Tây Ban Cầm fan club

Discussion in 'Âm nhạc' started by caithang, 12/6/09.

  1. Scorpio

    Scorpio Moderator

    Joined:
    2/12/05
    Messages:
    7.243
    Likes Received:
    3.320
    Location:
    VNAV
    Kính anh Cai

    Kim Chung được anh em trong giới đánh giá là một tài năng guitar trong lớp trẻ hiện nay, và là một guitarist nữ hiếm hoi của làng tây ban cầm chuyên nghiệp (TP.HCM hiện chỉ có hai người nữ là Kim Chung và Phương Thảo).

    Về chuyên môn, theo guitarist Phạm Thành Lộc: “Hiện nay, về kỹ thuật tremolo (reo dây) đúng là Kim Chung không có đối thủ". Khi được hỏi có bí quyết gì không, cô chỉ cười: "Chung cũng không hiểu sao mình lại có thể chơi được như thế, chủ yếu Chung chơi theo bản năng tự nhiên chứ tập luyện cũng không nhiều như mọi người tưởng"...

    http://giaidieuxanh.com.vn/xembaoban/2006/07/595665/


    Hoài niệm về tremolo - Recuerdos de tremolo


    [​IMG]


    01. Romance (transcribed by Kim Chung) - Anon (3:17)
    02. Study No.5 - F.Sor (1:37)
    03. Allegro (Sonate brillant op.15) - M.Giuliani (6:11)
    04. Recuerdos de la Alhambra - F.Tarrega (3:36)
    05. Allemande (Suite in A minor) - M.Ponce (3:02)
    06. Leyenda - Isaac Albeniz (6:26)
    07. Una limosna por el amor de Dios - A.Barrios (3:20)
    08. Prelude (Suite in A minor) - J.S.Bach (6:27)
    09. Ave Maria - F.Schubert (3:39)
    10. Sakura - Japanese folk song (4:38)

    Total Playing Time: 42:17 (min:sec)
     
  2. caithang

    caithang Advanced Member

    Joined:
    6/4/06
    Messages:
    8.982
    Likes Received:
    39
    Location:
    Hanoi
    Stradivarius làm nhiều loại đàn chứ bác, nhưng em k biết có làm guitar k ?
    Hình như làm guitar tiếng hay nhất là bên Ý chứ k phải Tây Ban Nha !

    :( :twisted:
    Bác cứ làm như em là Mod recycleBin k bằng :D
     
  3. searchervn

    searchervn Advanced Member

    Joined:
    15/9/06
    Messages:
    1.127
    Likes Received:
    1
    Location:
    Sài Gòn

    Hìhì, thầy Cai khéo khai thác quá :)

    Dưới đây là các nghệ nhân làm đàn guitar nổi tiếng, mỗi cây guitar làm ra, cũng như các nhạc cụ khác, đều được nghệ nhân thổi hồn, tâm huyết của mình vào, cùng với sự đắm đuối trong công cuộc tìm kiếm cả đời mình cách phối hợp các nguyên liệu trong tự nhiên, điều kiện gia công...để cho ra âm thanh kỳ diệu nhất, mà có nhạc sĩ nổi tiếng đã cho rằng "Âm nhạc là tiếng nói của Thượng Đế"

    - Antonio de Torres (Tây Ban Nha)
    - Herman Hauser (Đức)
    - Ramirez (Tây Ban Nha)
    - Santos Hernandez (Tây Ban Nha)
    - Fleta (Tây Ban Nha)
    - Jose Romanillos (Brazin)
    - Robert Bouchet (Pháp)
    - Daniel Frederich (Pháp)

    XX sẽ chia sẻ kỹ hơn về mỗi cây đàn... :)
     
  4. SixL6

    SixL6 Advanced Member

    Joined:
    10/9/06
    Messages:
    2.257
    Likes Received:
    13
    Location:
    THỦ ĐỨC GROUP
    Bác XX có sở hữu được cây đàn nào của mấy bác trên "mần" không ?! :)
     
  5. TuanCD

    TuanCD Advanced Member

    Joined:
    16/3/08
    Messages:
    2.235
    Likes Received:
    21
    Rất mong bài của bác, xin cảm ơn trước. :D
    @ caithang: Mấy lần rủ rê người ta vào ngồi sọt làm những gì chóng quê thế. :lol:
     
  6. caithang

    caithang Advanced Member

    Joined:
    6/4/06
    Messages:
    8.982
    Likes Received:
    39
    Location:
    Hanoi
    Cám ơn bác, bác nói ra em mới nhớ mấy ông, tên khó nhớ bỏ bu
    Antonio de Torres thì quá nổi, được ví như Stradivarius với đàn violon, rất nhiều chi tiết cải tiến của ông là tiêu chuẩn cho đến bây giờ, thậm chí là với lịch sử chế tác đàn guitar người ta còn nói chia thành 2 giai đoạn, sau và trước Antonio de Torres.
    Có tên rồi để em làm searcher xem sao :D
     
  7. jazzend

    jazzend Advanced Member

    Joined:
    9/6/09
    Messages:
    82
    Likes Received:
    20
    Location:
    HCMC
    Album Touch Wood của Antonio Forcione nghe cũng rất tuyệt, kỹ thuật điêu luyện.
     
  8. caithang

    caithang Advanced Member

    Joined:
    6/4/06
    Messages:
    8.982
    Likes Received:
    39
    Location:
    Hanoi
    Bác XX đi công tác,
    Em đạo cái này bên forum guitar về giới thiệu

    Antonio de Torres (1817-1892)

    Torres chính là người cha của cây đàn ghita hiện đại ngày nay, ông đã mang cho nó một dáng vẻ mới, âm thanh mới, một vị trí ngang tầm với các nhạc cụ thính phòng khác. Có người nói rằng, Euclit đã định hình nên môn Hình học với những tiên đề không cần chứng minh. Trước Euclit, hình học không phải một môn khoa học thống nhất, nó là những vấn đề nhỏ tách dời nhau. Tầm cỡ của Torres đối với cây đàn Ghita cũng vậy, ông đã đưa ra những tiêu chuẩn cho cây đàn ghita, mà cho đến sau này, những Hauser, Ramirez, Fleta đều tuân theo những tiêu chuẩn đó. Có sáng tạo chỉ là những cải tiến từ mẫu của Torres ở điểm này điểm nọ.

    1.Bối cảnh
    Antionio de Torres là nhân vật vĩ đại nhất trong số các nhà chế tác ghita hiện đại. Cống hiến của ông đã làm cho hình dạng và cấu trúc của cây đàn ghita được quy về một mối, ổn định cho tới ngày nay. Thế nhưng đương thời, vị trí cao quý nay không phải đuợc tất cả mọi người công nhận. Với quyết tâm tạo nên một cây đàn ghita tân tiến, Torres đã vứt bỏ gần tất cả những quy cách chế tạo đàn truyền thống. Điều ông tin tưởng, đó là khoa học, là thực nghiệm.

    Jose Romanillos, nhà chế tác ghita số một của Anh (tôi dự định sẽ giới thiệu với các bạn trong những kì tới) đã nghiên cứu về Torres rất kỹ, thông qua nhưng di vật còn sót lại của ông, đặc biệt là từ 65 cây đàn mà cả cuộc đời Torres đã chế tác ra. Jose Romanillos đã đưa ra đuợc những kết luận chính xác, không những quan niệm chung về chế tác đàn của Torres mà còn cả những sự thay đổi về phong cách chế tác trong các thời kì. Quan trọng hơn cả, ông đã khám phá ra những bí mật về phương pháp chế tác đàn của Torres. Đương thời, Torres giữ bí mật tất cả những mấu chốt như thời điểm tiếp giáp mặt đàn và sườn đàn … trong gia đình, ông chỉ truyền dạy cho người con trai .

    Torres chế tác cây đàn đầu tiên khoảng năm 1840. Năm 1854, ông đến Sevilla, mở xưởng đàn tại một địa khu mà đã có rất nhiều xưởng đàn khác đang hoạt động. Cây đàn đầu tiên ông nhìn thấy là cây đàn do Jose Pernas chế tác. Đó là một cây đàn theo kiểu truyền thống, thân đàn nhỏ, ngựa đàn được gắn cố định, các thanh lực học to bản, đầu đàn được trang trí tinh xảo. Torres ,ngay từ lần đầu chế tác, đã đi con đường hoàn toan khác. Ông thiết kế cây đàn có nửa thân duới to hơn thông thường, cấu trúc các thanh trợ lực mang hình dáng cấu trúc ngày này (7 thanh trợ lực xếp hình nan quạt). Đương thời, người ta chỉ dùng 3 thanh trợ lực mà thôi. Torres đã hiểu được âm sắc đặc trưng của các loại gỗ. So với các chế tác gia thời đó, ông tuyển chọn gỗ nghiêm mật hơn. Các nhà chế tác khác thay vì chú trọng tính thực dụng của cây đàn, lại chú tâm hơn đên việc trang trí sao cho đẹp mắt. Đi ngược lại xu thế đó, các cây đàn của Torres có trang trí đơn giản. Ông quan niệm rằng những chi tiết trang trí chỉ nên ở phần không đóng góp đến sự rung động tạo nên âm thanh.

    Năm 1860, ông đã mang đàn của mình đến dự một cuộc triển lãm, từ đó danh tiếng của ông băt đầu đuợc biết tới. Thế nhưng sau đó, gặp lúc gia đình khó khăn về kinh tế, cộng với tình hình đất nước khủng hoảng, số người mua đàn ít đi, ông đã tạm dừng việc chế tác đàn, chuyển sang mở một tiệm bán đồ lặt vặt.

    Nói chung, chế tác đàn chia làm hai loại, một là lam các cây đàn chất lượng trung bình dùng cho nhưng ngưòi mới bắt đầu học đàn; loại kia là chế tác nhưng cây đàn cho người chơi chuyên nghiệp, cần nhiều thời gian và tâm huyết thực sự. Năm 1875, Torres bắt đầu lại công việc chế tác đàn, lần này ông chỉ lam đàn chuyên nghiệp, mỗi năm làm không quá 6 cây. Vì thế những cây đàn này đều cực kì tinh sảo, cây nào cũng có thể gọi là toàn chân toàn mỹ. Trong mười năm 1883-1892, ông sản xuất được nhiều hơn gấp đôi, mỗi năm 12 cây. Tuy nhiên có những nhận xét rằng, các cây đàn của ông trong giai đoạn 10 năm cuối không tốt bằng các cây giai đoạn trước, âm thanh phát ra không đuợc nhất quán. Ngày 19/11/1892, Torres qua đời. Phần lớn tác phẩm của ông đuợc chế tạo trong hai giai đoạn 1852 – 1859 và 1875 – 1892.

    2.Mặt đàn và cấu trúc các thanh trợ lực.

    Torres quan niệm rằng, mặt đàn là bộ phận quan trong nhất của cây đàn. Ông đã sử dụng loại gỗ spruce tốt nhất để làm mặt đàn. Tuỳ theo độ cứng của gỗ cũng như độ tuổi mà ông quyết định chiều dày của mặt đàn. Mặt đàn của ông không phải chỗ nào cũng có chiều dày như nhau, ở vị trí trung tâm của mặt đàn là dày nhất. Ở ví trí xung quanh sound hole và phía trên của bridge có chiều dày khoảng 2.5mm, còn ở rìa chỉ cỡ 1.4mm.

    Đương thời, Torres chủ trương làm cho mặt đàn càng rộng càng tốt. Điều khó là khi bào mỏng, mặt gỗ trở nên yếu đi nhiều, vì lý do đó, một kết cấu trợ lực khoẻ trở nên cần thiết. Cấu trúc các thanh trợ lực xếp hình nan quạt không phải là điều mới vào thời kỳ đó, nó đã được phát minh từ thế kỉ 18. Tuy nhiên, Torres đã sủ dụng cấu trúc này cho cây đàn ghita một cách hợp lý hơn cả. Để các thanh trợ lực không tiếp xúc với sườn đàn nhiều quá, Torres đã bắt chước cách xếp đặt các thanh nan trong mô hình cánh diều của Châu Âu. Ở giai đoạn đầu, các thanh trợ lực có mặt cắt hình tam giác đều, thời gian sau, ông chuyển sang dùng thanh trợ lực có mặt cắt là nửa hình tròn. Các thanh harmonic đương thời đều có mặt cắt là tam giác đều, riêng Torres sủ dụng các thanh có mặt cắt hình chữ nhật. Đối với nhưng cây đàn nhỏ, ông chỉ dùng 5 thanh trợ lực thay vì 7 thanh dùng cho cây đàn bình thường.

    Ở một số cây đàn, Torres thiết kế thanh harmonic (ở dưới sound hole) hở ra một lỗ hình vòm parabol, để các thanh trợ lực có thể đi qua khe hở đó và lên tới vị trí sound hole. Với thiết kế nay, thanh harmonic và mặt đàn không cần tiếp xúc liên tục, vì thế dưới tác dụng của nhiệt độ và độ ẩm, mặt đàn tránh đựoc bị kéo dãn hoặc bi vỡ theo phương ngang. Còn tác dụng tốt nữa, giữa harmonic và mặt đàn có khoảng trống, cho phép mặt đàn được dao động tự do hơn. Chế tác gia người Pháp Robert Bochet, một người tôi cũng dự định giới thiệu với các bạn trong serie này, cũng tích cực sử dụng kỹ thuật này. Mọi người đều cho rằng Bochet đã học tập từ Torres.

    3.Hình dáng thân đàn

    Các cây đàn của Torres so với đương thời, có kích thước to hơn khoảng 1/5. Ông là người đầu tiên đã áp dụng những kĩ thuật mới, như kết cấu các thanh lực học tinh tế, độ dày của mặt đàn giảm dần từ trong ra ngoài, các thanh harmonic bar không tiếp xúc liên tục với mặt đàn … Vì thế, ông đuợc coi là người đầu tiên làm cây đàn ghita trở nên hoàn thiện. Kiểu dáng Torres nhanh chóng áp đảo kiểu dáng truyền thống. Những kiểu mẫu hợp lý, mới mẻ, kèm thêm những dụng cụ giúp cho việc chế tác đàn hình thù kì lạ do ông tự thiết kế, khiến mọi người đều nghĩ rằng ông là người am hiểu về bộ môn hình học, đã áp dụng những tính toàn và phân tích hình học vào trong công việc. Thực tế qua khảo cứu, thành công của ông phần nhiều là nhờ đúc rút kinh nghiệm qua các thí nghiệm trực quan.

    Các cây đàn của Torres có kích thước thân đàn tương đối khác nhau. Có thể chia làm 5 mẫu chính. Điều này chưng tỏ Torres đã làm rất nhiều thử nghiệm để tìm cho mình một mẫu hình lý tưởng. Nói chung, các cây đàn có kích thước thân đàn khác nhau nhưng đều giữ được một vẻ đẹp nhất quán. Đây là một đặc trưng nổi bật của Torres.

    4.Cần đàn (Neck)
    So với các cây đàn hiện đại, chiều rộng của cần đàn của Torres nhỏ hơn. Chiều rộng ở Nut chỉ khoảng 47-49 mm (đàn ghita hiện đại bây giờ trung bình là 52mm). Chiều dày của cần đàn ở Nut khoảng 20 mm, ở vị trí phím đàn thứ 9, chiều dày là 22mm. Torres sử dụng phương pháp tiếp giáp cần đàn và sườn đàn truyền thống: sẻ rãnh ở cần đàn rồi sau đó nhét sườn đã đuợc uốn theo hình số 8 vào. Heel của đàn ( cái gồ ra phía ngoài ở giũa thân đàn và cần đàn) đuợc làm bằng 6 miếng gỗ ghép lại. Nhiều chế tác gia khác thích làm heel có hình nhọn, riêng Torres làm hình bàn nguyệt.

    5.Đầu đàn (Head)
    Đầu đàn của Torres được thiết kế hình 3 trái núi, trái núi ở trung tâm lớn hơn cả.

    6.Hoa văn trang trí
    Trước Torres, hoa văn trang trí cho ghita hoàn toàn khác. Các chi tiết trang trí không chỉ là vân gỗ đơn thuần mà còn nhiều chất liệu khác. Việc trạm chổ ở đằng sau đàn và nhiều vị trí trên mặt đàn, sườn đàn cũng hay được thực hiện. Nếu bạn quen nhìn cây ghita hiện đại bây giờ, sẽ thấy những cây ghita trước thời Torres rườm rà, như một người di gan quấn đủ thứ vải vóc trên người. Torres phát hiện ra rằng nhiều chi tiết trang trí ở những chỗ cây đàn cần rung động sẽ cản trở việc phát ra âm thanh. Vì lý do đó ông hạn chế tới mưc tối đa hoạ tiết trang trí : giới hạn ở xung quanh sound hole, đầu đàn, heel, góc tiếp giáp giữa suờn đàn và mặt đàn, sườn đàn và đáy đàn, đường tiếp nối ở mặt sau đàn. Tuy nhiên hoạ tiết trang trí của Torres ở xung quanh sound hole lại cực kì phức tạp. Ông đã bỏ rất công sức để sáng tạo ra nhưng mô tuýp trông bắt mắt. Hoa văn hay thấy nhất là hình chữ thập nhỏ mầu trắng có nhân đen, xếp giữa những vòng tròn màu đen đồng tâm với sound hole. Hoạ tiết này đuợc chế tác gia người Đức Herman Hauser dùng cho hầu hết các tác phẩm của minh. Phuơng pháp ông thực hiện việc trang trí xung quanh sound hole như sau. Ông dùng nhiều loại gỗ có màu sắc tương phản như rosewood (đỏ), ebony (đen), spruce (trắng vàng), cắt ra thành những miếng nhỏ li ti. Khoét xung quanh sound hole nhưng rãnh tròn đồng tâm, rồi nhét những miếng gỗ nhỏ li ti trên vào rãnh đó. Ông là người đầu tiên áp dụng phương pháp trang trí này. Sau Torres và cho đến bây giờ, trang trí theo cách này đã trở thành tiêu chuẩn cho tất cả các cây đàn ghita cao cấp.

    7.Mộc liệu
    Khác với các nhà chế tác gia hiện đại có khuynh hướng chỉ sử dụng một số loại gỗ cố định, Torres trong cuộc đời chế tác, đã sử dụng rất nhiều loại gỗ khác nhau. Loại gỗ ông ưa thích để làm sườn và đáy đàn là Gỗ hồng ngọc Braxin (Brazillian rosewood), nhưng ông thử các loại khác nữa như cedar, maple, hồng ngọc, mahogany, gỗ thông. Gỗ dùng làm cần đàn được ông dùng nhiều nhất là Cedro.

    Mặt đàn : Spruce
    Đáy và sườn đàn: Jakaranda (brazillian rosewood), Rosewood, maple, cedar
    Neck: Cedro
    Finger board: Ebony
    Bridge : Jakaranda
    Thanh trợ lực bên trong : European Spruce

    8. Chiều dài dây
    Dao động 602—645mm
    Tiêu chuẩn : 650 mm

    9. Chiều dày đáy đàn
    1.2mm – 2.2 mm

    10. Hai design chính về kích thước thân đàn

    Chế tác năm 1864
    Body length : 487mm
    Upper body width :272mm
    Waist width : 235mm
    Lower body width :360mm
    Body height (end block position) :95mm
    Body height ( heel position): 90mm
    Chế tác năm 1888
    Body length : 425mm
    Upper body width :220mm
    Waist width : 178mm
    Lower body width :283mm
    Body height (end block position) :78mm
    Body height ( heel position): 72mm

    Tóm lại, nếu bạn là một nguời yêu quí cây đàn ghita cổ điển, bạn phải cảm ơn Antonio de Torres rất nhiều. Torres là người đã mang đến cho cây ghita một hình dáng mới, âm sắc mới, vị thế mới. Nói không ngoa, ông chính là cha đẻ của cây đàn ghita hiện đại

    (hiepsikienjp)
    -----------ending---------------
     
  9. caithang

    caithang Advanced Member

    Joined:
    6/4/06
    Messages:
    8.982
    Likes Received:
    39
    Location:
    Hanoi
    Pikasso - Cây đàn guitar 42 dây đan nhau
    Một nghệ nhân làm đàn người Canada có tên là Linda Manzer đã sáng tạo ra nó với 1 kích cỡ khá lớn.
     
  10. caithang

    caithang Advanced Member

    Joined:
    6/4/06
    Messages:
    8.982
    Likes Received:
    39
    Location:
    Hanoi
    Pat Metheny chơi bài Into The Dream trên cây đàn Pikasso

     
  11. duytuanhp

    duytuanhp Advanced Member

    Joined:
    8/4/09
    Messages:
    221
    Likes Received:
    530
    Location:
    Hai Phong
    Em được mở rộng tầm mắt, cam ơn các bác... :D
     
  12. danlangven

    danlangven Advanced Member

    Joined:
    26/5/06
    Messages:
    2.086
    Likes Received:
    9
    Location:
    SG-HN
    Em thấy bác này chơi bản Czardas = guitar điện kinh quá, nghe qua guitar thùng thấy nhẹ nhàng, thanh thản, nghe bác này chơi người em cứ giật nẩy lên, dưng mà hay và phấn khích lắm :D

     
  13. danlangven

    danlangven Advanced Member

    Joined:
    26/5/06
    Messages:
    2.086
    Likes Received:
    9
    Location:
    SG-HN
    @Gửi bác Cai: mời bác học vài chiêu cùng Juan Martin :mrgreen:


     
  14. TuanCD

    TuanCD Advanced Member

    Joined:
    16/3/08
    Messages:
    2.235
    Likes Received:
    21
    Biết ngay lão Cai cứ vờ vịt chứ thực ra thì gi gỉ gì gi cái gì cũng biết. :D
    Tiện tay tìm giúp mình xem ngoài guitar Éspanhon ra còn cái guitar Ha-viên ( Ha-oai) xuất sứ ra sao mà gần đây có lẽ tuyệt chủng rồi. Không biết mới hỏi chứ không vờ như lão đâu. :D
     
  15. Secky

    Secky Advanced Member

    Joined:
    22/2/06
    Messages:
    1.008
    Likes Received:
    0
    Location:
    Hà Nội
    Các bác cho guitare điện tham gia thì em góp cái này. Các bác thích môn này search tí Micheal Batio Angelo là thấy một số thứ hay lắm.

    Chúc vui.
     
  16. caithang

    caithang Advanced Member

    Joined:
    6/4/06
    Messages:
    8.982
    Likes Received:
    39
    Location:
    Hanoi
    Bác TuanDVD đá xoáy em khiếp quá
    Em tra trên wikipedia có cả bác ạ, bác xem xét biên tập lại trên đó cho anh em nhé




    Đàn ghi-ta (tiếng Pháp: guitare; tiếng Anh: guitar), còn được biết đến dưới cái tên Tây Ban cầm, vốn xuất xứ là một nhạc cụ có cách đây hơn 5000 năm (loại ghi-ta cổ), sau này người Tây Ban Nha mới cải tiến nó thành đàn ghi-ta ngày nay. Đàn ghi-ta ngày nay có 6 dây, tuy nhiên vẫn tồn tại những loại đàn ghi-ta có 4, 7, 8, 10 và 12 dây.

    Nó là một loại nhạc cụ có phím và dây, có ứng dụng rộng rãi trong các loại nhạc, có thể đệm cho hát, hòa tấu hoặc chơi độc tấu.

    Lịch sử
    Đàn guitar có một lịch sử phát triển lâu dài, có lẽ khởi đầu từ chiếc dây cung của những nguời thợ săn cổ. Tiếng bật của dây cung khi mũi tên đuợc phóng đi đã gợi ý cho người xưa sáng tạo ra đàn lia, đàn hạc và đàn luyt. Những chiếc đàn này được làm từ gỗ, mai rùa và gân động vật. Ở Hy Lạp, thế kỷ 7, người ta thấy xuất hiện phổ biến đàn lia và đàn cithara (một loại đàn lớn cồng kềnh, bắt chước cơ cấu của đàn lia với mặt gỗ to bản).

    Từ guitar bắt nguồn từ chữ cithara. Cây đàn guitar đầu tiên có lẽ xuất hiện ở Ai Cập và Babylon từ 1000 năm trước Công nguyên. Trải qua nhiều biến đổi, nó được những đạo quân xâm lược mang đến châu Âu khoảng thế kỷ thứ 8 và phát triển rực rỡ vào thế kỷ 14, đặc biệt tại Tây Ban Nha.

    Cùng với những nhạc cụ biểu diễn lưu động khác, cây đàn rebec (đàn violon 3 dây thời cổ) có bầu tròn đã theo chân các đạo quân xâm lược tới Tây Ban Nha, trở thành một nhạc cụ phổ biến, làm nên một làn gió mới cho cuộc sống của những người dân nơi đây. Rất nhiều nhạc sỹ đã sáng tác Văn bản liên kết dựa trên thanh âm của đàn Rebec. Thậm chí Giáo hội Tây Ban Nha đã phải ra lệnh cấm các nhà thờ được chơi loại nhạc cụ này vì tính chất phóng khoáng xô bồ của nó.

    Người ta không biết từ guitarra xuất hiện ở Tây Ban Nha từ khi nào. Tuy nhiên, trong suốt thế kỷ 14, có hai loại nhạc cụ mang tên guittara là đàn guittara Latina và guittara Moisca đã chiếm ngôi vị độc tôn ở xứ sở bò tót.

    Nhạc cụ bộ dây cổ nhất được tìm thấy tại khu vực Alaja Huyuk (thuộc bán đảo Anatoli) có niên đại 1400 trước Công nguyên. Người ta còn tìm thấy một bức tượng đá cổ ở Hy Lạp minh hoạ một phụ nữ đang ôm đàn. Điểm đặc biệt là tư thế của nàng trùng khớp với tư thế chơi đàn của các nghệ sỹ guitar ngày nay.

    Vào thế kỷ thứ 15 vihuela là nhạc cụ đầu tiên mang đầy đủ những đặc trưng của cây đàn guitar. Những bản nhạc viết cho nhạc cụ này còn lưu giữ được cho thấy sự hoàn thiện đáng kinh ngạc.

    Những cây đàn đầu tiên tại Ý mang lại những cải tiến đáng kể, làm nên đặc trưng của cây guitar ngày nay. Đàn có một lỗ thoát âm duy nhất, một cần đàn và các khoá. Dây đàn thường gồm 4 dây đôi (như đàn mandoline) và một dây đơn. Hộp đàn có hình số 8 và dài hơn so với cây đàn guitar hiện đại.

    Tuy nhiên, phải đợi đến thế kỷ 19, dưới bàn tay tài hoa của nghệ nhân bậc thầy Antonio de Torres Jurado (1817-1892) cây đàn guitar mới tìm được sự hoàn hảo của mình: đơn giản và thanh thoát. Đầu tiên phải kể đến tỉ lệ cân xứng. Trong thùng đàn, de Torres đã thay cho 4 hoặc 5 thanh ngang truyền thống bằng một hệ thống 7 thanh gỗ hình dẻ quạt. Chúng được phân chia tỷ lệ một cách chuẩn xác đến mức sau này không ai có thể vượt qua và nhờ đó những cây đàn của de Torres luôn có âm thanh mượt mà, truyền cảm và sức ngân vang rất êm, rất sâu. De Torres cũng là người tìm ra độ dài chuẩn mực của dây đàn là 65 cm. Có thể nói cho đến nay, khó ai có thể vượt qua sự mẫu mực về thanh âm và hình dáng của cây đàn của de Torres.

    Một trong những giai đoạn phát triển tột bậc của cây đàn sáu dây là thời vua Ludwig XIV[cần dẫn nguồn]. Người ta có thể thưởng thức tiếng đàn từ trong cung đình giàu sang tới những góc chợ nhỏ của những người bình dân. Ai ai cũng say mê guitar cho dù họ ở giai tầng nào của xã hội. Tuy nhiên, chính vì ý nghĩ kỳ quái của tầng lớp quý tộc rằng họ đang cùng thưởng thức âm nhạc với giới bình dân mà cây đàn guitar đã có một thời gian dài không hề xuất hiện ở nơi cung đình.

    Dù thế, cây đàn guitar vẫn âm thầm phát triển. Với cảm hứng nghệ thuật từ cuộc sống bình dân, họa sĩ Michelangelo Merisi da Caravaggio đã sáng lập ra một trường phái nghệ thuật pha trộn giữa tĩnh vật và phồn thực mà tâm điểm của nó là tiếng đàn guitar phóng khoáng và những bước nhảy vui nhộn bên bàn tiệc của những cô nàng hầu gái và những anh chàng nông phu hồn hậu. Có thể nói đây cũng là tiền đề dần hình thành nên dòng nhạc flamenco vô cùng quyến rũ, đặc trưng Tây Ban Nha.

    Những tên tuổi như Ferdinando Carulli (1770-1841), Fernando Sor (1778-1839), Mauro Giuliani (1781-1829), Matteo Carcassi (1792-1853) và đặc biệt là Francisco Tárrega (1852-1909) đẵ góp phần đưa tiếng đàn guitar trở lại đời sống âm nhạc hàn lâm. Những bản nhạc kinh điển không chỉ mô phạm mà còn tràn đầy tính biểu cảm và sự tinh tế. Với mong muốn cây guitar có một vị trí trong dàn nhạc giao hưởng, Tárrega đã không ngừng phát triển kỹ thuật chơi nhạc guitar, chuyển soạn các tác phẩm của Frédéric Chopin, Robert Schumann, Johann Sebastian Bach cho guitar.

    Sau này, tiếp nối con đường của Francisco Tárrega, Andrés Segovia (1893-1987) cùng với cây lục huyền cầm lần lượt chinh phục tất cả các phòng hòa nhạc.

    Bên cạnh sự phát triển của dòng nhạc hàn lâm, cây guitar cũng rẽ nhánh sang dòng âm nhạc bình dân mà đáng kể nhất phải nói đến flamenco. Kết hợp giữa tiếng guitar chau chuốt, nhịp điệu nhanh, những bước nhảy, tiếng vỗ tay hay là dậm gót của các vũ công, flamenco thực sự mang đến cho người thưởng thức sự tươi đẹp của tâm hồn Tây Ban Nha. Biết bao thế hệ nghệ sĩ flamenco đã nói tiếp nhau giữ gìn và mở rộng dòng nhạc này. Tuy nhiên, họ kế nghiệp nhau chủ yếu bằng cách học truyền khẩu nên tên tuổi và âm nhạc của họ cũng chỉ được "truyền khẩu" trong dân gian. Ramón Montoya (1880-1942) là người duy nhất đã đưa được flamenco tới các phòng hòa nhạc. Làm được điều này là do ông đã kết hợp một cách hài hoà sự thuần khiết của flamenco và tính kỹ thuật của guitar cổ điển.

    Sang đầu thế kỷ 20, cây guitar sáu dây đã có sự phát triển mạnh mẽ trong mọi tầng lớp xã hội. Cùng với những biến chuyển mới trong đời sống nghệ thuật, kinh tế, xã hội, chính trị, tiếng đàn guitar đã rẽ sang các nhánh mới như nhạc rock, nhạc jazz và trở thành nhạc cụ phổ thông nhất trong đời sống âm nhạc hiện đại.

    Cấu tạo


    Bộ phận quan trọng nhất của đàn là dây đàn và thùng đàn. Thùng có tác dụng cộng hưởng và khuếch đại âm thanh. Khi ta gảy dây đàn tức là làm cho dây đàn rung động, thùng đàn sẽ cộng hưởng với tần số rung động của dây đàn, làm cho lớp không khí xung quanh mặt thùng đàn dao động với cùng tần số và tai ta nghe được âm thanh. Tùy theo tần số dao động của dây đàn mà tai ta nghe được các âm thanh trầm bổng khác nhau.

    Những phần cơ bản của ghi ta điện và cổ diển
    Headstock (đầu đàn)
    Nut (lược đàn)
    Machine heads (bộ trục lên dây đàn hoặc những chốt chỉnh dây)
    Frets (những phím đàn)
    Truss rod
    Inlays
    Neck (cần đàn)
    Heel (acoustic or Spanish), neckjoint (electric)
    Body (thân đàn)
    Pickups (bộ phận cảm ứng âm thanh)
    Electronics (điện tử)
    Bridge (ngựa đàn)
    Pickguard
    Back (mặt sau)
    Soundboard (top)
    Body sides (ribs)
    Sound hole, with rosette inlay (lỗ thoát âm)
    Strings (những dây đàn)
    Saddle (lưng ngựa đàn)
    Fretboard or fingerboard (bàn phím)
     
  17. caithang

    caithang Advanced Member

    Joined:
    6/4/06
    Messages:
    8.982
    Likes Received:
    39
    Location:
    Hanoi
  18. caithang

    caithang Advanced Member

    Joined:
    6/4/06
    Messages:
    8.982
    Likes Received:
    39
    Location:
    Hanoi
    Hạ Uy Cầm của bác đây:

    Ghi-ta Hawaii
    Guitar Hawaii có 6 dây nhưng không có phím. Người chơi dùng một thanh (khối) kim loại (bằng đồng, thép không rỉ...) ở tay trái chặn trên cần đàn để tạo nên các phím. Độ dài ngắn của đoạn dây đàn bị chặn sẽ tạo ra các nốt. Guitar Hawaii chơi rất nhiều bồi âm, có rất nhiều bồi âm vì độ dài dây đàn có thể thay đổi được, và các bồi âm ấy du dương hơn tiếng guitar thông thường.

    Tay phải để gẩy có 1 bộ 4 móng (tương tự móng của người chơi đàn tranh) lắp vào 4 ngón: cái, trỏ, giữa, nhẫn.

    Dây của Guitar Hawaii là dây trơn, không có vỏ bọc cả 6 dây. 6 dây này cũng không được lên theo các nốt mi, la, rê, sol, si, mi như đàn guitar Tây Ban Nha.

    Người chơi khi diễn tấu thì đặt đàn trên đùi. (Gần giống tư thế của những người chơi đàn tranh hoặc đàn tam thập lục).

    Ở Việt Nam, nghệ sỹ chơi guitar Hawaii nổi tiếng là Đoàn Chuẩn, Từ Linh.


    Đàn và cảm hứng của bác đây nè
     
  19. TuanCD

    TuanCD Advanced Member

    Joined:
    16/3/08
    Messages:
    2.235
    Likes Received:
    21
    Cảm ơn lão Cai vì đường link trên, hôm nay mình mới biết.
    Lão cho mình đường link này cách đây chừng 40 năm thì chắc chắn mình đã cưa đổ cô bé ở làng Đào xá, xã Đông lỗ ( cái làng sản sinh ra ngót 90% dân làm đàn ở miền Bắc) và cái tẩu hút thuốc của mình được thêm 1 cái gạch.
    Nói phét vậy thôi chứ đúng là thời đó thông tin rất ít. Các cụ nhà ta chỉ dựa vào cái gì người Pháp sang dạy cho rồi cứ thế mà làm chứ kiến thức còn mông lung lắm. Không có ai được đào tạo chính quy bài bản. Dân Đông lỗ có món thịt chó ngon cực, chính cái món thịt chó này làm tôi quen biết với các cụ nghệ nhân làm đàn. Biên tập thì tôi không dám vì đối với các loại đàn mình :làm chả biết làm, chơi chả biết chơi, chỉ thích nghịch thôi. Nghe ông cụ sinh ra bạn tôi ( có học cụ Đoàn Chuẩn) chơi guitar Ha-oai phê quá, mình lấy ngay cây guitar thường đang mượn được về nghich, lùa cái nắp bút Trường sơn vào dưới phím đầu tiên kê cho nó cao lên, thế là có cây Ha-oai.
    Có chỗ này có lẽ lão viết nhầm:
    .
    Mình có nghe hoặc đọc ở đâu đó lâu lắm rồi là: Đàn tranh là cách gọi ở phía Nam, thập lục là cách gọi phía Bắc. Những cái tên: nhị, tam, tứ, thập lục, tam thập lục là để chỉ số dây ( tuy nhiên hồ, líu nguyệt cũng có 2 dây và 4 dây thì ngoài tứ còn có tỳ bà, đáy). Có lẽ lão viết nhầm thập lục thành tam thập lục. Cây tam thập lục có 36 dây bản rộng hơn thập lục khoảng 3 lần, khi chơi để đàn trước mặt rồi dùng 2 cái que gõ chư không gảy.
    trong đường link trên có nói cây guitar cổ có cảm hứng từ cây cung nhưng mình lại thấy cây thụ cầm mới giống cây cung, kể cả tư thế và cách gảy cũng giống dương cung hơn.
    Về buổi biểu diễn ra mắt lần đầu vào năm 1973 mà đường link đó nói đến thì mình xin bổ xung thêm như vầy:
    Địa điểm là tại rạp Đại Nam, thời gian trong 2 buổi. Mình có đi nghe và nhớ rằng chỉ có ngũ cầm gồm: Hải Thoại, Quang tôn, Bảo Lâm, Văn Tỵ, Phạm Văn Phúc. Anh Khôi mới du học Nga về chưa biểu diễn, đến nay mình vẫn chưa biết mặt. Anh Văn Vượng ( xin lỗi các fan của anh Vượng) thì do khiếm thị nên kỹ thuật có hạn chế, vì vậy không ở nhóm ngũ cầm, và còn lý do nữa là anh Văn Vượng thiên về Trường phái "đăng suynh". Vì đây là buổi ra mắt đầu tiên của các nghệ sĩ nghiệp dư nên không có các thày trong nhạc viện như bác Phạm Ngữ, bác Tạ Tấn.
    Nói tới các nghệ sĩ guitar cổ điển thế giới mà không nhắc tên cụ Kramckoi ( Liên-xô cũ) là thiếu sót. Nghe đồn rằng anh Khôi là sinh viên một ngành khác tại Liên xô có được may mắn tập với cụ này một thời gian nên anh em trong nước rất vì nể, cái này không biết có đúng không.
    Tôi biết chắc chắn trên diễn đàn này có nhiều người là học trò cũ của ngũ cầm đất Hà thành mà còn ẩn mình chưa chịu lên tiếng, mình chả học hành gì, chỉ nghe hơi nồi chõ mà cứ vào đây nói khơi khơi, nghĩ cũng hơi xấu hổ.
     
  20. hoang.duyvien

    hoang.duyvien Advanced Member

    Joined:
    6/4/08
    Messages:
    165
    Likes Received:
    190
    Địa điểm là tại rạp Đại Nam, thời gian trong 2 buổi. Mình có đi nghe và nhớ rằng chỉ có ngũ cầm gồm: Hải Thoại, Quang tôn, Bảo Lâm, Văn Tỵ, Phạm Văn Phúc. Anh Khôi mới du học Nga về chưa biểu diễn, đến nay mình vẫn chưa biết mặt. Anh Văn Vượng ( xin lỗi các fan của anh Vượng) thì do khiếm thị nên kỹ thuật có hạn chế, vì vậy không ở nhóm ngũ cầm, và còn lý do nữa là anh Văn Vượng thiên về Trường phái "đăng suynh". Vì đây là buổi ra mắt đầu tiên của các nghệ sĩ nghiệp dư nên không có các thày trong nhạc viện như bác Phạm Ngữ, bác Tạ Tấn.
    Nói tới các nghệ sĩ guitar cổ điển thế giới mà không nhắc tên cụ Kramckoi ( Liên-xô cũ) là thiếu sót. Nghe đồn rằng anh Khôi là sinh viên một ngành khác tại Liên xô có được may mắn tập với cụ này một thời gian nên anh em trong nước rất vì nể, cái này không biết có đúng không.



    bác TuanCD làm tôi nhớ lại những năm tháng thập kỷ 70 hàng tuần đạp xe đạp đến khu TT Nguyễn Công trứ leo lên tầng 3 nhà cụ Hải Thoại để cụ truyền lại cho ít kĩ thuật của cây đàn Tây ban cầm khi tập những bản Gran Jota và Granada khi tập xong cụ lại bảo Tôi đánh chẳng ra gi đâu cậu ra nghe các cụ chơi hay hơn thế là Ông lại bật điện cái máy Radio Rigonda của Liên Xô rồi đặt cái đĩa than mở cho nghe cụ Anido chơi
     
  21. TuanCD

    TuanCD Advanced Member

    Joined:
    16/3/08
    Messages:
    2.235
    Likes Received:
    21
    Anido có phải là nữ không bác ? Lâu quá rồi nên tôi cũng không dám khẳng định.
     
  22. TuanCD

    TuanCD Advanced Member

    Joined:
    16/3/08
    Messages:
    2.235
    Likes Received:
    21
    Truyền thuyết kể rằng: Có người con gái trẻ đẹp tên là Cithara, cô hát rất hay lại có tính thương người. Rồi một ngày, cô sang làng bên giúp đỡ mọi người và gặp nạn không trở về với người cha mù lòa. Quá thương con, người cha đã sáng tạo ra cây đàn guitar để diễn tả lại tiếng hát của cô...
    Chuyện dài hơn nhưng mình chỉ nhớ mang máng thế thôi, chắc là nhầm lẫn nhiều, lão Cai tra giúp mình xem có ở đâu nói về chyện này không nhé. :D
     
  23. caithang

    caithang Advanced Member

    Joined:
    6/4/06
    Messages:
    8.982
    Likes Received:
    39
    Location:
    Hanoi
    Cụ thấy có gì chưa chính xác thì update lên cho đúng đi cụ ơi, wikipedia mở mà
     
  24. hoang.duyvien

    hoang.duyvien Advanced Member

    Joined:
    6/4/08
    Messages:
    165
    Likes Received:
    190


    Đúng rồi Bác TuanCD ah bà là một cây Guitar đại thụ người Espanol cụ sinh ngày 26-1-1907,mất 4-6-1996 ,Ten cụ là Maria Luisa Anido.Tôi thật sự khâm phục khi ở tuổi 70 mà cụ Play những tác phẩm mà ai học Guitar Classic đều coi là các tác phẩm đó là những bản mẫu mực về kĩ thuật và giai điệu ,điển hình như GRAN JOTA , GRANADA , ASTURIAS.....

    mời các bác nghe tác phẩm GRAN JOTA do một nghệ sĩ rất trẻ Trung Quốc chơi cô sinh năm 1981 cô tốt nghiệp đại học âm nhạc Bắc Kinh cô thương đi biểu diện rất nhiều nơi trên thế giới .Tôi vẫn hay ví cô Là ANIDO thứ 2
     
  25. hoang.duyvien

    hoang.duyvien Advanced Member

    Joined:
    6/4/08
    Messages:
    165
    Likes Received:
    190

    Đây là đườg linh:http://www.youtube.com/watch?v=hJfigIzhIls&feature=related
     

Share This Page

Loading...