nhiều người cứ tiếc rẻ tại sao VN ta không học theo cách xây đường của Pháp, Mỹ... thậm chí là La Mã cổ đại với những con đường niên độ cở 1 ngàn năm vẫn đi tốt. đường mới mình xây xuống cấp ngay khi chưa khánh thành... . các bác cứ nhìn cách làm đường, đào lô cốt hiện tại mà xem...
em giải thích 2 chuyện này cho bác. 1. vì thói " gia trưởng " đã ngấm vào máu. thậm chí vùng quê miền bắc có nơi người cha, con trai ăn cơm ngồi trên cái phản, người mẹ và dâu ngồi dưới đất hoặc thậm chí ăn sau khi người cha ăn xong. ghê vậy đó đó là di chứng từ cái thời " phong kiến với phép vua, lệ làng ", cái thời tệ hại trong lịch sử phát triển loài người. thời đó người phụ nữ được xem chỉ là " loanh quanh xó bếp ", là ô sin trong gia đình, là người sinh con nối dõi cho giòng tộc... nếu bác đọc hồi ký " Thiêu Sống " do 1 cô gái gốc hồi giáo viết, bác sẽ thấy cái " thói gia trưởng " đó mới kinh cở nào. 2. đây ko phải chuyện riêng người VN bác ạ. tại Ấn, Indo, TQ, Philipin... nạn trộm cắp cũng kinh lắm. đây là vấn đề về con người, về giáo dục, văn hóa... tại sao có nạn trộm cắp ? - nghèo -thất học -lười lao động - tệ nạn .... cái vòng luẩn quẩn. các cụ bảo " nhàn cư vi bất thiện là vậy " em thì thấy người gốc Hoa chịu khó làm việc hơn người Việt bác ạ.
"Cắc chú" là phát âm theo giọng người Hoa của từ "Khách trú".Kể tứ thời Mãn Thanh thống lĩnh toàn bộ Trung Hoa thì người Trung Hoa từ Nam kinh,Quảng Châu,Quảng Đông cương quyết thờ nhà Minh nên dong thuyền tị nạn về vùng Đông Nam Á.Một số trôi dạt vào Miền Nam,do đến bằng tàu(thuyền) nên người Việt địa phương gọi tắt là người Tàu, người Minh Hương(người Trung Hoa thờ Nhà Minh ly hương) người "khách trú" (người khách đến ở nhờ)...
Em hóng chuyện nghe nói chữ " Ba Tàu" xuất phát từ việc 1 nhóm người Hoa cập cảng Hội An (bây giờ) trên 3 chiếc tàu, họ trao đổi hàng hóa, kinh doanh và nhờ đó mà Hội An phát triển như hiện nay. Người dân địa phương vì thế gọi người Hoa là Ba Tàu. Em hóng chuyện nói leo thôi, chẳng biết đúng sai gì sấc. Các Bác tiếp đi ạ. Thân
Hoàn toàn không đúng, đây là giai thoại người ta đặt ra chống chế cho từ "Ba Tàu", ngươi Trung Hoa qua Việt Nam từ bao giờ sử sách còn không thể ghi lại được, trong 10 người Việt hiện nay, chẳng biết đâu là người Hoa, đâu là An Nam, chẳng qua chỉ phân biệt qua giọng nói
Minh Hương (chữ Hán: 明鄉) là tên gọi Người Hoa ở vùng Nam Bộ Việt Nam. Tên Minh Hương có nguồn gốc từ tên triều đại mà những người này đã sinh sống: nhà Minh. Đến khi nhà Thanh thay thế nhà Minh ở Trung Quốc và bắt đầu có những thay đổi về quản lý đất nước, những người này đã chạy sang Việt Nam. Ban đầu chữ "hương" dùng chữ 香 có nghĩa là "thơm", sau na`y đổi sang chữ 鄉 nghĩa là "làng". Như vậy Minh Hương có thể hiểu là "làng của người Minh" và cũng có thể hiểu là "làng sáng sủa".
thôi để em chuyển hướng vô ...sở thú nhe mâý ai ở sg không có vài tấm hình chụp những công cộng như hồ con rùa - sở thú ( thảo cầm viên ) bến bạch đằng - quốc hội - ... khoe với các bác hình ...em ,chụp năm 68-69 :lol: ... con cọp này hổng biết ...cốt nó bây giờ ở đâu bến bạch đằng 1969 trung tâm sg 1968 và đây -- 40 năm sau đó
Từ Ba Tàu đúng là đáng dị ứng . Trước đây em cô cô bạn gái mẹ Hoa ba Việt vốn là người cực giỏi ngoại ngữ (thông thạo Anh Hoa Việt). Cô này hay dẫn em về Q6 chỗ họ hàng bên ngoại chơi và luôn dặn kỹ rằng đừng bao giờ nói 2 chữ "Ba Tàu" nhé. . Nhưng 1 chữ Tàu thì sao??? Em thấy người Việt ở hải ngoại rất hay dùng từ này. Những người thường dùng chữ này nhất hay sống trong cộng đồng đông đúc người Việt. Mà cộng đồng đông đúc người Việt thì rất hay sống cạnh khu dân cư đông đúc người Hoa như ở Mỹ hay Úc chẳng hạn. Họ dùng chữ này rất đỗi tự nhiên mà ko sợ bạn bè gốc Hoa phật ý. Ví dụ như: phố Tàu, cơm Tàu, người Tàu...v...v.... Theo các bác từ "Tàu" có đến nỗi kỳ thị khó coi ko vậy??? Riêng em thích chữ Hoa hơn chữ Tàu
bây giờ thêm cái lưng bị gù nữa :mrgreen: vì lo hàn hàn, chấm chấm, cắt đo mấy cọng dây điện... nhan sắc dạo này thấy ... quá
Đây là ảnh buổi họp mặt Tất Niên 2001 tại trường Lê Hồng Phong có sự tham dự của quý thầy cô đã nghỉ hưu và các cựu học sinh.Kết hợp trao học bổng cho HS của trường, tặng quà và chúc Tết quý thầy cô đã giảng dạy và đào tạo các thế hệ HS từ còn là PetrusKy đến Lê Hồng Phong hiện nay.Tất nhiên là có liên hoan và chương trình văn nghệ do các HS và cựu HS trình diễn.
lịch sử phát triển miền Nam gắn liền với triều Chúa Nguyễn. cho nên Nhà nước ta đang xem lại vai trò lịch sử 9 chúa và 13 vua nhà Nguyễn này, đặc biệt là chúa Nguyễn. cách đây vài năm, nhà nước đã đặt tên 1 con đường gần nhà em, từ ga Sài GÒn ra ngã bảy Dân Chủ là đường Nguyễn Phúc Nguyên. ông là con của chúa Nguyễn Hoàng, người đặt nền tảng cho ý tưởng hòa hoãn với chúa Trịnh phía bắc và mở rộng phát triển phía nam.... vừa rồi 1 gia tộc sống trên đảo Lý Sơn đã tặng cho nhà nước tờ chỉ dụ của Vua Minh Mạng về việc phát triển, canh giữ đảo Hoàng Sa. cái này giúp củng cố thêm chủ quyền nước ta về quần đảo này.
Thế bác muốn phóng sự về hoạt động gì để em hầu bác luôn. Măm dog, xơi lòng lợn, chén thịt cừu, uống bia hơi, và nhiều thứ khó nói khác nữa..... :wink:
Cách đây một vài năm,tạp chí về văn hóa đô thị Saigon Citylife có những bài viết khá thú vị về Sài Gòn,nay không thấy xuất bản nữa,.. Chúa nhật rảnh rỗi ngồi gõ lại cho các bác cùng đọc. Ngày Chúa nhật của người Sài Gòn Tôi thuộc thế hệ mà trong giấy khai sinh,trong mục nơi sinh còn ghi tên đường bằng “tên Tây”-rue Pual Blanchy.Nói theo ca sĩ George Micheal trong album “Songs of the last century”,tôi thuộc thế kỷ trước. Chẳng phải là hòai cổ gì,song,như người Pháp có câu nói :”Paris đã không được dựng nên chỉ trong 1 đêm”.Sài Gòn 300 năm hơn nàycũng thế.Sài Gòn như là một đô thị thực sự mới chỉ bắt đầu chưa được 150 năm,kể từ sau khi người Pháp đổ vào đây.Muốn hay không muốn,nếp sống đô thị của Sài Gòn này cũng xuất phát từ một khuôn mẫu mà các ông già xưa gọi là “cồ-lồ-nhền”(colonial).Muốn hay không muốn cái khuôn mẫu đó đã tồn tại gần trăm năm,trước khi nhường chổ cho một hình thái đô thị khác như đang thấy ngày nay. Sài Gòn khi đó vẫn chưa rộng lớn như bấy giờ.Đường Nguyễn Văn Thoại (Ngang khu chợ Tân Bình bây giờ) vẫn rậm lá rừng cao su.Thậm chí đọan từ Lăng Cha Cả đến Ngã Tư Bảy Hiền (đường Hòang Văn Thụ bây giờ ) vẫn còn là một khôn viên của trung tâm khảo cứu nông nghiệp!. Sài Gòn thời đó vẫn còn giữ nguyên khuôn mẫu của mọi thị trấn, bourg,và lối sống thị thành, bourgeois, trong ý nghĩa của nhưng đô thị nguyên thủy và thị dân trước khi trở thành "Tư Sản”. Một bourg ở Châu Âu quay quần bên tâm điểm là mái nhà thờ. Bên cạnh đó là tòa thị chính. Ở đó sẽ có một quảng trường , place, park. Chung quanh đó là quán rượu , hàng bánh mì, như là điểm hẹn của cả thị trấn. Người Pháp đã mang cái mô hình đó vào Sài Gòn này. Với Nhà thờ Đức Bà trên ngọn đồi cao nhất thành phố. Nhà bưu điện bên cạnh. Đổ dốc xuống là rue Catinat. Quẹo trái là tòa thị chánh, Hôtel de ville , hết dốc là nhà hát lớn, Théâtre Municipal, quanh đó là quán xá. Những Givral nổi tiếng với Người Mỹ trầm lặng, La Pagode, Brodard là những điểm hẹn của các “ Ông Tây, bà Đầm”. Trong tiếng Pháp có một động từ rất dễ thương: s’endimancher đến từ danh từ dimanche ( ngày Chúa nhật), nghĩa là diện đẹp để đi nhà thờ vào ngày Chúa nhật. Người Pháp ra đi, lớp thị dân giàu có thế chổ. Sáng Chúa nhật, những chiếc Peugeot 203, rồi thì 403 cứ thế mà đậu chung quanh nhà thờ Đức Bà. Từng gia đình nắm tay nhau vô nhà thờ, rồi trở ra. Trước khi lên xe ra về cả nhà quay quần trước hai kiosque bánh mì. Hai bên tòa nhà bưu điện xuất hiện hai kiosque chuyên bán bánh mì và bánh ngọt, bên trái là “quán Nguyễn Văn Ngãi”, bên phải là “quán Bưu Điện” . Người sành điệu mê “bánh mì Nguyễn Văn Ngãi hơn” , nhất là bánh mì tôm ( với sauce mayonnaise), và bánh baba au rhum nồng nàn mùi rượu. Một ổ bánh mì tôm cho đứa con học hành khá nhất trong tuần, nhưng đứa còn lại, học kém hơn chỉ được một ổ bánh mì pâté thôi . Một điểm tâm sáng thật công bằng, trước khi cả nhà cùng quây quần bên mâm cơm thịnh sọan của ngày Chúa nhật. Hạnh phúc gia đình là như thế. Và ngay cả cái chất thị dân đích thực cũng là như thế, ngăn nắp trong sự trù phú. Người thị dân Sài Gòn đích thực không ưu nhậu. Họ thưởng thức từng ngụm cognac Martell cổ lùn ( du nhập Sài Gòn vào năm 1965) thay cho Martell cổ cao, từng ngụm la-de, thưởng thức cả việc được người phục vụ rót từng ly cho họ. Người thị dân thực sự không tham nhậu bỏ bê gia đình, dù cho họ có là thương gia. Chính vì lẽ đó ,những bữa cơm gia đình vẫn luôn là tối thượng. Điều gì làm nên tính cách của thị dân ? Sự thanh lịch ! Thật ra sự thanh lịch đó đã mất dần vào cuối những năm 1960, khi mà cuộc chiến khốc liệt đem lối sống “nhà binh” tràn đầy đường phố. Tất cả cũng qua đi. Sự thanh lịch, tinh tế, món hang xa xỉ trong thời chiến thì nay trở nên lạc lỏng giữa nhịp sống công nghiệp gấp gáp. Tốc độ nên người ta quên đi nhiều điều tưởng như nhỏ nhặt. Chúa nhật ,những quán cà phê “ thị dân kiểu mới” chỉ tưng bừng vào buổi trưa với nhưng gương mặt ngái ngủ và dáng vẻ trể tràng giữa mịt mù khói thuốc. Quán xa đông vui khiến những căn bếp gia đình trở nên hiu quạnh. Phái yếu độc lập quá, quyết đóan quá khiến đấng mày râu quên “ga-lăng”, mất dần thói quen mở cửa ,kéo ghế , tắt thuốc lá, nhường đường cho phụ nữ …Bỗng dưng nhớ ca khúc từng đọat giải Grammy của nữ ca sĩ Paula Cole: “Where Have All Cowboys Gone”… Tác giả: Danh Đức . Nguồn : Saigon Citylife
Con này mà là con cọp huh? Hồi nhỏ bác Dũng chưa biết thì ko sao, chớ bây giờ sống cạnh nó mấy chục năm mà bác vẫn nghĩ nó là con cọp thì.... ...thiệt là tình mờ :lol: