Bộ quốc tế này dùng 01 NAS để lưu trữ (Buffalo) 01 UMPC để làm điều khiển (Samsung) Vai trò của Linn ở đây là một PC nhúng hoặc PC device chạy với vai trò làm giải mã D/A
Khà khà: tôi bê về rồi, thử cái "đã" cho khỏi lăng tăng :mrgreen: Nguồn: Samsung 320GB Sata-TViX4100SH-CD-DSP mk2 Cảm ơn các bác.
Em có 2 con sound card có thể giúp bác đấy : 1. Terratec Phase 22 Analog + Digital SPDIF TOS-Link & RCA Connector Giá khoảng 700 $ 2. PCX 5 or PCX 924 Analog + Digital Out (AES/EBU) XLR connector Giá khoảng 3000$
Em cũng chưa rõ thật hư về chất lượng của nó ra sao vì tánh em là phải sờ và nghe đã, hiện giờ nó mới đang trên đường về Viêt Nam, Thấy sếp em nói dân Châu Âu đang bàn tán rất nhiều về em này của Linn . Theo em được nghe từ sếp thì khi có em này rồi, chỉ cần mua một em ổng cứng ( Santa 400Gb) chẳng hạn là thành một cái đầu CDplay cực kỳ Hi-end , mà dùng nó thì đỡ phải kích rích đĩa CD bày la liệt và âm thanh thì hay hơn nghe đầu CD lun Em thấy các bài ri view về nó dài nhằng nhẵng http://www.linn.co.uk/product_reviews/product_id/670
Dạ con đường của bác Bọ cạp là con đường em đã từng đi và là con đường rất tốt. Có vài vấn đề bác nên chú ý là linh kiện của PS3 nếu hư sửa rất mắc tiền ví dụ như ổ BD-ROM. Thứ 2 là muốn upgrade soud card, DSP thì rất khó nếu chưa muốn nói là không thể. Thứ 3 là rất khó hoặc hoàn toàn không phục vụ bác được sự nghiệp thâu mix nhạc ra CD "Úp Top Hits 24 bit Digital Master"
Không biết con linn này thế nào còn con logitech giá chỉ >390$> Em thấy sao có nhiều Review về 2 chú này mà không biết cái nào nghe ra sao ??? và giá cả chú linn này bao nhiêu Vậy Bác T-Hùng ??? sao Em thấy giá chú linn này khủng quá >9600 bảng >có đáng đầu tư theo mức độ hay của nó không ??? Em thấy có nhiều bài review so sánh Slim Devices Transporter và linn này nhưng giá thì chênh lệch nhau 1/8 http://cgi.ebay.com/LOGITECH-SQUEEZEBOX ... dZViewItem
Vấn đề đầu tiên đang gặp phải : Có lẽ nên đi mua con receiver mới hỗ trợ Dolby TrueHD and DTS-HD Master Audio decoders
http://www.atsmobil.fr/images/tvix_m4100sh_01.jpg Đang thử phát DVD, khá ok, đặc biệt Amp VĐ rất hài lòng, thế là tốt rồi các bác ạ!
Dễ ẹc! Bác chỉ phải kiếm cái Onkyo Receiver TX-SR605 dưới 400USD sẽ giải quyết xong. Còn chưa kiếm được thì chịu khó nghe cái âm thanh giảm phân giải từ cái ngõ ra analog 5.1 cũng tốt chán.
Ậy chúng ta đang xoay quoanh 1 vấn đề tiêu khiển mới nhưng dưới đây là 1 số vấn đề em đã từng gặp phải cho cuộc chơi đầy lý thú này 1- Mức độ đầu tư: tùy vào túi tiền và yêu cầu. 2- Mức độ hiệu quả về kỹ thuật: chúng ta có thể bỏ ra rất nhiều tiền để đầu tư cho thiết bị nghe nhìn nhưng có thật sự cần thiết hay không? - Chất lượng hình ảnh: Cái này dễ nhận thấy nhất vì đã có tiêu chuẩn hẳn hoi 480i < 480p < 720p = 1080i < 1080p. DVD chỉ có chuẩn 480i và 480p còn lại là chuẩn HDTV, HD-DVD và Blu-ray. Và bản thân DVD cũng chia làm 2 phái: phái gốc DVD-9 và phái bóp cổ lại chỉ còn DVD-5 và đương nhiên cái DVD-9 chất lượng hình và có thể âm thanh cũng hơn "bóp cổ DVD-5". Nếu đầu tư cho TƯƠNG LAI thì đương nhiên 1080p là đỉnh nhưng bây giờ nguồn đĩa còn quá TƯƠNG ... ỚT. Được cái là các thiết playback kỹ thuật số hiện nay gần như cái nào cũng playback được 1080i đến 1080p nên đầu tư cho tương lai không còn là vấn đề mà không phải trả giá cao. Máy phát HÍ ÈND 1080p và đồ Lô Ènd 1080p chất lượng HÌNH ẢNH không khác là bao chỉ trừ khi có cái máy phóng 3-DLP (giá trên 30K USD) và phóng đến 200 inch trở lên với 1 Blu-ray chất lượng ảnh thật cao thì mới thấy được khác nhau chút đỉnh. ---> Về mặt chất lượng so với giá tiền thì đầu tư cho một thiết bị phát hình ảnh 1080p đắt tiền không hiệu quả cao lắm nếu kinh tế không dư thừa. - Chất lượng âm thanh: đây là cái nhức đầu nhất và là cái các hãng HÍ Ènd móc túi được của thiên hạ. Có 1 số vấn đề móc tiền giải thích được nhưng hầu hết vấn đề thì chỉ ... lặp lòe Công nghê kỹ thuật số của âm thanh có rất nhiều nhưng thường chia làm 2 nhóm: KHÔNG NÉN (No Compression) hoặc NÉN nhưng không mất (Lossless Compression) và NÉN nhưng bị mất (Lossy Compression). a- Nhóm Không Nén (No Compression): - Âm thanh CD dùng PCM với phân giải 16-bit/44.1kHz sampling. Đây là nhóm phổ thông với kỹ thuật đã trên 25 năm và cái giới hạn và gây tranh cãi nhất là tần số sampling 44.1kHz quá thấp làm ảnh hưởng chất lượng âm thanh vì aliasing. Tùy theo kỹ thuật của các hãng mà dùng DSP hay chip để upsampling lên và mọi sự phù phép đều ảnh hưởng đến âm thanh hoặc thay đổi âm thanh nên các hãng dễ vẽ vời nhất. Hơn nữa theo nhận định các khoa học gia thì lỗ tai con người nghe (tai vàng tai kim cương) có khi nhận biết được đến 100dB S/N mà phân giải 16 bit trên lý thuyết chỉ trên dưới 96 dB nên những khiếm khuyết, méo hài, hay tiếng ồn do digital 16 bit gây ra có tai kim cương vẫn có thể nhận biết được. Và những gì làm ảnh hưởng đến tiếng ồn như phần nguồn, khuyếch đại và đặc biệt Jitter có thể ảnh hưởng đến âm thanh nếu người nghe đó có khả năng nhận biết được đến mức này. Và đây cũng là yếu tố đưa thiết bị lên giá rất cao để lấy từng vài dB khi đã đến mức 96 dB. - Âm thanh PCM 2.0 hoặc PCM 5.1 với phân giải 24 bit/48kHz đến 192kHz: cái này rất độc đáo nhưng ít phổ thông và rất ít Album nhạc để chọn lựa và chỉ có ở DVD-Audio, SACD và gần đây nhất là mua trên mạng. Có 2 mạng đó là iTRAX.com và MusicGIANT.com. MusicGIANT.com chỉ có ở phần Super HD và phải mua cả Album (giá từ 20USD trở lên). iTRAX.com nguyên là phòng thâu cho khá nhiều DVD-Audio chuyên trị 2.0 và 5.1 Hi Definition thì có thể mua từng bài và đây là webpage mà em khóa nhất. Các bác có thể download 1 sample về nghe thử thì sẽ biết Xì tê so với 5.1 Music là khác nhau như thế nào. Mua nhạc ở 2 mạng này đều nghe được bằng máy tính PC. Trong khi DVD-Audio và đặc biệt SACD phải có thiết bị riêng mới nghe được. Với sampling 48kHz và đặc biệt là 96kHz hay 192kHz thì bớt (khỏi) lo truyện aliasing. Và với phân giải 24 bit thì S/N dưới lý thuyết xuống đến trên dưới 140 dB nhưng trên thực tế các thiết bị chỉ làm được xuống 125 dB đã là quá mạng và thông thường các thiết bị hiện nay là 100-120 dB. So với tai kim cương chỉ xuống đến 100 dB thì là quá đủ. Tuy nhiên vấn nếu vấn đề Jitter nếu không giải quyết tốt cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của mạch. Một số đồ pro với giá thành phải chăng so đã hạ Jitter xuống thấp hơn rất nhiều so với đồ Audio giá trung bình đang xài ở nhà của chúng ta. - Âm thanh DTS-HD Master Audio: cái này chỉ có ở chuẩn HD-DVD và Blu-ray và chỉ có các hãng lớn mua mua được bộ giải mã để thực sự giải mã được nguyên bản phân giải. Dùng phần mềm như PowerDVD hay thiết bị khác đều chỉ nghe được tính hiệu đã bị giảm độ phân giải (giảm rất nhiều) .... Bây giờ em thấm mệt hẹn sẽ viết tiếp phần b) nhóm Lossless Compression và nhóm c) Lossy Compression
Em không có bình luận gì, chỉ cảm ơn bác Dze đã luôn có những bài viết tận tình, sâu sắc về kỹ thuật :idea: Còn câu hỏi của em (thiết bị nào truyền nhạc từ PC/laptop qua wireless mà có coaxial/optical out ra DAC rời, hoặc không out cũng được nhưng có DAC tốt) có bác nào giúp được không ạ.
Thực sự tẩu rồi bác Dze ah, tạm thời em cứ copy cái bài của bác đã, về đọc nghiên cứu dần chứ đọc một lần hổng hiểu. Nhất là từ sáng tới giờ chưa có tí cafein nào vào người cả.
Kính các bác, Em dùng Airport Express nối cáp quang đưa tín hiệu số vào Amp. Về âm thanh hay dở không dám bàn nhiều vì các bác đã nói nhiều rồi. Nhưng về sự thuận tiện thì hơn hẳn: các thể loại nhạc trên PC hoặc máy xách tay đều chơi hết và không phải đến tận dàn máy điều khiển, kể cả volume vặn vẹo cũng trên PC hết. Hơn hết là vợ em nó thấy hài lòng cả về tiện nghi, chất lượng và công nghệ. Tiếp theo có lẽ em tìm cái gì thay PC hoặc notebook để play nhạc! Có cái gì như network music player không các bác?
HIc hic, em xin spam một tí. EM nhận thấy có một sự thay đổi lớn trong cách các bác setup hệ thống so với cách đây 2 năm. Đó là trước kia các bác setup hay DIY chỉ cho mình hoặc cho anh em cùng sở thích. Nhưng ngày nay, một phần không nhỏ các bác setup để phục vụ nửa kia của mình, hihi. @Dze: Nếu chỉ đơn giản dùng cho các định dạng phần mềm thông dụng như CD hoặc DVD-9 thì em dùng cái playstation 3 hoặc dùng AE, hoặc dùng một cái sound card thì có được không ah? Nếu dùng soundcard thì anh recommend cho em một cái với. Loại nào hát được cả karaoke thì bá chấy.ke ke.
Em vừa mới viết tiếp và luôn đoạn kết cho phần còn lại thì post không được và mất toi làm em muốn khóc luôn Em dở quá không save vào đâu trước rồi hãy post sau thì đâu có như vậy. Em bị mấy lần rồi. Tiếc quá ... không biết là em có còn sức viết lại không?
Thấy các bác bàn tán nhiều về vấn đề này em cũng xin tham gia tí chút. Em cũng khoái cái vụ nghe nhạc từ ổ cứng này vì tiện lợi và cũng đã nghiên cứu một số cấu hình như sau: 1/ Dùng PC làm nguồn phát tín hiệu, nối với con squeezbox 3 làm giải mã qua cáp mạng hoặc wireless -ưu điểm: giá rẻ, tận dụng được PC sẵn có, chỉ cần mua thêm con squeezbox 3 khoảng vài trăm usd, PC chỉ cần để ở phòng khác cho khỏi ồn, squeezbox có điều khiển từ xa và có màn hình hiển thị album/song. -nhược điểm: chất lượng giải mã của squeezbox 3 chỉ ở mức OK, nếu muốn hay thì lại phải dùng thêm 1 con DAC rời chất lượng cao, lấy tín hiệu digital từ squeezbox ra và mỗi lần nghe nhạc lại phải chạy sang phòng bên cạnh bật PC, nghe nhạc xong chạy sang tắt PC 2/ Dùng PC làm nguồn phát tín hiệu, nối với USB DAC: -ưu điểm: giá rẻ do tận dụng được PC sẵn có, nếu mua được USB DAC chất lượng cao (tầm 500-1000) thì có thể cạnh tranh được với các CD/TRANSPORT tầm 1000-2000usd -nhược điểm: vì PC phải để ngay tại phòng nghe nên sẽ bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn của quạt tản nhiệt của PC, nhất là các PC chất lượng không cao thì tiếng ồn rất lớn, nhất là vào ban đêm và các PC dùng chip xử lý tốc độ cao thì nhiệt độ càng cao => càng ồn, vì vậy theo em nếu dùng cấu hình này thì phải dùng PC tốt, tốt nhất là PC của các hãng nổi tiếng có độ ồn thấp, ngoài ra còn vấn đề bất tiện do phải bật/ tắt PC như đã nói ở phần 1. Nếu dùng cấu hình này thì tốt nhất là chạy với phần mềm foobar 2000 sẽ cho âm thanh tốt hơn so với các phần mềm khác như winamp hoặc windows media 3/ sử dụng một dedicated music server như của hãng olive: http://www.olive.us/home.html sẽ có ưu điểm là gọn nhẹ, không cần máy tính vì music server này có đầy đủ đĩa cứng lẫn hệ điều hành, DAC nên chỉ cần nối với dàn âm thanh là xong, có màn hình cảm ứng nên việc chọn và hiển thị album/song rất dễ dàng, hiện giá khoảng 1500usd cho cấu hình đĩa cứng 320Gb. Về mặt chất lượng thì em chưa được nghe nhưng em nghĩ chắc hẳn là không kém mấy so với CD player cùng tầm giá, còn về tiện ích thì hơn nhiều. Nếu bác nào dùng con này mà chơi gấu hơn thì có thể dùng DAC rời loại gấu thì thôi rồi Hoặc nếu bác nào có nhiều tiền hơn nữa thì có thể xem xét em này của McIntosh: http://www.stereophile.com/mediaservers/108mac/ Em này thì không có gì để chê, tuy nhiên điểm yếu duy nhất là mức giá 6000usd của nó nên em không dám mơ.
Bác Dz nghĩ sao nếu dùng cái này làm nguồn phát: Fostex FR2 LE Location Sound Recorder Lưu giữ và truy xuất dữ liệu tĩnh, không quay
Em cũng đã từng thích cái máy này và vài loại tương tự khác nhưng chất lượng âm thanh so với sound card (sound interface) rời loại tốt của máy PC vẫn không bằng. Chủ yếu là họ thiết kế dành cho phóng viên và thâu tiếng nhiều hơn là để nghe nhạc chất lượng cao hay thâu âm chất lượng thật cao để mix nhạc ra đĩa. Hơn nữa cái Fostex này (trông rất tương tự với cái Korg MR-1000 nhưng Korg dùng kỹ thuật âm thanh tương tự như SACD và mắc hơn) đều không có ngõ S/PDIF hay Optical Out để cắm DAC ở ngoài nên đôi khi hổng dzui. Đây là cái mà hầu như những loại flash memory recorder đều không có. Chỉ có cái Sony là có Optical Out mà thôi. Đã vậy không có cái nào có khả năng plaback 5.1 nên cũng là cái giới hạn. Cuối cùng em đều không giữ cái nào cả nhưng trong tương lai thì có thể sẽ sắm lại cái Sony. Hoặc nếu cái Korg mà có làm thêm ngõ Optical hay Digital ra thì sẽ mua. Còn bây giờ cho Sound Interface (Sound Card) nhiều chức năng và chất lượng âm thanh hay hơn.
CQ em đang dùng loại này: The PMD670 Solid State Recorder features non-stop record with 7 hours of battery life, a menu-driven remote operation, and an EDL marking system for creating new files on-the-fly during the recording for easy file selection during playback. Users are assured a high-quality recording result due to the built-in lock down panels that secure the recording setting switches and media door from accidental changes in-the-field. Highlights Record Directly to Compact Flash Cards Easy One Touch Record Portable Operation No Moving Parts MP3, MP2, WAV, BWF Format Compatible Over 40 Assignable Quality Settings FREE Transcription Software, Click Here
EM chắc phải đi ra nghe thử cái PMD671 tương tự cái PMD670 giống bác Cường nhưng có khả năng chơi 24bit/96kHz xem sao vì em bắt đầu từ từ mua nhạc PCM 24-bit/96KHz để nghe rồi ạ. Chỉ tội là nó mắc gần gấp đôi cái Sony thôi mà cái Sony cũng chơi được 24/96. Bây giờ chỉ còn vấn đề chất âm. Cám ơn bác Cường thông tin cái Marantz này nhé. Xem ra có hãng nào làm dùm cho Marantz cái máy này vì nó rất giống một máy nào đó em đã từng gặp mà em không tài nào nhớ nổi.
Em thấy có một bác bên 5s bán con DVD tàu này nom cũng ổn! Giá cực rẻ! Legi DVD Player này có những ưu điểm thật độc đáo như sau: - Sử dụng được 32 ngôn ngữ phụ đề (DVD), hiển thị phụ đề rất tốt cho file .srt, .sub - Bộ giải mã âm thanh 3 chiều (AC3 - 5.1) và bộ chuyển đổi kỹ thuật số cao cấp (DAC 24 bit, 96 KHz) - Cổng kết nối USB theo chuẩn máy tính. Đọc được tất cả các loại thẻ nhớ qua đầu đọc thẻ ở cổng USB. Đọc được cả ổ cứng (HDD) laptop mà không cần nguồn (ổ cứng gắn trong HDD box). - Tương thích với loại đĩa DVD, MPEG-4, CD-G, DTS-CD, WMA, SVCD, MP3, CD, VCD, HDCD, CVD, Kodak Pictures… trên thị trường. Đọc được cả file WMV (nhưng không phát hình, chỉ phát tiếng thôi)- Tương thích với đĩa CD-G - một dạng đĩa CD karaoke thông dụng tại Mỹ và một số nước khác. - Tương thích với cả file .avi, mpeg4, .mp3, wma, .jpg, .srt, .sub, .wmv.... - Đặc biệt có chức năng rip nhạc từ CD vô thẳng USB thành Mp3 - Không kén đĩa - Chức năng nhớ đoạn vừa hát sau khi lấy đĩa ra - Đọc cả loại đĩa 2 mặt, đĩa Double Layer - Chức năng xem/nghe nhanh/chậm - Chức năng lặp lại theo đoạn, thích hợp cho việc học ngoại ngữ. - Hỗ trợ Tai nghe không dây: Đây là điểm độc đáo của sản phẩm này! (Tùy model). Bạn có thể xem phim ban đêm mà không làm phiền đến người khác với tai nghe không dây stereo! - Ngõ ra âm thanh: Cáp quang, Cáp đồng trục, Analog Stereo - Ngõ ra hình: Video, S Video, Component Video, VGA - Cổng Kết nối Màn hình vi tính - Auto-volt - Điện tự động cho độ ổn định cao - Thiết kế rất đẹp, sang trọng từ đầu máy đến Remote Control - Linh kiện Hàn Quốc - Mắt đọc chính hãng Sony. - Volume lớn nhỏ cho micro - Chức năng tăng, giảm tông nhạc khi hát Karaoke - Karaoke với digital echo (tiếng vang bằng kỹ thuật số) - Sản phẩm nhập khẩu nguyên chiếc 100% - Linh kiện + Kỹ thuật Hàn Quốc - Sản phẩm được bảo hành chính hãng 06 tháng. - User manual bằng tiếng Anh.
Xí xí bác 208! Ý tưởng dùng DVD Khựa cũng là 1 ý kiến của em lúc trước mà Ậy thực tế phũ phàng là vậy vì không phải lúc nào chân lý "tiền nào của đó" cũng đúng nhất là thời nay khi các nước có nhân công rẻ bây giờ cũng đã sx và thiết kế được công nghệ điện tử cao cấp. Có điều nhiều đồ quá rẻ cho quá nhiều chức năng lại làm mất hoặc thiếu đi nhiều yếu tố cơ bản kỹ thuật cần phải có cho chất lượng âm thanh. Thế nên khách hàng đôi khi vô 1 đám rừng thông số thì thật sự là khó hiểu cái nào là cái cơ bản cần phải có. Mua về thấy tính năng thì có nhưng chất lượng âm thanh thì không; Vì thế may mắn thay các hãng làm đồ mắc tiền đôi khi chỉ thêm 100% giá thành linh kiện và quan trọng là mẫu mã bắt mắt chú trọng đến những yếu tố cơ bản kỹ thuật này thì đã tung ra bán với giá lên đến 10000% với tên gọi là Hai En hay Ô đi ô phai. Đôi khi những cái yếu tố mấu chốt này mới thật sự là cái cần thiết cho âm thanh mà tiếc rằng những hãng đồ Lô En lại bỏ qua chỉ việc tăng giá thành 400% vẫn là quá rẻ ví dụ cái DVD player dùng linh kiện tốt và thiết kế cẩn thận cho chất lượng âm thanh bán giá 200USD thì vẫn còn quá rẻ. Tiếc là họ không làm như vậy! Và đương nhiên có nhiều thiết bị đắt tiền Hi En hay Ô đi ô phai không phải cái nào cũng chú trọng đến chất lượng kỹ thuật cho âm thanh đâu mà do nhiều yếu tố khác ... - Âm thanh phân giải 24 bit lý thuyết cho phép tỉ số Tín hiệu trên Độ ồn (Signal to Noise ratio, S/N) đạt 140dB. Trên thực tế làm được đến 120 dB và 100dB là truyện thường. Các hãng làm DVD rởm mặc dù có khả năng phân giải âm thanh 24 bit nhưng S/N chỉ đạt đến 90dB vậy số còn lại là do tiếng ồn gây ra. Như thế không thật sự có được âm thanh 24 bit. 1 cái soundcard EMU 100USD thời nay S/N cho xuống đến 120dB. - Âm thanh chuẩn 24 bit không lý do gì mà không cho méo hài dưới 0.001% tương ứng với 100dB. Lý tưởng và đúng đắn nhất là S/N = méo hài (ví dụ S/N = THD = 100dB cho âm thanh 24bit hoặc tốt hơn) Vậy mà các DVD player và nhiều thiết bị media box chỉ cho được 0.05% ngay cả 0.1%. OPAMP giá 2USD cho méo hài 0.001% khá dễ dàng. - Âm thanh digital dùng sampling rate 96kHz (24bit/96kHz) lý thuyết cho đáp tuyến tần số từ 0Hz - 48kHz. Nhiều hãng bây giờ làm được 20Hz - 40kHz +0/-0.5 dB là truyện quá thường. Vi mạch OPAMP giá 2USD thời nay khuyếch đại cho phần analog 0Hz-100kHz +/- 0.1 dB khỏe re. Thế mà các hãng làm DVD player, Media box có lúc chỉ làm được 20-20kHz +/- 3 dB. Tại sao thế? Tệ lắm thì cũng phải 20-20kHz +0/-0.5dB. Nhiều thiết bị loại kha khá cho chuẩn 44.1kHz mà có cái đã đạt được +/- 0.1 dB rồi. Sound card EMU 100USD đáp tuyến 20-20kHz +0/-0.01dB với âm thanh sampling rate 96kHz. - Jitter: xử lý cái này cần thiết bị đo và đòi hỏi kinh nghiệm sự kỹ lưỡng trong thiết kế. Tuy nhiên khi đã thiết kế xong 1 lần rồi thì cứ thế mà làm. Có những lúc đôi khi chỉ cần bỏ thêm ra 20USD tiền linh kiện thì đã xử lý được rất hiệu quả nhưng các hãng rẻ tiền cũng không chịu làm. Dễ hiểu thôi vì họ sx máy đó ra phục vụ cho giới tiêu thụ nào đó. Jitter quá tệ làm đi luôn chất lượng phân giải nhất là đối với âm thanh 24 bit. Vì thế nhiều đồ rởm quảng cáo âm thanh 24bit nhưng thật sự lượng thì có nhưng chất thì không. Bây giờ có hãng TC Electronic đã thiết kế ra được phương pháp JetPLL giảm jitter rất rẻ tiền nhưng tạm thời chỉ dùng cho kết nốt Firewire và nhiều hãng làm soundcard dùng kết nối Firewire bắt đầu dùng. Giá 1 sound interface có khi chỉ khoảng 300USD cho 8 in/out channels với chuẩn 24/96 hay 24/192 cho chất lượng âm thanh rất tốt và làm được rất nhiều thứ ngoài vấn đề nghe nhạc nó còn cho thâu nhạc và trộn nhạc. Em thật lòng khuyến khích các bác nên nghiên cứu chơi món này Dạo này em cũng nghiên cứu ... kịch liệt.
Bác Dz & các bác: em đang nghiên cứu cái này -> Cowon Q5w (40/60GB, có digital out, hỗ trợ lossless WAV FLAC...) để kết nối với DA (thay thế transport), có bác nào thử nghiệm hay nghiên cứu qua rồi xin cho em chút ý kiến, xin cảm ơn. http://sohoa.net/News/Am-thanh/2008/02/3B9AF113/