Các bác cứ dùng laptop là high-end rồi . Giống như bác kỹ sư thiết kế của hãng Bel Canto này: Laptop --> Bel Canto DAC3 --> REF 1000 Mono block --> Speaker http://blog.stereophile.com/ces2007/107bel/
Em không biết là bác đang SPAM hay nói thật lòng nhưng sự thật nó phũ phàng như vậy đấy ạ Em là 1 trong những người ủng hộ quan điểm "dùng kỹ thuật cao từng thời phục vụ cho nghệ thuật" nên với cái máy laptop + với kỹ thuật đì gít tồ ngay nay nó dữ lắm chứ không phải như vài chục năm về trước đâu ạ. Hữu dụng, hữu hiệu, chất lượng, giá thành vừa phải ... All in One! Em biết có rất nhiều điều các hãng bán đồ đắt tiền họ không muốn nói ra vì họ ... không dại ! :wink: Sự thật phũ phàng là các kỹ sư thiết kế đôi khi ở hãng chủ nó trả tiền thì thiết kế cái gì theo yêu cầu chủ cũng được đôi khi còn phải thiết kế những thứ cảm thấy rất vô lý về mặt kỹ thuật ! Miễn sao chủ cứ trả tiền và mong cho thương nghiệp cứ bền vững muôn năm thì con ở nhà có sữa bú. Nhưng ra khỏi sở hay về nhà thì chơi hay DIY những thứ rẻ bằng 1/100 lần và đôi khi hữu hiệu và tốt hơn về kỹ thuật đôi. Nhiều lúc về còn chửi đỏng "thằng cha chủ ...không biết gì hết ráo mà. Nó chỉ hên sinh ra đẻ bọc điều nên giàu được làm chủ "
Nói gì thì nói, cái bộ Belcato đẹp dã man luôn. Em đang phân vân không biết nên để tact hay belcato trong phòng khách? Cái nào cũng có cái đẹp riêng của nó, nhưng cái Belcato có vẻ đẹp duyên dáng hơn. Trước kia có bác tai_trâu cũng thích belcato, nhưng nghe phong phanh đâu bác ấy chuyển sang wavac rồi, hichic! tiếc quá. :roll: Câu chuyện bây giờ là đi tìm DAC các bác nhể. Các bác có ý tưởng gì hay cho cái DAC kô? Nếu mua kit về tự ráp cũng ~$300; thêm đôi đèn đẹp nữa thì thêm ~$100, hihi! Với $400 thì có loại nào "hay vô địch trong tầm giá" không? Ah, còn cái vụ đầu DVD in/out USB bác nào biết không ợ? CHo em xin ít thông tin mấy.
Bác Dz và các bác cho hỏi một chút: tại sao khi dùng cái DVICO TVIX M-4100SH làm nguồn phát, chỉ lấy tín hiệu digital out (coaxial) để vào 1 DAC khác mà vẫn chỉnh được volume trên M-4100SH (cho ra tín hiệu analogue variable sau DAC). Vậy thì nó điều chỉnh như thế nào, có phải là voltage output của ngõ coaxial không? Còn với trường hợp của ngõ optical thì liệu có chỉnh được volume digital không? Rất mong được giải đáp thắc mắc, cảm ơn!
Thế DÁC ráp vô thấy tiếng mỏng quẹt (lịch sự thì gọi là tiếng mỏng mảnh bay bay) bây giờ giảm xuống còn 1,5 CHIỆU bác có dám chơi kô? (2 chiệu thì rã man quá)
Thông tin sản phẩm thế nào vậy bác? chưa hiểu rõ lắm. Cụ thể là hiệu gì? Model? Nghe mà mỏng wá thì mod lại vậy. Có cái DÁC ở nhà em chưa dám mod. Vì sợ phải bán ve chai.
Vài M còn dám chơi! Chứ hơn nữa thì... Em thấy có bán USB DAC made in China, thì theo các bác chơi loại này được không? Hay là mua soundcard xịn xịn một chút! Bác nào sd rồi cho em lời khuyên! Chứ loay hoay một hồi cuối cùng toàn trên 1000 đô không hà! Làm sao mà em với tới được! Mong các bác thông cảm! Thanks!
Bác Dztronic cho em hỏi Zero DAC này có nghe hay không, em định lấy con này gắn vào laptop, Zero lấy tín hiệu đầu vào = coaxial và optical mà ko phải là USB nhưng có một cái đầu đổi từ USB -> optical. Đặc điểm và thông số: Specifications of the ZERO 24 BIT/192KHz DAC/Headphone Amp/Pre-Amp: Receive chip: CS8416 Decode chip: AD1852 Analog operational amplifier chip: OPA2604 Signal to noise ratio: 120dB Total harmonic distortion: 0.0005% Dynamic range: 117dB Frequency response: 20Hz - 30 kHz Analog output level: 2V Input interface: One independent digital fiber input One independent digital coaxial input One RCA analog signal unbalanced output One 6.3mm headphone signal output Time delay switch for ON/OFF protection circuit Individual PCB design for future upgrade capability Hi End components and IC (less than 1% tolerance) Separate and individual voltage regulators Dual Mono Amp design Double face PCB for reducing size" Penchum @ Head-fi.org Giá tiền thì ~ $190-200 (ebay)
có chú Tây mod cái airport E lại thấy dùng toàn đồ khủng nghe so sánh với cơ giá 30.000EU khiếp quá mà giá mod cũng 650EU và 1990EU nếu mình tự mod mua linh kiện về thì rẻ hơn nhiều các Bác ngâm cứu xem... chắc Em sẽ săn linh kiện đủ làm 1 cái quá . http://www.db-system.fr/bd_system/Aipor ... _WiFi.html
Em đang dùng cái AE này, định cạy ra mod chơi. Không biết ông Planet có để ý đến cái vụ mod USB DAC hoặc AE cho ae nhờ
Em chưa nghe thử cái DAC này nên em không biết âm thanh nó ra sao. Dạo này nhiều hãng bắt đầu xuất hiện DAC USB theo em thấy là thiên hạ bắt đầu thấy được lợi điểm của máy PC (em đã biết từ lâu :mrgreen: ) Tuy nhiên có vài vấn đề mới lại xuất hiện đó là vấn đề Jitter. Khi xưa để so "digital vs analog" thì em ít đặt nặng vấn đề Jitter vì Jitter có tệ tệ đi nữa thì S/N của âm thanh digital cũng dễ dàng vượt qua ngưỡng 80 dB trong khi đĩa thang, băng từ thường chỉ ở khoảng 60dB - 80 dB là cùng. Nhưng ngày nay khi nối kết với máy PC thì ngoài nghe âm thanh CD ra (chỉ cần S/N=92-96dB là tối đa) thì còn nghe âm thanh DVD, BD, HD-DVD, ngay cả DVD-Audio thường là âm thanh 24 bit thì ngưỡng S/N cần tối thiểu 100dB. Với DAC thời nay cho dù của AKM (đồ Pro thường xài) hay Burr Brown hay Analog Device thì chất lượng gần như ngang ngửa. Khổ nỗi vấn đề còn lại là cái clock Jitter có thể làm đi toong chất lượng mạch DAC đang từ 125 dB có thể tuột xuống chỉ còn 80 - 90 dB. Rất nhiều hãng làm DAC không có ĐÚNG thiết bị đo Jitter nên lúc đưa ra thông số S/N rất tốt (ví dụ 100dB hay thấp hơn) nhưng những tiếng ồn hay gai nhiễu này là ở xa tín hiệu chính chứ không phải là Jitter hay độ ồn pha (Phase Noise) sát cạnh tính hiệu chính mà với dân tai vàng hay kim cương từ xưa đến giờ vẫn phàn nàn về âm thanh digital nhất là ở giải âm thanh tần số cao. Hiện nay theo sự hiểu biết nhỏ nhoi của em thì các sản phẩm nối kết bằng USB trên thị trường với giá tiền dưới 500USD đều rất kém về mặt xử lý Jitter nên cho dù có gắn con chip DAC khủng như thế nào thì truyện Jitter vẫn là dấu chấm hỏi. Và đương nhiên Jitter sẽ ảnh hưởng đến âm thanh. Những DAC USB mắc tiền cỡ tiền ngàn trở lên thì nhà sx lúc này mới đủ sở hụi để cải tiến vấn đề giảm thiểu Jitter. Và đương nhiên đây là em chỉ nói trên phương diện giá tiền của đồ Pro thường luôn cho chất lượng và tính năng cao so với giá tiền và luôn cải tiến và phát triển nhanh trong khi đồ Audiophile đôi khi hay có chiều hướng ngược lại. Cái DAC-1 USB của hãng Benchmark Media System thuộc chủng loại đồ Pro cao cấp nên xử lý Jitter rất tốt nên giá trên bạc ngàn là vậy. Ngay tại lúc này theo em kết nối bên ngoài thì xử lý Jitter tốt và giá thành rẻ thì nên chơi kết nối Firewire vì do hãng TC Electronic và các hãng âm thanh Pro khác đã cùng nhau thiết kế thành công vi mạch DICE II JetPLL xử lý Jitter khá tốt dùng cho kết nối Firewire với giá thành rất thấp nên sản phẩm ra cũng thấp theo. Hơn nữa do TC Electronic và những hãng này lúc thiết kế vi mạch này cũng liên doanh với hãng AKM để làm DAC nên thường những sản phẩm này có bộ DAC 24bit/192kHz rất tốt. Trước khi các bác thử 1 cái DAC USB ngay cả USB chỉ có Digital/Optical I/O ra mà giá dưới 400USD thì em thấy các bác nên mượn hoặc nghe thử sản phẩm TC Electronic Konnect 8 (rẻ nhất) hoặc Konnekt 24D hoặc Konnekt Live (24D và Live có luôn bộ Effect âm thanh rất chiến để mix nhạc) Em đang xài Konnekt Live vì TC mới giảm giá rất nhiều nên em mua mới nguyên giá chỉ 325USD. Về chất lượng âm thanh, tính năng, chất lượng cấu tạo sản phẩm ... so với giá tiền thì em không nghĩ có sản phẩm DAC/soundcard kết nối bên ngoài mà qua mặt được Konnekt Live. Nếu không cần Effect thì có Alesis iO 26 (26 IN/OUT). Chỉ tội (LỚN NHẤT) là Konnekt 8, 24D và Live không thể chơi 5.1 hay 7.1 được vì nó chỉ có 4 IN / 4 OUT Analog. Vì còn trong thời gian bảo hành nên em chưa mổ ra ... biết đâu MOD thêm gì được đâu đó không chừng Tuy nhiên em đã từng thấy hình ruột gan nó trên mạng và trông rất khủng đáng đồng tiền bát gạo. Chúc các bác thành công trong sự lựa chọn của mình.
Em đọc topic này thấy rất nhiều điều bổ ích. Nhưng em có một băn khoăn lớn khi dùng PC làm transport như sau: Để PC làm transport cần có một trình Player đọc (giải mã) các chuẩn mã hóa âm thanh khác nhau (wav, mp3, wma, flac, ape, ..) sang tín hiệu số chuẩn cho âm thanh rồi đẩy vào soundcard, từ đó sound card mới xuất tín hiệu digital qua DAC, hoặc nếu soundcard làm DAC luôn thì xuất analog qua amp. Như vậy để PC làm transport thì thằng xử lý tín hiệu đầu tiên là thằng player. Vậy nếu như thuật toán giải mã, và việc xây dựng chương trình của player không đảm bảo độ chính xác cao (làm tròn số, xử lý xung nhịp thời gian không chính xác, ..) thì sẽ gây sai lệch tín hiệu tới DAC rồi. Sở dĩ em băn khoăn như vậy là chú bạn em có con sound loại khá của Creative (khoảng 200USD) chỉ dành cho âm thanh 2 kênh và thu âm thôi, nhưng khi nghe nguồn lossless, hoặc qua cd-rom trong máy sử dụng trình player Winamp thì chất lượng âm thanh thua xa so với con CDP Sony còi có 300k của em, điều này chính cậu bạn em cũng thừa nhận (tiếng tối và thiếu chi tiết hơn). Vậy em xin đặt câu hỏi như sau: nếu dùng PC làm Transport thì trình player (các trình thông dụng hiện nay như Media Player, Winamp,..) gây ảnh hưởng thế nào tới chất lượng âm thanh, và các hãng làm soundcard xịn có kèm theo trình player xịn của mình để tăng chất lượng âm thanh qua PC không? Rất cám ơn các bác đã quan tâm!
Tiện đây em ké chút Em mới copy được hơn 200G nhạc đủ các thể loại, chủ yếu ở định dạng FLAC, APE dùng trình Mediamonkey đọc. May mắn là cái main của em có ngõ S/PDIF, em cho nó oánh luôn vào Amp. Theo cảm nhận ban đầu và 1 số so sánh thiệt hơn của em như sau: 1- So với 1 số CDP tầm 1 - 3tr hiệu Marantz, Denon, Teac, Onkyo, Sony, Pioneer... (đọc đĩa TQ 30k, 40k): chẳng có gì phải bàn cãi, em bỏ xó mấy cái CDP cỏ này luôn. PC của em tỏ ra chi tiết hơn, bass kiểm soát chặt chẽ và đặc biệt nhạc tính tốt hơn hẳn. Ở những đoạn cao trào trong track 7 Album Audiophile Ref 1 hay các đoạn có tiết tấu nhanh, khó xơi như track 11 trong Album Cafe Blue thì PC thể hiện rõ hơn cả. Các nhạc cụ được tái hiện khá rõ ràng, các nốt nhạc không bị dính hay rối... . Em chưa có điều kiện so sánh thử với CDP tầm 5 tr trở nên, tuy nhiên nếu ở tầm cao hơn thì chắc phải dùng con Soundcard rời gấu hơn thì mới 'môn đăng hậu đối". Bán CDP cỏ lấy tiền mua HDD dung lượng lớn, soundcard tốt để cải thiện bộ dàn tầm 10tr đang là giải pháp hiện thời của em. 2- Quản lý phần mềm rất tốt, khoái thể loại nào, gu nào thì chỉ vài cái click là OKie. Bảo quản phần mềm cũng dễ (trừ khi hỏng HDD) và đặc biệt có thể burn ra CD để cho, tặng, biếu 1 cách dễ dàng. Cái bất tiện đáng kể có lẽ là ở trình đọc Monkey. Các CD sau khi được rip ở định dạng FLAC hay APE thì cả CD là 1 track, chọn bài hơi khó, thiếu chính xác. 3- Trong điều kiện phòng nghe cũng như phần cứng còn hạn chế, có thể điều chỉnh bằng Qualizer tích hợp trong trình đọc Monkey. Các này quá hữu hiệu đối với ai chưa đủ khả năng "lái" đồ bằng dây dợ. Tuy nhiên đòi hỏi phải chỉnh theo từng track/album, hơi rắc rối tí nhưng đối với ai thạo sử dụng PC thì cũng NO vấn đề. 4- Trong điều kiện "suy thoái kinh tế" nặng như vầy, phần cứng, phần mềm tăng giá vù vù thì đây cũng là 1 cách chơi đáng được chú ý phải không các bác? 5- Nhờ các bác góp ý/ phản biện giúp em về cách chơi này. Em cầu tiến chứ không bảo thủ; Em yêu khoa học, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và trân trọng "giá trị lịch sử". Em thích câu nói "hoa hậu về già cũng nhăn như khỉ" của bác nào đó trên sân vnav này
theo như bác nói thì hiện tại bác đang dùng bộ DAC tích hợp trong amp, vậy cho hỏi amp của bác model gì thế Em nhận thấy soundcard âm thanh thường khá khô em ko khoái lắm, mặc dù 1 số đơi card cao cấp nghe chi tiết hơn. Âm thanh soundcard mà ngọt ngào colour nhiều quá thì sao làm việc đc nhẩy các bác :mrgreen:
Các soundcard khi chạy trong hệ điều hành Windows đều dùng driver WDM. Các phần mềm Media Player để dễ tương thích và phổ dụng thì phải dùng WDM để phát ra âm thanh. Cái khuyết điểm lớn nhất của WDM và bản thân hệ điều hành Windows là tín hiệu digital từ ổ CD-ROM, DVD-ROM, BD-ROM, ngay cả HDD (ổ cứng) phải qua giai đoạn khá dài đặc biệt là qua cái Kernel Mixer (KMixer) của hệ điều hành mà ở giai đoạn này đã bị xử lý thay đổi mã digital nguyên thủy nên chúng ta mới chỉnh được volume lên xuống ở góc hình "cái loa" bên dưới góc phải, rồi sau đó mới tới phần DAC giải mã rồi mới ra âm thanh analog. Thời gian từ tín hiệu digital nguyên gốc --> ...--->KMixer--->...--->DAC mất hết tối thiểu 50ms gọi là Latency. "Với thời gian trễ như vậy cộng thêm bị xử lý và thay đổi tín hiều gốc giữa đường là lý do chính mà máy PC luôn cho ra âm thanh luôn CHUỐI hơn CDP hay thiết bị nghe nhạc rời ngoài" Đây là chưa tính truyện soundcard có DAC chuối tiếp tục làm giảm chất lượng âm thanh. Soundcard nào cho dù bố đỉnh hay mẹ đỉnh cũng chung số phận nếu dùng WDM driver. Với Pro vấn đề trễ Latency 50ms đổ lên cũng kẹt cho việc nghe và mix nhạc sống. Để khắc phục nhược điểm lớn này của hệ điều hành Microsoft và WDM driver nên hãng TC Electronic chế ra 1 chuẩn driver mới gọi là ASIO driver. Với ASIO driver này thì tín hiệu digital gốc từ ổ CD-ROM hay ổ cứng ... đi thẳng ra DAC nên cắt ngắn thời gian Latency có khi xuống đến 1ms (tùy soundcard) và KHÔNG qua khâu xử lý KMixer làm thay đổi tín hiệu gốc. Và phần mềm Media Player đòi hỏi phải tương thích với ASIO driver và soundcard cũng phải thiết kế đặc biệt hỗ trợ ASIO driver. Với ASIO driver, phần mềm Media Player tương thích, và soundcard có DAC tốt và hỗ trợ ASIO driver thì âm thanh từ máy PC trở nên không thua gì những CDP mắc khủng nhât. Em bây giờ phải đi ăn tối ... em sẽ viết tiếp Em quay trở lại đây ạ ... - Soundcard được thiết kế hỗ trợ cho ASIO vừa rẻ tiền vừa chât lượng khá cao là các soundcard dùng chipset của VIA thuộc họ ENVY24. Trong họ VIA ENVY24 thì loại ENVY24HT là chiến nhất hỗ trợ 24bit 192kHz. Nếu kinh tế hạn hẹp nhưng đã đầu tư thì nên đầu tư ENVY24HT. Với soundcard ENVY24HT này vừa làm HTPC 5.1 (với WDM driver) lẫn để nghe nhạc Stereo với ASIO driver là bá phát. ENVY24HT khi nghe nhạc Stereo với ASIO driver cho âm thanh hay hơn bất cứ SoundBlaster nào trước đời X-Fi (X-Fi chipset loại 51 triệu Transistor chứ không phải X-FI cà chớn vì Soundblaster đang tung ra thị trường nhiều Soundcard mang tên X-FI nhưng chipset là loại Audigy cũ xưa âm thanh cà lắm). - Soundcard đồ pro ---> RẤT NHIỀU. M-Audio cũng có soundcard xử dụng chipset ENVY24HT vừa dùng cho chức năng Pro vừa cho nghe nhạc Stereo lẫn HTPC. TC Konnekt nối kết firewire rời thuộc chủng loại có luôn WDM driver lẫn ASIO. Em đang xử dụng Konnekt Live so sánh giữa WDM và ASIO driver nghe nhạc Stereo thấy âm thanh chất lượng lên hẳn khi nghe ngay cả thu nhạc bằng ASIO driver. - Soundblaster dùng chipset X-Fi (X-Fi loại thiệt) quảng cáo có hỗ trợ ASIO driver nhưng em chưa thử Latency nó ngắn bao nhiêu vì trước đó là đời chipset Audigy 2ZS có hỗ trợ Blaster ASIO nhưng Latency rất dài cũng mấy chục ms cũng không thực thụ là ASIO lấy tín hiệu trực tiếp tín hiệu gốc digital mà vẫn thêm qua giai đoạn hoán đổi. - Một thời chipset cầu Nam (Southbridge) của Nvidia Nforce 2 có phần Audio có hỗ trợ NVidia ASIO cũng rất tốt. Tuy nhiên chipset này bây giờ đã thành đồ cổ cho AMD Athon khi xưa. Trên mạng có driver gọi là ASIO4All là 1 hình thức giả ASIO driver cho các soundcard WDM driver. Loại này tuy có thể giảm Latency đáng kể nhưng không phải ASIO thực sự nên hiệu quả tăng chất lượng âm thanh không đáng kể chỉ có hiệu quả ngắn bớt thời gian trễ cho 1 số ứng dụng. Về phần mềm hỗ trợ soundcard ASIO driver: - Winamp với thêm ASIO Plug-In. - J. River Media Center em đang xài cái này vì nó hỗ trợ nhiều dạng file. - PCDJ VJ hoặc Venue DJ của hãng PCDJ. Phần mềm này .... bá phát tiếc rằng em chưa có 1 bộ nguyên loại cà chớn (bẻ khóa) để làm của riêng. - Rất nhiều phần mềm thâu nhạc của Pro như Cubase, n-Track, Ableton ... tuy nhiên phải rip từ đĩa xuống, sau đó import vô phần mềm theo từng track rồi mới nghe được. Không à vấn đề với người đã dùng quen nhưng không tiện cho những người thích mì ăn liền. Khi xử dụng những phần mềm hỗ trợ soundcard ASIO này phải setup trên phần mềm là chon ASIO thay vì WDM. Thậm chí 1 số souncard pro cho phép tắt luôn WDM để bắt buộc chỉ chạy trên ASIO driver. Như thế là ăn chắc đỡ thắc mắc cái soundcard mình đang chạy đinh dạng ASIO driver hay WDM driver. Vấn đề hơi buồn là những phần mềm Media Player để coi phim âm thanh đa kênh cho HTPC như kiểu Power DVD hay Media Player Classic ... chưa có phần mềm nào hỗ trợ soundcard ASIO driver đa kênh cả. Tất cả phần mềm HTPC cho âm thanh 5.1 hay 7.1 hiện nay chỉ chạy trên driver WDM thôi. Thế mới buồn
cái thằng Kmixer của Windown nó resampler thằng nào cũng thành 48Khz hết làm cho âm thanh sai lệch đáng kể :evil: , dùng thằng asio by pass nó qua thui hehe :mrgreen: âm thanh sẽ cải thiện rõ.Tuy nhiên vẫn khô qué bác ơi
Nó nghe khô có thể (hầu hết) là tại cái soundcard nhất là cái DAC và Jitter không tốt. Em chơi cái TC Konnekt Live giá chỉ 320USD nối kết rời Firewire khi kết hợ với cặp loa Studio Monitor Yamaha MSP5 nghe rất hay và thích thú vì độ động và chi tiết mà không mât đi nhạc tính. Nếu muốn dơ dơ 1 chút thì bỏ thêm xử lý mô phỏng Tube (Tube VST Plug-In) nhưng em ít khi xài lắm.
Bác Dztronic Bác rành vụ này qué , Bác cho Em hỏi như Em đang sử dụng cái AE để lấy tín hiệu Digital phát ra từ PC thôi thì điều gì làm ảnh hưởng đến tín hiệu âm thanh nhất và cách sử lý tối ưu để có tín hiệu chất lượng nhất từ PC--->AE---->Tact
Oops xin lỗi bác là cái AE là cái chi vậy bác Như em đã viết nếu nó là thành phần hay hình thức của 1 soundcard mà dùng WDM driver thì nó cũng sẽ qua KMixer cho dù có lấy tín hiệu bằng Optical/Digital dùng DAC bên ngoài (ở đây là cục amp TACT) thì cũng bị tình trạng khi dùng DAC ngay bên trong soundcard. Bác có thể thử 1 cách đơn giản nhất là "chỉnh cái volume ở vị trí hình cái loa" ở góc cuối bên phải trong hệ điều hành Windows. Nếu âm lượng tăng lên xuống là tín hiệu digital đã đi qua cái KMixer.