Các bác ơi, còn 1 ca khúc của nhạc sĩ Anh Bằng về nỗi lòng người HN rời xa HN : " Nỗi lòng người đi", đây cũng là 1 trong những bài hát hay nhất về nỗi nhớ HN, da diết, day dứt, đầy khắc khoải, đầy cảm xúc Tôi xa HN năm lên 18 khi vừa biết yêu ....... Tôi xa HN năm em 16 xuân tròn đắm say ....... HN ơi, giờ biết ra sao bây giờ, ai đứng trông ai ven hồ, buồn nước trong như ngày xưa? ........................................................ @Taitrau : Làm ơn cho em cái địa chỉ blog, K thì em nhấc điện thoại gọi vô Phan Rang giờ.
Có một bài hát nữa đã lâu và tôi thấy rất hay, đó là bài "Hà Nội ngày tháng cũ" của Song Ngọc do Sĩ Phú thể hiện, em đang nghe đây, hay tuyệt..... Hà Nội, ngày tháng cũ, có bóng trăng thơ in trên mặt hồ Hà Nội, ngày tháng cũ, có tiếng oanh ca bên bờ tường vi Hà Nội, ngày tháng cũ, có dáng em tôi nghiêng nghiêng đường chiều Tiếng guốc lưa thưa lao xao khua trên vỉa hè Mùa thu nghe gió heo may Hà Nội người có nhớ Tháp Bút chơ vơ liễu xanh vật vờ Hà Nội người có nhớ Hương lan vương vương bên hồ Thuyền Quang Hà Nội người có nhớ Chiếc áo xanh lam thơ ngây cô em học trò Áo trắng Trưng Vương Tây Sơn em tan trường về Đường qua nẻo phố hẹn hò Ai ra đi mà không nhớ về Mùa Thu ngày ấy ta bên nhau Ai ra đi mà không nhớ về Hồ Gươm mù tối gương xưa Nhớ hàng Bạc, nhớ qua hàng Đào Nhớ cơn mưa phùn chạy ngang thành phố Bên em cùng đội mưa mà đi Đội mưa mà đi ... mà đi Hà Nội ngày tháng cũ Mãi mãi theo tôi trôi trên biển đời Hà Nội ngày tháng cũ Như mây như mưa trong cuộc tình tôi Hà Nội còn sống mãi Chiếc ao xanh lam áo trắng nghiêng nghiêng mặt hồ Chiếc lá cô đơn lang thang trôi trên vỉa hè Giờ đâu xa vắng ... mây chiều Phê quá...... Mời các Bác vào đây nghe tạm: http://vnthuquan.net/Nhac/loinhac.aspx? ... 237n2n2nqn Đây nữa: http://sonic.vn/front/music/play.aspx?songid=5327
Em chợt nhớ ra cách đây khoảng 13 - 14 năm em được nghe một cuộn băng cassete có một số bài hát khá hay về Hà Nội của một nhạc sĩ em quên mất tên (nghe nói là em của nữ diễn viên điện ảnh Tuyết Ngân). Lâu quá rồi nên em chỉ nhớ một câu của bài hát đầu tiên: "Hà Nội ơi, đây lối hoa vàng rơi, đây sóng xanh hồ Gươm". Đặc biệt chương trình này có sự tham dự của hai ca sĩ Hồng Nhung, Thanh Lam và ...Tuyết Ngân. Bác nào có thông tin hoặc có bản ghi chương trình này thì cho em biết, em xin cảm ơn
Đẹp lắm Bác ạ, cơ quan em ngay bên bờ hồ HK, ngày nào em cũng được dạo quanh bờ hồ 1-2 vòng. Cũng thấy thú vị. Kể ra có cô bồ mà hẹn hò thì vui nhỉ.
Các bác làm em nhớ Hà nội, cách đây gần 4 năm lần đâu tiên ra chơi Hà Nội của em. Năm đó em ra vào tháng 7-8/2004, hình như là đâu mùa Thu thì phải. Buổi chiều tối mà ngồi nhậu ở Hồ Gươm phía đối diện đền Ngọc Sơn (???) với vài cô nàng Hà Thành nữa thì thôi rồi!! Sau này em có ra công tác vài lần, nhưng cũng không bằng được như lần đâu tiên.. Gởi bác @phuongaudio: :wink:
He He He... Toàn những chuyện hay ho về THỦ ĐÔ YÊU DẤU của chúng ta. Em không được sinh ra tại Hà Nội nhưng em cũng có một thời ấu thơ gắn với Hà Nội 36 phố phường đấy nhé. Học đại học ở Hà nội, Cũng hẹn hò với người yêu tại hồ Gươm xanh biếc. ....... Đêm thì con khóc. Buổi sáng (mới 6h30) đã không ngủ được vì Xanh xanh thắm bầu trời xanh Hà nội... Của bố loa phường nghe sao mà thấy phát ốm lên được các bác ạ. Cũng may nhờ một số phương tiện thông tin đại chúng như báo đài, tivi mà dạo này không thấy hát hò gì nữa. Ơn giời! Bác nào còn chuyện gì hay nữa không thì kể cho anh em nghe đi./. Chắc chắn là còn nhiều. Em té đây không các bác Hà lội chửi em chít./.
@ phuctruong: Đã không yêu thì thôi Sao lại còn vào đây bác ơi Chuyện tình yêu trong đời Mấy ai gan chê bai người ta :x 8) Đã không như còn thơ Sao bác còn ngọng líu ngọng lô Mời các bác khác cho ý kiến
Còn nhiều chuyện hay về thủ đô lắm nhưng sau khi đọc mấy dòng bác viết, em chả muốn viết về thủ đô nữa. Đơn giản là em không thích những người như bác đọc. Hà nội là 1 nơi đặc biệt, và những chiếc loa mà hàng ngàn người đứng dưới mưa để nghe tin Bác Hồ mất, hoặc nghe tin chiến sự, cũng là 1 trong những điều đặc biệt đó bác ạ.
Nhớ cái loa phát thanh của phường thì cũng là một dạng nhớ đấy chứ. Khổ cho ai không còn gì để nhớ ở nơi một thời đã từng chinh chiến. Em rất thích bài hát "Tôi muốn mang Hồ Gươm đi" (Em không nhớ rõ tựa đề bài hát) của nhạc sỹ Phú Quang, do ca sĩ Quang Lý hát: "Tôi muốn mang hồ đi trú đông Nhưng làm sao mang nổi được sông ...Hồng"
- Chỉ có Hà nội mới có cặp amly đèn cổ , có giờ công tác dài nhất VN hiện giờ 3,5 triệu dân KT1 và hơn 3 triệu dân KT3 đang được nghe đó. Đố các bác amply đèn đó ở đâu ?
Chắc đặt ở bưu điện Hà Nội rồi phải kô bác thuylt ? Ở trên nóc BĐ còn dấu vết gì của trận địa pháo phòng ngày xưa không bác?
[quote="tai_trau Đố các bác amply đèn đó ở đâu ?[/quote]Chắc đặt ở bưu điện Hà Nội rồi phải kô bác thuylt ? Ở trên nóc BĐ còn dấu vết gì của trận địa pháo phòng ngày xưa không bác?[/quote] ---- Bác tai trâu sành hà nội không kém gì những nhà hà nội học nhỉ :lol: :lol: :lol: đúng nó đó bác ạ : 2 Amply đèn Mono block n chạy FU5 PP liên tục 30 năm rùi, toàn bộ linh kiện của anh ba thời hữu nghị : Chạy theo kiểu 1 active+1 sì-ten-by, nung tim trước 1 phút gõ chuông hoặc đánh trích đoạn bản "Vừng trời đông" or "ca ngợi HCM".... bài viết cũ về nó đây : Người giao liên của Bác và chiếc đồng hồ Bưu điện Hà Nội Khi ông Nguyễn Minh Chí nhận nhiệm vụ Giám đốc Bưu điện Hà Nội cũng là lúc chiếc đồng hồ trên nóc toà nhà Bưu điện Hà Nội được lắp đặt. 27 năm qua, chiếc đồng hồ ấy không biết đã quay bao nhiêu vòng kim, gióng bao nhiêu tiếng chuông. Nó cùng với tàu điện và kem Tràng Tiền trở thành một thứ không thể thiếu khi ông Chí cùng những người xưa nhớ về Hà Nội. Tiếp chúng tôi vào một buổi chiều đông trong cái rét ngọt của Hà Nội, dù đã 73 tuổi nhưng người giám đốc Bưu điện Hà Nội xưa vẫn rất tự hào: “Tôi là người gắn bó suốt cuộc đời với Bưu điện”. Quê ở Thanh Trì, 15 tuổi ông Nguyễn Minh Chí trở thành giao bưu thông tin liên lạc thuộc giao thông khu 11 (gồm ba tỉnh Hà Nội, Hà Đông và Sơn Tây). Năm 1946, cách mạng mới thành công nên còn nghèo lắm, làm giao bưu mỗi ngày phải chạy bộ hàng chục cây số, đưa hàng chục bức thư. Làm giao bưu ngày đó cũng không có lương, đến đâu ăn ở đấy, nguy hiểm nhất là phải đi qua vùng địch, vùng tề. Khổ thế nhưng không ai nghĩ đến bỏ việc. Gắn bó với nghề giao bưu, ông được đi học từ bổ túc đến đại học, rồi phát triển từ một liên lạc viên trở thành Giám đốc Bưu điện Hà Nội (thời kỳ 1978 - 1982). Hơn 20 năm phục vụ các cơ quan Đảng thì có tới hơn 10 năm, ông Chí tham gia phục vụ thông tin liên lạc cho Bác Hồ. Công việc không nhiều nhưng phải đảm bảo thông suốt. Từ đưa công văn tài liệu đến việc chăm sóc chiếc máy điện thoại với nhiệm vụ không để xảy ra sự cố mất thông tin liên lạc. Làm việc trong Phủ Chủ tịch, mỗi lần gặp Bác Hồ là ông lại có cảm giác gần gũi và ấm áp vô cùng. Cuộc đời ông cũng gắn liền với một trong những kỷ vật của Bưu điện Hà Nội, đó là chiếc đồng hồ trên nóc nhà Bưu điện Bờ Hồ. Ông Nguyễn Minh Chí vẫn nhớ như in ngày Tết Độc Lập 2/9/1978, ngày chiếc đồng hồ trên nóc nhà Bưu điện Hà Nội bên bờ Hồ Hoàn Kiếm đã dóng lên tiếng chuông đầu tiên. Đó cũng chính là năm ông nhận chức Giám đốc Bưu điện Hà Nội. Chiếc đồng hồ này nặng tới gần 7 tấn do Cộng hoà Dân chủ Đức (cũ) viện trợ, được Trung Quốc lắp đặt trên tầng 5 của toà nhà Bưu điện Bờ Hồ, vị trí gần như cao nhất Hà Nội thời đó. Chiếc đồng hồ này có nhiều mô-tơ to như bao tải gạo, còn chiếc kim phút dài như chiếc đòn gánh. 27 năm qua, cỗ máy đó vẫn chạy bền bỉ và chính xác đến lạ thường. Thời đó để vận hành chiếc đồng hồ này Bưu điện Hà Nội đã phải thành lập một tổ gọi là Tổ đồng hồ biên chế tới 12 người. (Một người trong số đó là ông Đào Văn Dư - người có 7 bằng diplome của Thụy Sỹ về đồng hồ, Báo Bưu điện Việt Nam có bài viết trên trang 24 số báo này - BĐVN). Những năm 1978, kinh tế còn khó khăn, rất ít người có đồng hồ, vì vậy, tiếng chuông từ chiếc đồng hồ Bưu điện Bờ Hồ là tiếng chuông chung cho cuộc sống của nhiều người Hà Nội. Mỗi tiếng chiếc đồng hồ này lại dóng chuông một lần. Tiếng chuông vang rất xa, bởi nó được phát qua tăng âm có công suất lớn và tiếng vang vọng gần như khắp các quận nội thành hồi đó. Tiếng chuông mà người Hà Nội chờ đợi nhất trong những năm đó là tiếng chuông trong thời khắc giao thừa. Ngày Kỷ niệm 60 năm giải phóng Thủ đô, người giám đốc cũ của Bưu điện Hà Nội lên thăm lại chiếc đồng hồ đầy kỷ niệm, đã gắn bó với ông trong suốt thời kỳ làm Giám đốc Bưu điện Hà Nội, chính nó cũng chứng kiến bao đổi thay của ngành Bưu điện Việt Nam. Giao thừa 12 năm về trước, chiếc đồng hồ này đã chứng kiến giờ phút lịch sử của Viễn thông Việt Nam trong “đêm đổi số” chuyển đổi từ mạng ânlog sang digital. Và từ cuộc cách mạng của Viễn thông Việt Nam, Bưu điện Hà Nội cũng như Bưu điện cả nước đã có cuộc bứt phát mạnh mẽ về tốc độ phát triển máy điện thoại và đem lại nhiều dịch vụ mới tiện ích cho khách hàng. Giờ đây chiếc đồng hồ vẫn như hồi nào, bền bỉ và chính xác, dù tiếng chuông của nó không còn trong trẻo và vang vọng như xưa. Hà Nội đã cao hơn, rộng hơn và mới hơn. Tiếng chuông đồng hồ Bưu điện không còn vang như xưa nhưng trong tâm trí của ông Nguyễn Minh Chí và những người Hà Nội thời đó, hình ảnh chiếc đồng hồ trên nóc toà nhà Bưu điện Hà Nội vẫn chưa thể phai mờ.
Úi Úi Úi... Các bác nóng tính quá. Em thành thật xin lỗi vì đã làm mất nhã hứng của các bác. Em chỉ muốn đùa một chút cho vui thôi mà. "Sao bác còn ngọng líu ngọng lô" Bác ơi hình như dân Hà nội gốc người ta hay nói "Nội" là "Lội" (bác hiểu nhầm ý em rồi) vì em thấy mấy ông bà hàng xóm nhà em ở Hà nội đến mấy đời vẫn hay phát âm thế mà (n <=> l). Thật đấy, em thề. với lại cứ trời mưa to thì Hà nội lại có đầy nơi ngập nước mà. Đáng lẽ phải lập một topic khác hoặc một forum khác mới đúng. Thành thật xin lỗi khi làm các bác khó chịu...
Thời tiết hôm nay khá đẹp mời các bác tiếp tục mạch cảm xúc về Hà Nội @ phuctruong: Bác ơi hình như có câu ngạn ngữ: Người đẹp trong mắt kẻ si tình cho nên: Đã không chung mộng mơ Thấy ai yêu xin bác cứ làm ngơ
Hôm qua em ngồi cà phê, có một anh lên hát bài Em ơi Hà nội phố. Tự nhiên em thấy sống mũi cay cay. Em chợt nhớ đến những ngày đạp xe trên phố Cò (Lò đúc) đi làm thêm. Hanoi vào đông trời lạnh lắm, mưa ướt át. Có những quán cóc với ành đèn vàng vàng le lói ven đường, những chén trà nóng đậm đặc, tiếng rao bán mỳ loanh quanh....Hồi đó HN chưa có siêu thị và cửa hàng tự chọn như bây giờ. Buổi sáng thứ 7 lúc 6h vẫn tiếng loa phường giục mọi người dậy sớm đi quét dọn khu phố. Trên đường ĐBP, hoa hoàng lan vẫn nở muộn, chắc do em hay đi ngang qua lúc đã khuya. "Em ơi Hà Nội phố..." là những gì da diết nhất mỗi khi đi xa em nhớ về thành phố nhỏ bé và thấm đẫm vị gió heo may mỗi khi thu về. Ngày đó thanh niên Hà nội hay quàng khăn và đội mũ len. Nhìn không đẹp nhưng giản dị và gần gũi. Người Hà nội luôn khác, ăn mặc lịch sự, kể cả những bác chạy xe ôm. Từng chén nước chấm, cách khều ốc, cách nấu bát canh cua...và bày biện trên mâm cơm. Vì vậy khi nghe văng vẳng đâu đó những bài hát về thành phố, em thấy người mình nôn nao. Nhiều lúc em thấy giận mình vì đã chai sạn đi quá nhiều, nhưng em vẫn yêu quý HN vô cùng, dù bây giờ thành phố đã đổi thay nhiều nhưng những người em yêu quý nhất đã và đang ở đó. Mấy dòng về HN, các bác đừng cười em vào buỏi sáng thứ 2 này...
Mấy ngày gần đây em đã thấy mùi hoa sữa thoang thoảng ở đôi ba góc phố. Đang say sưa với những hoài niệm thì những cơn mưa từ khi nào đã ào ào kéo về, hình như bão số 5 thì phải. Mấy hôm chiều, tối ướt lướt thướt, em đi tìm lời bài "Hà Nội đêm trở gió" xem sao đây.
Nhìn những dòng này em chợt nhớ tới bài hát: "Những mùa đông yêu dấu" do Đỗ Bảo sáng tác, Tấn Minh hát trong album Bức thư tình thứ ba. Theo em đây là một bài hát khá hay về mùa đông Hà Nội. "Sương lạnh căm nóc nhà, thẫm đen hàng cây đứng chơ vơ, nối nhau về xa tít mờ, nối nhau những khuôn mặt phố. Tôi từng mong ngóng nhiều, cứ qua đi, mùa xuân quá xanh tươi, cứ qua đi hè thu nắng rạng ngời, tới đây những ngày đông xám trời. Hà Nội của tôi những ngày đông giá lạnh, những con đường thanh vắng trong sương, bước chân người đi hối hả, những khuôn mặt không vất vả. Đêm nào trong chăn ấm nghe mưa, những mùa đông thấm thoát thoi đưa, nhớ đôi môi nào, vẫn tươi hồng trong giá lạnh. Mùa đông xa nhau, biết bao nhiêu cồn cào nhung nhớ. Mùa đông gặp nhau, khát khao được gần nhau hơn.Còn lại trong tôi những mùa đông yêu dấu,mùa bao nhiêu ký ức cho mình nhớ thương,những giấc mơ không thành, những hạnh phúc ngọt lành. Bên mùa cây lá đổ, biết bao tình yêu chớm nở, biết bao mộng mơ đón chờ, biết bao ô cửa kính mờ.Tôi từng mơ ước nhiều, cứ bên ai, buồn vui sớm chiều,cứ cho ai tin yêu rất nhiều, mà tình yêu ai người thấu hiểu !! hà Nội hàng năm từng khi gió về, nhắc tôi rằng con tim rất ngây thơ, yêu một phút miệt mài,thương là thương suốt cuộc đời.Ai ngày xưa đã quá xa xôi, ai vừa đây đã quá thân quen, trái tim người,cứ xoay tròn bốn phương. Bình yên trong mưa, thấy chuyến xe càng thêm ấm áp. Nhìn ra thành phố,cứ mỗi năm một mùa đông mới. Còn lại trong tôi những mùa đông yêu dấu,mùa bao nhiêu ký ức cho mình nhớ thương,những giấc mơ không thành, những hạnh phúc ngọt lành." ( trong album Bưc thư tình thứ ba em chỉ thích mỗi bài này)
Bác kul ơi, ở trong này hoa sữa nở kô vào mùa thu, ở đây cũng kô có mùa thu nhưng nó làm em nhớ Hn lắm.
Người ta nói , mùa thu là mùa đẹp nhất của Hà Nội. Cái mùa khiếng cho không biết bao nhiêu tâm hồn nghệ sĩ phải ngẩn ngơ vì nó. Mùa thu , những nẻo đường HN như rợp bóng lá vàng bay, Hồ Tây mênh mông sóng nước , đường nguyễn Du thơm nồng hoa sửa , phố Phan Đình Phùng hàng sấu biêng biếc xanh tươi , làng Nhật Tân muôn hoa khoe sắc ,hương cốm làng Vòng dìu dịu trong chiếc lá sen non... Tất cả như in sâu vào lòng người làm rung lên những cảm xúc lạ kỳ khó tả ..
Và Hà Nội càng lạ kỳ hơn khi ta chợt bắt gặp giữa không gian của một thành phố ồn ào của thời kỳ hiện đại thấp thoáng những phố bình yên , những ngôi làng xưa cũ yên lắng như Nhật Tân , Hàm Nghi... Người Hà Nội từ lâu nổi tiếng là hào hoa , thanh lịch và mến khách . Đặc biệt những cô gái HN với vẻ đẹp điển hình của con gái xứ Bắc, làn da trắng , mái tóc đen dài , nụ cười ngời sáng ,tiếng nói ngọt êm nghe chuẩn đến từng âm sắc Đêm Hà Nội như khoác lên mình chiếc áo mới . Gió mùa thu se se lạnh , thành phố lặng yên, chỉ có tiếng lá khua xào xạc...... và mùi hương hoa sửa thơm nồng giữ đêm khuya . trên hè phồ , ánh sáng của những ngọn đèn đường hắt hiu dìu dịu trong màng sương đêm. Mùi thơm ngào ngạt từ bát phở nóng , từ tô cháo gà bốc khói vị hành răm, từ gắp chả nướng cháy lèo xèo trên lửa nóng , từ quả ngô vàng ươm đang nướng trên than hồng ... Tỏa ra từ những Qán ăn đêm...
Phải đấy, bác khicon ạ. Mà cả cái nước VN mình, không nơi nào được nhắc đến trong âm nhạc nhiều như Hà Nội.Mùa thu là mùa đẹp nhất và có lẽ vì thế mà những bài hát hay nhất về HN đều có liên quan đến mùa thu. Kể cả bài hát trong hoàn cảnh Toàn quốc kháng chiến ( rõ là mùa đông nhé) vẫn cứ có mùa thu :..."một ngày thu non sông chiến khu về,đường vang tiếng hát cuốn lòng người"...(Người Hà Nội - Nguyễn Đình Thi). Ôi, Hà Nội..."đây Hồ Gươm,Hồng Hà, Hồ Tây.Đây lắng hồn núi sông ngàn năm"...