Hiện giờ cô sinh đẹp và chững chạc lắm chứ không còn thiếu nhi như khi cô chơi bài Gran Jota này nữa đâu
Cảm ơn bác hoang.duyvien. Tôi chỉ nhớ được nghe đĩa than bản ASTURIAS. của bà chơi nhưng tên bà thì bác nhắc đến tôi mới nhớ ra.
Cái đĩa than của bác TuanCD là đĩa gì bác ơi, có phải toàn Anido k, hôm nào đẩy em 1 bản sang tape đi
Bác Searcher thử so sánh và đánh giá cụ Se với anh này. http://www.youtube.com/watch?v=AIzKsNIR ... re=related
Theo XX nghe, 2 ông chơi tremolo theo 2 phong cách, 2 quan niệm, 2 trường phái khác nhau mà XX đã chia sẻ ở trang trước
Em cũng đồng ý với ý kiến của bác. Trên đời này có bao nhiêu ông chơi tremolo là có bấy nhiêu quan niệm, bấy nhiêu phong cách, bấy nhiêu trường phái. Mỗi người một vẻ 10 phân vẹn 10.
Thú thật là em chẳng biết có bao nhiêu trường phái tremolo, dưng mà qua hai ví dụ của bác secky, em thấy thích nghe ông Segovia hơn. Nghe ông ý thì phần diễn tả cảm xúc rõ rệt hơn. Không phải là em thiên vị sự nổi tiếng hay cấp bậc thầy trò..
Tiếp... Herman Hauser (1882-1952) 1. Bối cảnh Herman Hauser được biết tới như chế tác gia ghita vĩ đại nhất của nước Đức. Hauser là một trong số ít những người, như Torres, Ramires, Hernadez, đã ghi dấu ấn cá nhân của mình trong lịch sử phát triển của cây đàn ghita trong thế kỉ 20. Một số người cho rằng đàn của Hauser không có được cài hồn của âm thanh cây đàn gỗ Tây Ban Nha truyền thống. Điều này có phần đúng. Nhưng cũng chẳng sao, vì rất nhiều nhà diễn tấu ghita đã nhận xét rằng, đàn của Hauser còn suất xắc hơn cả Torres. Nghệ sĩ ghita J. Bream và cả A.Segovia đều sở hữu đàn của Hauser, sử dụng để trình tấu trong một thời gian dài. Cây đàn Hermann Hauser 1931 của Segovia Các tác phẩm của Hauser và Torres đều có kích thước nhỏ hơn so với thông thường. Hai ông tin rằng cây đàn nhỏ có khả năng tạo ra tiếng đàn rõ nét, minh triết hơn cây đàn kích thước lớn. Thực tế, những phân tích khoa học đã cho thấy hộp cộng hưởng nhỏ cũng có thể tạo ra một âm thanh cường độ lớn. Nhiều chế tác gia đồng ý rằng, cây đàn ghita có kích thước lớn, chỉ mang lại lợi ích là khi biểu diễn, người trình tấu cảm thấy an tâm hơn. Khi mà các chế tác gia của Tây Ban Nha đang xuống dốc, Hauser đã bắt đầu sự nghiệp chế tác đàn của mình tại Đức. Những năm 1930, trên thế giới, người làm đàn nổi tiếng vẫn còn hoạt động chỉ còn có Santos Hernadez. Những nhà chế tác nổi tiếng lúc đó như Enrique Garcia, Hose Ramirez và Manuel Ramirez đều đã tạ thế năm 1925. Franciso cũng đã tạ thế năm 1933. Với tình hình khan hiếm như vậy, đàn của Hauser càng được săn đón. Năm 1924, Segovia đã đến Đức biểu diễn, Hauser lần đầu tiên được giới thiệu với Segovia. Sau cuộc nói chuyện này. Phong cách làm đàn của Hauser đã có những chuyển biến lớn. Hauser hỏi Segovia rất kỹ về những đòi hỏi của Segovia cho một cây đàn hoàn hảo. Bản thân Segovia lúc đó cũng có rất nhiều băn khoăn về cây đàn Tây Ban Cầm. Ông không cảm thấy hài lòng vì trong mấy chục năm, cây đàn ghita Tây Ban Cầm không có sự thay đổi gì lớn, chẳng khác với những thiết kế từ thời Torres là bao. Yêu cầu của Segovia là : khi trình tấu ở một phòng rộng với lượng thính giả ngàn người, không cần dùng thiết bị phụ trợ, cây đàn phải đủ sức lấp đầy tất cả các ngõ ngách của thình phòng bằng âm thanh vang dội của nó. Hauser lấy những yêu cầu của Segovia làm mục tiêu, bắt đầu nghiên cứu design mới trong một thời gian dài. Segovia đã đến dự một buổi Concert của Miguel, chỉ sử dụng đàn của Hauser. Sau buổi trình tấu, ông đã bị lôi cuốn thực sự vì âm thanh kì diệu của đàn Hauser. Ấn tượng về buổi tối hôm đó đã được ghi lại : “Đàn được sử dụng hôm đó đều của Hauser. Tôi đã bị ần tượng mạnh và nhanh chóng bị chinh phục hoàn toàn. Hauser là một thiên tài. Stradivarius và Galneryus đã làm cây violon trở nên hoàn hảo. Còn cây đàn ghita kể từ thời Torres và Ramirez, nằm bất động. Tôi rất hi vọng Hauser có thể ứng dụng những kỹ thuật mới, chế tạo ra một cây đàn ghitar hoàn hảo.” Lần đó tới Đức, Segovia có mang theo mình một cây đàn của Santos Hernandez. (lúc đó Hernandez còn làm việc tại xưởng đàn Ramirez nên cây đàn đó được dán mác Ramirez). Với nhiệt ý, Segovia đã mời Hauser đến khách sạn mình ở để có thể điều tra về kĩ thuật chế tác của Hernandez này. Ngụ ý của Segovia có thể hiều là mong đợi Hauser dựa trên kỹ thuật của các tác gia Tây Ban Nha, cách tân và chế tác nên một cây đàn tốt hơn nữa. Không phụ lòng Segovia, sau 12 năm miệt mài nghiên cứu, đến năm 1937, cây đàn hoàn hảo theo nghĩa đáp ứng được tất cả những đòi hỏi của Segovia, đã hoàn thành. Nhận xét về cây đàn này, Maestro nói “đó là cây đàn vĩ đại nhất trong thời đại của chúng ta”. Như vậy, Hauser đã học hỏi nhiều từ cây đàn Ramirez- Hernandez. Không chỉ thế, Hauser còn nghiên cứu kỹ thuật của Torres trong nhiều năm. Nghệ sĩ ghita Miguel Llobet là bạn của Hauser, ông sở hữu một cây đàn của Torres chế tác năm 1859. Llobet cho Hauser mượn và Hauser đã có cơ hội tìm hiểu rất kỹ về bí mật bên trong của cây đàn Torres này. Tóm lại, có thể kết luận Hauser đã chịu ảnh hưởng từ phong cách làm đàn của Ramirez và Torres. Từ năm 1940, các cây đàn của Hauser đa phần copy hình dáng cần đàn và hoa văn trang trí của Torres. Bản thân Hauser sở hữu một cây đàn Torres chế tác năm 1860. 2. Design của mặt đàn và các thanh trợ lực. Hauser đã bỏ một thời gian dài để tìm một kết câu lý tưởng cho các thanh trợ lực bên trong cây đàn. Qua rất nhiều thử nghiệm, Hauser đã đưa ra một cấu trúc mà cho răng là lý tưởng nhất. Ông dựa trên kết cấu của Torres, cho thêm vào 2 thanh trợ lực ở nửa dưới của đàn. Như vậy, Hauser sử dụng 7 thành trợ lực hình nan quạt. Khác với thông thường, các thanh trợ lực có mặt cắt vuông góc là hình tam giác đều ( Torres là hình vòm cung). Với hình dáng mới và số lượng nhiều hơn, các thanh trợ lực đã làm cho mặt đàn bền vững hơn. Điều này có ý nghĩa, mặt đàn có thể bào mỏng hơn nữa mà vần kiên cố. Khi mặt đàn mỏng hơn, âm thanh tạo ra sẽ to hơn, sắc nét hơn. Một đặc điểm nữa, thanh trợ lực bridge ở vị trí trung tâm cao hơn nhiều so hai bên . Với thiết kế này, âm thanh phát ra từ cả 6 dây trở nên cân bằng hơn. Khi đánh dây trầm ở thế cao hay dây cao, không có sự phân biệt mấy. Các chế tác gia khác, về sau đều học tập kỹ thuật này. 3. Hình dáng thân đàn Về cơ bản, sử dụng mẫu của Torres và Ramirez 4. Neck. Sử dụng kỹ thuật tiếp giáp cần đàn truyền thống của Tây Ban Nha. 5. Head Có hình 3 ngọn núi. Ngon núi trung tâm ở giữa lớn hơn. 6. Hoa văn trang trí Sủ sụng màu sắc tự nhiên của các loại gỗ, hoa văn đơn giản. Các mô tuýp phân lớn theo mẫu của Torres. 7. Gỗ Mặt đàn : European Spruce Đáy và sườn đàn: Jakaranda ( Gỗ hồng ngọc của Braxin) Neck: Sedro Finger board: Ebony Bridge : Jakaranda Thanh trợ lực bên trong : European Spruce 8. Chiều dài dây Tiêu chuẩn : 650 mm Số lượng lớn đàn là 640mm 9. Hai design chính về kích thước thân đàn Chế tác năm 1935 Body length : 474mm Upper body width :267mm Waist width : 227mm Lower body width :354mm Body height (end block position) :100mm Body height ( heel position): 90mm Chế tác năm 1949 Body length : 473mm Upper body width :266mm Waist width : 225mm Lower body width :352mm Body height (end block position) :91mm Body height ( heel position): 86mm Herman Hauser, cái tên gắn liền với một nhãn hiệu danh tiếng bậc nhất trong thế giới đàn ghita cổ điển. Sau khi gặp Segovia, Herman Hauser quyết tâm chế tạo ra một chiếc đàn tốt nhất thế giới. Ông đã làm đuợc điều đó sau 12 năm tìm tòi nghiên cứu, đúc kết kinh nghiệm từ kỹ thuật chế tác của A. Torres và Manuel Ramirez. Đến bây giờ Hauser đệ III đang kế tục công việc của ông nội mình. Chúc phúc cho một dòng họ tài năng. Nhaccu.vn
Hôm nào XX ra, ông cai mang cái đài catxet và cái đàn guitar Hàng Bông đi, biết đâu trong lúc ép phê lại ra một bản thu âm xuất sắc hỉ
Ở VN có nghệ nhân Cường Luthier làm đàn rất nổi tiếng trong giới guitarist. NS Dương Kim Dũng (Hoàng tử flamenco)- Trưởng khoa guitar Nhạc viện TPHCM cũng sử dụng 2 cây đàn do bác Cường làm. Em đã có dịp sờ nắn 2 cây đàn này. Không còn biết nói gì hơn. Quá tuyệt 2 trong số những cây đàn handmade của anh Cường
Ở Việt Nam, không thể không nhắc tới bác này Nghệ sĩ guitar Văn Vượng Hai tác phẩm chuyển soạn nổi tiếng của ông là Người Hà Nội và Trường Ca Sông Lô là những bài tập rất khó đối với guitarist.
Truyền Thuyết Về Cây Đàn Guitar Ngày xưa có một cụ già và người con gái sống ở miền Nam Tây Ban Nha trong một ngôi nhà gỗ. Thời đó, cụ già nổi tiếng là một người thợ mộc giỏi, có người còn nói cụ là người thợ mộc tài danh nhất! Con gái của cụ tên là Citrạ Nàng có giọng hát tuyệt vời có một không haị Mỗi lần nàng cất tiếng hát, mọi người đều dừng lại lắng nghe, ngay cả chim trên cành cũng im hót để thưởng thức... Đâu chỉ có thế, giọng hát của Citra còn có năng lực chữa bệnh thần kỳ. Dân chúng khắp miền nam Tây Ban Nha thường tìm đến yêu cầu nàng hát mỗi khi có dịch bệnh phát sinh. Một đêm mưa bão, có người gõ cửa ngôi nhà gỗ của cha con nàng! Họ mở cửa. Đứng trước ngưỡng cửa là một bà già khốn khổ, áo quần tả tơi ướt đẫm. Bà già lạnh cóng, cơ hồ đứng không muốn nổi. Hai cha con vội vàng nhóm bếp lò và mang quần áo khô cho bà cụ, rồi cho bà uống sữa nóng với mật ong cho lại sức. Sáng hôm sau, khi bà cụ đã hồi sức, bà cho Citra biết cụ có một cô cháu nội đang ốm nặng sắp chết vì mắc phải một căn bệnh là kỳ khiến mọi lang y đều bó tay. " Đó là lý do một bà già như lão phải lặn lội cả tháng trời đến đây gặp cô, Citra ạ, chỉ để cầu xin cô cứu cháu nội tôi." Và bà lão ngồi hàng giờ kể cho Citra nghe về cô cháu. Càng nghe, Citra càng cảm thấy gần gũi, gắn bó với cô gái đáng thương chưa quen biết như thể đã thân thiết tự bao giờ. Hôm sau, nàng cáo từ cha già để theo bà lão đi cứu cô cháu bằng chính giọng hát của nàng. Người cha nhờ hai người bạn đi theo hỗ trợ và sau mấy tuần lễ họ đã đến một ngôi làng ở Asturias. Cô cháu của bà cụ đã ngất liệm, thoi thóp gần chết. Citra liền cất tiếng hát. Chưa bao giờ trong đời mình nàng hát hay đến như thế! Nàng hát mãi không thôi... cho đến ngày thứ ba thì cô gái mở mắt tỉnh dậy. Căn bệnh quái ác đã được cứu chữa! Nhưng trên đường về, một trận bão tuyết trên vùng núi lạnh đã chôn vùi Citra và hai người bạn già đồng hành. Khi bão đã tan, may sao một đoàn người bắt gặp Citra vùi sâu trong tuyết và lạnh cứng như chết. Họ đã cứu nàng và đưa về với người cha già. Citra thoát chết, nhưng vì thanh quản đã bị liệt vì tuyết lạnh, nàng không bao giờ còn cất tiếng hát được nữa. Thế là nàng trở nên u sầu, lúc nào cũng đắm chìm trong một trạng thái ưu uất đáng sợ... Nóng lòng muốn cứu con gái, người cha bỗng nhớ ra mình còn một súc gỗ hồng trong nhà kho chứa đồ làm mộc của mình. Thế là ngày ngày ông cụ hết chăm lo cho Citra lại đục đẽo trong nhà kho âm thầm làm một món quà cho con gái. Ông cưa gọt cả năm ròng và cuối cùng hoàn thành một thứ nhạc cụ lạ kỳ nhưng xinh đẹp mang hình dáng một người thiếu nữ. Sau đó ông nhờ những người thợ săn trong làng săn về cho ông hai con naị Một con lớn, ông lấy gân chân căng ra làm những sợi dây trầm; còn con tơ, ông ấy gân căng làm những dây bổng. Khi cây đàn hoàn tất, ông đứng trước cửa nhà vuốt ngón tay trên những sợi dây đàn gân thú. Một chuỗi âm thanh sâu lắng, quyến rũ ngân rung... Lần đầu tiên, từ khi bình phục, Citra bước ra ngưỡng cửa tìm xem những âm thanh thần tiên ấy phát ra từ đâu. Người cha trao cho nàng cây đàn độc đáo ấy. Citra nâng đàn lên và ắt đầu dạo nhạc. Tiếng đàn bay bổng... Dân chúng khắp miền nam Tây Ban Nha tìm đến xem chiếc đàn lạ lùng ấy. Mỗi lần nàng cất tiếng đàn, mọi người đều dừng lại lắng nghe, ngay cả chim trên cành cũng im hót để thưởng thức... Đâu chỉ có thế, tiếng đàn của Citra còn có năng lực chữa bệnh thần kỳ như tiếng hát của nàng ngày trước. Dân chúng thường tìm đến yêu cầu nàng đàn mỗi khi có dịch bệnh phát sinh.... Cái tên Citra dần lan truyền khắp thế giới và cây đàn đã được đặt theo tên nàng cũng được mô phỏng ở khắp nơi. Ở Ấn Độ, cây đàn của nàng được gọi là đàn Sitar (hay Chitar), ở Ý nhạc cụ này được gọi là Chitarra. Một số nơi khác, chữ “C” được đổi thành chữ “G” và thế là ngày nay ta có đàn Gitara ở Tây Ban Nha, đàn Guitare ở Pháp, đàn Guitar ở Anh-Mỹ, và đàn Ghi-ta ở Việt Nam.
Bác nào có bản Guitar Pro cho em xin cái, em download bản demo về in ra nó phang luôn chữ demo version lên bản nhạc cú quá :roll:
Cảm ơn lão Cai đã giúp tìm lại "huyền thoại về cây đàn guitar". Dưng mờ lão ác thế, bỏ câu cuối biến người ta thành kẻ nói bừa . Về tên gọi đàn thì mình xin bổ xung thêm là một số nước Slavơ gọi là : Kytara. Bản Asturias trước đây ở Hà nội hình như được dịch là:" Những câu chyện hoang đường". Nay có lẽ nên đổi lại thành: Huyền thoại về một cây đàn cho nó thơ mộng. Phiền lão Cai vất vả lần nữa, tra cứu giúp về bản nhạc này nhé, đại loại như : tác giả, tác phẩm, nội dung chủ đề, những nghệ sĩ thể hiện thành công bản này... Vẫn biết mỗi lần tra cứu vất vả là lão rụng mất 1 sợi tóc, nhưng vì anh em, vì VNAV thì có xá gì cái đầu hói lão nhỉ. :lol:
Bác Cai đừng có lo là tóc bị rụng ... Hôm nay em mới phát hiện ra là "Amply vô địch" nhà bác Linh_piano có hẳn một câu lạc bộ Tây Ban Cầm & có một bộ sưu tập đàn Tây Ban Cầm chính hiệu, hết ý con bà tý ... Nếu bác chịu khó đăng ký sinh hoạt tại câu lạc bộ này thì em dám đảm bảo với bác là mỗi một buổi sẽ mọc ra được một sợi tóc (bét nhất cũng phải được nửa sợi là cái chắc) . Bác tham gia đều, từ giờ đến Úp chai cuối năm cũng mọc được ối tóc ấy chứ ... lo gì . Chiều nay em mới ngồi có tí mà chắc sáng mai phải đi cắt tóc sớm ... Đăng ký ngay đi bác nhé ! (có gì cho em theo với ...!) ... he ... he ... Thân mến !
Đây là 1 tác phẩm rất kinh điển cho anh em chơi guitar, vì sự tinh tế và hài hòa trong hòa âm, sự phức tạp & phong phú trong kỹ thuật guitar. Variations on Mozart's Magic Flute theme (Các biến tấu từ chủ đề trong opera Cây Sáo Thần của Mozart - F.Sor soạn) Bải này, XX (hay bác nào cũng thế) chơi rất sướng ở chỗ có thể đánh thật chậm, nắn nót từng nốt. Giai điệu chủ đề tươi tắn, ríu rít, các biến tấu thì miên mang, nhiều màu sắc, nhiều tốc độ... XX đặc biệt thích biến tấu số 3 và số 5 trong tác phẩm này (tổng cộng có 1 đoạn chủ đề, 5 biến tấu và 1 đoạn Coda-Kết)