ta cũng chạy nhanh. Tôi chậm, bà ta cũng chậm. Tôi rẽ vào con hẻm, mụ cũng rẽ theo... Tôi cơ hồ gục xuống vì mệt, vì căng thẳng khi về được đến nhà. Đến lúc ấy, tôi đành phó mặc cho số mệnh, chấp nhận sự giúp đỡ của “nữ quái”. Bà ta vội dựng xe, đỡ lấy mẹ con tôi. Khi tôi đã đưa được xe, được con vào nhà an toàn, bà ta từ biệt tôi. Tôi cám ơn bà ta, mời vào nhà, hỏi tên tuổi. Bà ta mỉm cười nói: “Chị đừng bận tâm. Nhìn thấy chị một tay lái xe, một tay ôm bé... tôi cảm thấy thật không yên lòng nên mới bám theo xe chị, phòng khi có gì bất trắc cần tôi giúp đỡ. Giờ chị đưa bé về nhà an toàn là mừng rồi. Thôi tôi phải đi”. “Nữ quái” quay xe, đi ngược con đường về nhà tôi. Tôi ôm chặt con thơ vào lòng, nước mắt trào ra, thì thầm: “Con yêu, người Sài Gòn là như vậy đó!”. Nghĩa khí Sài Gòn.- Đang chạy xe chầm chậm trên vỉa hè, chợt có tiếng xe máy phân khối lớn rú lên, ép chặt hai công nhân trẻ, độ 18, 20 chở nhau trên một chiếc xe đạp vào lề đường rồi vọt lên, mất hút. Hai người thợ gào lên: “Cướp, cướp!”. Tôi ngạc nhiên thầm hỏi: ‘’Thường bọn cướp phải nhằm vào những người đeo nữ trang, sang trọng, bóng bẩy. Đằng này...”. Người Sài Gòn vốn hiếu kỳ, trong phút chốc đã vây quanh hai công nhân trẻ. Một cậu mếu máo: “Bọn cướp giật cái máy khoan em để trong giỏ xe rồi!”. À, thì ra vậy. Cái máy khoan là thứ đắt tiền, đem bán, có khi hơn cả sợi dây chuyền trên cổ các mỹ nhân. Bọn cướp này đúng là hàng cao thủ, chỉ cần loáng cái, đã phân định được đâu là hàng có chất lượng cao. Hai cậu công nhân vẫn còn ngơ ngác trước biến cố xảy ra. Chừng tỉnh lại, một cậu thảng thốt kêu lên: “Thôi chết rồi, mất máy khoan, tụi con phải đền cho ông chủ. Vậy là phải bị trừ lương cả năm...”. Cậu công nhân nghẹn ngào, không thốt nên lời... Một bà cụ móc túi, lấy ra 20.000 đồng, kêu gọi: “Bà con ơi, tội nghiệp quá, mình góp kẻ ít người nhiều cho hai cậu mua cái máy khoan trả ông chủ...”. Trong phút chốc, người đi đường “kẻ ít người nhiều” quyên góp được món tiền kha khá. Cậu công nhân cầm xấp giấy bạc trong tay mà như đang cầm vật gì nặng lắm. Gương mặt tràn ngập nỗi xúc động, cậu vòng tay lễ phép nói: “Thưa bà con, hai cháu rất cám ơn tấm lòng của bà con dành cho tụi cháu. Nhưng tụi cháu xin trả lại số tiền này. Việc rủi ro này là do lỗi của tụi cháu. Vì vậy, tụi cháu càng thấy có lỗi khi sự bất cẩn của mình trở thành gánh nặng, nỗi bận tâm của những người tốt bụng. Cháu thiết nghĩ, bà con dùng số tiền này cho những trường hợp thật sự bất hạnh sẽ có ý nghĩa hơn. Tụi cháu chịu bị trừ lương, xem như bài học cần phải nhớ”. Từ đám đông, có ai đó thốt lên: “Thằng nhỏ nói như vậy cũng phải. Công nhân Sài Gòn thiệt là nghĩa khí”...
Re: Tản mạn về người SÀI GÒN Sẳn tiện hỏi bác Teablue, đường Nguyễn Thị Huỳnh bây giờ có phải tên củ là Trần Quốc Toản không?
Re: Tản mạn về người SÀI GÒN Có bác nào ở SG từng bị con hỏi: Ba ơi, Lễ Tết hoặc hè thì bạn con nó thường về quê chơi, sao mình hổng về quê vậy ba??? - Thì quê con ở đây chứ về đâu nữa bi giờ :mrgreen:
Re: Tản mạn về người SÀI GÒN Khu nhà VH Q PN xa xóm em, nên em không rành lắm. Em chỉ loanh quanh đá banh nhựa chổ Hẽm 48 Hồ Biểu Chánh nay có quán Cafe Du miên, mua cá đá chổ đường Thiệu Trị . Và hồi PTCS em không học Trường Khởi Nghĩa nên cũng không rành
Re: Tản mạn về người SÀI GÒN Mọi người đều nói Saigon ít có bài hát hay về nó trong khi Hà nội thì hằng hà sa số. Ngẫm nghĩ lại không phải vậy, các bác thử xem lại các bài hát nói về địa phương ngoài giai điệu đặc trưng cho vùng đó (dân ca,ví dặm, hò ...) các tác giả còn cố gắng nêu địa danh đó ra trong tác phẩm của mình. Ví dụ: nói về Hà nội là phải "Hà nội mùa thu, cây cơm nguội vàng " (Nhớ mùa thu Hà nội - TCS) , "Hà nội đó niềm tin yêu hy vọng của núi sông ..." (Hà nội niềm tin và hy vọng - Phan Nhân), "Em nghe chăng trong lắng sâu, nơi hồng trái tim mình. Hà Nội mùa thu, ôi xao xuyến trong lòng ta ..." (Hà nội mùa thu - Vũ Thanh) Về Bến Tre: "... là con gái của Bến Tre..." (Dáng đứng Bến Tre - Nguyễn Văn Tý) Về Quảng Bình: "Quảng Bình ( Khoan khoan hò khoan ) bao mến thương ( Khoan khoan hò khoan ).. " (Quảng Bình Quê Ta - Hoàng Vân) Về Hải Phòng : " Tháng năm rợp trời hoa phượng đỏ, ôi Hải Phòng thành phố quê hương..." Thành phố Hoa Phượng Đỏ - Lương Vĩnh) Vv... Do vậy chúng ta quen rằng, bài hát của địa phương nào là phải có tên của địa phương đó, nếu không có là không phải. Đọc bài của Trầm Hương xong, tôi nãy ra 1 ý Đằng sau một Sài Gòn phồn hoa, náo động là sự lặng lẽ của cái đẹp. Cái đẹp ấy lặn vào trong, như duyên ngầm của một người con gái, càng chịu khó nhìn, càng thêm thấy tin yêu... Phải chăng ngoài những phồn hoa, náo động của "Saigon đẹp lắm, Saigon ơi, Saigon ơi." (Saigon đẹp lắm - Y Vân) thì còn những cái đẹp lặn vào trong như duyên ngầm người con gái. Đó là: "Một ngõ vắng xôn xao, Nằm trong đường phố lớn" (Ngõ vắng xôn xao - Trần Quang Huy) Vì sao tôi dám nói bài hát này nói về Saigon, vì lẽ trong bài hát có câu "Vì mãi nắng nên mưa Gội trưa hè loang nước" Các bạn có ở nhiều nơi trên đất nước mình mới cảm nhận được "Ôi mưa Saigon đó mà, chốc tạnh ngay" Hay là "Đường về canh thâu Đêm khuya ngõ sâu như không màu Qua phênh vênh có bao mái đầu Hắt hiu vàng ánh điện câu" (Xóm đêm - Phạm Đình Chương) Tôi đồ rằng NS Phạm Đình Chương viết bài này cho Saigon khi vừa mới từ Bắc vào Nam (1951), sáng tc trong cái "Đêm tha hương ai vọng trông, Đêm cô liu chinh phụ mong" . Và Saigon là nơi cư ngụ của ông trong suốt khoảng đời còn lại ở VN. Vài ý vu vơ, bác nào đồng cảm xin phát triển thêm