Tượng Pétrus Ký hiện nay đặt tại VP trường vẫn là tượng củ,nguyên bản.Trước đó người ta chỉ đập phá bệ tượng thôi và tượng được lưu trữ trong kho vật dụng và sách củ của trường. Website của Văn phòng Ban liên Lạc cựu học sinh: http://www.petruskylhp.org/
vậy mà cháu nghe đồn là tượng Petrus Ký làm lại . lúc cháu học, tượng của cụ Ký chưa được đặt ở chính điện rồi. chỉ có tượng của cụ Lê Hồng Phong thôi.
Đúng 1 góc chụp rồi, chắc cùng 1 hội thợ săn luôn. Bức bên kia hơi nhiều bột ngọt tý, nhưng không gian tốt hơn SG đẹp hỉ, nhớ quá
cụ này toàn bới móc cái xấu không hà... đúng là dân law mà. tìm cái đẹp đi, chụp rồi show lên cho ae đâm. để lâu cái 5d mốc đó nha.
Cái này chính xác là đang đứng bên Sài Gòn mới chụp về Sài Gòn cũ! Cụ ơi! Cái mới chắc khoảng 20 năm nữa! :mrgreen: Hẹn cụ Cai 20 năm nữa nhé! Em sẽ đứng bên Sài Gòn cũ chụp hình Sài Gòn mới cho cụ xem! Còn không thì em lấy cái webcam có độ phân giải 30Mega Pixel truyền trực tiếp qua vệ tinh tới cái OLED 100 in nhà cụ, đặng cụ xem cho rõ nhé! :lol:
em sưu tầm 1 bài viết trên mạng. em nghĩ nhiều bác cũng có suy nghĩ giống như tác giả. Sài Gòn và tôi. Sài Gòn, cái tên không quá nổi xa lạ đối với bất cứ một người Việt Nam nào, chỉ là một cái chấm nhỏ trên bản đồ thế giới, là quá khứ đau thương cho cả một cường quốc nhưng cũng là niềm tự hào của một đất nước nhỏ bé nhưng tinh thần dân tộc thì như nước ngoài đại dương. Chỉ là một thành phố với tuổi đời hơn 300 năm, nhưng chất chứa trong lòng những biến cố lịch sử của cả một thời kì đất nước. "Từ thuở mang gươm đi mở đất.."cho đến ngày mà "...từ Bắc vô Nam nối liền nắm tay..." là một khoảng thời gian không là bao so với lịch sử hơn 4000 năm của dân tộc, thế nhưng nó cũng làm cho bất cứ một người Việt nào khi đã đặt chân đến đây đều phải thốt lên :"Ôi Sài Gòn! Ta yêu dấu...". Không phải là một người con của Sài Gòn, cũng không được mảnh đất này ấm ủ từ thuở lọt lòng cho đến lúc trưởng thành, thế nhưng tình cảm của tôi giành cho Sài Gòn cũng như bao người Việt khác giành cho Sài Gòn khi một lần đến đây: Yêu. Yêu từng biến cố lịch sử làm nên Sài Gòn, yêu từng công trình cổ kính uy nghi không những có giá trị về mặt kiến trúc mà còn mang trong mình nó cả một lịch sử của Sài Gòn, yêu từng góc phố với hai hàng me (khác với Hà Nội là...hoa sữa nhá!), yêu những con người mà từng ngày từng giờ đang làm nên một Sài Gòn hiện đại, năng động nhưng lại rất riêng. Là một người làm trong ngành du lịch, tôi may mắn được tìm hiểu và trân trọng từng giá trị lịch sử của tất cả mọi thành tố làm nên Sài Gòn. Mặc dù đã được Quốc Hội chính thức đổi tên thành Thành Phố Hồ Chí Minh vào kì họp Quốc Hội Khoá VI vào năm 1976, nhưng tôi vẫn thích gọi là Sài Gòn, cái tên Sài Gòn nghe hoài cổ, rất hợp với tính cách tôi, ưa hoài cổ. Mỗi người có một cách cảm nhận về Sài Gòn, có người thích Sài Gòn chỉ vì nó năng động, có người thích Sài Gòn chỉ vì...nó không bao giờ ngủ, cũng có người thích Sài Gòn chỉ vì nó có nhiều điểm vui chơi giải trí, nhưng cũng có người thích Sài Gòn chỉ vì nó có nhiều công trình kiến trúc từ thời Pháp và còn nguyên vẹn cho đến ngày nay. Riêng tôi, tôi thích tất cả những cái thuộc về Sài Gòn. - Hãy dừng lại một phút trước một gánh Chí Mà Phu (Chè mè đen) của một ông Ba Tàu, nghe tiếng rao của ông và nếm một chút dư vị của chén chè mà có thể bạn sẽ bắt gặp đâu đó ở Hội An. - Chịu khó chạy qua Lê Văn Sĩ, gần ngả 3 Kì Đồng ở Q.3 vào những ngày giữa tháng 10 AL, có thể bạn sẽ được nếm một ít hương vị của món cốm dẹp và thưởng thức những điệu múa Lâm Thol của đồng bào người Khơme giữa lòng Sài Gòn. - Muốn ăn món Huế à? Chịu khó qua đường Trần Quang Diệu, qua khỏi Lê Văn Sĩ, chui vào một con hẽm, một loạt các hàng quán từ nhà hàng giành cho khách sành ăn cho đến quán cóc giành cho sinh viên, tuy nhiên khẩu vị có thay đổi 1 tí so với hương vị thực của "Cố Đô". - Các anh chàng thích lai rai, muốn nếm thử hương vị của cầy Nhật Tân à? Có ngay, chạy qua Cống Quỳnh, đi vào một con hẽm nhỏ, suốt cả chiều dài là một loạt các quán thịt cầy mà mỗi một tên quán là một địa danh của xứ Bắc Kì. Thế đấy! Có người nói: "Sài Gòn đâu có gì riêng đâu!" Ngẫm ra cũng phải. Sài Gòn đâu có nét rêu phong cổ kính của 1000 năm Thăng Long Hà Nội, không có nét thơ mộng của một Huế thần kinh, không có cái nắng, gió và biển của Nha Trang. Thế thì...Sài Gòn có gì để ta yêu ta qúi? Không ai có thể giải thích vì sao ta yêu một người, không ai có thể giải thích vì sao ta lại thích cái hương vị của món ăn mẹ nấu từ thuở ấu thơ. Tương tự, không ai có thể giải thích vì sao ta yêu Sài Gòn. Ta chỉ biết ta yêu, vậy thôi! Tuy nhiên, nói Sài Gòn không có nét riêng là chưa đúng. Sài Gòn là một thành tố được ghép từ nhiều thành tố khác, nó làm nên một Sài Gòn. Ta có thể thưởng thức cơm Hến ngay trong lòng Sài Gòn, có thể nhấp nháp 1 ly rượu Làng Vân cùng món chả cá Lã Vọng, có thể thưởng thức Tùm lò mo (món ăn của người Chăm Islam), có thể nghe tiếng nhạc của dàn nhạc ngũ âm cùng điệu múa Lâm Thol. Đấy chính là đặc điểm của Sài Gòn. Một thể thống nhất được ghép từ các môđun. Thế nhưng đó chỉ là cái nhìn của một người làm du lịch muốn "quảng bá" cho những du khách của mình. Tôi vẫn thích cảm nhận Sài Gòn ở một góc độ khác, chỉ là những hình ảnh rất bình dị mà có thể bạn sẽ bắt gặp hằng ngày nhưng chính nó làm nên cái đáng yêu của Sài Gòn trong tôi. Tôi có thói quen thích đi dưới những con đường rợp bóng cây xanh, mặc dù điều này sẽ có thể để lại vài hậu quả nghiêm trọng nếu đi vào mùa mưa. Một số đọan đường : Trương Định - đoạn cắt ngang công viên Tao Đàn, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Huyền Trân Công Chúa...là một loạt các con đường xanh mát - một lời khuyên cho những ai lần đầu tiên đến với Sài Gòn: Đừng nên đi vào những con đường này vào lúc...nữa khuya. Nhưng, tôi vẫn thích nhất một con đường : Đường Đồng Khởi. Không phải vì con đường này chạy ngang qua các khách sạn lớn, trong đó có khách sạn cổ xưa nhất Sài Gòn: Ks Continental, cũng không phải vì con đường này là một trong những trục đường trung tâm của thành phố mà giá của mỗi một tất đất là một tất vàng, mà vì tôi yêu cái quá khứ cổ xưa của nó. Đường này trước đây có tên là đường Catinat, hình ảnh của Catinat trong bộ phim "Người Mỹ trầm lặng" cùng với bài hát "Cafe Catinat" đã làm cho tôi yêu ngây ngất con đường này. Tôi là người hoài cổ mà! Tuy nhiên "Cafe Catinat" của Phú Quang cũng chỉ là hình ảnh của quá khứ, càfe hiện tại của Sài Gòn mới là cái làm nên cái hấp dẫn của Sài Gòn. Càfe thì ở đâu cũng vậy, cách uống cafe của người VN mình thì ai cũng sành rồi, thế nhưng cái tôi muốn nói ở đây là không gian thưởng thức càfe. Hàng loạt các quán cafe với đầy đủ các phong cách. Ai thích sôi động thì có thể đến với "Bụi" trên Phạm Ngọc Thạch, một tí hoài cổ có thể đến với các quán: Sỏi Đá, Khúc Ban Chiều (Serenate), Tâm Giao...trên đường Ngô Thời Nhậm, hoặc muốn thưởng thức phong cách Ý có thể đến Napoli. Thế nhưng, trên hết vẫn là một ly đen nóng được uống vào lúc sáng sớm trước khi đi làm ở một góc đường, nơi có bà cụ đã có trên 30 năm kinh nghiệm pha cafe. Có lẽ những quán càfe lề đường như vậy không ít ở Sài Gòn, chính nó và cái vị đăng đắng của cafe đã níu chân các lữ khách khi lần đầu tiên đến với Sài Gòn. Ngoài miền Bắc chúng ta không lạ gì với hình ảnh của các bà cụ với hàm răng đen nhánh cùng với hàng nước chè xanh vào những ngày oi bức của mùa hè. Riêng Sài Gòn thì lại đặc trưng bởi những gánh hàng rong. Tất cả các món ăn nguời ta đều có thể mang lên vai và rong ruổi khắp các hang cùng ngõ hẽm của Sài Gòn. Còn gì thú vị bằng những buổi trưa hè được thưởng thức những chén chè đậu xanh nấu với đường cát trắng, cho thêm một tí nước cốt dừa, nếu thích ngon hơn có thể cho một tí đá vào. Ta có ngay một món giải nhiệt vừa rẻ vừa không thể quên được. Thế nhưng cái khó quên của món chè nói riêng và các gành hàng rong nói chung chính là...tiếng rao: "Ai ăn chè đậu xanh đường cát nước dừa...hôn...!!!", hoặc "Bún riêu cuaaaaa...", hoặc đơn giản chỉ là những tiếng "lách cách" của những thanh tre mà khi nghe thì k ai có thể lẫn lộn với món...hủ tiếu gõ, mì gõ. Có người nói hương vị và cách ăn của các món ăn làm nên cái độc đáo của món ăn, nhưng đối với tôi, chính những tiếng rao ấy là "dư vị" không thể thiếu đối các món ăn gánh của Sài Gòn. Có lẽ nắm bắt được cái hồn này của Sài Gòn mà một số nhà hàng của các khách sạn lớn đã đưa chương trình ẩm thực "gánh" vào nhà hàng. Tiêu biểu như chương trình "buffet Gánh" của ks Majestic hoặc của Ks Bông Sen. Mừng vì có những người biết yêu Sài Gòn như mình, nhưng cũng lo là liệu họ có - sẽ làm mất đi những dư vị mộc mạc của "gánh", sẽ mang vào "gánh" cái hào nhoáng của những nến - dao - nĩa - phô mai...mà không hề nghĩ rằng, "gánh" sẽ không còn là "gánh" khi đã mất đi chén sành - tô mẻ - đũa tre, và quan trọng hơn là...mất đi tiếng rao mà đã một thời làm cho những người xa Sài Gòn phải nhớ da diết khi một thoáng bất chợt nghĩ về Sài Gòn. Trong khuôn khổ một entry không thề nào nói hết những cái hay và cái đẹp của Sài Gòn, dĩ nhiên mỗi người sẽ có một cách để yêu thành phố này. Riêng tôi, tôi cảm nhận Sài Gòn ở những hình ảnh bình dị và rất đời thường. Còn bạn? Bạn có yêu Sài Gòn? Nếu có thì hãy khám phá xem, biết đâu bạn sẽ tìm được nhiều điều thú vị.
4 trường trung học cổ thời Pháp thuộc gồm Gia Long, Trưng Vương, Marie Curie và Petrus Ký. sau giải phóng chỉ còn 2 trường vẫn mang tên cũ. có lẽ vì chính trị. Gia Long trường nữ sinh áo tím. ôi, cái tên mới hay làm sao. sau này không còn trường giành riêng cho nam và nữ như trước đây nữa. Trưng Vương gợi nhắc nữ vương hào kiệt năm xưa, cái thời mà phụ nữ chỉ nấu cơm, giặt đồ và sanh nở... vậy mày Hai Bà Trưng cưỡi voi đánh giặc. trường cũng được đặt tên cho 1 bài hát. các bác biết bài gì không ạ ?
Em cũng như tác giả entry trên, đó là rất thích con đường Đồng Khởi! Hãy bắt đầu từ Khách sạn Majestic và đi bộ ngược lên nhà thờ Đức Bà, ta sẽ có một cảm giác rất lạ. Đi qua những công trình nổi tiếng như KS Majestic, Nhà hát lớn, KS Continetal và rồi nhà thờ Đức Bà từ từ nhô lên sau đoạn đường dốc, ta sẽ cảm thấy mình như một kẻ đang lần mò tới sự bình an trong tâm hồn. Có mấy ai ở SG đã từng trả qua cảm giác đó, cho dù họ sống ngót gần nữa thế kỷ...
Bác tcqanh còn thiếu một ngôi trường cổ nữa! Đó là trường em học mang tên thời Pháp là Collège Chasseloup-Laubat. Sau này được đổi tên thành Trường Lê Quí Đôn. Đây là ngôi trường cổ nhất Sài Gòn hiện nay! Một số học sinh tiêu biểu tại trường Chasseloup-Laubat : Cao Triều Phát Nguyễn An Ninh Phan Văn Chương Trần Văn Giàu Nguyễn Văn Hưởng Vương Hồng Sển Dương Văn Minh Phạm Ngọc Thảo Trịnh Công Sơn Norodom Sihanouk hiện nay là Thái thượng hoàng của Vương quốc Campuchia. Trịnh Xuân Thuận Trần Đại Nghĩa Lưu Văn Lang
Collège Chasseloup-Laubat Sau khi chiếm được toàn cõi Nam Kỳ, ngày 14 tháng 1 năm 1874, Thống đốc Nam Kỳ, Chuẩn Đô đốc (Contre-amiral) Pháp Jules François Emile Krantz (1821-1914) đã ký nghị định thành lập một ngôi trường trung học tại Sài Gòn nhằm phục vụ nhu cầu đào tạo con em những thực dân người Pháp tại Sài Gòn. Chương trình giảng dạy theo chính quốc, dạy từ tiểu học đến tú tài (chương trình Pháp). Trường sở được khởi công xây dựng ngay vào năm 1874 và hoàn tất vào năm 1877. Lúc đầu trường có tên Collège Indigène (Trung học bản xứ), không lâu sau được đổi tên thành Collège Chasseloup Laubat, theo tên Bộ trưởng Pháp quốc hải ngoại (còn gọi là Bộ Thuộc địa) lúc bấy giờ là François Marquis de Chasseloup-Laubat (1754-1833). Ban đầu, trường chỉ nhận các học sinh người Pháp, đến đầu thế kỷ 20 thì mở rộng để nhận thêm học sinh người Việt, tuy nhiên phải có quốc tịch Pháp. Do đó, trường phân biệt thành 2 khu: Khu dành riêng học trò người Pháp, gọi là Quartier Européen Khu dành cho học trò Việt có học thêm giờ tiếng Việt, gọi là Quartier indigène (khu bản xứ) Cả 2 khu này đều học chung chương trình Pháp và thi tú tài Pháp. Tuy là một khu trường dành cho những người có quốc tịch Pháp (do đó, trường còn có tên là trường Bổn quốc Sài Gòn, khác với các trường bản xứ khác), vào năm 1926, những học sinh người Việt đã viết lên bảng 4 chữ A.B.L.F, viết tắt câu "A bas les Français" (nghĩa là "Đả đảo thực dân Pháp") trong một lần bãi khoá để tang nhà chí sĩ Phan Chu Trinh. Ngày 28 tháng 11 năm 1927, Toàn quyền Đông Dương G. Gal ra một nghị định thiết lập tại Chợ Quán một phân hiệu tạm thời của Collège Chasseloup Laubat dành cho học sinh người bản xứ lấy tên là Collège de Cochinchine. Phân hiệu này được đặt dưới sự điều hành của Ban Giám đốc Trường Chasseloup Laubat và môt giáo sư phụ trách tổng giám thị của phân hiệu. Ngày 11 tháng 8 năm 1928, Toàn quyền Đông Dương tạm quyền René Robert ký nghị định số 3116 gồm 6 điều, thành lập tại Chợ Quán, kể từ kỳ tựu trường 1928-1929 một trường Cao đẳng Tiểu học Pháp bản xứ, chuyển giao phân hiệu tạm thời với trên 200 học sinh của Collège Chasseloup Laubat nói trên vào trường này, có sát nhập một hệ Trung học Đệ nhị cấp bản xứ (Lycée) để thành lập một trường mới, về sau có tên là Lycée Petrus Trương Vĩnh Ký, hay trường Petrus Ký. Sau năm 1954, với dụng ý tránh gợi nhớ thời thuộc địa, trường được đổi tên là trường Jean Jacques Rousseau, dạy chủ yếu là học sinh người Việt, nhưng vẫn do người Pháp quản lý. Đến 1967, trường được trả lại cho Việt Nam và trở thành Trung tâm giáo dục Lê Quý Đôn. Từ 1975, chính quyền Việt Nam vẫn giữ tên gọi Lê Quý Đôn cho ngôi trường này. Trải qua hơn một thế kỷ, kiến trúc ban đầu của ngôi trường vẫn còn gân như nguyên vẹn, gồm bốn dãy nhà cao hai tầng ghép lại có hình chữ "khẩu". Với lối kiến trúc mang đậm chất Tây Âu, trường sở được xem như một kiến trúc cổ có lịch sử văn hóa lâu đời, vẫn giữ gìn được nét truyền thống cổ kính mặc dù đã được trùng tu, sửa chữa. Dựa trên nền kiến trúc cổ, hiện tại trường sở đã xây thêm một số công trình phụ gồm nhà luyện tập thể thao và 10 phòng học kiểu mới. Tính truyền thống và hiện đại được nhà trường chú ý ngay trong khâu thiết kế và trang trí, vì thế ngôi trường Lê Quý Đôn vẫn mang đậm nét cổ kính.
Chắc ý bác tcqanh nhắc đến bài Tell Laura I Love Her của Jeff Barry và Ben Raleigh đúng không. Bài này được NS Nam Lộc đặt lời Việt với tựa Trưng Vương Khung Cửa Mùa Thu Mời các bác nghe Ngọc Lan trình bày http://casingoclan.free.fr/TrungVuongKh ... uaThu.html
dạ đúng bác ạ. mà có bác nào đứng bên hông trường, hẹn hò áo dài bên kia cửa sổ không ạ ??? thật lãng mạng, thật học trò, thật khó quên
hôm qua em hỏi cụ Dungaudio, cựu học sinh Lê Quý ĐÔn, cụ ấy bảo trường mình sau thời Pháp Thuộc... nên em tưởng có 4 thôi chứ. xo dì...xo dì...
Chả có gì phải dị ứng cả! Vì có anh "Hai Lúa" thì phải có anh "Ba bên Tàu" chứ! Mà em không không hiểu là tại sao chúng ta gọi người Hoa là người Tàu nhỉ? Từ Tàu xuất phát từ đâu nhỉ? Em mới tìm ra nguyên nhân : Người bên Tàu thường gọi là người Trung-Quốc nghĩa là nước ở giữa vì thuở xưa bên ấy có 18 nước chư hầu; chỗ Kinh thành Hoàng-đế ở lại vô ở giữa các nước chư hầu nên gọi là Trung Quốc. Người bên Tàu thường kêu mình là Đường-nhơn hay Thanh-nhơn, nghĩa là người nhà Đường nhà Thanh. An-nam ta kêu là Tàu, người bên Tàu, là vì khách thường đi tàu qua đây, lại dùng tàu chở đồ hàng hóa qua đây buôn bán; nên kêu là Tàu, hàng Tàu, đồ Tàu v.v... Người Bắc thì kêu là Ngô, nghĩa là nước Ngô, có kẻ lại cắt nghĩa rằng vì bởi nó hay xưng mình là Ngô nghĩa là tôi. Kêu Các-chú là bởi người Minh-hương mà ra; mẹ An-nam cha Khách nên nhìn người Tàu là anh em, bằng không thì cũng là người đồng châu với cha mình, nên mới kêu là Các-chú nghĩa là anh em với cha mình. Sau lần lần người ta bắt chước mà kêu bậy theo làm vậy. Còn kêu là Chệc là tại tiếng Triều Châu kêu tâng Chệc nghĩa là chú. Người bên Tàu hay giữ phép, cũng như An-nam ta, thấy người ta tuổi đáng cậu, cô, chú, bác thì kêu tâng là chú là cậu vân vân. Người An-nam ta nghe vậy vịn theo mà kêu các ảnh là Chệc ...
thời Pháp thuộc đường này mang tên Catinat, tên 1 con tàu quân sự hay 1 chiến thắng nào đó của Pháp em quên rồi. đến thời thực dân Pháp, đường đổi tên thành Tự Do. sau giải phóng miền nam đường chính thức mang tên ĐỒng Khởi đến nay.
đất nước Trung Hoa cổ ngày xưa không to, đúng là nằm ở giữa các nước chư hầu. theo văn phong Kim Dung lão gia gọi đó là vùng đất Trung Nguyên, thì cũng mang ý nghĩa là vùng đất phẳng nằm ở giữa. đến đời nhà Hán, đất nước và con người Trung nguyên này mới rộng và đi theo nét chung chung nào đó. đất nước Trung Hoa thật sự mở rộng và thống nhất là do người Nguyên thống nhất lục địa và toàn bộ chư hầu về 1 mối. kinh tế và văn hóa thịnh vượng nhất là từ thời nhà Minh, đặc biệt là nhà Thanh. to Listen : nhà vợ em sống lọt thỏm trong khu người Hoa, bạn bè em có 1 số người Hoa. em tiếp xúc người Hoa, hỏi thăm họ, họ nói họ là người Tàu. chữ Ba Tàu em nghĩ dễ thương đó chứ... mà hồi xưa, thời bao cấp em thấy mọi người vẫn gọi vậy mà.
Vào khu Phú Thọ Hòa nói chữ Tàu thì không sao, chứ thêm chữ Ba vào thử xem nào :cry: . Ba Tàu = Bắc Kỳ = Nẩu = Miệt Dứ (dưới) đó Quốc Anh, không nhẹ đâu em
Em họ Trần, người Kinh, nhưng nghe cũng dị ứng với từ này. Hình như là nhà văn Vương Hồng Sển hay là một nhà nghiên cứu nào đó (mà em quên mất) cũng đã giải thích cho cách dùng chử "ba" để đi chung với từ khác nhằm để coi khinh hay miệt thị như ba sạo, ba láp, ba hoa, ba phải... Mình nên gọi là người Hoa thì nghe hay hơn. Ngay cả khi gọi tiếng "Hoa" là tiếng "Trung" nghe cũng trái tai lắm!
bác nói có lý. thì bây giờ VN ta thống nhất gọi là người Hoa, nước Trung Hoa rồi. trong kê khai nhân sự vừa rồi, nhìn em mấy người họ hỏi em gốc Hoa hay gốc Ả Rập . hồi xưa, xém tí nữa ampli vô địch e là người gốc Hoa đó chứ. em đồng ý thì bây giờ chắc hàng xóm bác Cau Yem. thật vậy, người gốc Hoa là một bộ phận không nhỏ trong dân số Sài GÒn. theo em biết SG và Sóc Trăng là 2 nơi có người Hoa nhiều nhất. nói về người Hoa tại SG không thể không nhắc đến tác phẩm Đất khách của chị Lý Lan. sau này tác phẩm được chuyển thành phim. một bộ phim khá hay, nhẹ nhàng và cảm động. chị mang 2 dòng máu Hoa- Việt, dạy văn, sau này định cư tại Mỹ.... http://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%BD_Lan bác Listen làm một ít tản mạn về người Hoa tại SG đê....
Trước 1865, người Pháp xây dựng Saigon có 26 con đường, và đặt theo số thứ tự, lúc đó đường Catinat mang số 16. Đến 01/02/1865 Đề đốc De La Grandière mới đặt tên cho từng con đường một và con đường số 16 lần đầu tiên mang tên Catinat. Nhiều người không rõ xuất xứ của tên này. Theo một số sử liệu, Catinat là tên một thống chế Pháp sinh năm 1637 và mất năm 1712, phục vụ dưới thời vua Louis XIV. Giữa thế kỷ XIX, Pháp lấy tên Catinat đặt cho một chiếc tàu chiến từng tham gia trận đánh Sài Gòn năm 1859 và dựa vào chi tiết này, De La Grandière đặt cho con đường số 16 tên Catinat. Nguồn NLD
Nói về cả cộng đồng người Hoa tại Sài Gòn thì sức em chịu không nổi, nhưng đi thăm họ hàng ở khu Phú Thọ Hòa (PTH) nhiều lần em thấy có 1 số điều rất lạ so với người Việt: - Anh em họ với nhau (cho dù là chú bác ruột): ai lớn tuổi là anh (chị), ai nhỏ thì làm em, xưng hô thoải mái. - Họ hàng với nhau chỉ cần khác 1 đời và không trùng họ là có thể lấy nhau, mặc dù rất ít xảy ra điều này. - Ngồi ăn cơm thì nồi cơm để ở 1 góc xa, ai bới thì tự thân ra lấy không như ở người Việt, mẹ hoặc con dâu ngồi gần nồi cơm để bới cho mọi người. - Còn 1 điều em thấy nữa là ở khu PTH là nạn trộm cắp trong xóm rất ít khi xảy ra, có lẽ do tinh thần cộng đồng rất cao, em vào thăm nhà bác ở giữa hẻm, để xe ngoài đầu hẻm cả ngày trời mà chẳng sao (rất nhiều lần như vậy)