Sử dụng iTunes để chơi nhạc!

Discussion in 'Nguồn phát từ máy tính' started by espadon_vn, 4/3/13.

  1. Супер

    Супер Advanced Member

    Joined:
    22/9/09
    Messages:
    7.760
    Likes Received:
    60
    Location:
    Антарктида
    Đổi sang Airport N và router N thì sẽ không bị nữa :D
     
  2. Супер

    Супер Advanced Member

    Joined:
    22/9/09
    Messages:
    7.760
    Likes Received:
    60
    Location:
    Антарктида
    Trên linux có công cụ riêng để chạy Airport Express, không cần cài iTunes ạ.
     
  3. syen

    syen Advanced Member

    Joined:
    12/2/08
    Messages:
    6.770
    Likes Received:
    115
    Location:
    Bang KenKen
    Có cụ Супер vào góp vui cho topic này là ngoong rồi :D
     
    dvh likes this.
  4. paolotuan

    paolotuan Advanced Member

    Joined:
    22/8/12
    Messages:
    607
    Likes Received:
    2
    Nhưng cụ Cynep phang "N" quen rồi cụ ạ :lol: , cụ ấy không loay hoay tìm điểm G nữa :lol:
     
  5. syen

    syen Advanced Member

    Joined:
    12/2/08
    Messages:
    6.770
    Likes Received:
    115
    Location:
    Bang KenKen
    Trước khi chém gió tiếp về vụ nhạc số, em xin ngoái cổ lại tý về vụ giựt giựt mà cụ Pao đang thắc mắc.
    Cơ chế dùng AE phát nhạc bản chất là Air stream, có nghĩa tín hiệu âm thanh được mã hóa rồi sử dụng thằng wifi làm 1 dang giao thức kết nối. Như vậy nó phụ thuộc vào tốc độ truyền dữ liệu. Về lý thuyết chuẩn G có thể có tốc độ truyền dẫn đến 54Mps là dư sức để truyền tải 1 file audio. Nhưng thực tế nó không như vậy, nó bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, đặc biệt là cự ly giữa các điểm thu phát. Như vậy máy tính làm nguồn phát càng để gần AE bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Ngoài ra cũng không nên bắt AE vừa stream nhạc lại vừa truyền dẫn thông tin qua mạng phục vụ các ứng dụng khác như Internet, LAN, Printer...như cụ đang làm là đoàn chuẩn rồi. Còn như cụ Супер nói thì lên chuẩn N cho nó máo. Tuy nhiên lên chuẩn N thì việc Mode lại chưa làm tốt được nên các cụ chưa thích. Còn cụ nào mod được chuẩn N ngong rồi thì chia sẻ anh em cùng trải nghiệm
    Còn theo em hiểu ý của cụ LTH là không thắc mắc chuyện nhạc nghe bị giựt giựt mà thắc mắc cái vụ remote nó giựt giựt cơ, hoặc có khi sync rất chậm với Macmini. Âu tất cả cái đó đều liên quan đến tốc độ đường truyền và tốc độ xử lý tín hiệu. Chỉ có khắc phục bằng cách đừng cầm Iphone chạy xa quá Acces point, gỡ bỏ bớt các chương trình chạy đồng thời và cuối cùng là nâng cấp phần cứng :D
     
  6. Супер

    Супер Advanced Member

    Joined:
    22/9/09
    Messages:
    7.760
    Likes Received:
    60
    Location:
    Антарктида
    Các cụ dùng G thì chú ý để router là G only thôi, không để pass là tốt nhất, nếu để thì dùng WEP hoặc WPK TKIP thôi.

    Con N không khó như các cụ nghĩ đâu, làm thật sẽ thấy dễ.
     
  7. syen

    syen Advanced Member

    Joined:
    12/2/08
    Messages:
    6.770
    Likes Received:
    115
    Location:
    Bang KenKen
    Quay lại vấn đề chính của chủ đề là quản lý và chơi nhạc số bằng Itunes, em xin có vài đóng góp sau.

    Không thể phủ nhận sự hiện diện ngày càng rõ ràng của nhạc số trong đời sống hi-end, và hi vọng đến một ngày nào đó, nó sẽ được người chơi chấp nhận và có thị phần ngang ngửa với các phương tiện phát âm truyền thống trong lĩnh vực Hi-end.
    Hiện nay nhạc số được chia sẻ rất rộng rãi nhưng chủ yếu cho audiphile trẻ, máu mê khám phá. Còn với những audiophile cổ điển thì nó vẫn còn bị nhìn nhận khá dè dặt, về lý do việc dè dặt này em sẽ có một bài viết riêng. Giờ em muốn chia sẻ với các bác máu mê môn này và muốn khám phá những cái hay của nó.

    Một trong những ưu điểm lớn nhất nhạc số đó chính là việc quản lý dễ dàng kho thư viên. Vì do nhạc số ở ta còn được chia sẻ cho nhau gần như free nên đại đã số các bác chơi nhạc số thì bác nào cũng có cả hàng trăm cho đến hàng nghìn album được lưu giữ trong ổ cứng. Nếu hình dung dữ liệu đó mà là CDs hay LPs thì các bác sẽ rất vất và trong vấn đề quản lý nó và có lẽ phải học qua 1 lớp sơ cấp về thủ thư. Nếu muốn quản lý tốt thì đòi hỏi chủ nhân phải rất cẩn thận, tỷ mẩn, chu đáo và khoa học. Thực ra với nhạc số cũng vậy, cũng cần phải có những đức tính thế thôi. Nhưng rất may, để bù đắp cho vấn đề khó khăn đó, các hãng phần mềm đã đưa ra những công cụ hỗ trợ tối ưu cho người chơi tiết kiệm thời gian rất nhiều trong việc quản lý, biên tập nhạc số. Muốn sử dụng tốt những công cụ đó, buộc lòng phải gắn nhãn cho từng file nhạc. Đó chính là Tag. Vậy Tag là gì và những loại file nhạc số nào có thể gắn được Tag
    - Tag là một đoạn mã được quy chuẩn mà sự quy chuẩn này do một hiệp hội đứng ra cấu trúc thống nhất và gồm rất nhiều trường (e không nhớ tên hiệp hội này). Đoạn mã này sẽ được ghép vào các file nhạc số hiểu đơn giản như kiểu đoạn mã phụ đề ghép thêm file phim HD rip.
    - Gần như tất cả các loại file nhạc số đều có thể gắn mã này (Tag), tuy nhiên riêng cái file anh em mau chơi nhất là WAV (WAVE) thì không thể gắn Tag mà nói chính xác là không có Tag cho *.wav. Tại sao vậy? File WAV là chuẩn âm thanh do Microsoft và IBM kết hợp phát triển và là loại file audio có từ rất lâu đời, từ trước cả khi người ta nghĩ đến việc quản ly theo kiểu gắn nhãn Tag (vì chắc ngày trước cụ Bill không nghĩ ra nhạc số sẽ có ngày phát triển đến như ngày hôm nay) vì thế là cấu trúc của file wav đã được hình thành từ rất lâu và không thể thể thay đổi cấu trúc này. Nôm na là Tag có sau nên Tag chịu khôg thể tham gia cuộc chơi với wav.

    Với việc trên thì dễ dàng nhận thấy loại file nhạc mà các bác thích chơi nhất là wav thì lại không gắn được Tag và từ đó dẫn đến việc muốn quản lý file wav thì buộc phải quản lý bằng thủ công. Như vậy thì tiêu mất, nếu trong kho nhạc số của các bác có hàng trăm, hàng nghìn album. Lại toàn nhạc Tây với Tầu thì sao mà nhớ cho hết. Ở trên, bác Ét Pa Đông có trình bày việc gắn "tag" cho file wav trong Itunes, thực tế nó không phải là tag được ghi vào cấu trúc file mà chỉ là get info trong Itunes thôi. Ví dụ như có thể dùng mẹo để gắn Album Artwork cho Album thì cũng chỉ đại diện cho album thôi chứ không thể gắn được cho từng file. Nhưng điều quan trọng hơn cả, là phải làm thủ công và tính chia sẻ không có. Vì những file đó, có vác sang máy bác khác để add vào Library máy khác thì mọi "get info" của bác Et Pa Đông đều quẳng xuống biển.. Hay nếu người khác không thích chơi bằng Itunes mà chơi bằng phần mềm khác thì cũng chả còn ích gì.

    Vậy vụ này xử ra làm sao?

    Câu trả lời là: Nếu nhất thiết cứ phải là WAVE thì không có cách nào cả và các bác không phải mất công theo dõi topic này nữa :D. Duy nhất có Jriver là tạo đươc Album Artwork, gắn đủ trường Artistis, Album, Genres... cho file wav nhưng buộc phải làm thủ công và cũng chỉ có giá trị đối với dữ liệu trên máy đó, còn khi đi chia sẻ thì bằng không. Còn với Itunes thì không thể gắn Artworks được cho từng file mà chỉ là 1 ảnh đại diện cho cả Album nhưng phải có tý mẹo. Trong trường hợp này, nếu sử dụng Ipad hay Iphone để remote Itunes thì nó không hiển thị được Artwork nên giao diện sẽ không hấp dẫn.

    Vậy các bác có sẵn sàng từ bỏ wav không? Liệu bỏ wav thì có làm mất đi cái gọi là Hi-end không?
    Mời các bác chờ em nghĩ tiếp :D
     
    vuichoithoaimai likes this.
  8. syen

    syen Advanced Member

    Joined:
    12/2/08
    Messages:
    6.770
    Likes Received:
    115
    Location:
    Bang KenKen
    Em xin tiếp

    Em dài dòng chút, mặc dù có thể nhiều bác đã biết hoặc chỉ cần vài Keyworks trên Google là các bác sẽ nắm vấn để. Nhưng em muốn tập hợp lại đây cho các bác mới bắt đầu quan tâm đến nhạc số dễ theo dõi. Tất cả các vấn đề em viết ra đây là do em tự tìm hiểu, học hỏi, đúc rút và biên tập. Trong quá trình viết em sẽ lồng những ý kiến chủ quan của em, đó không phải là chân lý mà chỉ là một trong vô vàn những ý kiến, vì vậy các bác có thấy có gì chưa đúng, chưa chuẩn thì cứ chém mạnh tay :D

    Vậy file wav là gì mà chúng ta hâm mộ nó vậy?
    Bản chất file wave là file audio không nén, mà đã không nén thì có nghĩa nó sẽ mang trong mình đầy đủ và trung thực nhất với âm thanh gốc. Chính vì vậy file wav luôn được các bác chơi nhạc số ưu tiên hàng đầu. Nhưng nhược điểm như đã trình bày trên thì file wav không gán được tag gây ra việc khó khăn khi quản lý và cả giao diện cũng kém hấp dẫn vói các trình hiển thị artworks. Tuy nhiên dân máu nhạc số cũng không đáng buồn vì ngay lập tức các bác tin học đã ra tay hỗ trợ ngay bởi một định dạng không nén là AIFF.
    Về cấu trúc thì AIFF cũng là tập tin audio không nén nên nó cũng mang đầy đủ gốc gác nòi giống của âm thanh gốc. Nhưng hơn hẳn wav ở chỗ, AIFF lại gắn được Tag như vô số các định dạng audio phổ thông khác vì thế việc quản lý nó trở nên đơn giản hơn wav nhiều.
    Vậy còn về âm thanh thì sao? Nếu theo lý thuyết thì cả AIFF và WAV không khác gì nhau cả, nhưng trên thực tế, vẫn có những rì viu có hơi hướng cảm tính rằng wav vẫn hơn. Bản thân em đã test nhiều với bộ dàn cỏ của của mình, và không thể nhận ra được bất kỳ khác biệt nào giữa WAV và AIFF. Vậy nhưng, những người dùng wav vẫn cố hữu và gần như không chịu chuyển sang AIFF. THâm chí truyền khẩu nhau cũng khuyến khích dùng wav. Em không khẳng định nhưng cho rằng một vài trong số những nguyên nhân người chơi nhạc số ít quan tâm đến AIFF chính là ở chỗ họ chưa quan tâm đúng mực đến Tag. Nếu quen với duyệt nhạc với Tag thì họ sẽ thấy rằng wav cực kỳ bất tiện, còn nếu cho rằng sự bất tiện đó không vấn đề gì thì ta không bàn thêm nữa. Thứ 2 Wav được ra đời trước và một thời gian dài nó được coi là mẫu mực trong chuẩn thu âm.

    Như vậy là đã có giải pháp thay thế cho wav là chuyển qua chơi AIFF sẽ đáp ứng cả 2 vấn đề trên.
    Nhưng cuộc chơi không dừng ở đây. Tai sao những định dạng lossless lại vẫn tồn tại, thậm chí còn kinh doanh được chứ mấy ông wav, AIFF chả có ma nào tung lên trang mạng để bán cả? Các bác như Et Pa Đồng, Cynep và đồng bọn cùng nhau mua nhạc số thử tìm xem có chỗ nào bán nhạc số dưới dạng Wav không :mrgreen: Chỗ này đau đầu đây? Nếu các nào là I fans thì còn thấy 1 điều: Apple bán Lossy trên App Store cực đắt không hề thua kém giá lossless ở HDtracks.com Nếu bộ dàn không đủ tốt e rằng các file ACC của Apple chả thua kém gì, thậm chí ăn đứt một số file lossless truyền tay :D
    Với dân Audiofile thì sao phải xoắn nhỉ, 1 cọng dây cả chục củ, cắm vào chưa biết sẽ hay lên mấy bậc nhưng có xèng là sẵn sàng đầu tư thì việc vứt cái ổ cứng mấy trăm Gb vào sọt rác mà chơi hẳn em vài Tb để từ nay về sau đừng quan tâm đến việc Wav hay Flac có phải đỡ đau đầu không? Rất rất nhiều bác em từng tiếp xúc đều có suy nghĩ như vậy. Nếu thế thì bọn bác nhạc số móm nặng à?
     
  9. KING

    KING Advanced Members

    Joined:
    23/8/06
    Messages:
    7.570
    Likes Received:
    34
    Location:
    247Express
    Bang chủ KenKen đợt này hành văn King thiệt, cứ như ngày trước tán gái, học chùa bên Tổng hợp Văn í, chả trách BK giữ lại ... những 8 năm :mrgreen:
     
  10. syen

    syen Advanced Member

    Joined:
    12/2/08
    Messages:
    6.770
    Likes Received:
    115
    Location:
    Bang KenKen
    Thế éo nào lão lại ưu ái thêm hẳn cho mềnh 1 năm nhể :lol:
     
  11. KING

    KING Advanced Members

    Joined:
    23/8/06
    Messages:
    7.570
    Likes Received:
    34
    Location:
    247Express
    Thì năm lớp 13 chả ôn trong BK thì ôn chỗ mô :D :mrgreen:
     
  12. addicted

    addicted Advanced Member

    Joined:
    4/4/06
    Messages:
    1.248
    Likes Received:
    1
    Location:
    Rìa Thành Công Bang.
    Trong lúc bác đang nghĩ vụ wav và aiff bác có cách nào convert 1T nhạc từ .wav và .flac sang aiff để dùng cho Itunes thì bác chỉ em với, mỗi lần em add vào itunes là nó cho tất tần tật vào 1 album :-(.
     
  13. minhaudiovn

    minhaudiovn Approved Member

    Joined:
    28/10/12
    Messages:
    30
    Likes Received:
    0
    Đó là công cụ gì vậy bác ui, bác cho anh em bit thêm chút thông tin ạ :)
     
  14. syen

    syen Advanced Member

    Joined:
    12/2/08
    Messages:
    6.770
    Likes Received:
    115
    Location:
    Bang KenKen
    Thì đây chính là đích cuối của loạt bài chém của em đấy :D Bác chờ tý em sẽ trình bày đầy đủ. Thế là đã có 1 bác sẵn sàng từ bỏ wav rồi, em lại có tý động lực để chém :D
     
  15. syen

    syen Advanced Member

    Joined:
    12/2/08
    Messages:
    6.770
    Likes Received:
    115
    Location:
    Bang KenKen
    Lợi dụng cụ Cynep văng mặt, em xin phép múa tý vụ Linux.
    Ngày xưa em cũng máu chơi môn mã mở này, nhiều thứ nghịch ngơm. NHưng sau này ô đi ô nó chiếm hết thời gian nên quên nhiều.

    Bác có thể tìm rất nhiều hướng dẫn trên mạng, em xin kéo về sơ bộ như sau (chỉ áp dụng cho Ubuntu nhé)
    1. Trước hết bác phải tải về 2 gói phần mềm “Pulseaudio-module-raop paprefs” và “Paprefs”. Sau đó tiền hành cho Ubuntu bung ra cài. Gói Pulseaudio cho phép Linux sử dụng giao thức remote audio output protocol (RAOP). Tiếp theo là cho thiêt Linux config nó. Bác dùng Ubuntu rồi thì thì tìm kiếm command link chắc quá dễ.

    2. Kích hoạt cho Airtunes detect.
    Mở Paprefs từ command line hoạc tổ hợp Alt+F2. Bác sẽ thấy cửa sổ: Popties của Paprefs. Đánh dấu chọn vào ô ...Make Discoverable Apple AirTunes..... ===>OK
    Đơn giản là bác đã bắt đầu sử Airplay qua AE. Còn nhiều thứ nữa bác mò sẽ thấy nhiều trong gói phần mềm này.
     
  16. minhthaibinh

    minhthaibinh Advanced Member

    Joined:
    9/1/12
    Messages:
    662
    Likes Received:
    2
    các bác cho em hỏi làm thế nào để coppy phim vào iphone dùng itunes vậy ạ?em làm mãi mà không được,trên iphone không hiện file phim hay video music :( ,của em là iphone 3 thôi ah :? ,các bác giúp em với
    Em cảm ơn ạ
     
  17. qbho

    qbho Advanced Member

    Joined:
    11/7/09
    Messages:
    1.885
    Likes Received:
    7
    Location:
    Sài Thành
    Nay em mới thấy topic này, tks bác Syen và các bác miền ngoài đã thông tin rất hay. Chắc em bắt đầu nghiên cứu vụ AE, rồi iTunes này ngay chứ kẻo "đi sau thời đại" mất. Mời các bác tiếp tục khai sáng cho ae nhé. :D
     
  18. Супер

    Супер Advanced Member

    Joined:
    22/9/09
    Messages:
    7.760
    Likes Received:
    60
    Location:
    Антарктида
    Lâu lắm em cũng không nghịch Linux, cụ nào có thời gian thì built một cấu hình tối thiểu, chạy Linux trên CF Card tốc độ cao, ngon bổ rẻ đấy ạ.
     
  19. syen

    syen Advanced Member

    Joined:
    12/2/08
    Messages:
    6.770
    Likes Received:
    115
    Location:
    Bang KenKen
    Đúng ra cái này mới là chuẩn. Mấy cái Music Server tiền nghìn nó cũng chạy trên nên Linux. Win hay Mac chẳng qua là kết hợp và đã quá quen thuộc, còn muốn xây dựng 1 Music sever đích thực thì làm 1 em Linux thì không gì bằng.
     
  20. syen

    syen Advanced Member

    Joined:
    12/2/08
    Messages:
    6.770
    Likes Received:
    115
    Location:
    Bang KenKen
    Em xin tiếp về vụ nhạc số.

    Một điều rất dễ nhận thấy là các file nhạc số mà các bác đang truyền tay nhau nếu là định dạng không nén (WAV và AIFF) thì chắc chắn 100% nguồn gốc của nó đều được rip bới các Ripper nghiệp dư. Điều đó dễ thấy, chất lượng file phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn nhạc, phụ thuộc vào chương trình nén và phần cứng các Ripper đã sử dụng. File wav sẽ mang đúng và đủ tất cả phẩm chất của nguồn. Nghĩa là nếu đó là nguồn âm tốt (CD, SACD, DVD-A.. xin) thì đã có điều kiện cần rất tốt. Mặt khác, nếu nó được rip từ những nguồn âm chất lượng không cao như từ CD anh ba, chị na...thì file wav thu được cũng sẽ phản ảnh trung thực cha sinh mẹ đẻ nó. Ngược lại, như các cụ chuyên mua nhạc số trên mạng thì tuyệt nnhiên sẽ không bao giờ có định dạng không nén và chỉ tồn tại định dạng nén mà thôi. Những file được bán trên các trang mạng uy tín trên thế giới thì nguồn nhạc số của họ rất đảm bảo vấn đề về chất lượng. Họ phải đảm bảo đúng nguồn âm gốc, đúng bản quyền. Do vậy các file nhạc phải bỏ tiền ra mua của Tây thì các bác hoàn toàn yên tâm chất lượng không hề thua kém bất kỳ 1 album cùng tên được phát hành dưới dạng bản cứng.

    Qua trên, ta thấy ngay được vấn đề không nén hay nén còn bị chi phối bới rất nhiều bởi nguồn nhạc, nhóm rip và kỹ thuật rip. Một file wave trong tay hoàn toàn thua xa 1 file Acc mua từ App Store. Đây chính là điều tại sao wav hoặc aiff đã quá hoàn thiện nhưng chắc chắn trong kho nhạc số của 1 tay chơi kỹ tính thì lượng lossless sẽ nhiều hơn non-compress vì họ hiểu rằng non-compres chắc chắn là sản phẩm của ripper nghiệp dư (không hẳn là không chuẩn), còn sản phẩm của các tổ chức chuyển nghiệp phát hành có phí hoặc không phí đều là lossless. (điều ngược lại không đúng).

    Vậy định dạng nào cho chúng ta lựa chọn. Trước hết em xin quay lại lý thuyết đã cũ rích về nhạc số. Có thể phần nào giúp các bác bắt đầu bước chân vào con đường nhạc số năm bắt tốt hơn.

    PCM là gì?
    Hàng ngày chúng ta vẫn thấy đâu đó nói rằng âm thanh thu theo chuẩn PCM, vậy PCM là gì? Đó là Pulse-code modulation nôm na là điều biến nhịp. Với analog thì 1 sóng sine sẽ diễn tả âm thanh, nhưng trong kĩ thuật số người ta sử dụng những "nhịp" cao thấp khác nhau 1 cách liên tục để diễn tả gần đúng sóng sine. Đây chính là tín hiệu âm thanh gốc và hoàn toàn không được nén. Và cũng chính là tín hiệu đã được ghi lên đĩa CD, Wav hay AIFF. Đó là lý do ta gọi định dang wav hay aiff là không nén.

    Với chuẩn PCM, mỗi giây âm thanh được lấy mẫu với tần số lấy mẫu 44.1KHz (44100 lần lấy mẫu trong 1 giây). Mỗi mẫu được diễn tả bởi 16 bits.
    Chúng ta thấy dung lượng 1 địa CD ~ 700Mb và lưu giữ được ~ 70 phút âm thanh. Có con số này bởi vì trong 60s âm thanh có:
    44100 đợt lấy mẫu x 2 kênh x 2 bytes (16 bit = 2 bytes) x 60s = 10.584.000 bytes ~ 10 Mb
    Các bác cũng thấy khi play 1 file wav thì birates của nó được thể hiện là 1411Kbps. Con số này cũng từ trên mà ra: 44.1kHz, 16-bits, 2 kênh thì bitrate là 44100 x 16 x 2 = 1411200 bps .Túm lại, 1 giây của âm thanh gốc sẽ có bitrate là 1411kbps.

    Compress là gì?
    Đó chính là nén. Vậy sao không để nguyên định dạng gốc mà chơi cho nó "trung thực" việc gì phải nén cho lằng nhằng?

    LOSSY Compress?
    Trước đây, khi cụ Bill phối hợp với mấy cụ bên IBM để nghĩ ra cái chuẩn thu âm không nén wav thì có khi các cụ ấy cũng không ngờ có một ngày như hôm nay nhạc số nó phát triển rầm rộ như vậy. Việc này có khi cụ Job nhà Táo nhạy cảm hơn. Và cũng chính nhờ công cụ Job với những chiếc Ipod mà trao lưu nghe nhạc số phát triển cực thịnh. Nhưng vấn để ở chỗ nghe được có 70 phút mà mất hẳn 1 cái CD 700Mb thì mấy em bé xinh xinh nhí nhảnh không thể cầm trên tay cái Ipod sành điệu được mà thay thế nó phải là 1 những cục gạch để lưu trữ dữ liệu trên vai. Hơn nữa với mấy cái tai nghe tí xíu được bán kèm theo mấy cái Portable thì trung thực cũng không ăn nhằm gì. Vậy thì nén nó lại, cắt bớt đi cho gọn nhẹ. Vậy là Lossy ra đời với nhiệm vụ thu nhỏ chiếc CD cồng kềnh vào những cái portable music player xinh xắn. Có rất nhiều định dạng âm thanh lossy khác nhau nhưng phổ biến nhất là mp3, nó đã từng làm mưa làm gió và cho đến tận giờ, nói đến nhạc số, người chơi vẫn dùng và chia sẻ mp3 nhiều nhất (không tính các cụ Audiophile). Ngoài ra còn rất nhiều định dạng lossy khác như Acc, ogg, wma...Các định dang này đều giống nhau là lossy, chỉ khác nhau về thuật toán nén mà thôi. Để giảm dung lượng, các file này trước khi đóng gói sẽ cắt đi rất nhiều tần số mà nó cho rằng ít có ý nghĩa trong cái sự nghe, chẳng hạn những tần số năm ngoài dải 20-20000hz chẳng hạn (các cụ Audiophile lại không nghĩ thế). Vì thế, sau khi cắt gọn và nén lại, dung lượng của nó đã giảm đáng kể và tất nhiên đã cắt bỏ nên chất lượng cũng giảm theo. Đó chính là nén có mất dữ liệu. Tùy vào việc cắt giảm đi bao nhiêu phần thì sẽ cho ra nhưng loại file lossy có chất lượng khác nhau như 128, 256, 320kbps.... Với kỹ thuật hiện nay, việc cắt gọt cũng rất hoàn thiện, khiến cho file lossy thu được cũng có chất lượng không tồi chút nào và nếu chỉ play trên các dàn máy thông thường hoặc trên các máy nghe nhạc cầm tay thì nó chẳng hề thua lossless. Điển hình là Apple vẫn bán tốt, sống khỏe với đống lossy định dạng acc trên App Store. Nếu rỗi rãi, các bác bỏ vài obama mua thử 1 vài bản nhạc dạng Audiophile trên App Store về nghe thử, các bác sẽ ngỡ ngàng với chất lương của nó.

    LOSSLESS Compress
    Nhưng dân chơi Audio sành điệu thì không thể chấp nhận cái loại bị cắt gọt, mài dũa được. Nó phải trung thực mới là Hi-end. Vì thế các chuẩn Lossy chỉ phổ biến trên diện rộng chứ không thể có chiều sâu được. Nhưng nói thật là tải 1 CD 700Mb từ trang mạng nào đó về để nghe được 70 phút thì cũng hơi mệt. Vậy cố gắng phải nén nó lại nhưng mà nén làm sao không được cắt gọt như anh Lossy thì mới ổn. Lossless lại ra đời.
    Khi các bác gửi 1 bức thư tình dung lượng khoảng 500K qua email cho bạn gái, các bác sẽ nén nó lại và trình nén phổ biến hay dùng là Zip, RaR. Sau khi nén, các bác có được 1 file chỉ còn vài chục Kb. Bạn gái nhận được bung ra và lại nhận được đầy đủ nguyên gốc thư tình của bác mà đảm bảo rằng không mất 1 dấu nào như kiểu là: co thich buoi toi hom nay khong :D (Cái này không trung thực nhưng lại hay này :lol: )
    Tại sao vậy, đó là vì trình nén đã tìm ra những quy luật và mã hóa chúng cho gọn lại để sau này dịch lại ra đúng nguyên trạng kiểu như: 1+1+1+1+1 thì viết là 4x1. Vì thế giữ liệu gốc được giữ lại toàn bộ mà chẳng hề mất đi đâu dù 1 nốt nhạc (Quá trinh này là encode và decode). Đến đây các bác yên tâm về Lossless rồi nhé.
    Có vô số các định dạng lossless. Nhưng phố biến nhất là FLAC (Free Lossless Audio Codec) là bộ giải mã âm thanh nén của Josh Coalson và Ed Whitney. File lossless này có dạng *.flac
    - APE phát triển bởi Monkey’s Audio có dạng là *.ape
    - ALAC phát triển bởi Apple có dạng là *.m4a. Bản chất ALAC
    - Và còn nhiều nữa......
     
  21. vietanh2010

    vietanh2010 Advanced Member

    Joined:
    15/6/12
    Messages:
    407
    Likes Received:
    2
    Cụ viết hay quá tổng hợp được bao nhiêu kiến thức bổ ích. Hi vọng cụ mỗi ngày bớt chút thời gian để hoàn thiện hết ý tưởng của mình
     
  22. syen

    syen Advanced Member

    Joined:
    12/2/08
    Messages:
    6.770
    Likes Received:
    115
    Location:
    Bang KenKen
    Vậy lựa chọn định dạng nhạc số nào để chơi?
    Cái này thì tùy thôi ạ.
    Nếu chơi không nén (wav, aiff) thì yên tâm về mặt lý thuyết nó là định dạng trung thực nhất, không nén và không có bị xào xáo nấu nướng gì cả. Nhưng nhược điểm là vẫn tốn không gian lưu trữ. Wav thì không có tag nên quán lý khó khăn. AIFF thì có vẻ không sành điệu (mà em quên mất AIFF có thể gắn tag nhưng không hiểu sao trong Jriver Media Center nó nhất quyết không hiện Artwork). Ngoài ra, file không nén đang truyền tay nhau thì đảm bảo rằng 100% là sản phẩm không phải thương mại mà chỉ là sản phẩm của các tay chơi tự làm ra. Cũng thấy lo lo nhỉ?

    Nếu chơi Lossless thì sao? Quá tốt chứ sao nữa. Cũng như wav thôi về mặt xuất xứ nếu không bỏ tiền mua hoặc download từ những trang uy tín. Điều này đã được khẳng định cả trên mặt lý thuyết và thực tế là Lossless chả hề thua kém gì với non-compress cả. Vậy thì mạnh dạn bấm nút thôi.
    Vấn đề chia sẻ. Nếu là hàng xách tay truyền nhau ở dạng wav thì em không có ý kiến vì đã phân tích gốc gác ông không nén này rồi. Còn nếu là dạng lossless thì 1 trong những đặc điểm nhận dạng khả năng đó là 1 file được rip tốt nó sẽ thể hiện ở mặt hình thức cụ thể như sau:
    Khi mở 1 Album lossless, nếu được rip từ 1 tổ chức thương mại hoặc từ 1 ripper nghiệp dư nhưng cần thận chu đáo tin cậy, nó sẽ bao gồm những phần sau:
    - Log file,
    - *.m3u file
    - Cue file
    - Folder Artwort (chứa các file scan)
    - File FLAC . Các bác lưu ý: luôn luôn là FLAC và gần như luôn 1 file FLAC duy nhất cho cả album. Em nói gần như vì cũng có những ripper rỗi rãi :D
    *File log: chứa thông tin về quá trình RIP
    *File m3u chính là file cho playlist
    *File cue để giải thích chi tiết những cái gì nằm trong trong cái file FLAC duy nhất của cả Album (Nếu Album down về mỗi track là 1 file Flac thì sẽ không có file cue đi kèm).
    Điển hình nhất các bác thấy bố cụ này rất rõ ở những Album do bác Halong Audio chia sẻ hay các sản phẩm lossless của nhóm L2Bits trên HDVNbits.org chia sẻ.

    Tại sao lại như vậy. Khi mà nhạc số đã phát triển rầm rộ, nó không còn gì là hi tech nữa. Việc giao lưu, chia sẻ diễn ra sôi nổi trên internet và nghiễm nhiên nó là 1 kho tàng không giới hạn. Từ đó dần dần số lượng những người chơi khó tính tăng lên, họ có yêu cầu và nhu cầu đòi hỏi những file lossless thật sự trung thực, thật sự tốt và được rip từ những nguồn nhạc có xuất xứ rõ ràng. Người cho và nhận (uploader và downloader) dần dần xích lại gần nhau hơn và từ đó sinh ra những quy chuẩn như em vừa trình bày ở trên. Tấy nhiên đó mới chỉ là những dâu hiệu tốt cho 1 sản phẩm mình chuẩn bị down về. Qua đây khẳng định luôn. Nếu như các bác download từ 1 nguồn free mà được 1 folder có đầy đủ những cầu hình trên thì gần như yên tâm nó là 1 sản phẩm được sản xuất từ 1 ripper tốt.

    Như vậy, ít nhất đúng cho đến thời điểm này thì nếu chọn chơi lossless thì nên "nhận" FLAC mà thôi. Trừ những trường hợp đặc biệt.

    FLAC là chuẩn lossless phổ biến nhất và được hỗ trợ nhiều nhất. Nhưng...........em lại phải nhưng 1 lần nữa. Với các bác IFans hay các cụ thể là các bác hâm mộ Itunes thì lại không phải vậy.

    Từ đoạn này trở đi, em sẽ tập trung vào chủ đề ITUNES như bác Es-padon đã lập.
     
  23. syen

    syen Advanced Member

    Joined:
    12/2/08
    Messages:
    6.770
    Likes Received:
    115
    Location:
    Bang KenKen
    Cảm ơn bác, như em đã nói, nhưng điều em viết ra ở đây không có gì mới lạ cả, đều là những thứ rất cơ bản và chỉ cần 1 keyworks trên Google là ra hàng tá. Nhưng em thấy nó năm khá rải rác và quan trọng là cách viết của 1 IT nhiều hơn là 1 người nghe nhạc, do đó sẽ khó hiểu cho các bác mới bắt đầu. Em chỉ là người sưu tầm lại thôi và hy vọng dùng là sưu tầm cũng góp được tý gia vị mới :D
     
  24. Jacky5555

    Jacky5555 Advanced Member

    Joined:
    13/12/05
    Messages:
    2.120
    Likes Received:
    698
    Location:
    Hanoi
    Em thấy AIFF và WAV nghe khác nhau, ở cả 3 dải. Khác biệt này em nghĩ em có thể blind test, anh Syen khi nào rảnh qua nhà em thử lại: rip 1 file cùng 1 CD gốc ra 2 file WAV/AIFF bằng XLD, nhét vào playlist của Amarra: A/B test 10 lần 2 file và chỉ ra thứ tự.

    Em luôn thích WAV hơn ở khía cạnh âm thanh, nhưng gần đây nghe AIFF nhiều hơn, cũng vì lý do quản lý của itunes tiện lợi hơn nhiều chơi bằng playlist của Amarra (kéo thả). Hiện nay em rip CD ra cả WAV/AIFF vì các chương trình rip như dbpoweramp, XLD... đều cho rip ra song song 2 định dạng trong 1 lần rip.

     
  25. syen

    syen Advanced Member

    Joined:
    12/2/08
    Messages:
    6.770
    Likes Received:
    115
    Location:
    Bang KenKen
    Cao thủ nhạc số vào đây mà lại đúng ý nữa, anh yên tâm chém tiếp rồi :D
    Lâu quá không tu tập nhỉ. Lúc nào rỗi rai tổ chức test mù mấy định dạng số cho máu. Với dàn cỏ của anh thì gần như không có khác biệt, nhưng với dàn tốt như của chú thì có thể lắm :D.
     

Share This Page

Loading...