SÀI GÒN tản mạn ký

Discussion in 'Quán Cafe VNAV' started by Teablue, 21/6/08.

  1. mandung

    mandung Approved Member

    Joined:
    12/1/07
    Messages:
    43
    Likes Received:
    0
    Location:
    TP>HCM
    Những ai sống ở Saigontrước 75 có nhớ giai đoạn đàn ông ngồi 1 bên không?
    Và ga xe lửa Saigon nay là công viên 23/9
     

    Attached Files:

  2. Doitmyself

    Doitmyself Advanced Member

    Joined:
    21/4/06
    Messages:
    312
    Likes Received:
    1
    Location:
    Saigon
    Hình này rỏ ràng ông YS đưa lên ngược. Các bác thấy chử TAXI cũng ngược, biển số xe cũng ngược.

    Ông này lo kiếm tiền, không chịu để ý gì hết cả :lol:
     
  3. DũngAudio

    DũngAudio Advanced Members

    Joined:
    6/12/05
    Messages:
    1.896
    Likes Received:
    138
    Location:
    Saigon Q3.
    :mrgreen: các bác thông cảm , hình bị scan ngược chút vậy mà ! để em lên vài tấm hay hay mời các sếp coi chơi nha
    ...định scan tấm ...em chụp tại hồ con rùa 1969 :lol: ... sợ bị búa quá :lol:
     
  4. Doitmyself

    Doitmyself Advanced Member

    Joined:
    21/4/06
    Messages:
    312
    Likes Received:
    1
    Location:
    Saigon
    [​IMG]
    Hình này chắc chắn chụp tại công viên trước Tòa đô chính (tượng Bác bây giờ), các bác có thấy vũ trường Queen Bee phía sau không.



    [​IMG]

    Còn hình này ngay ngã tư Pasteur - Lê Lợi, người chụp chắc mới ăn phá lấu ghim trước chùa Chà xong tiện tay làm 1 bô. Các bác có thấy cái nhà lầu 5 tầng trắng trắng kia không? đó là nhà sách Khai trí , lên tý nữa là Phòng trà Quốc Tế ( Cửa hàng SJC bây giờ). Đối điện chổ đứng chụp ngày trước là Bưu điện quận 1, bây giờ là Saigon Center
     
  5. DũngAudio

    DũngAudio Advanced Members

    Joined:
    6/12/05
    Messages:
    1.896
    Likes Received:
    138
    Location:
    Saigon Q3.
    :p saigon những tháng ngày cuối trước 4-1975- phố xá như đông hơn
     
  6. DũngAudio

    DũngAudio Advanced Members

    Joined:
    6/12/05
    Messages:
    1.896
    Likes Received:
    138
    Location:
    Saigon Q3.
    :D còn chổ này chắc ông tannoy mom ...3 tuổi sáng sáng ra ăn xôi :lol:
     
  7. DũngAudio

    DũngAudio Advanced Members

    Joined:
    6/12/05
    Messages:
    1.896
    Likes Received:
    138
    Location:
    Saigon Q3.
    xe hơi và cô gái - đúng hàng hiệu thập niên 70 :D
     
  8. DũngAudio

    DũngAudio Advanced Members

    Joined:
    6/12/05
    Messages:
    1.896
    Likes Received:
    138
    Location:
    Saigon Q3.
    :D Saigon Xe Hơi Công Ty, Saigon 1965 Góc đường Thống Nhất - Duy Tân (tức Lê Duẩn - Phạm Ngọc Thạch ngày nay). Tại vị trí này hiện nay là siêu thị Diamond Plaza
     
  9. DũngAudio

    DũngAudio Advanced Members

    Joined:
    6/12/05
    Messages:
    1.896
    Likes Received:
    138
    Location:
    Saigon Q3.
    :D bến bạch đằng với cột cờ thủ ngữ khi xưa - xa hơn là đường nguyễn huệ ...hình này chắc trên tàu chiến chụp xuông :D
     
  10. DũngAudio

    DũngAudio Advanced Members

    Joined:
    6/12/05
    Messages:
    1.896
    Likes Received:
    138
    Location:
    Saigon Q3.
    :D niềm mơ ước của các anh lính xa nhà ...
     
  11. Doitmyself

    Doitmyself Advanced Member

    Joined:
    21/4/06
    Messages:
    312
    Likes Received:
    1
    Location:
    Saigon
    [​IMG]
    Ông YS này mò hình trên G, rồi phán linh tinh. Hình này không thể là Cột cờ Thủ ngữ.
    Thứ 1: về vị trí Cột cờ Thủ ngữ nằm đầu Bến Bạch Đằng,gần góc Hàm Nghi hơn.
    Thứ 2: cột này nhìn thấp tè tè, nhìn kỹ là nhiều cột nhập lại giống cột trên tàu sữ dụng cho cần cẩu.

    Hehehe, bác YS cũng là người Saigon không biết ở Cột cờ Thủ Ngũ có nhà hàng tên gì không ạ. Nếu Bác biết thì chắc không gọi cột trên hình kia là Cột cờ Thủ Ngữ.

    Thôi em trốn.
     
  12. mandung

    mandung Approved Member

    Joined:
    12/1/07
    Messages:
    43
    Likes Received:
    0
    Location:
    TP>HCM
    Rạp EDEN một thời để nhớ 3 tiếng chuông trước khi tắt đèn để bắt đầu vô phim.
     
  13. mandung

    mandung Approved Member

    Joined:
    12/1/07
    Messages:
    43
    Likes Received:
    0
    Location:
    TP>HCM
    Bải giữ xe trước 75 toàn honda dame đời quânđội và lambrettit.

    Có ai nhớ món bánh mì gà Hương Lan trước bưu điện không?
     
  14. nhi

    nhi Approved Member

    Joined:
    28/4/08
    Messages:
    33
    Likes Received:
    0
    :D và buổi chiều trước bưu đien còn có xe bán bánh bột chiên&gỏi khô bò(hà nội gọi là nộm) rất ngon,vì hồi nhỏ e học ở LASAN TABERD hay ra đây trao đổi và mua tem đe sưu tầm.Cảm ơn mấy bác đã post những kỷ niệm một thời đã qua :shock:
     
  15. DũngAudio

    DũngAudio Advanced Members

    Joined:
    6/12/05
    Messages:
    1.896
    Likes Received:
    138
    Location:
    Saigon Q3.
    he he :lol: xiên xỏ khéo lắm .... hừm ! cái cột kia mà là cột cờ ... :evil:
    he he . em có đưa hình cái cột cờ kia lên , chụp từ hướng cầu quay khánh hội chụp qua ... nhưng có nhiều ...cờ quá , nên phải tịt . he he

    hừm ! thấy ghét ... tiện thể em ...khoe luôn tấm ... dũng audio 1971 ngồi trước cửa nhà 97 đoàn thị điểm ( nay là trương định q3 - sg :lol:

    hình em thật đó - các bác đừng ..dèm nhe :D nhà kế bên bây giờ là tiệm giặt ủi , mấy cái ô tường ngăn cách hai nhà đến nay vản còn nguyên ...
    [​IMG]
     
  16. DũngAudio

    DũngAudio Advanced Members

    Joined:
    6/12/05
    Messages:
    1.896
    Likes Received:
    138
    Location:
    Saigon Q3.
    :D 2 chị em quán café HÂN đinh tiên hoàng nổi tiếng sg thập niên 70 và chấm dứt 1983
    em sẻ trình bộ sưu tập quán caphe này từ từ các bác hoài niệm nha - gia đình này em quen thân ghê lắm :D

    [​IMG]
     
  17. tcqanh

    tcqanh Advanced Member

    Joined:
    11/9/07
    Messages:
    8.015
    Likes Received:
    92
    Location:
    Q3, Sài Gòn
    nhắc đến SG không thể nhắc đến phong trào sinh viên và các kiến trúc cổ thời Pháp. cả 2 cái biểu tượng là trường học.

    ngôi trường thân yêu ngày Petrus Ký xưa
     

    Attached Files:

  18. tcqanh

    tcqanh Advanced Member

    Joined:
    11/9/07
    Messages:
    8.015
    Likes Received:
    92
    Location:
    Q3, Sài Gòn
    thời em học trường đổi tên Lê Hồng Phong
     
  19. nguyenstyle

    nguyenstyle Advanced Member

    Joined:
    15/3/06
    Messages:
    4.462
    Likes Received:
    3
    Location:
    Băng Nhà hát
    Trường của Bác sỹ đẹp thật & quan trọng là vẫn giữ nguyên được đến bây giờ.
     
  20. tcqanh

    tcqanh Advanced Member

    Joined:
    11/9/07
    Messages:
    8.015
    Likes Received:
    92
    Location:
    Q3, Sài Gòn
    có ai trong 2 cô bây chừ là dâu nhà cụ không ? :D
     
  21. tcqanh

    tcqanh Advanced Member

    Joined:
    11/9/07
    Messages:
    8.015
    Likes Received:
    92
    Location:
    Q3, Sài Gòn
    hôm cụ Xì tai vào SG, chổ đầu tiên em khoe dể chụp hình là trường em... chẳng qua em và cụ ấy đi ăn Hủ tíu Nam Vang Tylum, do 1 chú người Cambuchia mở mấy chục năm, đường Huỳnh Mẫn Đạt. tiện thể trên đường vào trung tâm, ghé qua trường e shot vài tấm ảnh í mà.

    típ ảnh đây



    các bác khác cho tí ảnh về ngôi trường thân yêu và ít rì viu, kỷ niệm của mình nhá.
     
  22. nonew

    nonew Advanced Member

    Joined:
    12/12/05
    Messages:
    703
    Likes Received:
    2
    Location:
    Gò-Vấp, Sài-Gòn
    Em còn nhớ rõ cái ngày người ta đập bỏ tượng, các anh lớp lớn có người bật khóc.
     
  23. tcqanh

    tcqanh Advanced Member

    Joined:
    11/9/07
    Messages:
    8.015
    Likes Received:
    92
    Location:
    Q3, Sài Gòn
    Lịch sử các trường gắng liền với lịch sử Sài Gòn. nhân danh 1 cựu học sinh, em xin sưu tầm tư liệu về ngôi trường em trước. các bác tiếp tục với các ngôi trường của mình nha. xem như tỏ lòng hoài niệm vậy.

    lịch sử trường Petrus Ký - Lê HỒng Phong

    1925 Hebrard de Villeneuve vẽ hoạ đồ xây cất
    1927 Mở lớp nội trú dư­ới danh nghĩa College de Cochinchine
    1928 Thống đốc Blanchard de la Brosse lấy tên của nhà bác học Petrus Trương Vĩnh Ký đặt tên cho trường, thay thế vào tên cũ, nhân dịp khánh thành tượng đồng của Petrus Trương Vĩnh Ký và đổi thành Trường Đệ Nhị Cấp (Lycee) với trên 200 học sinh
    1941 Di chuyển về trường Sư Phạm Sài Gòn vì chiến cuộc. Rồi cũng mở cửa dạy vào năm ấy, tại trường sở cũ
    1945 Dời về khu tiểu học Tân Định vì chiến cuộc và sau đó ngừng hoạt động
    1946 Ngày 1 tháng 4 mở cửa dạy lại trong chủng viện đường Lucien Mossard
    1947 Trường hoạt động nơi trường sở hiện tại
    1961 Hợp thức hoá để trở thành trường Trung Học Đệ Nhị Cấp, chương trình trung học Việt Nam
    1975 Trung Học Petrus Trương Vĩnh Ký
    1976 Phổ Thông Trung Học Lê Hồng Phong
    1990 Phổ Thông Trung Học Chuyên Lê Hồng Phong
    1995 Được chọn làm Trung Tâm Chất Lượng Cao Phía Nam
     
  24. tcqanh

    tcqanh Advanced Member

    Joined:
    11/9/07
    Messages:
    8.015
    Likes Received:
    92
    Location:
    Q3, Sài Gòn
    em không nhớ chính xác năm nào tượng ngài Petrus Trương Vĩnh Ký đã được đúc lại và đặt trang trọng ngay giữa chính điện.

    Cụ Jean Baptiste Petrus Ký sanh ngày 6 tháng 12 năm 1837 tại làng Vĩnh Thành, tỉnh Vĩnh Long, tên thật là Trương Sĩ Tải, con quan Lãnh binh Trương Vĩnh Trị thời Minh Mạng (1820-1840) và Thiệu Trị Triều Nguyễn.

    Năm cụ lên 2 , ông thân sinh cụ, quan Lãnh binh, sang công cán bên Cao Miên, rồi mất tại đấy. Cụ có người Chị cả cũng mất sớm. Gặp lúc Pháp -Nam bất thân thiện, Đức Minh Mạng diệt tín đồ đạo Thiên Chúa, Cụ chẳng vì lẻ con quan mà lọt khỏi vòng cơ hàn cực khổ. Cụ sống lây lất với người anh và một mẹ già .

    Năm lên năm cụ theo anh đi học chữ Hán ở nhà một Thầy Đồ trong làng (vì vậy sau này tuy thông hiểu Pháp Văn và nhiều thứ tiếng và chữ Châu Âu, Cụ vẫn không bỏ cốt cách con nhà nho gia, xuất thân ở sơn trình cửa Khổng). Năm lên chín Cụ được một vị Linh mục tục kêu là Cụ Tám, trước kia có nhờ ơn Ông thân sinh cụ cứu thoát chết, xin bà mẹ đem về nuôi, dạy cho chữ quốc ngữ và bắt học các Thánh Kinh đạo Gia Tô.Hai năm sau Cụ được vào học trường thầy giòng trên cao Miên. Nhân dịp này Cụ được tiếp xúc với người Mên, người Lèo và học tiếng nước họ. Cụ lại được cụ Tám gởi theo Cố Long Gaspard học tập chữ La Mã. Thời kỳ theo Cố Long Gaspard là thời kỳ gian truân nhất : Vua Minh Mạng muốn diệt đạo Gia Tô sai tìm bắt các giáo sĩ và các tín đồ đạo Gia Tô. Hơn bốn năm trời Cụ theo Cố Long Gaspard trốn tránh rất khổ sở.
    Năm mười bốn tuổi Cụ được cử qua cù lao Poulo Penang học thêm tiếng La Mã và chuyên học tiếng Hy Lạp tại trường Delalma, một trường lớn ở Cơ đốc giáo có đủ học sinh Âu Á. Ở trường này Cụ đã tỏ ra là một sinh viên xuất sắc, có thiên khiếu về ngôn ngữ và được giải thưởng nhờ một bài luận văn Latin. Vốn người thông minh và hiếu học lại được tiếp xúc với người nhiều nước Cụ nhân đây học thêm nhiều thứ tiếng khác. Khi hết học ở cù lao Penang về, tính ra Cụ thông được bảy thứ tiếng , mà thạo nhất là các thứ tiếng Pháp, Anh, La Mã, Tây Ban Nha, Nhựt và chữ Hán.
    Năm về nước Cụ được hai mươi mốt tuổi và phải chịu tang mẹ. Sau việc làm chay cho mẹ được ít lâu, Cụ lấy vợ người tỉnh Gia Định và lo viết sách soạn văn giúp ích đồng bào. Cụ cho in về Vương quốc Khmer (1863), Chuyện Đời Xưa (1666).
    Cụ tưởng như vậy kéo dài cái đời an nhàn được, nào dè Vua Tự Đức lại nối chí cha diệt đạo nên xảy ra việc Phó thủy sư Rigault de Genouilly đánh phá cửa Hàn (1/9/1858) và Hạ Thành Sai Gòn (18/2/1959). Trong nước lúc ấy loạn lạc, mùa màng thất bát, nhân dân khổ cực, nên nhà vua mới cầu hòa với nước Pháp. Cụ Petrus Ký vì vậy bị lôi ra khỏi nhàn giã, làm thông ngôn cho hai nước Pháp-Nam điều đình Hòa Ước 5/6/1862. Khi hòa ước ký xong Cụ xin về quê, nhưng Cụ bị giữ lại làm thông ngôn tòa án và đốc học trường thông ngôn Sài Gòn.
    Năm 1864, vua Tự Đức muốn chuộc lại ba tỉnh Nam Kỳ (Biên Hòa, Gia Định,Định Tường), Cụ phải sang Pháp với Phan Thanh Giản, Phạm Phú Thứ, Ngụy Khắc Đản làm thông ngôn cho nước Nam điều đình chuộc lại ba tỉnh Miền Đông Nam Kỳ. Tại Pari ,Cụ có giao du với các văn gia và khóa học gia địa phương như E.Renan, Paul Bert …. . Do đó , sau này Cụ có chân trong các hội của Pháp như : Hội Nhân Chủng Học và Khoa học miền Tây, Hội Ngôn ngữ học, Hội Địa dư Paris ….. Giới học thuật đương thời xếp Cụ vào hàng thứ mười bảy trong các nhà thông thái toàn cầu. Cụ có sang yết kiến Đức Giáo Hoàng tại Rome.
    Về nước Cụ được bổ làm giáo viên Đông phương ngữ rồi đốc học của trường Thông Ngôn và Hậu Bổ ở Sài Gòn. Năm 1868, Cụ xin từ chức tại các trường này. Kể từ tháng 8/1869 Cụ làm chủ bút tại tờ Gia Định báo, là tờ báo Việt Ngữ đầu tiên với sự cộng tác của Huỳnh Tịnh Của, Tôn thọ Tường, Trương Minh Ký. Cụ cũng trông coi luôn tờ An Nam Chính Trị và Xã hội. Năm 1874, Cụ cộng sự với đại sứ Tây Ban Nha tại Trung Hoa và được nhân là hội viên Á Châu hội. Năm 1874, đi công tác ở ngoài Bắc về, Cụ có viết cuốn Voyage au Tonkin en 1876, Cụ được cử vào Hội Đồng Thành Phố Sài Gòn. Từ 1877- 1885, cụ trước tác, phiên âm và phiên dịch một số lượng sách vở và bài vở to tác như: Chuyện Khôi Hài (1882), Grammaire De La Langue Annamite (1883), Petit Dictionnaire Francais Annamite (1884), Cours D'histoire Annamite 2 vol (1875-1877) , Histoire de la Chine, Poemce Kim Vân Kiều truyện transcrit pour la première fois en Quốc ngữ avec notes explicatives (1875), Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca (1875), Hịch Quảng Định (1882) , Bất Cương Nhớ Cương Làm Chi (1882), Hịch Con Quạ (1883), Phép Lịch Sự Annam, Sách Dạy Chữ Nho, Sách Dạy Chữ Quốc Ngữ, Kiếp Phong Trần (1885)
    Ngày 2/4/1886, thống đốc Bắc Kỳ Paul Bert vừa sang nhậm chức ở Hà Nội bốn ngày trước đề cử Cụ ra Huế giúp vua Đồng Khánh với chức giám quan trong cơ mật viện. Cuối năm ấy Cụ trở về nhà ở Chợ Quán Sài Gòn. Năm sau Cụ làm giáo sư thổ ngữ Đông Phương tại các trường Hậu Bổ và Thông Ngôn.Cũng trong năm 1886 này Cụ rút ra khỏi hoạn trường ở tuổi 50,để trong hơn 10 năm cuối đời tập trung toàn lực vào công việc trước tác;sống một cuộc sống thanh bạch, thiếu thốn,và trước khi qua đời để lại bài thơ tuyệt mệnh :



    Quanh quanh quẩn quẩn lối đường quai
    Xô đẩy người vô giữa cuộc đời
    Học thức gởi tên con mọt sách
    Công danh rút cuộc cái quan tài
    Dạo hòn lũ kiến men chun bước
    Bò sối côn trùng chắc lưỡi hoài
    Cuốn sổ bình sanh công với tội
    Tìm nơi thẩm phán để thừa khai.


    Cụ bệnh mất tại tư thất ngày 1/9/1898 tức ngày 16/7 năm Mậu Tuất hưởng thọ 61 tuổi.
    Cụ để lại 118 tác phẩm về ngôn ngữ và gần hai mươi cuốn sách đang soạn dở.
    Về mặt văn học khoa học cũng như khảo cứu, cụ là một học giả cự phách của nước Nam ta hồi hậu bán thế kỷ 19. Cụ là một văn hào đầu tiên đề xướng việc dùng chữ quốc ngữ viết văn, ghi công đầu trong việc xây dựng văn xuôi quốc ngữ ở thời kỳ phôi thai.
     
  25. tcqanh

    tcqanh Advanced Member

    Joined:
    11/9/07
    Messages:
    8.015
    Likes Received:
    92
    Location:
    Q3, Sài Gòn
    không nhiều người sống tại Sài Gòn hiểu về lịch sử SG- tp Hồ CHí Minh, kể cả em. nhân đây em và các bác ôn lại về 1 số nhân vật gắn liền lịch sử ấy. em không cố ý tuyên truyền chính trị mà chỉ là " dân ta nên thuộc sử ta ". nếu vi phạm nội quy, các mod xóa dùm.

    Lê Hồng Phong


    Trong thập kỷ 30, cùng với tên tuổi của Trần Phú, Nguyễn Văn Cừ v.v…, lịch sử còn ghi đậm tên tuổi của Lê Hồng Phong, nhà lãnh đạo đã có đóng góp lớn cho Đảng những năm 1932-1938 . (các bác để ý cụm đường xung quanh trường Lê Hồng Phong là Trần Phú, NGuyễn THị Minh Khai, Nguyễn Văn Cừ... là có ý nghĩa lịch sử đó.)

    Lê Hồng Phong, tên thật là Lê Huy Doãn, quê ở làng Thông Lạng (nay thuộc xã Hưng Thông), huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An.
    Tháng 1-1924, lúc chưa đầy 22 tuổi, được giác ngộ Cách mạng, đồng chí cùng Phạm Hồng Thái sang Xiêm (nay là Thái-lan), rồi sang Quảng Châu (Trung Quốc). Tháng 4-1924, cùng Phạm Hồng Thái gia nhập Tâm Tâm Xã, một tổ chức cách mạng do Hồ Tùng Mậu và Lê Hồng Sơn thành lập. Năm 1925 , Lê Hồng Phong được dự lớp huấn luyện chính trị do đồng chí Nguyễn Ái Quốc phụ trách. Sau đó, theo sự giới thiệu của Nguyễn Ái Quốc , Lê Hồng Phong được vào học trường võ bị Hoàng Phố, rồi sang Liên Xô học trường đại học Phương Đông. Cống hiến lớn nhất của Lê Hồng Phong là đã góp phần quan trọng phục hồi và thúc đẩy hoạt động của Đảng khi cách mạng gặp bước thoái trào.
    Sau cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh (1930 - 1931), Cách mạng Việt nam bị địch khủng bố cực kỳ ác liệt, phải chịu những tổn thất lớn. Hàng chục vạn cán bộ, đảng viên và chiến sĩ yêu nước bị bắn giết hoặc bị tù đày. Các cơ sở đảng tan vỡ hàng loạt. Thực dân Pháp ở Đông Dương còn câu kết với đế quốc Anh ở Hương Cảng và bọn quân phiệt ở Trung Quốc, Thái lan, truy lùng cán bộ của Đảng ta đang hoạt động ở ngoài nước. Ngày 6-6-1931, đồng chí Nguyễn Ái Quốc, lãnh tụ của Đảng bị nhà cầm quyền Anh bắt giam trái phép ở Hương Cảng. Đảng ta đứng trước những nguy cơ lớn. Trước tình hình đó, cuối năm 1931, sau khi tốt nghiệp trường đại học Phương Đông, Lê Hồng Phong đã tìm đường về nước với nhiệm vụ nặng nề : chỉ đạo việc tổ chức khôi phục và phát triển các tổ chức đảng, tiếp tục đưa phong trào cách mạng tiến lên. Đến với vùng gần biên giới Việt - Trung, đồng chí đã chắp nối liên lạc với các đồng chí trung kiên của Đảng như Hoàng Đình Giong, Hoàng Văn thụ, Hoàng Văn Nọn, Lương Văn Chi v.v…tìm cách xây dựng lại hệ thống tổ chức của Đảng.
    Tháng 6-1932, nhằm kịp thời ổn định tư tưởng cán bộ, đảng viên và quần chúng, bộ phận lãnh đạo tạm thời của Đảng công bố bản Chương Trình hành động của Đảng do Lê Hồng Phong khởi thảo. Văn kiện chính trị quan trọng đó đã chỉ rõ đường lối đề ra trong Luận cương chính trị năm 1930 là đúng đắn, những tổn thất, khó khăn mà Đảng đang gặp phải chỉ là tạm thời, không thể vì thế mà hoảng hốt, bi quan, thất vọng. Sau khi khẳng định rằng chỉ có đấu tranh dưới ngọn cờ của Đảng thì nhân dân lao động mới có thể tiến hành cách mạng thành công, Chương trình hành động đã vạch rõ phương hướng đấu tranh cách mạng, nêu rõ những yêu cầu chung của Đảng và của các tầng lớp quần chúng trong cuộc đấu tranh đó. Chương trình hành động đã mang lại cho cán bộ, đảng viên và quần chúng niềm tin vững chắc vào tiền đồ cách mạng, đẩy lùi tư tưởng hoang mang, dao động, tạo điều kiện cho việc khôi phục nhanh chóng hệ thống tổ chức của Đảng và phong trào quần chúng. Dựa vào nội dung chương trình hành động, Lê Hồng Phong đã cùng một số đồng chí mở nhiều lớp đào tạo cán bộ cho phong trào trong nước. Sau khi học xong, các cán bộ đó trở về nước, từng bước xây dựng lại các tổ chức của Đảng, lãnh đạo quần chúng đấu tranh theo mục tiêu của chương trình hành động . Nhờ đó , đầu năm 1933, Xứ ủy Nam kỳ được tổ chức lại.

    Năm 1934, Xứ ủy lâm thời Bắc kỳ được thành lập, tiếp đó là xứ ủy Trung kỳ. Một số tỉnh ủy, thành ủy cũng đã được xây dựng lại. Đầu năm 1934, Ban lãnh đạo của Đảng ở nước ngoài (lúc đó gọi là Ban lãnh đạo hải ngoại của Đảng), do đồng chí Lê Hồng Phong đứng đầu được chính thức thành lập tại Ma cao (Trung Quốc). Dưới sự lãnh đạo của Lê Hồng Phong, Ban lãnh đạo đã liên hệ với các tổ chức đảng trong nước, lập lại những cơ sở ở những nơi bị vỡ, xây dựng cơ sở ở những nơi chưa có, tiến tới thống nhất lực lượng cách mạng trong cả nước. Ban lãnh đạo của Đảng ở nước ngoài đã xuất bản tạp chí Bôn-sơ-vic, cơ quan lý luận bí mật của Đảng, làm nhiệm vụ tuyên truyền và hướng dẫn cán bộ , đảng viên hành động theo đường lối chủ trương của Đảng. Tạp chí này được đưa về phát hành đều kỳ trong nước và được các địa phương sao chép lại để phổ biến rộng rãi. Khi các tổ chứ Đảng trong nước, đặc biệt là các xứ ủy đã được chấn chỉnh, Ban lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Lê Hồng Phong , đã quyết định triệu tập Hội nghị cán bộ gồm đại biểu các đảng bộ trong nước tới họp ở Ma Cao (Trung Quốc) để cùng thống nhất nhận định tình hình, đề ra chủ trương mới nhằm củng cố Đảng, khôi phục và phát triển các tổ chức quần chúng và chuẩn bị Đại hội lần thứ I của Đảng.

    Đầu năm 1935, Lê Hồng Phong dẫn đầu đoàn đại biểu của Đảng đi Mát-xcơ-va dự đại hội lần thứ VII Quốc tế cộng sản. Đoàn gồm 3 đồng chí : Lê Hồng Phong , Hoàng Văn Nọn và Nguyễn thị Minh Khai. Công việc chuẩn bị Đại hội Đảng được giao lại cho các đồng chí Hà Huy Tập, Phùng Chí Kiên.v.v… Tại Đại hội lần thứ VII Quốc tế cộng sản (họp từ 25-7 đến 21-8-1935), Lê Hồng Phong đã đọc bản tham luận quan trọng về phong trào cách mạng Đông dương dưới sự lãnh đạo của Đảng do đồng chí Nguyễn Aùi Quốc sáng lập . Cũng tại Đại hội này, Đảng ta được công nhận là một bộ phận chính thức của Quốc tế cộng sản, và đồng chí Lê Hồng Phong, với bí danh Hải An,được bầu làm ủy viên Ban chấp hành Quốc tế cộng sản. Điều đó nói lên ảnh hưởng và uy tín của Đảng ta trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Sự phục hồi lại hoạt động của Đảng tạo ảnh hưởng tốt đẹp trong nước và phong trào cộng sản quốc tế, dĩ nhiên có nguồn gốc chủ yếu là lòng trung thành vô hạn, ý chí phấn đấu kiên cường, bất khuất của đông đảo cán bộ, đảng viên, nhưng trong đó vai trò tổ chức và lãnh đạo của Lê Hồng Phong là nhân tố có ý nghĩa quan trọng.
    Một cống hiến lớn khác của Lê Hồng Phong là đã có những đóng góp quan trọng trong việc khởi xướng và chỉ đạo cuộc đấu tranh vì dân chủ và dân sinh ở nước ta những năm 1936-1938. Khi Đại hội lần thứ VII của Quốc Tế Cộng Sản kết thúc, Lê Hồng Phong trở lại Thượng Hải (Trung Quốc) thì Đại hội toàn quốc lần thứ I của Đảng đã có những thành công quan trọng, đã khôi phục lại cơ quan lãnh đạo Trung ương, từ đó phục hồi lại hệ thống tổ chức của Đảng, quy tụ các phong trào trong toàn quốc vào một mối duy nhất. Nhưng Đại hội cũng phạm một số thiếu sót trong nhận định, đánh giá tình hình trong nước và trên thế giới, do vậy chưa đề ra được chủ trương và phương pháp đấu tranh thích hợp, khi mà trên thế giới bọn đế quốc phát xít đang ráo riết chuẩn bị chiến tranh. Nhận thức được điều đó với cương vị ủy viên Ban chấp hành Quốc tế cộng sản, đồng chí Lê Hồng Phong, cùng với Trung ương Đảng đã triệu tập và chủ trì Hội nghị cán bộ toàn quốc của Đảng và tháng 7-1936 tại Thượng Hải.

    Căn cứ vào diễn biến của tình hình thế giới và tình hình Đông Dương, hội nghị đã quyết định chuyển hướng mục tiêu và nhiệm vụ trước mắt của cách mạng, xác định rõ mục tiêu trực tiếp là đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít và chiến tranh đế quốc, đòi dân chủ, dân sinh và hòa bình. Kẻ thù chủ yếu trước mắt của nhân dân Đông Dương là bọn phản động thuộc địa và bè lũ tay sai. Chĩa đúng mũi nhọn vào chúng sẽ có tác dụng phân hóa kẻ thù, cô lập bọn phản động, trung lập hóa những kẻ có thể trung lập. Theo đề nghị của Lê Hồng Phong Hội nghị quyết định thành lập một mặt trận rộng rãi, lấy tên là Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương bao gồm các giai cấp, các đảng phái , các đoàn thể chính trị và tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau, các dân tộc ở Đông Dương để cùng nhau tranh đấu đòi những điều dân chủ sơ đẳng. Cùng với việc chuyển hướng về nhiệm vụ cách mạng, Hội nghị quyết định thay đổi các hình thức tổ chức và phương pháp đấu tranh của quần chúng, từ tổ chức bí mật , đấu tranh bất hợp pháp là chủ yếu chuyển sang tổ chức và đấu tranh công khai hợp pháp và nửa hợp pháp là chủ yếu . Dưới ánh sáng của Nghị quyết Hội nghị cán bộ toàn quốc, lại được Mặt trận nhân dân Pháp khích lệ , phong trào đòi dân chủ, dân sinh lan rộng khắp Đông Dương. Mở đầu là phong trào Đông Dương đại hội với hàng trăm ủy ban hành động được thành lập ở các nơi. Các cuộc biểu tình, bãi công đòi dân chủ, dân sinh, đòi thả tù chính trị diễn ra sôi nổi, tiêu biểu là các cuộc bãi công của hàng vạn công nhân mỏ Hòn Gay-Cẩm Phả. Báo tiến bộ, trong đó có nhiều tờ báo của Đảng, xuất bản công khai. Sức mạnh đấu tranh của quần chúng đã buộc chính quyền thuộc địa phải ban bố một số quyền tự do, dân chủ và thả hơn 1000 tù chính trị.

    Trước sự lớn mạnh của phong trào cách mạng trong nước , cuối năm 1937, Lê Hồng Phong về nước hoạt động bí mật tại Sài Gòn để trực tiếp cùng Trung ương Đảng chỉ đạo phong trào. Thời gian này, người bạn đời của đồng chí là Nguyễn Thị Minh Khai cũng về nước tham gia Xứ ủy Nam Kỳ kiêm bí thư Thành ủy Sài gòn - Chợ Lớn. Nắm sát tình hình thực tế, Lê Hồng Phong đã cùng với Trung ương Đảng quyết định chuyển Mặt trận nhân dân phản đế thành Mặt trận dân chủ nhằm tập hợp rộng rãi hơn nữa đông đảo quần chúng, tranh thủ hơn nữa mọi lực lượng có thể tranh thủ. Giữa lúc chủ trương đúng đắn đó đang được sự hưởng ứng của các tầng lớp nhân dân, thúc đẩy họ đấu tranh giành nhiều thắng lợi mới, thì Lê Hồng Phong bị thực dân Pháp bắt ngày 22-6-1938. Bọn mật thám dùng mọi thủ đoạn tra tấn, dụ dỗ nhưng đồng chí nhất quyết không khai. Không đủ chứng cớ để buộc tội, tòa án của đế quốc Pháp đành kết án đồng chí 6 tháng tù giam và 3 năm quản thúc. Thế nhưng, khi chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ, dù thời gian quản thúc chưa hết, Lê Hồng Phong lại bị bắt vào giam ở Sài Gòn.

    Cuối năm 1940 , khi đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai bị bắt, đế quốc Pháp đã đê hèn ghép thêm tội cho Lê Hồng Phong và đày ra Côn Đảo. Biết Lê Hồng Phong là các bộ lãnh đạo của Đảng và là chồng của Nguyễn Thị Minh Khai, bọn trùm thực dân Pháp ở Nam Kỳ đã ra lệnh cho bọn chúa đảo phải tìm mọi cách hãm hại.

    Những đòn thù tàn ác, dã man đã làm Lê Hồng Phong kiệt sức dần và mất ngày 5-9-1942. Trước khi trút hơi thở cuối cùng, Lê Hồng Phong còn nói to lời trăng trối cho bạn tù ở các phòng bên : "Nhờ các đồng chí nói với Đảng rằng, tới giờ phút cuối cùng, Lê Hồng Phong vẫn một lòng tin thắng lợi vẻ vang của cách mạng". Lòng tin vững chắc đó, nguyên nhân quan trọng tạo nên những cống hiến to lớn của Lê Hồng Phong đối với Đảng , đối với nhân dân, mãi mãi là nguồn sức mạnh cho các thế hệ đảng viên trong cuộc đấu tranh vì sự nghiệp vì sự nghiệp cao cả của Đảng
     

Share This Page

Loading...