Sự khác nhau giữa đầu CD ~100$ và đầu CD ~1000$?

Discussion in 'Nguồn phát Digital' started by sinhvatla, 5/2/08.

  1. Naughty

    Naughty Advanced Member

    Joined:
    4/10/06
    Messages:
    107
    Likes Received:
    10
    Về mặt kỹ thuật em cũng chẳng giải thích được.

    Nhưng với em sự khác nhau là :

    Nói chung đã nghe CD Player 1.000 USD thì không "muốn" nghe loại 100 USD nữa. Nhưng mới mua dùng loại 100 USD thì vẫn được "quyền" nói đầu 1.000 USD cũng chẳng hơn gì.

    Tương tự cho loại 1000 USD vs 10.000 USD và mở rộng cho tới 10.000 USD vs 100.000 USD

    Về mặt Âm... Cùng một bài hát, số lượng chữ như nhau. Nhưng có ông là ca sĩ... có ông là cố sĩ :oops:

    Vui một chút.... Chúc mừng Năm mới
     
  2. haiQ

    haiQ Advanced Member

    Joined:
    23/1/07
    Messages:
    496
    Likes Received:
    4
    Location:
    TP CỤ HỒ
    Em ít thấy ai chơi mãi đuợc dầu CDP 100 đo mà không có ý đổi!
    Mà em cũng ít thấy ai cắm USB vào để nghe nhạc ste hết! Hiếm! :lol:
     
  3. audible

    audible Advanced Member

    Joined:
    6/7/07
    Messages:
    877
    Likes Received:
    21
    Location:
    Sài Gòn
    Re: Sự khác nhau giữa đầu CD ~100$ và đầu CD ~10

    Chào bác !
    Một câu hỏi của bác thôi đã làm tốn bao nhiêu " giấy mực " của các anh em nhà audiophile !
    Nguyên lý là thế, thực tại là khác.
    Vài dòng một tý nhé bác :

    Ai chả biết có nước , đun lữa là thế, bỏ bột ngọt, bỏ đường,..........thì thành nước lèo .
    nhưng quan trọng bỏ như thế nào thì thành nước lèo ngon.
    Một chiếc xe honda, cũng có các cơ phận như nhau, nhưng chiếc của Nhật sản xuất chạy rất ngon, trong khi chiếc Hàn Quốc, hay tệ hơn là Trung quốc chạy rất dở.
    Lại thêm : Chiếc xe honda Nhật sản xuất mặc dầu đang nỗ garanti tiếng nổ đứng xa một tý tưởng rằng xe không nổ máy.

    2 nhà may đồ cùng chất liệu vãi ấy, cũng may món đồ ấy, cũng sử dụng chung đường điện ấy, cũng sử dụng hiệu máy may ấy như sao một tiệm đồ may như ý, một tiệm muốn đem vứt sọt rác.

    Thành ra kỹ thuật số tín hiệu là 0 với 1, mà 0 như thế nào, 1 như thế nào, hình số 0 có tròn như số 0 không ? hình số 1 có như thẳng như cây gậy không ? và hình 0 với 1 theo kiểu front chữ nào. Mặc dầu nguyên lý kỹ thuật số không suy giảm nhưng thực ra trong thực tế nó cũng suy giảm như analog, cũng tổn hao trong quá trình vận động, các hạt điện tích cũng chuyển động từ nguyên tố này sang nguyên tố khác, không còn như nguyên trạng ban đầu.

    Có vẽ khó hiểu phải không bác ?
    Mình ví dụ như MP3, một dạng nén của nguyên lý kỹ thuật số, nhưng âm thanh giải nén cũng tổn hao như thường và không còn hay như nguyên vẹn.

    Kỹ thuật số hay analog đều chủ yếu phục vụ cho tai người nghe hay nhất, trung thực nhất và tự nhiên nhất. Nếu thiếu tính trung thực và tự nhiên thì âm thanh phục vụ trở nên vô nghĩa với người nghe audiophile.

    Nếu giả sử đầu đọc từ đĩa CD giống nhau, cũng lấy từ nguồn digital, cùng sử dụng DA như nhau, nhưng đầu tốt sao nghe hay thế, trung thực thế, trong khi đầu rẻ tiền sao nghe chán thế, cùn thế,.... đều phụ thuộc vào người kỹ sư chế tạo và mức tiền đầu tư thiết bị.

    Nếu trên đời này ai cũng biết kỹ thuật số chỉ là .......là 0 và 1 thì các hãng sản xuất đầu CD sẽ hợp nhất là một và quan trọng là lương của các kỹ sư mới ra trường hay lâu năm sẽ lãnh .....bằng nhau...... Chuyện khoa học viễn tưởng.

    Tóm lại :
    Học thì học nhưng học phải với hành, phải kết hợp thực tế và phải phù hợp với môi trường xung quanh. Máy móc nếu hiện đại nếu không có con người và không phục vụ cho con người thì sẽ trở thành vô nghĩa.

    Và không biết là câu chuyện audio có vô cùng phức tạp, rắc rối như một người con trai yêu một người con gai hay không nữa ?!!!!!!!
     
    Dung nongdan likes this.
  4. Planets

    Planets Advanced Member

    Joined:
    6/12/05
    Messages:
    2.226
    Likes Received:
    233
    Em nhớ là vấn đề này cũng đã bàn đến đâu đó trên diễn đàn rồi. Giải thích ra về mặt kỹ thuật thì cũng có thể giải thích được tuy nhiên không có máy móc đo đạc để chứng minh thì nhiều người nghi hoặc không tin. Với lại cũng cần nắm chắc về nguyên lý làm việc của đầu CD thì mới hiểu rõ được ở mức chi tiết cụ thể.

    Một cách nôm na là tín hiệu digital trong đầu CD thường đi kèm với một loại nhiễu mà người ta gọi là jitter. Loại nhiễu này hầu như không làm ảnh hưởng đến sự chính xác của dữ liệu trong miền digital tuy nhiên nó có ảnh hưởng đến hoạt động của phần DAC tức là công đoạn chuyển đổi từ tín hiệu số sang tương tự.

    Việc những bộ cơ CD tốt cho ra tín hiệu ít bị nhiễu hơn những bộ cơ rẻ tiền là chuyện hợp lý thôi ạ.
     
  5. Dztronic

    Dztronic Advanced Member

    Joined:
    9/12/05
    Messages:
    3.588
    Likes Received:
    49
    Bác audible phán đúng!
    Nếu thử nhìn cái nguyên lý mạch DAC dùng R-2-R (dùng điện trở leo thang kết hợp với mạch khuyếch đại ví dụ như OPAMP để tái tạo tín hiệu Analog) thì sẽ thấy rằng nếu tín hiệu digital có nhiễu thì sẽ kéo theo tín hiệu analog nhiễu theo. Cái này thực tế Dzê em vừa mới cãi nhau cách đây vài hôm với một kỹ sư digital thâm niên không nhìn nhận ra vấn đề này chỉ đến khi 1 thiết bị trục trặc và mạch do chính kỹ sư digital đó thiết kế. Hơn nữa mạch R-2-R là điện trở giá trị sẽ trôi theo nhiệt độ nên nếu không có bộ cân bằng nhiệt thì giá trị hoán đổi Analog sẽ sai biên độ.

    Bác Planets phán cũng rất đúng.

    Vì thế chung chung 2 vấn đề luôn được nêu ra giữa giá trị CDP mắc tiền và rẻ tiền là: dàn cơ và DAC. Em thêm cái thứ 3 theo em thấy quan trọng không kém đó là cách đưa tín hiệu ra trước khi vào DAC.

    Em xin phép mở rộng ra vấn đề cho những anh em vì lý do kinh tế không có khả năng mua đồ mắc tiền thì có thể tìm cho mình 1 hướng đi khác biết đâu hiệu quả mà lại rẻ tiền:

    1- CDP rẻ tiền dàn cơ và DAC tuy không chính xác bằng CDP đắt tiền nhưng nhưng xét về mặt kỹ thuật cũng như đo đạt thì CDP rẻ tiền vẫn chính xác hợn dàn cơ, kim đĩa của đia than gấp tối thiểu 10 lần. Tuy nhiên nhiều người nghe vẫn cho đĩa than nghe hay hơn ngay cả các CDP thật đắt tiền cả chục ngàn USD. Ngoài cái đĩa than ra nhiều người còn cho rằng nhạc thâu từ nguồn CD gốc vào băng từ Reel-to-Reel rồi nghe từ Reel-to-Reel thì thấy hay hơn nghe từ CD gốc.

    - Kỹ thuật không chính xác bằng nhưng lại được cho nghe hay hơn và được nhiều người thâm niên và hạng gộc vẫn coi là hợp lý!
    - Nguồn sang lại nghe hay hơn nguồn gốc và được nhiều người thâm niên và hạng gộc vẫn coi là hợp lý!

    Xem ra không có tiền nhưng cầm cái CDP 100USD biết đâu vẫn hợp lý như thường?

    Nếu dàn cơ và DAC của cái CDP rẻ tiền không tốt thì nếu có phương án nào khác bỏ cái dàn cơ đi (sẽ tiết kiệm rất nhiều tiền) thì chỉ còn việc giải quyết cái cách đưa tín hiệu ra và cái DAC. Cái cách đưa tín hiệu ra đành phải nhờ hãng làm sẵn còn cái DAC thì hoặc DIY hay mua sẵn đồ second hand.
     
  6. kienaudio

    kienaudio Advanced Member

    Joined:
    22/9/06
    Messages:
    740
    Likes Received:
    5
    Location:
    Hải Phòng
    Xin chào các bác !

    Ngồi chờ thời khắc giao thời hay còn gọi là đón giao thừa :D
    Thấy các bác bàn luận vui quá nên em cũng có ý kiến về vấn đề này như sau .

    Mỗi một sản phẩm nó đều có giá trị riêng của nó .
    Giá trị này ngay từ khi sản xuất người ta đã định giá cho nó 100$ hay 1000$ rồi .
    Ví dụ đơn giản một cái điện trở chẳng hạn , có cùng một thiết kế cùng một tiêu chí .
    Nhưng trong khi chế tạo ra cái điện trở đó không phải cái nào cũng bảo đảm tiêu chí kỹ thuật .
    Sau khi ra lò người ta đem chúng ra đo kiểm so với chỉ tiêu thiết kế .( OTK )
    Như vậy so với chỉ tiêu thiết kế sẽ có sai số từ 0,001% đến 5% , 10% thậm chí là 20% .( nôm la là loại 1 loại 2 loại 3 ...)
    Còn lại sai số lớn quá người ta hủy bỏ , và người tính giá trị $ theo sự sai số % của chúng

    Từ ví dụ trên ta thấy rằng muốn sở hữu được một cái máy tốt , các linh kiện có sai số % ít thì phải tốn nhiều $ .
    Loại bình dân thì sự sai số lớn hơn cũng ít $ hơn :(
    Đây mới là một ví dụ nhỏ tại sao ? Cùng là CDP chức năng như nhau nhưng lại có mức giá khác nhau :lol:

    Thôi tớ chuẩn bị xem bắn pháo hoa đây

    Chúc các bác năm mới nhiều thắng lợi mới
     
  7. Thichduthu

    Thichduthu Advanced Member

    Joined:
    18/12/05
    Messages:
    5.950
    Likes Received:
    34
    Location:
    nowhere
    Hehehe: Thời sung sướng nhất là lúc còn bé con, chưa biết mùi đời là gì, chúc các bác đón giao thừa zui zẻ!
     
  8. Dztronic

    Dztronic Advanced Member

    Joined:
    9/12/05
    Messages:
    3.588
    Likes Received:
    49
    Ậy Bạch Mao đại sư ạ ở đời không đơn giản như vậy đâu ạ.
    Có rất nhiều đồ dùng điện trở sai số khủng khiếp cỡ 20% mà lại mắc hơn đồ 1% đấy. Ví dụ như điện trở than Allen Bradley của Mẽo nằm trong mấy cái ampli Western Electric mắc khủng khiếp. Mà trớ trêu 1 nỗi là thời người ta dùng điện trở 20% này thì điện trở 1% được coi là đồ độc chỉ được dùng trong thiết bị đo. Nếu cho mắc là vì WE là đồ cổ thì nhiều hãng HIEND hoặc nhiều dân Audiophile ngày nay vẫn săn lùng điện trở Allen này sai số khủng này cho sản phẩm quý của họ đấy.

    Em nghĩ "tiền nào ... giàu (nợ) nấy" thì hình như đúng hơn :)
     
  9. Dztronic

    Dztronic Advanced Member

    Joined:
    9/12/05
    Messages:
    3.588
    Likes Received:
    49
    Sau khi sống gần nửa cuộc đời và đam mê nhiều cái quá độ :) em nhận thấy rằng:
    " Con người là sinh vật tìm ra (chế ra) nhiều luật nhất nhưng đồng thời lại là sinh vật cũng chạy luật nhiều nhất!" :( :)

    Con người tìm ra ngay cả chế ra rất nhiều luật ví dụ như định luật định nghĩa trong khoa học; dịch kinh; kinh kệ trong tôn giáo; luật chơi .... nhưng đến khi áp dụng thì cũng thường xuyên chạy luật ví dụ như có 1 bác trên 4rum này "chuyên chạy luật 49 ngày" mặc dù chỉ có 49 ngày ngắn ngủi :( :) :)

    "Phụ nữ theo luật 7*7=49; nam giới theo luật 8*8=64" nhưng trên thực tế có nhiều bà nhiều ông hơn 49 tuổi và 64 tuổi vẫn có con dài dài ...

    Ấy thế sung sướng của con người cũng từ đó nhưng khổ sở cũng từ đó! Audio phục vụ cho con người cũng vậy: lý thuyết cũng như đo đạt kỹ thuật có nhiều giải thích rành rành đấy nhưng tai người nghe vẫn không chịu mà phải tranh cãi liên tục năm này đến năm kia vẫn không chấp nhận những định luật và lý thuyết khoa học mà chính con người tìm ra. Thậm chí có nhiều người dịch trại kinh kệ hay triết lý ra để để thỏa mãn cái THÚ vui TÍNH của riêng mình và đương nhiên cũng có người tin nghe và làm theo.

    "Xem ra đối với con người đúng hay chính xác chỉ là điều kiện cần mà chưa đủ để giải thích 1 vấn đề mà còn phải thêm nhiều lý lẽ khác ví dụ như hình như đúng, hình như sai .... hình như ... " Xem ra cái khúc mắc này cũng không nằm ngoài nguyên lý thuyết Âm Dương của dịch kinh (cũng lại do con người tìm ra) là "trong Dương luôn có 1 chấm Âm và trong Âm luôn có 1 chấm Dương".

    Ậy lần nữa em càng thấy chỉ có thuyết âm dương của dịch kinh là nền tản của hữu hình và vô hình mới giải thích được những cái vụ khúc mắc Audio này! :) :)
     
  10. VQ_audio

    VQ_audio Advanced Member

    Joined:
    13/7/06
    Messages:
    9.261
    Likes Received:
    28
    Hihi , các cụ vui wá cho em sì păm tí :D em thì lơ mơ kô bít số hoá hay lượng tử là cái giề dưng mờ 1 chú bull lỡ băm ra làm hotdog rùi liệu còn có cơ ráp lại thành BÒ được kô ợ :lol:
     
  11. Dztronic

    Dztronic Advanced Member

    Joined:
    9/12/05
    Messages:
    3.588
    Likes Received:
    49
    Được chứ vì người ăn xong hết cái đống hotdog đó rồi thì sẽ Bò lăn ra ngay ạ ! Dễ ẹc thế mà bác cũng hỏi :) :)

    Chúc bác Vu Quy năm mới dzui dzẻ !
     
  12. mtbc

    mtbc Advanced Member

    Joined:
    11/9/06
    Messages:
    6.762
    Likes Received:
    2.214
    Location:
    Q3, Saigon
    Em lại góp vui:

    Định giá theo kiểu kỹ thuật tính ra là định giá theo chi phí (cost-based), trong khi cách định giá những đồ độc bây giờ thì đa phần đưa ra theo nhận thức (perception based). Vấn đề của dân MKT là làm sao cho người ta thấy giá trị nhận thức của offer đưa ra cao lên là bán được giá thui. Vì vậy cho nên câu "tiền nào của nấy" cần được hiểu rộng ra là "tiền nào sướng nấy" thay vì "tiền nào chất lượng nấy" ạ.

    :D
     
  13. linh99992001

    linh99992001 Advanced Member

    Joined:
    8/12/05
    Messages:
    1.348
    Likes Received:
    23
    em nghĩ cuối cùng vẫn là ý tưởng về chất âm cd của nhà sản xuất thôi,hiện giờ về digital họ đã có những chuẩn cao hơn rất nhiều so với cd việc chuyển hóa tín hiệu digital thành analog của cd đến một mức nào đó có thể nói là đạt độ hoàn hảo.Hơn kém nhau chỗ ý tưởng sản xuất, và cá tính riêng của mỗi hãng, và phần còn lại người chơi là hiểu đc bản chất thiết bị mà phối ghép với nhau 1 cách hài hòa theo sở thích của mình, đó là cái thú chơi của audio, điều mà khiến audio trở thành muôn hình vạn trạng.
     
  14. sinhvatla

    sinhvatla Approved Member

    Joined:
    31/3/06
    Messages:
    13
    Likes Received:
    0
    Vậy có thể nói, trong câu chuyện audio này phân ra thành 2 loại chơi:

    1/ Chơi theo nhận thức: Tức là chơi sao miễn mình cảm thấy sướng là được, không cần biết thực chất nó thế nào.
    2/ Chơi theo nguyên lý: Tức là hiểu vấn đề và cố gắng tìm cách làm hoàn thiện nó bằng bất kỳ cách nào.

    Các bác đồng ý không ạ?
     
  15. clavinova

    clavinova Advanced Member

    Joined:
    4/12/05
    Messages:
    349
    Likes Received:
    38
    Location:
    Ha Noi
    Ấy, em nghĩ không chỉ có 2 loại đó đâu bác, em là loại kết hợp cả 2 loại đó.

    1 - Em là loại chơi theo nhận thức: chơi miễn sao mình cảm thấy sướng là được, kệ người ta chơi các loại CDP này nọ từ trăm đến nghìn, em tìm cách lách qua những món tiền đó vì biết đâu là đủ, đến đâu là hay; cái này em giống bác Dztronic, kệ ai đó nói ai nghe nhạc bằng cái card-reader, ai đó nói sờ vào cái CDP tiền nghìn thì không sờ lại vào cái tiền trăm được bởi vì em bán quách cái tiền nghìn đi lấy tiền làm việc khác.

    2 - Em cũng là lọai chơi theo nguyên lý: tìm hiểu vấn đề và cố gắng tìm cách làm hoàn thiện nó nhưng không phải "hiểu vấn đề và cố gắng tìm cách làm hoàn thiện nó bằng bất kỳ cách nào". Em chỉ dám dùng từ "tìm hiểu" thay từ "hiểu" bởi nếu nói "hiểu", biết đâu lại bị các bậc tiền bối cho là ngông cuồng.
    Cái nguyên lý của em là thay cái CD transport từ loại cỏ đến loại gấu bằng cái transport khác, không có cơ, quay gì cả, đóng gói cả trăm cái CD vào 1 chỗ, khỏi sợ hỏng, khỏi sợ mất, khỏi sợ nhiều CD quá mà không nhìn thấy, bỏ quên mất mà không nghe. Bởi vì CD thì cũng là 0-1 mà 0-1 thì tống vào đâu tiện hơn, bao la hơn cái HDD. Bao năm nay, cái CD vẫn chỉ ~ 700 Mb trong khi đó HDD hôm nay đã to gấp 10 lần hôm qua và ngày mai lại to gấp 10 lần hôm nay nữa, cái ổ cứng 500Gb chứa được gần 1000 cái CD (theo định dạng wav hoặc lossless audio) ạ. Vậy nguyên lý của em là dùng thiết bị đọc HDD cho ra ngoài bằng tín hiệu digital (optical hoặc coaxial), dùng DAC ngoài (cái này mới cần đồ tốt đây) và .... thưởng thức.

    Thế nên từ khi dùng mấy loại đồ này, em mới nói rằng bán quách CDP đắt tiền đi, lấy tiền làm việc khác. Kính các bác.
     
  16. Jacky5555

    Jacky5555 Advanced Member

    Joined:
    13/12/05
    Messages:
    2.120
    Likes Received:
    698
    Location:
    Hanoi
    Chơi như bác clavinova cũng hay nhưng nó mang tính kỹ thuật quá, mặc dù rất hiệu quả. Nhiều người vẫn thích nâng niu cái CD, mở nó vào, nhét vào đầu, nghe tiếng cơ đẩy vào.."sịch" và nhâm nhi nó, mở cái bìa ra xem, đôi khi có cả giới thiệu ban nhạc, lịch sử bài hát, lịch sử thu âm...kể cả có kém hơn tín hiệu từ HDD thì vẫn sướng hơn. Thế nên mỗi người có 1 tiêu chí để chơi.
     
  17. mtbc

    mtbc Advanced Member

    Joined:
    11/9/06
    Messages:
    6.762
    Likes Received:
    2.214
    Location:
    Q3, Saigon
    Bác clavinova ơi, thế bác dùng thiết bị đọc HDD cho out optical/coaxial nào thế cho em học hỏi với ;-) Em muốn kết hợp với cái máy tính, làm mấy cái playlist chơi cho tiện :p

    Mà đọc cái nick chắc là bác có chơi piano ạ?
     
  18. Lotomo

    Lotomo Advanced Member

    Bác thử xem món này có hợp ko ạ. Cũng hay phết
    http://www.tanthanhco.com/webplus/viewe ... =4&aid=326
     
  19. Thichduthu

    Thichduthu Advanced Member

    Joined:
    18/12/05
    Messages:
    5.950
    Likes Received:
    34
    Location:
    nowhere
    Em thì em nghĩ cái món này (nghe nhạc) = 1 cd player (100$) + n*cd (n*cd # dung lượng ổ cứng) :wink:
    Cứ nhìn mấy cái zack RCA phía sau thiết bị thì cũng ... zõ :lol:

    [​IMG]
     
  20. Ongvove

    Ongvove Advanced Member

    Joined:
    4/12/05
    Messages:
    120
    Likes Received:
    4
  21. Linh_piano

    Linh_piano Advanced Member

    Joined:
    15/12/07
    Messages:
    2.486
    Likes Received:
    11
    Cá nhân em thì theo trường phái cổ điển, tức là vẫn phải có cái khay, nâng cái CD đặt nhẹ vào, chọn track cần nghe, vặn volume từ từ lên và thưởng thức. Cái quy trình này nó cứ giông giống nghi thức trà đạo các bác nhỉ :D
     
  22. Thichduthu

    Thichduthu Advanced Member

    Joined:
    18/12/05
    Messages:
    5.950
    Likes Received:
    34
    Location:
    nowhere
    Từ ý kiến của Thầy Ong vỗ về -> em có thể suy luận rằng khi ta thật đói, thì lương khô xơi cũng rất ngon, mà không cần nấu, hihi: em lại tẩu nữa dồi! :lol:
     
  23. kienaudio

    kienaudio Advanced Member

    Joined:
    22/9/06
    Messages:
    740
    Likes Received:
    5
    Location:
    Hải Phòng
    khi ta thật đói, thì lương khô xơi cũng rất ngon, mà không cần nấu.

    Không cần nương khô đâu lão Thích " mầm đá " cũng ngon :lol:

    Năm mới SÌ PĂM phát :D
     
  24. Macao

    Macao Advanced Member

    Joined:
    5/12/05
    Messages:
    1.777
    Likes Received:
    10
    Location:
    THỦ ĐỨC GROUP
    Cái "thằng" jitter này em nghe các bác nói nhiều về nó quá nên nhân lúc rảnh rỗi em lôi đồ chơi ra để chộp lại cho các bác cùng đánh giá. Em chỉ mới chộp được jitter trên cái CDP SONY 333ESD thôi, tạm cho đây là CDP tầm giá dưới 100USD còn mấy cái đắt tiền hơn thì đợi khi nào em có dịp sẽ chộp tiếp và đưa lên.
    Em dùng cái Time Interval Analyzer TA320 của Yokogawa để đo mấy thông số này, các bác chú ý jitter là cái số nằm ở cuối màn hình, tất cả thông số đều ở đơn vị nano giây (ns). Em đo được 3 thông số tất cả: cái đầu tiên là clock jitter, cái thứ 2 là data jitter, cái thứ 3 là data/clock jitter. Không biết cách đo có sai không mà cái data/clock jitter lớn quá. Bác nào thạo về mấy phép đo này thì góp ý giúp em.

    Clock jitter ~ 2.28 ns
    [​IMG]

    Data jitter ~ 0.63 ns
    [​IMG]

    Data to clock jitter ~ 14.59 ns
    [​IMG]

    YOKOGAWA TA320
    [​IMG]

    Toàn cảnh thiết bị đo
    [​IMG]
     
  25. Mèo Sạch Thỉu

    Mèo Sạch Thỉu Advanced Member

    Joined:
    3/1/08
    Messages:
    712
    Likes Received:
    7
    Hay quá, bác đo tiếp cái con xin 1K đi rồi so sánh cho ae biết với
     

Share This Page

Loading...