Trước, khi em học bài "chèo thuyền" cũng có một kỹ thuật reo dây như thế này Ngón út tì lên mặt thùng, ngón 2 và ngón 3 chập với nhau gẩy lên xuống dây số 1, ngón cái gẩy các nốt dây phía trên. Đánh thuần thục, rất hay! Còn reo dây 4 ngón của trường phái Stepan Rack (có học trò là Nguyễn Thế An), ít người học được lắm. Đó là cả ngón út cũng tham gia vào reo đều trên một dây. :shock:
Guitar cũng dùng kỹ thuật tremolo cho những đoạn nhạc mượt mà tình cãm.Kỹ thuật này dùng 3 ngón 234 reo đều trên dòng nhạc chính còn ngón sô 1(ngón cái) giữ nhịp và thể hiện hòa âm bằng nốt trầm.Đại khái như vậy có gì các bác bổ sung thêm. :wink: Lúc còn trẻ tôi tập Guitar thì chưa thấy tài liệu dậy Guitar Classic nào và cả thầy giáo của tôi là Ng Hải Thoại, chỉ ngón cái là ngón số 1 cả mà chỉ được kí hiệu bằng dấu + mà thôi các số 1,2,3,4 chỉ rằng các ngón của bàn tay trái để bấm lên dây , còn bàn tay phải được kí hiệu bằng dấu : . , .. ... và dấu + ( một chấm 2 chấm và 3 chấm ).khi có khuông nhạc nào có kĩ thuật Tremolo thì trường độ đều là các nốt móc tam cả thương là 12 nốt trong một phách.không biết tôi có nhầm về kĩ thuật ko xin các bạn chỉ giáo
về kĩ thuật Tremolo thì mỗi nghệ sĩ thể hiện một lối chơi riêng của mình với những bản nhạc mà giai điệu tiết tấu của đoạn nhạc tremolo mà dài thì nghệ sĩ biểu diễn thường hay dùng 3 hoạc 4 ngón của bàn tay trái để thể hiện gọi là gãi lên dây làm sao cho âm thanh được rền nhất và mượt mà,còn khi dung 2 ngón để gãi thì tôi thấy chỉ dùng đoạn có phần tremolo rất ngắn mà thôi và có lẽchỉ khi nào ng ta chưa gãi dc 3 hoặc 4 ngón thì mới dùng 2 ngón .Có lẽ bạn nào đã tập Guitar thì đều thấy ki thuật Tremolo là rất khó và đạt dc tốt trong kĩ thuật này là một sự khổ luyện
Ngày trước em tập bài Chẻo thuyền (chuyển thể từ bản nhạc cũng nổi tiếng) của nhạc sỹ người Nga Cả bài đều là reo dây 2 ngón hết cỡ khoảng vài phút Nhưng đúng là reo dây kiểu này cũng lạ như bác Technics đã nói tới đó (chắc cùng học chung thầy Thi đây)
Bác đã học cụ Thoại thì ít người còn dám chỉ dạy. Tremolo theo bác Sanh là "reo". Ở ngoài Bắc có thể là "vê". Với 1 số nhạc cụ thì khả năng ngân dài của 1 nốt là khá kém như măng-đô-lin, an-tô, băng-giô hoặc nhạc cụ dân tộc như tam, tứ nguyệt...Khi 1 nốt có trường độ là 1 nốt trắng chẳng hạn, với tốc độ 60 (60 nốt đen/phút) thì nó phải ngân trong 2s, măng đô lin có hộp cộng hưởng nhỏ, đàn nguyệt thì lại không có lỗ thoát âm nên đến 2 giây thì tai ta khó nghe được tiếng chúng ngân. Để khắc phục, người ta dùng móng gẩy ( miếng nhựa hay vẩy đồi mồi) theo cả 2 chiều lên và xuống để kéo dài cho đủ trường độ. Kỹ thuật này giúp cho 1 nốt có thể kéo dài vô tận và có cường độ lớn dần lên như khi kéo violon hoặc thổi kèn. Tôi không được học đàn nên không biết bản nhạc họ ghi thế nào, chỗ nào thì vê chỗ nào cấm vê nhưng cứ thấy thích chỗ nào thì vê lấy vê để chỗ đấy. Ấy vậy mà cũng ối cô thích tôi vê. Theo những gì tôi nghe lỏm lâu rồi thì nếu coi tremolo là vê 3 ngón có lẽ chưa thỏa đáng. Ở Hà nội thì kỹ thuật vê 3 ngón xuất hiện muộn hơn vê 2 ngón là ngón trỏ và ngón giữa. Nghĩa là móc ngón trỏ rồi đến ngón giữa và nốt thứ 3 là dùng ngón trỏ búng ra gọi là 2 đá 1 đẩy. Kỹ thuật này dễ tập hơn với người học mò nhưng vì trong 3 nốt thì 2 nốt đầu là dùng phần thịt của ngón trỏ và giữa, nốt thứ 3 lại dùng móng tay của ngón trỏ nên tiếng đanh hơn, 3 nốt có sắc thái khác nhau nghe cũng cũng khoái nhĩ. Như vậy là đã từng tồn tại vê 2 ngón, sau này là 3 ngón và gần đây là 4 ngón. Trước khi có vê 4 ngón thì cá nhân tôi hiểu là tremolo trong guitar nghĩa là chơi 3 nốt có trường độ và cao độ bằng nhau nhưng giai điệu nghe ra thì 3 nốt đó chỉ là 1. Nay có thêm tremolo 4 ngón,, lại có cả kỹ thuật tremolo cả 3 dây sol, si mi cùng lúc thì tôi cũng đang tắc, không hiểu có ký hiệu gì không hay mấy ông cũng thích kiểu gì vê của đấy. :lol: Lại nghe lỏm rằng nếu vê 3 ngón thì anh Văn Dị là đệ nhất cao thủ, tiếng "vê" của anh này rất đều và "ròn". Bác nào biết về anh Văn Dị xin chỉ giáo.
Việc thực hiện kỹ thuật tremolo trên đàn guitar thật tình bây giờ tôi mới biết có kỹ thuật dùng chỉ 2 ngón(ngón trỏ và ngón giữa)Ngày xưa tôi được chỉ dạy luyện tập dùng 3 ngón(ngón trỏ,ngón giữa và ngón áp út) vì dùng cả 3 ngón để reo âm thanh sẽ đều và du dương hơn.Còn ngón cái để khảy nốt trầm hoặc lướt để giữ nhịp và hòa âm làm nền cho dòng nhạc tremolo.Đó là trường hợp chơi độc tấu. Còn chơi Guitar moderne song tấu thì nhạc công chỉ dùng cái mediator reo ma` thôi còn cây guitar khác sẽ đi accom.Tôi không rành về guitar moderne nên diễn tả chắc không được rỏ.Trên Diễn đàn có member trankhanhvan chơi guitar moderne cho ban nhạc trẻ chắc hiểu biết kỹ thuật tốt hơn. Tôi học guitar trong SG(mà cũng đã rất lâu rồi, bây giờ chỉ nhớ chút chút.Hơn nữa với thời gian các nhạc sỹ Guitar có phát triển thêm các kỹ thuật mới điêu luyện hơn mà tôi không biết)Và tôi không hiểu kỹ thuật ngoài Bắc nếu có sơ suất các bác thông cãm cho. Về chơi Guitar có 4 trường phái chính: Classic ,Modern, Flamenco và Country Mỗi trường phái có những kỹ thuật khác nhau và rất ít Guitarist nào thông thạo tất cả.
Thành thật xin lỗi bác Sanh Trang, em quên trích dẫn nên làm bác hiiểu lầm. Em biết bác ở trỏng thì làm sao học cụ Thoại được .Đã sửa và xin nói thêm rằng trước khi cụ Thoại từ Nam định lên thì Hà nội đã có 2 tập của Carruli gì đó người Đức hay Ý chuyên về kỹ thuật guitar cổ điển, thỉnh thoảng có kèm bài chơi giải trí. Hồi bạn tôi học cụ Thoại ở Hàng Chiếu ( trước cả Hàng Giấy) thì có dạy chung với cụ Nguyễn Yến. Cụ Yến chuyên dạy Carulli và cụ Thoại chuyên dạy bài chơi ( chả biết gọi là gì nữa). Nếu nói cụ Thoại dạy chưa có tài liệu dạy guitar cat-xích nào có lẽ chưa thỏa đáng.
Về Tremolo thì XX cũng xin góp vài chia sẻ: Hiện nay thì hầu hết ký hiệu sử dụng cho các ngón bàn tay phải là: p Ngón Cái, i Ngón Trỏ, m Ngón Giữa, a Ngón Áp Út. Tremolo 3: p a m i, thường là móc 3 (trường độ của mỗi nốt). Và trường độ của nốt mà ngón cái (p) đánh cũng bằng trừong độ của 3 nốt còn lại. Điều này dẫn đến 2 trường phái khác nhau khi chơi tremolo - Trường phái 1: cho rằng tremolo phải đều tăm tắp, nghe như 1 dòng suối, chủ yếu giai điệu từ 3 ngón vê tạo nên (i m a), do đó có khuynh hướng đánh ngón p lẫn vào nhịp của 3 ngón a m i. Đồng thời, đánh lẫn vào, xen vào chứ không phải ngón p đánh cùng lúc với ngón a - Trường phái 2: tiêu biểu là Segovia, ông cho rằng, cần đánh tremolo đúng như nó đã được ký âm. Nên khi chúng ta nghe Segovia tremolo thì rất rõ ràng về nhịp của 3 nốt vê và 1 nốt ngón cái. Và cách đánh này tạo nên 1 cảm giác rất khắc khỏai cho giai điệu. Tremolo 4: Lại có 3 trường phái: - Flamenco: đánh p a m i m p a m i m (Cái-Trỏ-Giữa-ÁpÚt-Giữa) hoặc p i a m i - Cách 2: p a m i a p m i a m p i a m i (tuần hòan của 3 ngón a m i, chỉ khác ngón cái đánh vào lúc nào). Cách này XX thấy thầy Châu Đăng Khoa đánh rất giỏi. - Cách 3: mà nghệ sĩ Nguyễn Thế An hay chơi, dùng luôn cả ngón út: p a m i c (XX nhớ mang máng ngón Út ký hiệu là c, nếu sai, các bác sửa lại giúp) Tuy nhiên, chúng ta cũng biết là khi tremolo đánh nhanh sẽ dễ dàng tạo ra dòng suối bất tận của giai điệu, thế nhưng, lúc đó thì Tempo (nhịp điệu) của bản nhạc có thể bị ảnh hưởng. Ví dụ, bản nhạc yêu cầu chơi với Lento (Chậm rãi) nhưng khi chơi tremolo lại không đạt được đúng Tempo đó. Vì vậy có 2 cách giải quyết: - Nghệ sĩ sẽ tăng lên có thể là tremolo 4, 5, 6, hoặc có khi cả 7 để đảm bảo nhịp điệu diễn cảm yêu cầu. Các bác nghe Ave Maria do Kim Chung trình bày sẽ cảm nhận nghe ngay Tremolo 7 (album: Hồi ức Tremolo). Thông thường, các kiểu Tremolo này thường dùng vòng tuần hòan a m i, ngón cái tùy nhịp mà đánh xen vào, lúc này, khả năng họac động độc lập của ngón cái là rất cao, cần phải đánh được vào bất cứ nhịp nào, trong khi 3 ngón a m i vẫn tremolo đều tăm tắp - Nghệ sĩ sẽ giảm tốc độ tremolo xuống (tremolo chậm), điều này hóa ra lại khó hơn là tremolo nhanh các bác ạ. Chậm và đều đặn, nuột nà, không được rời rạc....Khó!!! Ngòai ra, còn 1 kỹ thuật mà XX được học là Tremolando, dùng 1 ngón, thông thường là ngón m (Giữa) hoặc i (Trỏ) để đánh lên xuống liên tục trên 1, 2 hoặc 3 dây sát nhau. Kỹ thật này thấy rõ nhất trong 2 tác phẩm: Sakura (John Williams chơi, và còn nhiều nghệ sĩ khác nữa), Mandolinata (mô phỏng sự hòa điệu giữa guitar và mandolin, XX chưa được nghe đĩa bài này, chỉ nghe các thầy đánh mà thôi)... (còn tiếp...)
Em nghe nói có cả loại dây đàn bằng ny lon, không biết so với dây kim loại thì loại nào hơn các bác nhỉ ?
Dây đàn nylon được gắn trên guitar classic, phù hợp với các thể loại classic, flamenco, solo. Dây nilon cho tiếng ấm áp, tròn trịa hơn dây sắt và ...bấm cũng đỡ đau tay hơn ạ :lol:
Không biết trường phái, này nọ ... thế nào chứ chơi Ghi-ta em vẫn khoái dây kim loại hơn, bởi lẽ tiếng sáng hơn, móc tay nhẹ nhàng hơn dây nylon. Dây nylon ấm hơn thì em chưa thấy, nhưng tiếng đục hơn, nhỏ hơn, muốn cho kêu to thì móc tay mệt hơn dây kim loại. Còn bấm dây nào lúc mới mà chả đau, nhưng khi lên chai rồi thì như nhau cả mà bác. Là em nói theo chủ quan của em đấy nhá ... Thôi em xin ngồi hóng hớt ... Các bác tiếp đi ạ ! Thân mến !
XX không biết bác TuanCD ơi, lần đầu tiên XX nghe từ khỏa ngón. Nhưng nếu như theo hình dung động tác của ngón tay "khỏa" thì có lẽ không phải. XX cho rằng, kỹ thuật này hay dùng trong nhạc Flamenco, 1 hình thức của kỹ thuật "Rasgueado"
Tùy vào thể loại nhạc mà người nghệ sĩ dùng dây kim loại hay dây nylon. Sự khác biệt chủ yếu nằm ở 3 dây số 1, 2, 3. Còn dây 4, 5, 6 (dây trầm) thì cả 2 đều có những vòng dây kim loại bên ngoài, khác nhau là lõi bằng kim loại (dây kim loại) và chùm tơ nylon (dây nylon). Sau đây là 1 số lý do (mà XX biết) khiến nghệ sĩ sử dụng dây nylon trong biểu diễn guitar cổ điển và flamenco: - Trong 2 thể loại này thường có các thế bấm tay trái phức tạp, vươn dài, duỗi... nên nếu sử dụng dây kim loại, chỉ cần ngón tay trái đẩy căng lên trên hoặc xuống 1 tí thì sẽ thay đổi cao độ của nốt nhạc 1 ít, ta hay gọi là "phô" - Chơi cổ diển và flamenco thì nghệ sĩ dùng kết hợp giữa móng tay và thịt ngón tay, nếu dùng dây kim loại, khi "chạy" nốt nhanh, dây kim loại kẹt vào kẽ ngón tay (do quá nhỏ), không chạy nhanh được - Dây kim loại thường cho tiếng treble rất sáng, và hơi chói. Rất khó để kiểm soát âm sắc, trong khi dây nylin (loại xịn) thì vừa phải, dễ dàng để nghệ sĩ thể hiện diễn cảm, ngay cả khi đánh tốc độ nhanh -... (mời các bác bổ sung thêm)
Trong bài này, người chơi ngẫu hứng các kỹ thuật phong phú của guitar với nhau, trong đó có sử dụng đến đập (slapping) nhè nhẹ trên thùng đàn, vỗ (tapping) trên thân đàn
Thực ra thì dây sắt hay nilon nếu phải xoạc ngón bàn tay trái quá rộng sẽ có những nốt mà ngón tay không vào giữa phím dẫn đến phô. Dây nilon có độ co giãn hơn nên phô ít hơn. Sai số này là rất nhỏ, trừ dân violon họ dễ dàng nghe ra chứ dân bật bông nghiệp dư thì không cảm nhận thấy. Âm chất của 2 loại dây thì bác Tuhodogo và searchervn đã nói rõ, tôi chỉ bổ xung thêm là muốn lắp dây nilon thì buộc chúng ta phải mua những cây đàn có âm lượng tốt để khắc phục nhược điểm của dây nilon, giá của chúng thường khá đắt. Mấy đồng chí Cigan ôm guitar đi hát rong thì không bao giờ chơi dây nilon bởi họ chỉ đệm và hát những điệu nhảy, những bản nhạc vui tươi, nhanh mạnh và đàn của họ rất cỏ nên dây sắt có lợi thế hơn. Ở Hà nội thì dây nilon xuất hiện vào khoảng cuối thập niên 60 do du sinh ở Đông Đức đem về. Trên thế giới chắc chắn có sớm hơn nhưng tôi không biết. Bác searchervn có thông tin không?
Và 1 điểm phân biệt rõ ràng nữa là dây nilon chỉ gắn trên guitar classic & dây sắt thì gắn trên guitar modern, guitar điện nữa. Các điểm căn bản để phân biệt guitar classic & modern như sau: + Guitar Classic: thùng đàn thường thon gọn (bầu tròn), phím có tiết diện rông hơn, khóa hướng về phía người chơi đàn. + Guitar Modern: thùng đàn thường to bè ra ở phần đuôi (có khi khoét 1 mảng ở gần phía cần), phím có tiết diện hẹp hơn và hẹp dần về phía khóa , khóa hướng ra 2 bên cần. ............... Em biết có vậy thôi, các bác tiếp nhé!!! :wink:
Cám ơn bác SearcherVn, em đề nghị Mod làm hội trưởng đâu có sai :wink: Cám ơn các bác, Hóa ra trên vnav cao thủ về Tây ban cầm nã thủ đầy rẫy, học hỏi được nhiều kiến thức đây
Các thể loại đàn guitar, các phong cách chơi guitar cứ vào đây quy tụ hết đi bác nhỉ ? Cho em hỏi chút, về làm đàn guitar có nghệ nhân nào nổi tiếng như Stradivarius k ạ ?
Ở bên Ý đại lợi có những mấy gia đình nổi tiếng nghiêng ngửa với Stradivari cơ nhưng lâu quá rồi mí nại cái tiếng tiếng Tây nó khó nhớ quá nên không thể kể tên ra đây.Lại mí nại là lão |Cai cứ giả vờ lẫn lộn giữa anh lục huyền cầm mí nại anh cò Tây. Guitar ở Hà nội có nhà Nhạc Sơn nổi tiếng từ thời Pháp thuộc đến tận sau hòa bình . Nay còn bác Viên vốn chuyên SX và sửa chữa violon, rồi 1 ngày đẹp Giời, bác ấy vớ được cây đàn xịn ( của 1 thành viên trên 4rum này cho mượn) đem ra đo đạc nghiên cứu, rồi lại mua được mặt đàn bằng gỗ thông xịn từ châu Âu nên đàn của bác ấy làm ra nghe đồn không dưới 1000 tên xâm lược/ cây. Tương truyền rằng từ ngày bác ý bị tai biến thì Hà nội không còn cao nhân nào nữa. Gia đình bác Thước ở Đông Lỗ Ứng Hòa cũng khá nổi, mới được lên vô tuyến tàng hình nhưng khó sánh được với bác Viên. Tuy rằng ngày xưa tôi có cưa cẩm 1 cô bé bên xưởng đàn, hay qua chơi nên biết bác Viên chính ngạch "vĩ". Bác Thước mới bên ngạch phím ( vĩ= đàn có đuôi còn phím= đàn có hoặc biết phím :lol: ). Mà phải hết sức cảnh giác với các câu hỏi giả ngô giả ngọng của lãi Cai các bác nhé. Sểnh ra là lão rủ mình vào sọt rác ngồi lun :lol: .