Em cũng nghĩ là DSD và convert sang pcm thì thà nghe PCM gốc hires còn hay hơn. Vì file PCM gốc được tạo ra nguyên bản trong studio. convert DSD thời gian thực mà bằng phần mềm trong máy của mình thì không thể hay bằng pcm gốc độ phân giải cao. Bản chất quá trình chuyển đổi dsd sang pcm và ngược lại không bảo toàn dữ liệu gốc. DSD thì cũng phải là dạng native mới hay. mà loại này thực sự quá ít nhạc. Lý do là phần lớn các phòng thu dùng công nghệ pcm. Nhiều nhạc dsd mà hãng bán cũng nhiều khi có gốc là pcm convert sang dsd vì quá trình xử lý trong phòng thu phải thực hiện dạng pcm. Có thể có số lượng ít album thực sự là native dsd.
Native DSD chương trình ít, nội dung hạn hẹp, nghệ sĩ kém tên tuổi. Rất nhiều DSD trôi nổi hiện nay là chuyển từ SACD.iso sang, hè hè. Chưa kể đĩa SACD lại convert từ gốc PCM. Nó là một dạng placebo cho các bác đang máu thoai :mrgreen: Con DAC của em hic hic được khen trên khắp các forum của cả tây lẫn ta, chưa kể vô số review tốt đẹp bằng tiếng Việt và các thứ tiếng khác. Vấn đề ở tai em, tai em thôi mà.
Phiền bác chia sẻ khác nhau giữa 2 DAC này được không ạ? Còn 1 DAC nữa là NAD m51 không biết bác đã thử chưa? E thấy giá nó cũng Same same? Đợi chia sẻ của bác! Thân ái
Em thấy dac Micro là hay, trước em có chơi qua Dac M51 rồi, M51 tiếng tuy chi tiết nhưng mid hơi mỏng ạ.
Chúc mừng bác lần nữa, giờ em đã hiểu tại sao bác k nghe đc sự khác nhau giữa DSD & các định dạng số khác.
Chiệp, em thấy trên này có 1 bác dùng M2Tech Young DSD bác ý phân biệt được rõ mồn một luôn đó bác. Tại tai em, em đã nhận rồi mà, tai em :mrgreen:
Tập chung vào chuyên môn đi các anh bạn. Có hiểu biết về lĩnh vực mình chơi không ? Có đam mê không ? Có tiền để chơi không ? Lèm bèm yếu hèn... Thế giới và cuộc sống phát triển ầm ầm, cứ bị phân tán vào những chuyện chẳng ra đâu vào đâu ! chán Có thông tin này đây: "Khả năng giải mã DSD trực tiếp ở độ phân giải cao. Ngày nay, các nhà phát hành nhạc lớn trên thế giới như Blue Coast hay Channel Classic Records đã bắt đầu kinh doanh những album DSD, và các hãng sản xuất thiết bị âm thanh cũng bắt tay vào việc tạo ra các bộ giải mã DSD DAC, từ đó ra đời một kỷ nguyên âm nhạc mới, với DSD là tiêu chuẩn vàng. Korg là một trong những công ty âm thanh đầu tiên chú trọng vào việc khai thác tiềm năng, lợi ích cũng như chất lượng tuyệt vời mà DSD mang lại, việc Korg sử dụng định dạng DSD trong các thiết bị thu âm thuộc dòng MR của mình là một minh chứng hùng hồn cho thực tế nêu trên. Trong những sản phẩm DAC của Korg ( DS-DAC 100/100M ), định nghĩa DSD không dừng lại ở mức 2.8224MHz mà lên đến 5.6448MHz, đồng nghĩa với việc, bạn sẽ có những âm thanh gần giống với những gì đã diễn ra trong phòng thu nhất. "
mình cũng đồng ý với bác thanhnos2112 bác Blues nên lấy thêm schiit yggdrasil multibit và chord hugo tt là đẹp :lol:
Có ý kiến cho là M2Tech Young DSD không đủ khả năng thể hiện sự khác biệt của DSD với PCM 24bit chuẩn. Bác thai64 nghĩ sao?
Dsd mà trương trình ko hay nghe và thích nghe thì thà chuẩn 16...192 mà file tốt có khi lại dễ nghe và hay nghe Với mạng intenet trở nên thông dụng thật dễ dàng với cái nhấp ...goole ra ngay thế nào là dsd ....abc .. Rồi so sánh tây ta có khá nhiều rì viu , thẩm âm Bác nào tự tin ko nhìn bộ audio mà chỉ nghe mà phán được đây là file 16 bit .... 24 bit ..... Dsd ..? ? ? Lâu ko viết bài có gì sai xin phép các bác bỏ qua cho . Kính các bác ạ
@ Blues Anh tôn trọng cảm nhận của người nghe, miễn là khách quan, hiểu biết, dựa trên sự phối ghép có tính hệ thống của nhiều thiết bị trong bộ dàn Audio. Điều quan trọng nhất họ nghe âm thanh, thấy thích âm nhạc và họ thích nghe được nhiều âm thanh đẹp và trong sáng hơn. M2Tech Young DSD cũng chỉ là một món đồ Audio trong nhiều phương tiện để giải trí. Cuộc sống còn nhiều thứ khác cho âm thanh đẹp và quý hơn nhiều. Thanks.
@ Blues. Sau khi Blues có ý kiến như ở trên. Đêm qua Thai64 đã nghe file DSD 64, 128, máy tính Mac Book Pro với phần mềm Audirvana Plus, M2Tech Young DAC DSD setup với dàn Audio Linn trong căn phòng của tôi. Thai64 kết luận thế này: - Rất đáng tiếc ý kiến của Blues là không chính xác, thiếu thực tế. - Ý kiến như trên cũng là chuyện bình thường khi chơi Audio, khi cả hệ thống thiếu đồng bộ, chưa phát huy hết công năng của thiết bị. - Để có cảm nhận về âm thanh và âm nhạc chính xác, thì ngoài setup thiết bị một cách khoa học còn cần trạng thái tinh thần tốt khi nghe. - Đồ vật cũng chỉ là đồ vật, cách sử dụng là quan trọng và mang tính quyết định. . ***** Cảm ơn Blues có câu hỏi thẳng thắn và Thai64 có đôi lời chia sẻ cùng Blues. Chúc cuối tuần vui vẻ. Thanks.
-Nhạc vàng vintage pre 75 cũng tương đương với nhạc blues vintage -Nhạc hải ngoại cũng tương đương với pop ballad , love song * về giai điệu nhé Bác có thể chọn bất cứ cái dac nào trong khuôn tiền . Có thể mình chưa gặp hãng nào chỉ định dac a , b , c .... Dành cho nhạc a , b , c ... * ưu tiên dac đời mới sau 2000 ... Linh kiện còn tốt bất kì thương hiệu
Auralic Vega và M2Tech Young DSD về VN khá ít ỏi mà các bác đã nghe được hết, công nhận chịu khó thật. Do tai cả thôi, có bác nghe file DSD convert thụ động sang PCM mà vẫn thấy hay hơn file PCM gốc thì trình độ đó em có đổi 20 con DAC cũng ko với tới. Hè hè. Em cứ PCM cho lành :mrgreen:
vấn đề này cũng không nên tranh cãi làm gì các bác ạ. khi nghe bằng tai thì nó chỉ đúng với cái setup đoa và trong môi trường đó và nguồn âm đó. Khó có thể đưa ra kết luận chung. ví dụ so sánh dsd và pcm thì phải xem bản ghi âm gốc là dsd hay pcm? nếu bản gốc là dsd rồi convert sang pcm. Nghe bảo là dsd hay hơn cũng không khẳng định được là format của dsd hay hơn pcm vì khi convert từ dsd qua pcm nó là lossy rồi. còn nếu bản ghi âm gốc là pcm rồi convert sang dsd mà nghe thấy file dsd hay hơn thì chắc có gì không ổn. vì cả hai chiều của quá trình convert đều là lossy cả. chả có hãng nào cùng một lúc thu âm 2 bản master cả dsd lẫn pcm cả. các bác lưu ý điều này. Nghe dsd và pcm nó khác nhau thì chắc là có khác đấy. cái nào hay hơn thì chưa chắc vì hay dở là ý kiến chủ quan của mỗi người thôi.
Các bạn " Tìm DAC phù hợp để nghe nhạc lossless " cùng tham khảo. DSD : Định nghĩa và Phân loại Thảo luận trong 'Computer Audio' bắt đầu bởi AudioPsycho, 1/10/15. Direct Stream Digital Direct Stream Digital (DSD) là thương hiệu của Sony và Philips dùng trong hệ thống tái tạo tín hiệu âm thanh kỹ thuật số được sử dụng cho Super Audio CD (SACD). Kỹ thuật chuyển đổi DSD được phát triển bởi Andreas Koch và Ed Meitner của EMM Labs. Sau đó Koch thành lập AKDesign và tiếp tục nghiên cứu về sự chuyển giao tập tin DSD qua kết nối USB. Công nghệ DSD tiếp tục được phát triển và thương mại hóa bởi Sony và Philips, sau đó năm 2005 Philips bán lại cho Sonic Studio để phát triển hơn nữa. DSD dùng công nghệ mã hóa tín hiệu bằng mật độ xung nhịp (pulse-density modulation encoding) - một công nghệ dùng để lưu trữ tín hiệu âm thanh trên phương tiện lưu trữ kỹ thuật số sử dụng cho SACD. Tín hiệu sẽ được lưu trữ giống như âm thanh kỹ thuật số với nắn âm delta-sigma; một chuỗi các giá trị 1-bit với sampling rate 2.8224MHz (gấp 64 lần CD Audio là 44.1kHz, nhưng chỉ bằng khoảng 1/32768 so với 16-bit). Nắn nhiễu âm được tạo ra trong tín hiệu gấp 64 lần tín hiệu gốc giúp giảm tiếng ồn và biến âm gây ra do sự thiếu chính xác của lượng âm trong tín hiệu 1-bit. Đây cũng là một chủ đề thảo luận rằng chúng ta có thể loại bỏ biến âm thông qua chuyển đổi 1-bit Delta-Sigma hay không. Lịch sử Phát triển. DSD là một phương pháp lưu trữ tín hiệu Delta-Sigma trước khi áp dụng phương pháp thập phân nhằm chuyển đổi tín hiệu đó thành tín hiệu PCM. Công nghệ huyển đổi Delta-Sigma được mô tả lần đầu tiên trong bằng sáng chế của C.C. Cutler năm 1954, nhưng chưa có tên như vậy cho đến khi được đề cập trong một văn kiện năm 1962 của Inose. Trước đây, thập phân không tồn tại và tín hiệu oversample như thế nào phải được gửi đi như thế ấy. Đề xuất chia 1/10 dữ liệu oversample delta-sigma để chuyển đổi thành âm thanh PCM đã không được nhắc đến cho đến năm 1969, trong một bài viết của DJ Goodman. Ứng dụng chuyển đổi DSD được phát triển bởi Andreas Koch và Ed Meitner, những thành viên sáng lập ban đầu của EMM Labs. Andreas Koch về sau đã rời khỏi EMM Labs và thành lập AKDesign và tiếp tục nghiên cứu về sự chuyển giao tập tin DSD qua kết nối USB. Công nghệ DSD sau đó đã được phát triển và thương mại hóa bởi Sony và Philips, tạo ra CD audio. Tuy nhiên, Philips sau đó bán lại cho Sonic Studio vào năm 2005 để tiếp tục phát triển. Kỹ thuật DSD So sánh với PCM. Âm thanh SACD là âm thanh được lưu trữ trong DSD, khác với âm thanh PCM được sử dụng bởi các đĩa compact hoặc hệ thống âm thanh máy tính thông thường. Một máy ghi DSD sử dụng điều chế âm sigma-delta (sigma-delta modulation). DSD là 1-bit, với sampling rate 2.8224MHz. Đầu ra của máy ghi DSD là một chuỗi bit (bitstream). Mức truyền tải trung bình của tín hiệu này tỷ lệ thuận với tín hiệu ban đầu. DSD dùng kỹ thuật nắn nhiễu âm làm cho tiếng ồn phát triển thành tần số siêu âm không nghe được. Về nguyên tắc, việc lưu trữ bitstream trong DSD cho phép máy phát SACD sử dụng một DAC cơ bản (1-bit) kết hợp với bộ lọc analog cấp thấp. SACD có khả năng cung cấp dải tần với phạm vi khoảng 120 dB từ 20Hz đến 20kHz với khả năng khuếch đại lên đến 100kHz, mặc dù hiện nay hầu hết các máy phát chỉ có giới hạn từ 80-90kHz và 20kHz là giới hạn của tai người. Quá trình tạo ra tín hiệu DSD là khái niệm của việc sử dụng tín hiệu 1-bit delta-sigma analog-to-digital (A/D) sau đó chuyển đổi và loại bỏ các tiêu hao, từ đó chuyển đổi các bitstream 1-bit thành multibit PCM. Thay vào đó, tín hiệu 1-bit được ghi âm trực tiếp và theo lý thuyết thì chỉ cần một bộ lọc cấp thấp cũng có thể tái tạo lại sóng âm analog ban đầu. Trong thực tế điều này phức tạp hơn một chút, âm analog trong các bộ chuyển đổi 1-bit sigma-delta khá bất thường, có một lí do là vì tín hiệu 1-bit không thể được làm đầy một cách chính xác: hầu hết những bộ chuyển đổi sigma-delta hiện đại đều là multibit. Do bản chất của bộ chuyển đổi sigma-delta, người ta không thể so sánh trực tiếp giữa DSD và PCM. DSD trong một số khía cạnh nào đó, so với PCM sẽ có bit depth khoảng 20bit và sampling 96 kHz. PCM với 24bit theo lý thuyết sẽ cung cấp thêm khoảng 24dB. Bởi vì rất khó khăn để thực hiện các hoạt động DSP (ví dụ cân chỉnh EQ, cân bằng âm, kéo dải và những thay đổi khác trong lĩnh vực kỹ thuật số) trong một môi trường 1-bit, và vì sự phổ biến của thiết bị phòng thu như Pro Tools, hầu hết là dựa trên PCM, nên phần lớn SACDs - đặc biệt là Rock và âm nhạc đương đại dùng kỹ thuật multitrack – thực sự đang được trộn lẫn với PCM (hoặc trộn lẫn analog và bản thu sẵn trên máy ghi âm PCM) sau đó chuyển đổi thành DSD để tinh chỉnh lại thành SACD. Để giải quyết những vấn đề này, một định dạng chuẩn studio mới được phát triển thường được gọi là "DSD-wide". Định dạng này vẫn giữ được sampling tiêu chuẩn của DSD, nhưng sử dụng 8-bit, chứ không phải là 1-bit nữa, nhưng vẫn phụ thuộc nặng nề vào nguyên tắc nắn nhiễu âm. Nó gần như trở thành PCM - và đôi khi bị gọi là "PCM-narrow", nhưng lại có ưu điểm giúp cho các hoạt động DSP dễ dàng hơn. Sự khác biệt chính là "DSD-wide" vẫn giữ 2.8224 MHz (64Fs) sampling rate trong khi sampling rate cao nhất của PCM vẫn chỉ là 352.8 kHz (8Fs). Các tín hiệu "DSD-wide" được chuyển lại thành DSD thông thường để tiếp tục tinh chỉnh với SACD. Kết quả của kỹ thuật này là sự phát triển và hoạt động của các Digital Audio Workstation như Pyramix hay SADiE. Thêm một định dạng để chỉnh sửa DSD nữa là Digital eXtreme Definition (DXD), một định dạng PCM 24-bit với sampling rate 352.8 kHz (hoặc 384 kHz). Ban đầu DXD được phát triển cho Merging Workstation Pyramix và được ra mắt cùng với Sphynx 2, bộ chuyển đổi AD/DA năm 2004. Nó đã có thể ghi âm và chỉnh sửa trực tiếp bằng DXD, và chỉ chuyển đổi sang DSD một lần trước khi tạo ra SACD. Điều này rất có lợi cho người nghe vì tiếng ồn được tạo ra khi chuyển đổi DSD tăng đáng kể trên 20 kHz, và càng nhiều tiếng ồn được thêm vào mỗi lần chuyển đổi trở lại DSD trong quá trình chỉnh sửa. Nên lưu ý rằng PCM độ phân giải cao (DVD-Audio, HD DVD và Blu-ray) và DSD (SACD) về mặt kỹ thuật vẫn có thể khác nhau ở tần số cao. Một bộ lọc tái tạo thường được dùng trong các hệ thống giải mã PCM, cũng như bộ lọc băng thông sử dụng trong các hệ thống mã hóa PCM. Bất kỳ lỗi hoặc các yếu tố không mong muốn xuất hiện trong các bộ lọc đó thường đều sẽ có ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng. Một lợi thế rõ rệt của DSD là thường không lọc, hoặc lọc rất ít. Thay vào đó DSD giữ mức độ cao liên tục của tiếng ồn trong tần số. Dải tần của DSD giảm nhanh chóng ở tần số trên 20 kHz do việc sử dụng các kỹ thuật nắn nhiễu giúp đẩy tiếng ồn ra khỏi âm thanh, kết quả làm cho tiếng ồn chỉ tăng trên 20 kHz. Mặt khác dải tần của PCM là giống nhau ở tất cả các tần số. Tuy nhiên, hầu như tất cả các chip DAC ngày nay đều sử dụng một bộ chuyển đổi sigma-delta PCM tạo ra kiểu tiếng ồn giống như trong tín hiệu DSD. Tất cả các máy phát SACD đều sử dụng một bộ lọc tầm thấp thiết lập tại 50 kHz cung cấp tính tương thích và an toàn, phù hợp với các tình huống khi Amp hoặc loa phát ra âm nhiễu do có tiếng ồn trên 50kHz trong tín hiệu. Double-rate DSD Korg MR-1000 1-bit ghi âm kỹ thuật số 5.6448MHz, gấp đôi SACD. Đây được gọi là DSD128 vì sampling rate gấp 128 lần so với CD. Audiophile Opus3 cũng đã bắt đầu phát hành các bản ghi âm 5.6MHz DSD128. Ngoài ra một biến thể khác của 48kH/6.144MHz cũng đã được hỗ trợ bởi nhiều thiết bị như exaSound E20 Mk II DAC. Quad-rate DSD Bộ chuyển đổi Merging Technologies Horus AD/DA cung cấp sampling rate lên đến 11,2MHz, bốn lần SACD. Đây cũng được gọi là DSD256 vì sampling rate gấp 256 lần CD. Pyramix Virtual Studio Digital Audio Workstation cho phép ghi âm, chỉnh sửa và làm tinh chỉnh tất cả các định dạng DSD, DSD64 (SACD), DSD128 (Double-DSD) và DSD256 (Quad-DSD). Một biến thể 48kHz/12,288MHz cũng đã ra đời. Máy exaSound E20 DAC là thiết bị thương mại đầu tiên có khả năng chơi nhạc DSD256 sampling rate 11,2896/12,288 MHz. Octuple-rate DSD Thêm một sự phát triển nữa của DSD là DSD512, với sampling rate 22,5792MHz (512 lần so với CD), hoặc 24,576MHz (512 lần 48kHz). Bộ chuyển đổi Amanero Combo384 DSD và exaU2I USB-I2S Interface, các phần mềm như JRiver Media Player hay foobar2000 với SACD plugin và HQPlayer đều có khả năng xử lý các tập tin DSD cao cấp. Tùy chọn máy phát DSD Sony phát triển DSD cho SACD, và nhiều đầu đĩa cũng hỗ trợ SACD. Vì đây là định dạng kỹ thuật số, ta có những cách khác để phát DSD, việc này cũng thúc đẩy sự phát triển của các công ty cung cấp tải nhạc chất lượng cao theo chuẩn DSD. AudioPsycho, 1/10/15
Em đang chơi con DAC ra đời cách đây 15 năm các cụ ạ, chỉ chơi tối đa được 24bit 96- liệu có bị lỗi thời không các cụ?
@ Quoc dat. Anh Thai64 biết Quoc dat đã từng chơi DAC Mytek - không phải dạng vừa đâu :roll: Nếu có điều kiện đi xe đời mới, tích hợp với nhiều công nghệ mới, hiện đại, mẫu mã đẹp, thì tại sao không ? Đạt nhỉ. Sự nghiệp Audio của em dạo này có điều gì khác lạ mà hay, nói nhỏ :lol: Thanks.
mình thấy hãng AudioNote tới con DAC 5.1x vẫn xử dụng chip giải mã AD1865N-K mà giá bán cỡ sáu chục ngàn USD,hay mấy cái pre,amp. mạch thật đơn giản nhìn thấy có mấy món linh kiện lèo tèo mà vẫn bán cả hơn một tỷ một em.....?????!!!!!!!
Dạo này đi đâu cũng thấy có người khoe Dac DSD 64 với chả 128 cụ show cho e cái ảnh ẻm Dac Quad DSD256 của cụ cho họ mở tầm mắt ra cái... :lol: