#tuanvu #PhuongDung #tinhchangythiep #yvan #60namcuocdoi Bây giờ mà nói anh Tuấn Vũ hát sai, thậm chí sai thậm tệ thì cộng đồng nghe nhạc vàng hải ngoại lẫn trong nước sẽ nói "Ối xời, tưởng gì, đó là điều quá quen rồi". Tức là trong tiềm thức của anh em, Tuấn Vũ hát sai lời là nó ngấm vào máu, chả thay đổi được, và cũng thôi thì chấp nhận đi, bởi những đóng góp khác của giọng hát này có lẽ đã khỏa lấp những sai lệch về ca từ mà chúng ta đã cùng trải nghiệm suốt mấy chục năm qua. Nhưng trước khi nói về Tuấn Vũ, thì cô Phương Dung cũng chả phải là 1 chuẩn mực gì về sự đúng đắn của ca từ dù cô đi hát trước 75, cũng lại là một trong những con chim đầu đàn của dòng nhạc vàng. Cô được mệnh danh là "Con nhạn trắng Gò Công" tức là cô có 1 vị trí nhất định trong lòng công chúng. Tuy nhiên, khi về già, cô trở về Việt Nam và bắt đầu sân si với bọn trẻ con hát bolero vốn là 1 lũ làm trò trên sân khấu. Cô nhẽ ra thôi đi, đằng này cô lại lên lớp là hát phải đúng lời như này như kia. Trong khi số lượng các bài cô hát sai lời cả đống. Cô còn chưa đủ danh tiếng hay sao mà cứ thích ngồi vào cái ghế giám khảo của mấy cuộc thi Bolero nhố nhăng của mấy đài truyền hình sến súa trong Nam. Nay tạm để cô Nhạn Trắng sang 1 bên, giờ nói về những chỗ sai rất "ngây thơ" của anh Tài (tên thật của Tuấn Vũ) đã. Bài hát minh họa là Tình chàng ý thiếp của Y Vân. Tôi vẫn hay nói rằng nhạc phẩm này là 1 độc chiêu của Y Vân - người mà quá nổi tiếng với "60 cuộc đời" giờ này được hát rất nhiều kể từ sau khi Chế độ cởi mở hơn với nhạc Pre 75. Vì sao bài hát này độc đáo?. Vì: - Nó dựng lên 1 hình ảnh giống trong phim cổ trang của Trung Hoa. Và bài hát như 1 cuốn phim dã sử về sự đợi chờ - Điển tích xưa được đưa vào bài hát. - Cách xưng hô Thiếp - Chàng làm cho bài hát dù sáng tác ở thời hiện đại nhưng mang hơi thở của thời cận đại khi mà tình yêu non sông đất nước được đặt cao hơn hẳn tình yêu đôi lứa. Khi song ca, chia câu, thì rất tiếc là những câu giao cho anh Tuấn Vũ là những câu dễ bị sai hơn. Và giọng hát còn "run rẩy" của những ngày mới vào nghề thu âm năm 1984 đã sai một cách rất hợp lý và ngô nghê có phần ngộ nghĩnh. - "Chàng ngoài chân mây GỘI mưa bay". Người chinh phu cưỡi ngựa phi ra biên thùy làm gì có áo mưa, làm gì có mũ nón ô dù gì, gặp mưa là phải đội mưa mà đi, mà đi. Gội ở đây là gội đầu ấy, và khi gội đầu thì xả nước rất mãnh liệt đúng không. Ý câu này là người lính tắm mình trong mưa luôn, bất chấp sự khắc nghiệt của thiên thiên để lên đường làm nghĩa vụ với non sông. Anh Tuấn Vũ hát là "Chàng ngoài chân mây GỌI mưa bay". Như thể anh ấy có tài "hô phong hoán vũ" ấy - "Thấy xanh ngàn dâu mà bóng câu nay còn đâu". Chắc khi hát câu này, anh Tuấn Vũ chả hiểu gì, chỉ biết hát và hát. Và thế là để cho dễ hiểu hơn, anh đổi thành "Thấy xanh ngàn dâu mà bóng câu mây còn đâu". Nghe hơi hơi hợp lý đúng không?. Bóng mây là chuẩn mà, có hẳn bài hát "Bóng mây qua thềm" mà chị Thu Minh hát rất tới hoặc "Tình yêu như bóng mây" của cố nhạc sỹ Song Ngọc. Vậy trong tư duy đơn sơ của anh thanh niên tên Tài thì bóng câu mây hay bóng mây gì đó chắc cũng na ná nhau. Miễn là có Bóng có Mây là được. Thực ra: - "Câu" ở đây tức là ngựa non. Ngựa non trẻ khoẻ và thích chạy nên chạy rất nhanh, bóng câu chính là bóng ngựa chạy lướt ngang qua cửa sổ. - "Ngàn dâu" thì liên hệ tới "Chinh phụ ngâm". Trong "Chinh phụ ngâm", nguyên tác bằng Hán văn của Đặng Trần Côn, đoạn tả tình cảm của nàng chinh phụ lúc tiễn chồng ra đi, có câu: Tương cố bất tương kiến, Thanh thanh mạch thượng tang. Mạch thượng tang, mạch thượng tang, Thiếp ý quân tâm thùy đoản trường. Bà Đoàn Thị Điểm dịch nôm: Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy, Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu. Ngàn dâu xanh ngắt một màu, Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai. Như vậy nhạc sĩ Y Vân vận dụng khéo léo tài tình những chuyện xưa, hình ảnh xưa để lồng ghép vào câu chuyện thời nay, thời chiến khi mà người vợ ở nhà ngóng chồng đi mãi chưa về. Ngàn dâu thì vẫn xanh ngắt, mà bóng người chinh phu chẳng thấy về. Thôi, nôm na là như vậy. Sai cũng chỉ 1, 2 từ thôi. Chứ nếu hát đúng 100% thì giờ anh Tuấn Vũ khéo thành Nghệ sỹ Nhân dân. Anh em audio nhớ sưu tầm Album Tình chàng ý thiếp (analog) và/hoặc Tiễn người đi (digital) để nghe nhé. Không có là ĐỜI không nể đâu.
Kkk... Cảm ơn bác về bài viết tâm huyết... ...thằng cháu chưa đầy năm (tháng) tuổi được cha đưa vào BVNĐ cắt thắng lưỡi. Thấy lạ, mình thắc mắc, thằng cha nói không muốn con sau này nổi tiếng như TV kkk