Tìm hiểu và DIY mạch “Blameless” by Douglas Self

Discussion in 'Bán dẫn' started by anhkhois, 5/11/13.

  1. anhkhois

    anhkhois Advanced Member

    Joined:
    15/6/09
    Messages:
    792
    Likes Received:
    18
    Location:
    Saigon
    Tìm hiểu và DIY mạch khuếch đại công suất “Blameless” theo thiết kế của Douglas Self.
    Phần 0: Giới thiệu.
    Topic đầu tiên em sẽ phân tích về lý thuyết trước, sau đó mới DIY và mục đích cuối cùng vẫn là DIY nên nhờ Mod đừng dời qua bên “Lý thuyết điện tử”, ngoài ra do khối lượng nội dung nhiều, có thể em sẽ post liên tiếp nhiều post và có sử dụng nhiều thuật ngữ tiếng Anh, cái nào dịch được em sẽ dịch, cái nào giải thích được em sẽ cố gắng giải thích rõ… mong Ban quản trị và các bác thông cảm.
    Em biết trên đây có nhiều cao nhân lẫn người mới tìm hiểu, em luôn chào đón mọi phản biện, thắc mắc cũng như các ý kiến đóng góp, chỉnh sửa để topic hoàn thiện hơn. Topic bàn về kỹ thuật, phi lợi nhuận, phi thương mại… Không nhằm mục đích quảng cáo hoặc phá hoại các shop, các topic DIY bán dẫn khác. Mọi sự trùng hợp đều là ngẫu nhiên và không có chủ đích. Em không chịu trách nhiệm về bất cứ thiệt hại nào về người, tài sản khi làm theo các hướng dẫn DIY trong topic, có nhiều phần liên quan đến điện lưới 220V, giật điện, cháy nổ là ngoài ý muốn nhưng vẫn có thể xảy ra, phải cẩn thận và tuân thủ các nguyên tắc an toàn về điện…
    Đã hơn 4 năm kể từ lần đầu tiên em động đến cái món DIY audio và cũng là lúc bắt đầu tham gia VNAV, khởi đầu với chip amp LA4440, so với nhiều cao nhân trên đây thì kinh nghiệm, thâm niên DIY, khả năng thẩm âm cũng như kiến thức về audio của em thật sự còn rất ít ỏi. Em cũng có theo dõi và tham gia thiết kế một số dự án nhưng toàn “đem con bỏ chợ” (thành thật xin lỗi các bác về vấn đề này) nên chưa hoàn thành món nào cho ra hồn hết. Đã nhiều lần em tính thôi DIY, làm đại nó cái chip-amp mà nghe (em vẫn đang nghe TDA2030, LM3886 và cả LM4871) nhưng em vẫn luôn cố gắng thiết kế và DIY một mạch khuếch đại công suất bán dẫn cho ra hồn để yên tâm nghe nhạc, bớt “lăn tăn”. Mục đích của em là Mid-fi tới Hi-fi chứ không dám mơ tới Hi-end, vấn đề Hi-end còn nhiều điều bí ẩn lắm. Một phần lý do em lặn khá lâu là muốn có thời gian tập trung nghiên cứu, càng nghiên cứu càng thấy mình không biết gì, nhiều vấn đề tưởng chừng như đơn giản em chủ quan bỏ qua sau đó lại phải mò lại cho hiểu rõ.
    Để bớt “lăn tăn” thì phải nắm rõ nguyên lý mạch, từng giá trị linh kiện, lựa chọn lịnh kiện, thay đổi theo mục đích, điều kiện, sở thích cá nhân… trở 100R kiếm không có thay trở khác được không? Thay 75R hay 120R? Không có metal film thay trở carbon hay trở dây quấn được được không? Không tìm được trở 5 vòng màu có thay bằng trở 4 vòng màu được không? Là những câu hỏi thường gặp khi DIY, nhất là trong điệu kiện hạn chế về linh kiện và máy đo. Tự thiết kế mạch cũng gặp nhiều vẫn đề về tài liệu, máy đo và linh kiện.
    Sơ đồ mạch thì nhiều nhưng tìm được mạch phù hợp thì khó:
    - Mạch cần có topo đơn giản, dễ hiểu, dễ làm…
    - Có thể linh hoạt thêm bớt sò, tăng giảm áp, thêm bớt mạch phụ trợ, chuyển chế độ hoạt động…
    - Không quá phụ thuộc vào chất lượng linh kiện, dễ kiếm linh kiện và chấp nhận được sai số tương đối do linh kiện không chuẩn. Không quá kén linh kiện, không xài linh kiện hàng hiếm đã ngưng sản xuất…
    - Có tài liệu hướng dẫn rõ ràng, giản thích cụ thể để dễ dàng thêm bớt.
    - Đã được hiện thực hóa thành sản phẩm thương mại, hoặc được cộng đồng DIY đón nhận, hoặc cả hai càng tốt.
    - Có thông số “đẹp”.
    - …
    Qua tìm hiểu thì em tìm được mạch Blameless Amplifier của tác giả Douglas Self trong cuốn “Audio Power Amplifier Design Handbook – 5th Editon “. Bản 6th hiện đã có và có nhiều phần mới rất hay, nhưng do tham khảo trong cuốn 5th là chính nên mọi tham khảo hoặc trích dẫn em vẫn dựa trên cuốn này.
    - “Blameless” là tên tác giả đặt cho kiểu mạch + triết lý thiết kế để ám chỉ việc dã giải quyết gần hết về các vấn đề về méo, nhiễu, ổn định nhiệt… của mạch khuếch đại công suất, do vậy nó không còn nhiều vấn đề đáng để “chỉ trích - blame” nữa -> Blameless. Tác giả có ám chỉ một phiên bản “class-A” của mạch Blameless là Distortionless amplifier – mạch khuếch đại không méo. Thực chất mạch này dựa trên topo kinh điển 3 tầng khuếch đại “Lin” mà hiện nay có thể xem là topo phổ biến nhất và cũng là topo được phân tích nhiều nhất.
    - Có nhiều phiên bản Class-A, Class-B (cái class-B này em giải thích sau, định nghĩa class-B của Self hơi khác chúng ta vẫn nghĩ), Class-G (định nghĩa class-G/class-H người Anh, Nhật ngược với người Mỹ), class-XD (thương hiệu của Cambridge Audio) và mạch Trimodal chuyển đổi được bằng công tắc giữa class A/AB và Class B. Về công suất thì linh hoạt từ 20W pure class-A chạy 2 sò cho tới 200W class-B chạy 8 sò, có thể phát triển cao hơn hoặc giảm kích thước thành head-amp. Tất cả đều sử dụng “Blameless-engine”.
    - Không quá kén linh kiện, ít ra thì cũng chỉ kén ở một số chỗ quan trọng, không sử dụng linh kiện “sắp tuyệt chủng” và đa số có thể dễ dàng tìm được loại tương đương.
    - Tài liệu tra cứu dễ dàng, được viết ngay trong sách, ngoài ra có thể tham khảo trong service manual của một số sản phẩm.
    - Sản phẩm thực tế: Về đồ “hãng” thì có hãng Cambridge Audio ít nhất có Azur840A và Azur840W chạy “Blameless engine” do chính Self thiết kế, có sẵn service manual trên mạng. Về đồ “KIT” thì có hãng Signal Transfer Company (UK) sản xuất KIT để bán, có mạch Trimodal, Blameless Class-B và cả Class-G… giá khá chát, KIT hãng này đã được Self xác nhận và có quảng cáo ngay trong sách. Về DIY free thì có một số topic bên diyaudio.com như DXBlameless hoặc Blameless của Randy Slone…
    - Thông số thì đây là mạch có THD+N thuộc loại thấp nhấy mà em biết. THD của mạch Blameless Class A (tác giả công bố) là <0.0006%/20W/8R/1kHz và <0.0018/20W/8R/20kHz… Ngoài ra còn nhiều chỉ số khác như noise, PSRR, DF, Slewrate… đều rất tốt. Đồng ý là nhiều bác nói ít méo, thông số đẹp chưa chắc đã hay, nhưng em thích thông số đẹp trước đã.
    Tuy trình còi nhưng em mở topic này mục đích để trao đổi thêm về kỹ thuật thiết kế và DIY mạch audio bán dẫn (thực sự thì về đèn em gần như mù tịt không biết chi hết). Như tiêu đề, topic này nhằm mục đích tìm hiểu và DIY mạch Blameless của Douglas Self, trong bài viết hầu hết em dịch lại nguyên bản, vẽ lại mạch nguyên bản, một số là ý kiến cá nhân của em hoặc thay đổi chút ít để phù hợp hơn... mọi thay đổi sẽ được ghi chú và giải thích rõ.
    Ngoài ra còn có tham khảo nhiều tài liệu của Ben Duncan, John Linsleyhood, Bob Cordell, Rod Elliott, Nelson Pass, Randy Slone... Nhiều tài liệu từ Wikipedia, của các tác giả trong nước...
    (Còn tiếp – Phần 1: Topo và nguyên lý cơ bản cùng thiết kế của Self)
     

    Attached Files:

    Tags:
  2. tuninh

    tuninh Advanced Member

    Joined:
    8/11/08
    Messages:
    2.032
    Likes Received:
    3
    Chào mừng bác đã trở lại với những dự án dang dở
     
  3. superfarmer

    superfarmer Advanced Member

    Joined:
    26/1/12
    Messages:
    2.490
    Likes Received:
    478
    Em xin lót dép ngồi học hỏi ạ!

    Thân chào!
     
  4. diyampli

    diyampli Advanced Member

    Joined:
    15/6/10
    Messages:
    6.542
    Likes Received:
    304
    Location:
    Anh có vào Nghĩa Lộ với em không?
    Cụ Tuninh gọi mãi từ vụ GM giờ bác mới lên hehe.
    Topo gì mà thông số đẹp linh kiện không xếp vào hàng như GM là mê rồi. Cơ thế mà gm em vưỡn chưa xong vỏ hà.
     
  5. batboy

    batboy Advanced Member

    Joined:
    13/8/06
    Messages:
    345
    Likes Received:
    1
    Location:
    Hồ Chí Minh
    he he, bài viết chuẩn luôn, cuối tuần này hàng về qua lấy test nhá em :) con LM anh kiếm được cho em rồi a, khi nào qua anh đưa cho :)
     
  6. mimosalq

    mimosalq Advanced Member

    Joined:
    8/5/06
    Messages:
    12.824
    Likes Received:
    119
    Trời em còn lớn hơn Anh Khôi nữa hả? Tưởng em bé nhất hội chớ... :D
     
  7. anhkhois

    anhkhois Advanced Member

    Joined:
    15/6/09
    Messages:
    792
    Likes Received:
    18
    Location:
    Saigon
    Thôi em tiếp đây.

    Phần 1: Topo và nguyên lý cơ bản cùng thiết kế của Self.

    Mạch khuếch đại công suất âm tần làm nhiệm vụ khuếch đại tín hiệu âm thanh (dạng điện) ở mức “line level” tức là dòng thấp, áp thấp, công suất thấp thành tín hiệu (hi-power) dòng cao, áp cao, công suất lớn. Mạch cung cấp một độ lợi áp, độ lợi dòng và độ lợi về công suất, phần công suất thêm vào được lấy từ nguồn nuôi. Biến áp có thể khuếch đại áp mà không khuếch đại dòng, không có độ lợi về công suất nên không được xem là mạch khuếch đại. Nói thì dễ chứ sắp xếp, lựa chọn linh kiện rồi lắp vào một mạch điện để nó hoạt động trơn tru, sinh ra âm thanh chứ không phải khói (produce sound, not smoke) không đơn giản và có vô số cách khác nhau. Chính vì vậy cần phải hệ thống các kiểu mạch khuếch đại lại, cách sắp xếp, cấu hình cơ bản nhất của một mạch khuếch đại gọi là “topo” mạch. Nói về mạch thì nhiều chứ Topo cũng chỉ gồm một lượng nhất định, cũng như nhà ở có nhiều kiểu, tô vẽ khác nhau, nhưng chung quy ra thì cũng có mấy loại như nhà 1 trệt, 2 tấm, 3 tấm, nhà đôi… đó là định nghĩa nôm na về topo mạch.
    Topo mạch cơ bản nhất là topo Lin (chúng ta sẽ áp dụng topo này) là topo phổ biến và thành công nhất, nổi danh trên forum là mạch "Naim" danh bất hư truyền dùng topo Lin tiêu chuẩn, ngõ ra giả bù đối xứng (Quasi-complementary)... Ngoài ra có topo Otala (3 tầng vi sai), Otala-Hitachi (2 tầng vi sai) hay còn gọi là Symasym, đại diện tiêu biểu là Denon (dòng Receirver), GM và nhiều hãng khác… Topo mạch đối xứng thì có Double Input Stages như điển hình là mạch Leach amp, nhiều hãng cũng làm theo mạch này như Krell… hay Serials Differental Input với dại diện là hãng Marantz… Theo quan điểm của Self thì topo Lin vẫn là đơn giản, ổn định và dễ thiết kế nhất, với 3 tầng mỗi tầng làm một nhiệm vụ riêng biệt.
    Sơ đồ đơn giản hóa của topo Lin, post hình lên trước đã cho dễ phân tích.
     

    Attached Files:

    • LIN.png
      LIN.png
      File size:
      27,6 KB
      Views:
      1.096
  8. anhthuong

    anhthuong Advanced Member

    Joined:
    8/11/08
    Messages:
    273
    Likes Received:
    0
    Location:
    Nhà thuê của mụ vợ
    Mạch này nhựt bổn làm nhiều, đại diện là dòng ic stk và rất nhiều ampli nhựt khác . Thông số tốt nhưng âm bí không văng ra được.
     
  9. nongdanfo

    nongdanfo Advanced Member

    Joined:
    10/1/10
    Messages:
    1.682
    Likes Received:
    7
    Location:
    Cẩm Phả _ Quảng Ninh
    Lão thiệnchấy cũng xuất hiện nè trời. Class D nữa chăng?
     
  10. anhkhois

    anhkhois Advanced Member

    Joined:
    15/6/09
    Messages:
    792
    Likes Received:
    18
    Location:
    Saigon
    Mạch Lin như em đã nói ở trên chỉ gồm có 3 tầng, như vậy là “vừa đủ” và mỗi tầng làm một nhiệm vụ. Tầng nhập ngõ vào – input stage (IPS), tầng khuếch đại điện áp – voltage amplifier stage (VAS) và tầng cuối là tầng công suất ngõ ra (OPS).
    - Tầng nhập ngõ vào (IPS) được cấu hình kiểu khuếch đại vi sai, có nhiệm vụ nhận tín hiệu vào ở mức “line-level” bên ngõ vào (+) đồng thời nhận tín hiệu hồi tiếp trả về từ mạng hồi tiếp, mà mạng này lại lấy tín hiệu từ chính ngõ ra rồi “chia” bớt, lấy một phần đưa về ngõ vào (-) của mạch IPS, cả 2 tín hiệu này đều là dạng điện áp. Bản thân IPS có nhiệm vụ lấy tín hiệu ngõ vào (+) trừ đi tín hiệu ngõ vào (-), hay nói cách khác là tìm sự sai khác giữa 2 tín hiệu này rồi khuếch đại nó lên (thành dạng dòng điện) đưa vào lái cực B của transistor VAS. Chính vì nhiệm vụ như vậy mạch còn có tên là “subtractor”, mạch trừ… hay chính xác hơn mạch IPS là “Transconductance stage” – Tầng hỗ dẫn hay tầng điện dẫn truyền tức là nhận điện áp vào dạng vi sai và đưa ra dòng điện. Thông số đặc trưng của mạch này là Transconductance (hỗ dẫn, điện dẫn truyền) tức là tỉ lệ giữa sự biến thiên dòng điện ra trên sự biến thiên điện áp vào, đơn vị là Siemens hay [mS]. Đây là thông số rất quan trọng khi thiết kế mạch và mạng hồi tiếp, cách tính và ước lượng cũng như nguyên tắc hồi tiếp em sẽ nói ở phần sau.
    - Tầng khuếch đại điện áp (VAS) có nhiệm vụ nhận dòng điện từ IPS về, khuếch đại thành điện áp và dòng đủ để lái tầng công suất, như vậy ngược với mạch IPS, mạch VAS nhận dòng điện vào và cho ra áp -> là Transimpedance Stage (tầng trở kháng truyền). Mạch được cấu hình đơn giản gồm transistor khuếch đại phía nguồn âm mắc theo kiểu chung-E (CE) để đạt được độ lợi áp cao đồng thời vẫn có độ lợi dòng. Để đạt hiệu quả cao thì tải cực C thay vì dùng điện trở phải dùng nguồn dòng hằng (có thiết kế dùng tải bootstrap như nhiều amp thị trường và các thiết kế của Rod Elliott… ). Nhược điểm của cách mắc CE là bị ảnh hưởng của 2 hiệu ứng là hiệu ứng Early (sự biến thiên của độ lợi dòng do áp Vce thay đổi) và hiệu ứng Miller (tụ ký sinh Ccb hồi tiếp ngược lại cực B ở tần số cao, điện áp cao), đặc điểm của tầng VAS là cung cấp toàn bộ độ lợi áp cho mạch (hàng chục, hàng trăm Volts) và biến thiên liên tục nên hiệu ứng Miller là đáng kể, giá trị của tụ Ccb lại rất khó đoán, không ổn định và thay đổi theo áp, lại ảnh hưởng đến độ ổn định của mạch. Giải pháp là thêm 1 tụ điện bên ngoài có giá trị >> Ccb, gọi là Cdom (dominant), tạm dịch là tụ trấn át điện dung Miller. Giá trị Cdom cần cân nhắc kỹ để đạt độ ổn định mà vẫn giữ được băng thông rộng, Slew Rate cao… Giá trị của Cdom biết trước được vi nó là linh kiện rời, có thông số rõ ràng, chọn loại tụ có tính ổn định, ít sai số sẽ giúp thiết kế được mạch có độ ổn định cao và ít phụ thuộc linh kiện chủ động như transistor.
    - Tầng công suất ngõ ra (OPS). Nếu như mạch VAS cung cấp toàn bộ độ lợi áp cho mạch thì tầng công suất sinh ra hầu hết độ lợi công suất, transistor tầng này làm việc ở dòng cao, áp cao và thường là phần tốn nhiều chi phí nhất trong mạch. Mạch OPS được thiết kế để làm việc với độ lợi áp “huề vốn” thực tế là từ 0.95 – 0.98 lần, nhưng độ lợi dòng rất cao và phải có khả năng dẫn dòng tới hàng chục Ampere trong khi dòng để lái nó lại từ tầng VAS vốn dĩ có vài mA -> mạch OPS là mạch đệm dòng. Như vậy cần transistor công suất có Hfe cao, mà transistor công suất thực tế lại có Hfe vài chục là nhiều -> bắt buộc phải dùng transistor “phức hợp” gồm nhiều transistor ghép lại, trên sơ đồ chỉ có một transistor đại diện nhưng thực tế đó là 1 cụm transistor. Ghép như thế nào em sẽ trình bày sau. Ngoài ra do làm việc nặng nhọc ở công suất lớn như vậy nên nhiệt tỏa ra là không thể tránh khỏi, nên cần có tản nhiệt với thiết kế mạch bù nhiệt phù hợp để mạch hoạt động tốt ở nhiều điều kiện khác nhau….
    Nguyên tắc mạch Lin sơ sơ chỉ có vậy, em sẽ phân tích cụ thể sau.
    (còn tiếp – Phần 2: Hồi tiếp âm, lợi ích của nó và thế nào là hồi tiếp âm phù hợp để giảm méo và ổn định mạch).
     

    Attached Files:

    • anh.jpg
      anh.jpg
      File size:
      114,1 KB
      Views:
      21
  11. vuduydong1980

    vuduydong1980 Advanced Member

    Joined:
    25/12/11
    Messages:
    579
    Likes Received:
    12
    Location:
    Bình Dương
    Topo này em thấy hãng Naim vẫn dùng mà bác.Còn âm thì em thấy nó văng ra cũng rất khá mà bác.người Nhật có lẽ họ thích chất âm ấm áp.nên cấu hình lk theo sở thích ,bản thân người Nhật họ cũng có chất giọng khàn khàn,trầm trầm không nhẹ nhàng thánh thót như người châu âu.ví dụ như em mở vài cái amp của nhật ra thì thấy như thế này.
    Những vị trí như nguồn dòng,bảo vệ...họ dùng c1845/a992 trong khi những vị trí như visai input,kddt,pre,tone...lại dùng
    C1815/a1015.em đổi vị trí mấy chú này lại âm thanh trong trẻo và sáng sủa hẳn ra.
    Nói chung topo nào cũng vậy,muốn nó hót theo chất âm mình thích thì ta phải cấu hình lại linh kiện thì nó mới văng ra cái thứ mình muốn (cái này rất khó vì phải có kinh nghiệm)mà các bác hay gọi là MOD .
    Cái khái niệm hay chỉ mang tinh cá nhân,tương đối.
    Với em thì thích tính toán,phân tích,đo đạc ok trước cái đã rồi mới tới nghe ngóng sau.
     
  12. touch3G

    touch3G Advanced Member

    Joined:
    3/1/10
    Messages:
    1.734
    Likes Received:
    1


    Rất thú vị. Mình cũng quan tâm tới cái amp "hết chỗ chê" (blameless) này từ lâu rồi. Xin kê dép ngồi hóng bác.
     
  13. kirato

    kirato Advanced Member

    Joined:
    14/12/06
    Messages:
    1.807
    Likes Received:
    9
    Location:
    Tầu THỐNG NHẤT
    em lai hóng hớt rùi, híc năm nay seo mềnh làm nhiều đồ thế :lol:
     
  14. anhkhois

    anhkhois Advanced Member

    Joined:
    15/6/09
    Messages:
    792
    Likes Received:
    18
    Location:
    Saigon
    Phần 2: Hồi tiếp âm, lợi ích của nó và thế nào là hồi tiếp âm phù hợp để giảm méo và ổn định mạch
    Mục đích của việc áp dụng hồi tiếp âm - negative feedback (NFB) trong mạch khuếch đại công suất là để giảm méo hài, giảm trở kháng ra, tăng hệ số kháng gợn nguồn (PSRR)… Ngoài ra còn có những lợi ích khác như cải thiện đáp ứng tần số, ổn định độ lợi và giảm trôi DC…
    Nhiều người dị ứng với NFB, đèn thì em không biết (em mù đèn điện tử) tuy nhiên bán dẫn cần NFB, đơn giản vì bán dẫn có độ tuyến tính thấp, sai số chế tạo, đặc tính phụ thuộc tần số, nhiệt độ, nhiều yếu tố ký sinh, bất định… nên nếu không có NFB hệ trở nên rất bất ổn định. Một số thiết kế “zero NFB” thực chất ở chừng mực nào đó vẫn có NFB kiểu này hay kiểu khác. NFB quá mức cần thiết cũng gây mất ổn định, tuy nhiên lợi ích của NFB thì không thể phủ nhận được.
    - Sơ đồ cơ bản của một hệ NFB thể hiện dưới đây (bác nào có biết về điều khiển tự động sẽ thấy sơ đồ này hết sức quen thuộc).
    - Sơ đồ gồm 3 khối cơ bản, Vin là tín hiệu điện áp đưa vào, Vout là tín hiệu điện áp ra hay chính là “kết quả” của toàn mạch khuếch đại.
     

    Attached Files:

    • NFB.png
      NFB.png
      File size:
      15,3 KB
      Views:
      987
  15. anhkhois

    anhkhois Advanced Member

    Joined:
    15/6/09
    Messages:
    792
    Likes Received:
    18
    Location:
    Saigon
    - Khối mạch khuếch đại có độ lợi vòng hở A, có nhiệm vụ nhận tín hiệu đưa về từ khối trừ (subtractor). Vì có độ lợi vòng hở A lần nên tín hiệu ngõ ra sẽ có độ lớn gấp A lần tín hiệu đưa vào. Thực tế khối này tương đương với khối VAS và khối công suất ngõ ra.
    - Mạng hồi tiếp (Feedback Network) nhận tín hiệu vào chính là tín hiệu điện áp ngõ ra của khối khuếch đại chính, nhân áp này lên β lần (thực chất là chia vì β < 1) rồi đưa kết quả đó (β.Vout) tới khối trừ (subtractor). Trong mạch thực tế khối này gồm một cầu phân áp và điện trở với một số tụ điện để thay đổi β tại một số tần số nhất định, đôi khi có thêm diode bảo vệ tụ.
    - Khối trừ (subtractor) là hình tròn có gạch chéo ở giữa, đây là ký hiệu của lý thuyết điều khiển cổ điển, nhiệm vụ nhận tín hiệu ngõ vào, trừ đi tín hiệu đưa về từ mạng hồi tiếp (nhận sự sai khác) sau đó chuyển thành tín hiệu đưa vào ngõ vào của khối khuếch đại A để khuếch đại lên A lần…
    - Như vậy có thể rút ra công thức sau:
    Với mạch khuếch đại có độ lợi vòng hở A lần và nhận ngõ vào chính là sự sai biệt giữa Vin và tín hiệu hồi tiếp tức β.Vout.
    Vout = A(Vin – β.Vout)
    Gom Vout qua một bên (Trong sách công thức chỗ này sai, chắc do lỗi in ấn).
    Vout = (A.Vin)/(1+A.β)
    Hay:
    Vout/Vin = A/(1+A.β)
    Đây chính là công thức độ lợi vòng kín Acl của mạch:
    Acl = A/(1+A.β)
    - Thực tế mạch bán dẫn có A rất lớn (A>>1), tuy nhiên giá trị A này thật sự rất khó đoán và rất bất ổn định phụ thuộc nhiều vào linh kiện… nên công thức phải được rút gọn sao cho không còn A nữa, lúc đó độ lợi vòng hở chỉ phụ thuộc β, mà β quyết định bởi cầu phân áp, nên dễ tính và dễ kiểm soát. Công thức đơn giản thành:
    Acl = 1/β
    - Như vậy Acl so với A giảm đi một lượng 1+A.β lần, lượng này gọi là lượng hồi tiếp - amount of feedback hay hệ số hồi tiếp - negative feedback factor.
    - Mấy số này thường rất lớn và cho dễ hình dung người ta thường chuyển về làm log (đơn vị dB) cho gọn.
    - Để ổn định thì thì tỉ số này phải nằm ở mức vừa phải, vì Acl thay đổi mạnh theo tần số nhưng vẫn có thể ước lượng được, negative feedback factor thường được tính ở tần số 20kHz và kết quả này phải nằm trong một khoảng nhất định thì mới đạt được yêu cầu giảm méo cũng như ổn định, cụ thể em sẽ tính lại ở phần giới thiệu mạch Blameless cơ bản.
     
  16. minh_nt

    minh_nt Advanced Member

    Joined:
    26/4/10
    Messages:
    420
    Likes Received:
    0
    Em lót gạch hóng ạ...........................
     
  17. anhkhois

    anhkhois Advanced Member

    Joined:
    15/6/09
    Messages:
    792
    Likes Received:
    18
    Location:
    Saigon
    Các bác chịu khó đọc lý thuyết chút nhé, em cố gắng làm kỹ phần lý thuyết để lên schema với pcb mọi người bới "lăn tăn", trước giờ em thấy khó chịu nhất là DIY hoặc clone mạch mà mình không hiểu rõ.
     
  18. batboy

    batboy Advanced Member

    Joined:
    13/8/06
    Messages:
    345
    Likes Received:
    1
    Location:
    Hồ Chí Minh
    he he, bác cứ yên tâm, em là em thích có lý thuyết kèm theo cơ, phải hiểu làm mới sướng a :lol: Mạch demo đặt chưa bác ?
     
  19. anhkhois

    anhkhois Advanced Member

    Joined:
    15/6/09
    Messages:
    792
    Likes Received:
    18
    Location:
    Saigon
    Tiếp theo:
    Mục đích của việc thiết kế mạch khuếch đại công suất trong topic này là giảm tối đa méo hài, có hai kỹ thuật chính để làm việc đó.
    1. Tối ưu tuyến tính bản thân khối khuếch đại vòng hở trước khi đóng vòng hồi tiếp, việc này có được bằng cách cố gắng tìm nguyên nhân gây méo và tối ưu độ tuyến tính từng khối một. Mạch đơn giản thì việc này cũng đơn giản hơn, và đơn giản và dễ phân tích cũng là ưu điểm của topo Lin.
    2. Tối đa hóa “lượng hồi tiếp âm” để đạt độ tuyến tính tối đa, độ ổn định độ lợi vừa phải cho mạch. Việc tối đa hóa hồi tiếp âm dĩ nhiên là có giới hạn của nó, quá mức sẽ gây bất ổn định cho hệ, dao động xảy ra và hoặc là sò công suất, hoặc là loa treble và nhẹ nhàng nhất là trở 10R mạch Zobel bốc khói.
    Kỹ thuật đầu tiên là chủ đề chính của topic và các bác sẽ gặp lại nó trong phần tiếp theo. Cái thứ hai có vẻ hơi khó hình dung hơn nhưng em sẽ cố gắng nói cho dễ hiểu một chút.
    Tối đa hóa lượng hồi tiếp âm:
    - Nếu hệ mạch khuếch đại có đặc tính không phụ thuộc tần số hoặc chỉ có một “điểm pole” – (điểm cực – thường gây ra do sự tồn tại của các mạch lọc bậc 1, thường là RC gây ra suy hao 6dB/Octave, phase shift không quá 90 độ) thì lượng hồi tiếp không thành vấn đề vì mạch vẫn trong giới hạn an toàn.
    - Thực tế thì đời không như là mơ và đặc tính linh kiện không như chúng ta mong muốn. Trong mạch không phải có 1 điểm pole mà có nhiều điểm pole, thật không may là đa số các điểm pole đó sinh ra do điện dung, điện cảm ký sinh trong linh kiện, trong mạch và đa số chúng khó đoán, bất định và luôn biến đổi… như vậy làm sao để xác định thế nào là “lượng hồi tiếp” an toàn?
    - Phương pháp là lấy độc trị độc, thay vì cố gắng “đoán già đoán non” những điểm pole kia thì ta hãy thêm vào mạch một điểm pole trù dập (dominant) được mấy cái linh tính kia, điểm pole này có tần số cắt khá thấp, trước tất cả những điểm pole kia và tạo được suy hao 6db/octave tương đối ổn định. Đó chính là vai trò của Cdom đã nói ở phần 1, tuy tần số cắt vẫn không biết được chính xác nhưng thực tế nhờ Cdom có thể tính được A (độ lợi vòng hở) của mạch ở tần số cao (cách tính A em sẽ trình bày sau) thường là 20kHz, có A, có β (cầu phân áp hồi tiếp, tính dễ) ta tính được 1+A.β là “lượng hồi tiếp”, tiếp theo là giới hạn an toàn của tham số này.
    - Theo kinh nghiệm của Self thì “lượng hồi tiếp” nên khoảng 30dB là an toàn, cao hơn (40dB) sẽ gây bất ổn định mạch và dao động Nyquist xảy ra, các bác làm tự động sẽ hiểu dao động Nyquist khó chịu thế nào khi nhìn một cái DC-Servo (một loại motor) dao động, trục lắc, mạch đảo chiểu liên hồi và không hư cơ khí thì cháy mạch driver… em dĩ nhiên là không muốn điều tương tự xảy ra với màng loa và sò công suất của các bác.
     
  20. anhkhois

    anhkhois Advanced Member

    Joined:
    15/6/09
    Messages:
    792
    Likes Received:
    18
    Location:
    Saigon
    Mạch demo em lại thấy có vấn đề nên vẫn đang sửa lại một chút, có luôn bản Blameless chạy sò SAP15 của SANKEN.
     
  21. batboy

    batboy Advanced Member

    Joined:
    13/8/06
    Messages:
    345
    Likes Received:
    1
    Location:
    Hồ Chí Minh
    he he, sò SAP với C2922 A1216 em chuẩn bị đủ hết rồi bác a, khi nào có mạch demo là action thui 8)
     
  22. anhkhois

    anhkhois Advanced Member

    Joined:
    15/6/09
    Messages:
    792
    Likes Received:
    18
    Location:
    Saigon
    Hồi tiếp toàn cục và hồi tiếp cục bộ.
    - Nếu chúng ta xây dựng một mạch khuếch đại gồm nhiều khối, mỗi khối có độ lợi vòng hở riêng thì sẽ hiệu quả tốt khi đóng vòng hồi tiếp toàn cục hơn là mỗi khối có vòng hồi tiếp của riêng nó. Nói vậy không có nghĩa là nên tránh hồi tiếp cục bộ, nguyên tắc giảm tối đa méo trước khi đóng vòng hồi tiếp bắt buộc phải có một lượng nhất định hồi tiếp cục bộ, đa số các thành phần, khối mạch như IPS, VAS và OPS, kể cả các khối nguồn dòng, khối bias vẫn luôn được thiết kế có vòng hồi tiếp riêng… tuy nhiên hồi tiếp toàn cục vẫn quan trọng hơn và không nên bỏ đi hoặc hạn chế.
    (còn tiếp: Phần 3. Nguyên lý cơ bản mạch Lin và các nguồn gây méo.)
     
  23. trinh_anhtu

    trinh_anhtu Advanced Member

    Joined:
    6/7/10
    Messages:
    5.676
    Likes Received:
    725
    Location:
    Tel Zalo 0913045685
    Híc em nổi và đọc khá kỹ topic mới này, em ủng hộ và bác nên trình bày giảm tiêu chí Gúc một ít nữa. Chữ thì cũng của bậc thánh hiền, mình chưa tự phát minh được thì giải thích phổ biến có thẹn gì đâu. Dễ hiểu sẽ gần hơn so với họ dùng Gúc dịch trực tiếp đó.
    Quan trọng đối với audio không phải là thông số (Hiện nay có thể có người đã xem lại chỉ tiêu THD hay Noise) :roll:
    Vài lời giông dài.....trên con đường tới cõi Nít Bàn :p
     
  24. lvm

    lvm Advanced Member

    Joined:
    17/12/08
    Messages:
    858
    Likes Received:
    11
    Quan trọng là lý thuyết, thực tiễn sẽ chứng minh lý thuyết mà cụ .... Em thích đọc lý thuyết hơn , bác khôi tiếp tục nhé ;) em lót dép ngồi hóng :wink:
     
  25. trinh_anhtu

    trinh_anhtu Advanced Member

    Joined:
    6/7/10
    Messages:
    5.676
    Likes Received:
    725
    Location:
    Tel Zalo 0913045685
    Cũng như bác chủ em quan tâm đến kiểu mạch, cấu trúc mạch (Tô pô). Kiểu mạch này mang tiếng SE nhưng lợi điểm chính của SE thì nó không mang lại, sự mất cân bằng là rất rõ.
    Ghét nhất mạch này khi chạy cái màng loa cứ thò thụt kinh lém, nghe gần rất ồn. nhưng xa chút chẳng nghe thấy gì :roll:
    Thôi thì trải nghiệm cũng hay.
     

Share This Page

Loading...