Báo cáo với anh là em đã mua được dây Audioquest Forest 1.5m rồi ạ. Em cảm ơn anh rất nhiều. Sẵn anh thanhnos2112 cho em hỏi luôn là dây USB 600k của anh là dây gì ạ. Em cũng muốn thử luôn.
Bác nào máu thì em để lại con DAC PWD MKII (đã có bridge) cho này. Vừa làm DAC vừa làm Network Player. Con của em ko phải là con upgrade từ MKI nhé, và đã chuyển điện quan 220v. Ai thích lại cắm rút cho nó về 115v lại. Hàng fullbox nhóe :lol: .
Tầm quanh quẩn 20tr em đề xuất Gustard X20 giá tầm 16tr, hoặc cao hơn có L.K.S tầm 25tr. Hiện em đang dùng Jemmy Audio 9tr khá hài lòng, ổn hơn nhiều so với MF M1 hoặc Teac 301 em từng dùng.
Wow, sao mà nhanh thế? Mình thấy sales off đến 65% nên chuột bạch thử, cũng k đến nổi tệ nhg chưa xong burnning và chưa so với các dòng khác mà bác đã xúc rồi.
Dạ, do em cũng đang tìm một sợi cáp mạng có chống nhiễu mà không thấy ở đâu có. Nên khi nghe anh nói mừng quá em lật đật mua luôn. Em có xài qua vài dây của Audioquest, hiện tại là Big Sure 3.5mm to RCA, thấy cũng hợp tai nên tin tưởng. Em đang thử đây ạ, trước mắt thấy rất hài lòng. So với 2 sợi AMP cat5e và cat6 em đã thử qua thì thấy mọi thứ ok hơn rất nhiều. Tiếng thoát, sạch và êm hơn. Với hiệu quả như vậy, nếu mua đúng giá em thấy cũng xứng đáng. Nhưng vấn đề nằm ở chỗ, với giá không giảm, em chắc đã không dám thử vì không nghĩ là nó khác nhiều như thế. Em cảm ơn anh lần nữa ạ.
Em nghĩ DSD không quan trọng lắm vào thời điểm này. Về convert sang FLAC chất lượng gần như không thay đổi. Các cụ giỏi tiếng Anh cứ lên mạng đọc sẽ rõ DSD cũng chả hơn gì PCM.
Sau 3 năm bầm dập với nhạc số, đến hôm nay bộ phát số nhà em đã tạm ổn lắm rồi và e cũng học hỏi đc vài vấn đề khi setup cần quan tâm chia sẻ cùng các bác (chỉ là của cá nhân trải nghiệm các bác ném gạch, đá em nhé) 1. Khi chọn DAC: càng mới, càng gấu là tốt nhất. 2. DAC k phải là thiết bị duy nhất mà mình phải đầu tư. 3. Chỉ sợi dây USB/LAN RJ45 cũng làm thay đổi âm thanh bộ dàn? Vậy trc khi tín hiệu đc truyền qua dây USB/RJ45 có bao nhiêu thứ trc đó mình cần phải xử lý (đg dây điện đến nơi có CB/ổ cắm cho bộ dàn thế nào?, máy tính/nguồn phát đã phát được tính hiệu digital tốt nhất chưa? Phòng ốc ra sau? ... và còn tùm lum thứ nữa các bác tự nghĩ giúp em) 4. Vì nhg yếu tố ở mục thứ 3, nên em tập trung đầu tư từ gốc đi ra ở mức tốt nhất có thể trong khả năng (dây điện đến bộ dàn, ổ cắm, dây nguồn, chống rung, phòng ốc, ...), cụ thể nhg gì tốt nhất em dành cho PC để phát đc tín hiệu digital tốt nhất (hiện nay em đã đầu tư con PC ~30tr + dây nguồn Heimdall 2, chống rung Pulsar Point TC). 5. Chính vì đầu tư từ gốc nên em tiết kiệm đc rất nhiều tiền cho dây digital, dây tín hiệu, dây loa (mấy loại dây này hiện nay của em rầ tởm) để tiền đầu tư cho DAC (sau này nâng cấp dây từ từ theo định hướng từ gốc) Với nhg gì em tích lũy để chia sẻ cùng các bác em mong rằng các bác sẽ xem lại nhg thứ trc con DAC thế nào rồi hãy xuống tiền đầu tư cho DAC. Nếu các bác có xem topic "Bộ dàn đơn giản của newbie Computer Audiophile" của em nếu để ý chút thì 3 năm nay thiết bị của em chỉ có thay đổi là con PC.
Vấn đề k phải là lên mạng đọc tiếng Anh mà phải nghe bằng cái tai của chính mình bác ah. Về Dsd bác hỏi ngay cụ thanhnos2112 xem cảm nhận của cụ ntn, riêng e ngay lúc này đang nghe String Quartet Helinger Dangesang file Dff 64 thôi mà phê quá chừng :lol:
Sự khác nhau của DSD với flac & wave tùy thuộc rất nhiều cách setup của người chơi thôi bác ơi. Còn em rất sợ đau bao tử khi nghe DSD, chỉ tiếc source xịn hiện ít quá.
Quá chuẩn mực! Em hoàn toàn đồng ý với bác. Bao giờ vấn đề cấp điện và thiết kế phòng ốc để nghe nhạc cũng là điều đầu tiên và tiên quyết cho một hệ thống audio ngon. Thiết bị high-end mà phòng ốc sida thì cũng chả ngon được. Còn về chuyện máy tính hay nguồn phát thì em xin mạn phép nói rằng với kinh nghiệm của em ảnh hưởng của nó đến chất lượng âm thanh chung không lớn như khi nâng cấp DAC, ít nhất là trong phân khúc dưới 2000 USD. Ví dụ như khi bác đổi 1 DAC giá vài trăm USD lến 1 DAC khác cỡ 1500 USD và dùng với laptop (có được tinh chỉnh và tối ưu hoá để nghe nhạc) thì chất lượng bác nhận được theo em sẽ hơn việc bác vẫn dùng DAC cũ và đầu tư đến hơn 1000 USD cho con PC. Còn dĩ nhiên khi bác có khả năng đầu tư lớn hẳn thì có thể chơi từ gốc đến ngọn, đó là giải pháp tối ưu, nhưng không phải là ai cũng có điều kiện vậy.
Bọn Schiit này cũng như khá nhiều kĩ sư trong ngành âm thanh này (bao gồm khá nhiều bọn chuyên làm đò high-end như Berkeley, AMR, Total DAC, dCS) lẫn nhiều người trong lĩnh vực thu âm như Bob Katz đều không có thiện cảm với DSD. Về chuyện DSD và PCM thì em cũng xin chia sẻ là nếu bác muôn so sánh có thể lấy file DSD64 rồi convert thử về FLAC 24-96 và bật lên xem khác gì không để quyết định. Thật sự em đã so sánh bằng test mù thì nếu cùng 1 bản thu thì PCM Hires 24-96 và DSD gần như không phân biệt nổi sự khác biệt, đặc biệt là khi bắt đầu dùng DAC cỡ 800 USD trở lên. Kinh nghiệm của em trải qua là ở phân khúc dưới của DAC (thiết bị di động, hay DAC chất lượng thấp) thì nghe DSD native hay hơn nghe PCM. Đến khi giá tầm giá cỡ 1000 USD thì PCM 24bit hơn DSD (đặc biệt là độ chi tiết và độ động ở treble). Lợi thế duy nhất có được của DSD lúc này là nếu như bản thu quá cũ hoặc thu âm quá tệ (ví dụ như bác nghe nhạc vàng được digital hoá từ đĩa than trước năm 1975) thì nghe qua DSD sẽ lọt tai hơn, đỡ khó chịu hơn
Xét chi li ra thì DSD64 chỉ tương đương 24/88,2 chứ chưa đến 24/96. Hì hì. DSD em thiếu gì, nghe suốt, test suốt, nào là native, nào là convert chủ động, convert bị động :mrgreen: Với DAC không có DSD em bỏ file DSD vào máy tính phát mà vẫn kêu như thường, lắm lúc nghĩ cần quái gì phải mua DAC DSD :mrgreen:
Các cụ nói rồi " Biết thì thưa thốt, không biết dựa cột mà nghe ". Nếu nói nghe dsd như mp3,flac,wav thì chắc là chưa được nghe, hoặc là nghe chưa "tới nơi,tới chốn". Còn nếu nghe rồi mà không thấy khác gì thì botay.com vì "tai có vấn đề" cần xem lại, nếu không " phán lung tung" thì "Tẩu" mất. Thử đến nghe dsd bộ audio của bác Thanhnos xem, chưa đến nói đến nghe dsd của các music server và dac cao cấp khác ? Xin lỗi các ae nếu nói gì không phải mà phật lòng nhé !
Em thấy bác hơi áp đặt quá đấy. Dĩ nhiên chất lượng DSD hơn mp3 hay PCM 16 bit là chăc chắn nhưng chuyện DSD với PCM 24bit hơn kém thế nào còn đang cãi nhau ỏm củ tỏi không chỉ ở vnav mà còn trên thế giới, thế mà bác phán người khác tai có vấn đề khi không nghe thấy sự khác biệt thì hơi quá đó. Liệu bác có chắc chắn test mù mà phân biệt được hai phiên bản DSD và PCM 24 bit của cùng một bản thu không? Hơn nữa, quay lại vấn đề thu âm, 99% bản thu của bác là thu và chỉnh sửa trên nền PCM (vì không thể master được file DSD), sau đó mới được được convert ngược về DSD và PCM với tần số thấp hơn. Mà quá trình convert từ DSD sang PCM luôn là lossy, thế thì chắc chắn lượng thông tin khi bác chơi file DSD sẽ không đầy đủ như trên PCM Còn về nghe dsd với các music server và DAC cao cấp, em đã từng được nghe vài DAC trên 6000 USD như MSB Analog, Total DAC, Bricati M1, Berkeley Alpha Reference trên music server của Aurender, Auralic, DSD và PCM 24 bit trên đó có khác nhau không. Có, chắc chắn là có nhưng với em khi đó PCM 24 bit, đặc biệt là khi nghe trên những DAC chế tạo kiểu R2R như MSB Analog, Total DAC nghe trung thực (và theo em là hay hơn DSD), tại sao vì như em đã nói ở post trước, treble khi giải mã từ file DSD rất một màu (có nghĩa là chất âm tự nhiên của nhạc cụ khi lên treble không phân biệt rõ ràng, nhất là các nhạc cụ sáo với nhau) và độ chi tiết không cao như Hires PCM 24 bit. Nói chung chuyện chơi DSD hay PCM không quan trọng. Quan trọng là thiết bị giải mã như DAC có đủ tốt không. Một DAC highend như MSB Analog chơi PCM chắc chắn là hay hơn một DAC kiểu như Gustard X20 chơi DSD
DSD có chất lượng tốt hơn PCM. :?: Chia sẻ với anh, em một số thông tin sau: Có điều gì chưa đúng các bác góp ý thêm để a,e ta cùng vui cho sự chơi Audio. Câu trả lời không phải ở vấn đề mã hóa khi thu âm. Gốc của vấn đề là ở quá trình giải mã âm thanh khi phát. Định dạng PCM Tần số lấy mẫu của các file định dạng PCM có thể lên đến 352,8kHz hoặc hơn, các đầu DAC thường chỉ giới hạn ở mức 192kHz. Cần một bộ lọc phức tạp để có thể tái tạo lại sóng âm thanh tốt hơn. - Nếu tần số lấy mẫu càng cao thì bộ lọc sẽ càng “nhẹ” - "đơn giản" hơn. - Tần số lấy mẫu, số bit càng cao tương đương với việc tín hiệu analog được mô phỏng lại càng chính xác. Đối với DSD Do bản chất, chuẩn DSD có mức tần số lấy mẫu rất cao 2.8224MHz. Khả năng lấy mẫu của DSD nhanh hơn gấp 64 lần so với CD (44.1khz). Nên chỉ cần sử dụng các bộ lọc đơn giản ở mức tần số thấp, tương tự như các bộ lọc trong phân tần của loa. Giảm thiểu được mức độ lọc, thì sẽ ít làm sai khác âm thanh so với bản gốc hơn. Vì vậy DSD cho chất lượng âm thanh trình diễn tốt hơn chuẩn PCM. DSD cho một âm thanh chuẩn gốc và tốt nhất tính ở thời điểm hiện tại. Thị trường máy nghe nhạc các hãng tên tuổi trong làng Audio đang cạnh tranh rất mạnh và cho ra đời rất nhiều chủng loại DAC và DAC DSD Tôi yên tâm khi đã chọn cho mình một chiếc DAC DSD 128. Điều khó của tôi bây giờ là chọn chất âm của DAC DSD sao cho hợp với chất âm của bộ giàn Audio hiện có. Chúc anh, em ngày CN vui vẻ.
Em cũng cảm nhận như bác, DSD hay hơn toàn tập so với các định dạng số khác. Chả hiểu làm sao dàn nhà em nghe DSD thì k thể đứng lên đc?
@ Thanhnos2112 Setup dàn Audio đến cực đỉnh rồi đấy. :lol: Nên khi nghe nhạc DSD đến nỗi "k thể đứng lên đc" thì đúng là thượng tướng rồi... :roll: Thanks.
Re: Tìm DAC phù hợp để nghe nhạc losless (Tham khảo DSD ) DSD (Direct Stream Digital): Những điều cần biết Thứ năm, 31/07/2014 20:34 GMT+7 Nhạc số độ phân giải cao chạy trên nền máy tính - Computer Audio là một đề tài nóng trong những năm gần đây. Những file nhạc số có tần số lấy mẫu từ 76,4kHz đến 192kHz/24-bit ngày càng phổ biến và được xem là một trong những nguồn phát chính thống đối với các audiophile bên cạnh đĩa CD Redbook và LP. Tuy nhiên, có vẻ như các file hi-res cũng sẽ sớm lỗi thời khi mà định dạng DSD (Direct Stream Digital) với ưu điểm vượt trội về chất âm đã và đang được các nhà sản xuất thiết bị digital và audiophiles rất quan tâm. Hiện nay việc một DAC có độ phân giải 192kHz/24bit rất phổ biến, bên cạnh đó, một số đầu giải mã đã được tích hợp khả năng hỗ trợ các file có tần số lấy mẫu cao hơn lên đến 384kHz/32Bit. Kể từ đầu năm nay, với dốc mốc triển lãm CES 2014, nền công nghiệp hi-end audio chứng kiến một bước thay đổi lớn khi các hãng âm thanh giới thiệu nhiều phần cứng hỗ trợ chạy trực tiếp định dạng DSD (Direct Stream Digital ) mà không cần chuyển đổi thành PCM như trước đây. Thêm vào đó các nguồn nhạc DSD được bán ra ngày càng nhiều đã giúp định dạng này có những bước phát triển cực nhanh và thu hút được sự quan tâm đáng kể của người chơi âm thanh trên khắp thế giới. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu những vấn đến cơ bản liên quan đến định dạng DSD. DSD (Direct Stream Digital): Những điều cần biết - ảnh 1 DSD là gì? DSD là một hệ thống ghi âm được sử dụng trên chuẩn đĩa SACD (Super audio CD) trước đây. Có rất nhiều lý do khách quan và chủ quan, định dạng đĩa SACD đã không đạt được thành công như mong đợi, tuy nhiên, rất nhiều các kỹ sư thu âm đã chọn và ứng dụng kỹ thuật ghi âm DSD trong công việc của họ. Việc phát trực tiếp định dạng DSD quả thực không dễ dàng trừ khi bạn có được các thiết bị chuyên nghiệp. Sony đã đưa ra phương pháp để có thể phát các file DSD từ máy tính VAIO và các đầu đọc SACD player. Đĩa SACD được mã hóa chống sao chép do đó các đầu đọc dù có khả năng xử lý file DSD cũng thể phát trực tiếp các tập tin lưu trong các đĩa định dạng SACD. DSD (Direct Stream Digital): Những điều cần biết - ảnh 2 PCM (Pulse Code Modulation) Có thể xem chuẩn PCM (Pulse-code Modulation) là chuẩn định dạng kỹ thuật số không nén, một hệ thống mã hóa tín hiệu digital nhạy theo dạng sóng SIN của tín hiệu analog. Tần số lấy mẫu và số bit càng cao tương đương với việc tín hiệu analog được mô phỏng lại càng chính xác. Hiện nay, tần số lấy mẫu của các file định dạng PCM có thể lên đến 352,8kHz hoặc hơn nữa tuy nhiên, các đầu DAC thường chỉ giới hạn ở mức 192kHz. Trên máy tính, thông thường có thể nhìn PCM dưới định dạng WAV, FLAC, AIFF, M4A. Chuẩn DSD có khả năng lấy mẫu lên rất cao 2.8224MHz (2.822,400 mẫu/giây). Khả năng lấy mẫu của DSD nhanh hơn gấp 64 lần so với CD nhưng độ dài mẫu chỉ là 1 bit. Nếu bit đó là 1 thì biên độ tín hiệu tăng dần, bit là 0 thì biên độ tín hiệu giảm dần. Tất cả các sóng âm nhạc được mã hóa thành các xung 0 và 1 có mật độ khác nhau để mô phỏng tạo các sóng SIN analog. Khi được lưu trữ trong máy tính, DSD có dạng file là *.DFF hoặc *.DSF. Ngoài tỉ lệ lấy mẫu 2.8224Mhz trước đây thì với sức mạnh tính toán hiện tại, DSD cho phép lấy mẫu cao hơn gấp 2, nghĩa là mức lấy mẫu sẽ là 5.6448 Mhz , và một số bản ghi âm đã được thực hiện tại tần số lấy mẫu đó. Đôi khi bạn có thể thấy DSD được ghi là DSD64 hay DSD128 (hay còn gọi là Double DSD), các số 64 và 128 được xem là bội số so với tỉ lệ mẫu của CD (44.1khz). Một số DAC hiện nay thậm chí có khả năng chơi các file DSD lấy mẫu tại 12.288Mhz tương đương DSD256 như xaSound Audio e20 Mk III hay Antelope Audio Platinum DSD, tuy nhiên các bản thu được ghi âm ở tần số lấy mẫu trên có thể nói là cực hiếm gặp. Tuy nhiên, với sự thay đổi công nghệ liên tục trong các năm gần đây thì việc công nghệ ghi âm tiến đến chuẩn DSD256 là rất gần. DSD (Direct Stream Digital): Những điều cần biết - ảnh 3 Ưu điểm định dạng DSD Các hãng thu âm đã đưa ra giải pháp ghi và phát lại tại chuẩn PCM ở độ phân giải rất cao và âm thanh của họ cũng đã rất tốt. Như vậy, tại sao chúng tại lại cần một chuẩn định dạng khác có tên DSD. Câu trả lời hợp lý duy nhất đó là DSD có chất lượng tốt hơn PCM. Như vậy vì sao DSD lại có thể cho chất lượng trình diễn tốt hơn chuẩn PCM? Câu trả lời không phải ở vấn đề mã hóa khi thu âm mà nằm ở qua trình giải mã âm thanh khi phát. Nhìn về khía cạnh kỹ thuật thì định dạng PCM cần một bộ lọc phức tạp để có thể tái tạo lại sóng âm thanh tốt hơn, nếu tần số lấy mẫu càng cao thì bộ lọc sẽ càng “nhẹ” hơn. Đối với DSD do bản chất có mức tần số lấy mẫu rất cao nên chỉ cần sử dụng các bộ lọc đơn giản ở mức tần số thấp, tương tự như các bộ lọc trong phân tần của loa. Giảm thiểu được mức độ lọc sẽ ít làm sai biệt âm thanh so với bản gốc hơn. Chuẩn DoP (DSD-Over-PCM) Các hệ điều hàng của Microsoft Windows và Apple MAC OS chỉ có thể phát lại âm thanh thông qua định dạng PCM. Vì vậy để phát lại một tập tin DSD mà không chuyển đổi thành PCM là một vấn đề cần phải được giải quyết. Một nhóm các chuyên gia đã nghĩ ra một cách đánh lừa hệ thống máy tính để PC có thể phát được DSD ở định dạng gốc mà không phải chuyển đổi. Giải pháp này được gọi là DoP(DSD-Over-PCM). Để chơi DSD (không chuyển đổi thành PCM) bạn cần có một DAC và một máy tính phù hợp. Phần mềm máy tính cần phải đọc được các tập tin DSD ở dạng dữ liệu, sau đó chuyển đổi thành DoP rồi gửi đến DAC. DAC phải nhận tín hiệu DoP và chuyển đổi nó ra tín hiệu âm thanh analog và phát ra hệ thống audio của bạn. Thiết bị phát DSD Tương tự như câu hỏi đặt ra giữa con gà và quả trứng, vậy liệu các file phần mềm (nhạc) DSD có trước hay thiết bị giải mã phần cứng DSD có trước? Thực chất, phần cứng đã phát triển trước, các website cung cấp các file nhạc DSD thương mại tiếp bước theo sau. Phần cứng để xử lý DSD có một bộ giải mã riêng biệt với các dữ liệu âm nhạc có thể được lưu trữ bên trong ổ cứng nằm tại đầu phát hoặc bên ngoài thông qua hệ thống chia sẻ dữ liệu NAS. Có rất nhiều phương pháp cấu hình cho hệ thống phát DSD. Ví dụ như đầu phát LUMIN Audiophile Network Music, được thiết kế với bộ chuyển đổi DSD và DAC trong một khối duy nhất, việc nạp phần mềm và dữ liệu nhạc được lưu trên ổ cúng NAS chia sẻ thông qua kết nối mạng. Một số máy phát nhạc khác như Wyred4Sound MS-1, MS-2 lại lưu trữ các dữ liệu nhạc bên trong ổ cứng của đầu phát và sử dụng một DAC bên ngoài, với dạng này các bạn có thể hiểu giống như một cơ CD có HDD bên trong vậy. Một dạng khác như Auraliti PK100 và PK 90 sử dụng DAC bên trong và nhận dữ liệu từ HDD thông qua cổng USB. Đối với một hệ thống sử dụng máy tính kết hợp với USB DAC, người sử dụng cần trang bị phần mềm để phát nhạc có chức năng chuyển đổi dữ liệu DSD (sang DoP). Trên nền tảng của Macintosh thì chúng ta có Audivana Plus, Channel D Pure Music, HQPlayer, và JRiver Media Center có thể chơi DSD ở định dạng gốc. Đối với Windows thì có Foobar2000, JRiver Media Center, JPLAY, the Teac HR Audio Player, and HQPlayer. Kết luận - Mặc dù việc thương mại hóa đã được bắt đầu nhưng nguồn nhạc DSD vẫn chưa có nhiều, chủ yếu vẫn là dòng nhạc cổ điển. Các hãng Sony Music, Universal, Warner đang giới thiệu nhiều hơn các nguồn nhạc DSD. - Tuy có rất nhiều phần cứng có thể chơi DSD nhưng đòi hỏi người dùng phải có những kỹ năng và hiểu biết trong quá trình thiết lập. - Các định dạng phổ biến nhất cho DSD vẫn là tập tin DFF. Các dạng file DSFcókhả năng mở rộng dữ liệu rất lớn nhưng DFF vẫn là một giải pháp an toàn nếu bạn muốn mua file DSD. - Tương tự như đĩa SACD, các file DSD luôn có giá bán cao hơn sơ với file hi-res PCM. - DSD không quyết định tất cả chất lượng của một bản ghi âm, một bản thu tốt phụ thuộc rất nhiều và chính yếu là kỹ thuật của kỹ sư thu âm. - Tóm lại, nếu bạn sẵn sàng chi trả mạnh tay và không gặp khó khăn trong việc thiết lập các phần cứng thì DSD sẽ cho bạn một âm thanh chuẩn mực và tốt nhất tính cho đến thời điểm hiện tại. Một số website để mua và tải nhạc DSD Blue Coast Records (bluecoastrecords.com) Downloads NOW!(downloadsnow.net) Channel Classics Records(channelclassics.com) Cybele Records(cybele.de) DSD File(dsdfile.com). 2L(2l.no). High Definition Tape Transfers(HDTT) (highdeftapetransfers.com). Highresaudio(highresaudio.com). Premonition Records(premonitionrecords.com) Acoustic Sounds(superhirez.com) HDtracks(hdtracks.com). Phần mềm máy tính hỗ trợ định dạng DSD (qua giao thức DoP) Hệ máy PC: Signalyst HQPlayer ($172) Foobar2000 (miễn phí) JPlay (99EUR) J River Media Center ($49.98) Hệ máy MAC: Audirvana Plus ($74) Channel D Pure Music ($129) J River Media Center ($49.98) Ai phát minh định dạng DSD ? Định dạng DSD được phát minh bởi Andreas Koch và Ed Meitner. Cả hai hiện đang sở hữu các thương hiệu digital xếp hàng đầu thế giới. Ed Meitner chính là nhà sáng lập thương hiệu EMM Labs, trong khi Andreas Koch cùng Jonathan Tinn là đồng sở hữu nhãn Playback Design.
Mời các bác tham khảo về DSD và chọn cho mình Dac chơi phù hợp với khả năng tài chính và điều kiện của mình. Trao đổi và tham khảo để tìm được đồ chơi vừa ý vừa tiền, chứ còn tranh luận để rồi "đụng chạm" nhau mà không giải quyết được việc gì thì tôi xin lỗi nhé " miễn góp ý " !
Những thông tin bác Tqv-hcm cung cấp cho a,e trong Fan (Tìm DAC phù hợp để nghe nhạc lossless) sẽ rộng đường để mọi người chọn cho mình một chiếc DAC phù hợp với "gu" nghe của riêng mình. Anh, em có DAC ngon, thì chia sẻ cảm nhận sung sướng cái nghe, để niềm vui âm nhạc được nhân lên bội phần. Thanks.