Đĩa TQ cũng có nhiều loại lắm, nhưng em thấy loại 2CD đựng trong vỏ gỗ chất lượng rất lởm, có thể do chi phí vào hết phần vỏ rồi.
Cái phôi Melody Black Diamond thì thế nào các bác nhỉ , lang thang trên mấy diễn đàn của nước ngoài em cũng thấy nhiều người ca ngợi thằng này lắm
Em cũng đang chơi toàn đĩa CD burn từ file lossless (hiện em có khoảng hơn 500 đĩa), em tự làm cùng với chiếc máy in màu ra cover đầy đủ gần như đĩa xịn, nhìn long lanh lắm. Về chất lượng các bác đã bàn nhiều rồi, xem xin có vài ý kiến: Nếu nguồn rip CD ra file lossless chuẩn (CD gốc, hoặc vinyl - em khoái cái này hơn) thì chất lượng âm nhạc qua bộ dàn của các bác thì em dám cam đoan, như một số bác đã khẳng định, là không thể phân biệt được. Nếu có nói là "ấm hơn", "chi tiết hơn"... thì em nghĩ đó chỉ là cảm giác chủ quan thôi ạ. Cái này khá phổ biến mà bọn tây nó dùng từ 'Subjetivism - chủ nghĩa chủ quan' (em tạm dịch). Cái chủ nghĩa này nó chẳng chỉ có ở CD đâu mà còn ở bất kỳ chi tiết nào liên quan đến dàn máy của các bác. Lý thuyết mà nói, CD là nguồn số tức là gồm những số (ví dụ 000011) khi rip vào file wav thì nó giữ như nguồn gốc (000011) khi các bác chuyển thành lossless thì nó sẽ thành 0#1@ trong đó ký tự # và @ là các ký tự để biểu hiện là có 4 số không và 2 số 1. Đây chính là thuật toán nén dữ liệu số để có file nhỏ hơn để lưu trữ, thuật toán sẽ tùy vào định dạng. Trong quá trình các bác burn thì 0#1@ chương trình burn sẽ lại tự giải mã thành 000011 để ghi vào đĩa CD. NHư vậy có thể thấy, dữ liệu từ CD gốc và CD chép đều có dữ liệu số là 000011 là như nhau. Nói đến đây có thể nhiều bác vẫn chưa đồng tình. Em xin khẳng định với các bác là kỹ thuật số được sinh ra để đảm bảo chuyện đó. Bản chất của kỹ thuật số là truyền, hay chuyển đổi dữ liệu hoàn toàn chính xác. Bất kỳ phần mềm, hay thiết bị nào sinh ra đều đủ khả năng truyền tải chính xác dữ liệu số. Em xin lấy ví dụ, bác copy một phần mềm từ đĩa CD sang ổ cứng, rồi lại burn ra đĩa CD. Nếu có sự sai khác về dữ liệu thì liệu phần mềm trên đĩa CD chép các bác có cài được??? Cuối cùng là quá trình đọc của của đầu đĩa đối với CD gốc và CD chép cũng như các loại CD chép khác nhau là nhất định có sự khác nhau. CD-R thì có lớp phủ (em quên mất tên) khác với CD gốc (bạc) hay xịn hơn là vàng. Sự khác biệt có thể nằm ở khâu này, nhưng khác biết đến đâu và ảnh hưởng đến âm thanh phát ra thì thật khó diễn giải bằng lý thuyết. Kết luận: Nếu các bác có nguồn âm lossless chuẩn, thì cứ an tâm mà chơi các bác à. Nếu các bác không quan tâm nhiều đến yếu tố thẩm mỹ thì số tiền ấy nên đầu tư vào những phần liên quan đến tín hiệu analogue sẽ hiệu quả hơn nhiều ạ. Vài dòng, nếu có gì sai xin được thỉnh giáo ạ.
Nhưng những lỗ trên mặt CD thể hiện 0 và 1 của CD xịn là dập còn CD chép là dùng laser để tạo bác ạ! Khac nhau về cơ bản luôn
Vậy theo bác, dập thì sẽ tốt hơn hay là lý do ở nhà máy họ dập là vì yếu tố năng suất? Tại sao nhà máy họ không dùng laser. Và thêm nữa, khác nhau như vậy ảnh hưởng thế nào đến chất lượng âm thanh? Quản thực em cũng chưa có lý giải
Theo em dập tố hơn vì đơn giản đưa bác một tấm thép bác đem ra nhà máy dập một phát thành tấm tôn dợn sóng nhưng đưa ông thọ gò thì bác cũng biết rồi :lol: CD F1 nếu chép kỹ cũng phó phân biệt nhưng chơi sưu tầm và bền mà bác!
Ở đây em xin phép không mạn bàn đến vấn đề chơi và sưu tầm bác à. Bản thân em cũng sưu tầm đĩa than, dù có những cái đĩa than không hay hơn CD do xước, mòn... đấy là cái thú thì không nói làm gì ạ. Em sẽ nghiên cứu vấn đề dập và bằng laser kỹ hơn, chắc chắn là có sự khác nhau. Nhưng vấn đề là, khác nhau đến đâu, mình có cảm nhận được không là chuyện khác. Ở đây em đang nói đến vấn đề "chính xác" hơn chứ không nói "hay hơn" nhé. Vì có khi, CD chép bị méo lại "hay hơn" :lol: Theo em, vấn đề cốt lõi ở đây là bộ cơ đọc đĩa. Có thật là các thiết kế của bộ cơ cần thiết đến độ "khủng" không hay đơn giản chỉ theo cơ cấu của các đầu CD dân dụng là đủ? Các bộ cơ khủng, dời liệu có là thêm các xảo thuật âm thanh hay đơn giản với mục tiêu thiết kế là quay đĩa thật chuẩn?
Theo em vấn đề ở đây là đầu CD đọc dữ liệu theo thời gian thực với tốc độ 1x, do đó, nếu chất lượng đĩa tốt thì bộ cơ sẽ đọc trơn tru và không phải đọc đi đọc lại --> jitter thấp --> tiếng tốt. Còn chuyện dập hay dùng laser tạo lên 0 và 1 theo em chẳng có gì khác nhau nếu đầu ghi tốt (đầu CD "support" là được). Hiện nay em thấy một số DAC cao cấp có bộ đệm và Clock riêng để khử jitter thì chất lượng bộ cơ không còn quan trọng lắm thì phải (với điều kiện jitter của transport <= khả năng khử jitter của DAC) :mrgreen:
Theo em, về mặt kỹ thuật thì không cần thiết phải chế tạo một bộ cơ rời, cồng kềnh để quay mỗi cái đĩa cho chuẩn. Và em cũng đồng tình luôn với bác là dập hay laser cũng không quan trọng vì mắt đọc thiết kế có khả năng đọc tất. Em cũng đồng ý luôn với bác là quan trọng hơn là bộ clock và đệm.
Làm sao mà khẳng định được hả bác? "hay" làm gì có cái gì để đo đếm và định lượng, bác bảo hay, em bảo không chả nhé oánh nhau :mrgreen:
Chỉ riêng cái chữ bôi đỏ có lẽ cũng mất thêm vài chục trang để tranh luận xem thế nào là hay rồi Em thì chỉ quan tâm xem nó có KHÁC hay không thôi. Kết quả riêng em đên giờ là có khác chút ít (theo thực tế) mặc dù về lý thuyết thì lẽ ra nó phải... không khác . Điều an ủi là tai em... nghe cóc ra hoặc thỉnh thoảng lắm mới nghe ra nó khác nên em vẫn có thể tự sướng với đống F1/lossless của mình
Nghe bằng tai của mình thôi. Cần nghe và trải nghiệm nhiều sẽ có được kết luận đúng đắn. Điều kiện đến đâu thì chơi đến đó, chứ đâu phải ai cũng chơi được đến XRCD. Cái gì tồn tại được đều có lý do của nó cả
Bác giống em thật đấy Khác thì tất nhiên là sẽ khác bác ạ. Vì các điều kiện kỹ thuật khác nhau như em đã phân tích (hoặc thêm cũng thứ em còn chưa biết) thì tất nhiên sẽ phải dẫn đến sự sai khác. Nhưng vấn đề là khác đến đâu, cả về mặt kỹ thuật và âm thanh ra liệu có thể là nhận biết được. Ở đây em chưa dám bàn đến XRCD hay SACD vì đó là những định dạng vượt trội hẳn về mặt kỹ thuật. Bản thân em cũng chưa bao giờ được trải nghiệm sự vượt trội của nó so với CD thường nên không dám bàn ợ.
Lúc trước e rất thích chơi CD nên sưu tầm khá nhìu đĩa nhưng để 1 thời gian vài năm lấy ra nghe lại thì đầu CDP ko nhận, ko bít có bác nào bị như e ko ? Bây giờ giải pháp của e là chuyển từ CD thành file wav lưu trong máy tính cho chắc chứ nhỡ dĩa hư nghe ko đc thì bùn lắm.
Em cũng có rất nhiều loại đĩa như các bác bàn trên diễn đàn, gần đây em ưu tiên mua đĩa F1 Misu nhiều hơn, các bác cho em biết có thể để lâu được bao lâu trong điều kiện bình thường. :?:
Đĩa Mitsu thì toàn em tự làm, một số đĩa giờ được hơn năm rồi mà không thấy vấn đề gì cả. Còn lâu hơn thì em không biết. :wink:
Để được đến khi nào bác không còn thích nghe đĩa F1 nữa . Em cũng có nhiều Mitsu lắm, F1 thì chưa chắc vì nhiều shop bán đĩa copy quảng cáo toàn F1, nhưng thực tế ít hơn nhiều.
Bác cứ đặt mua của mấy bác hay sưu tầm đĩa gốc trong các topic âm nhạc này cho đảm bảo Chứ cửa hàng họ kinh doanh đại trà, hay hứa hẹn bừa bãi không đáng tin.