CHÀO CÁC BÁC. CHO EM HỎI TẠI SAO TỤ NỐI TẦNG LUÔN CÓ TRỊ SỐ NHỎ. KHOẢNG 22uF TRỞ XUỐNG. NẾU DÙNG TỤ LỚN HƠN CÓ ẢNH HƯỞNG GÌ ĐẾN TÍN HIỆU VÀO KO? :evil:
Bác nói 22uF hay 2,2uF..?? 2,2mF trở xuống thì em hiếm khi biết chớ 22mF dùng cho nối tầng thì em chưa thấy bao giờ bác à ! :?:
Theo em biết thì do nguyên tắc nối tầng thì ngõ vào của tầng sau là tải của ngõ ra tầng đầu nên khi ghép với nhau phải phối hợp đúng trở kháng để có hiệu suất lớn nhất (giống ghép loa với ngõ ra của ampli vậy đó ) và bảo đảm dải thông của toàn mạch. Do đó khi tính toán chọn tụ nối tầng nếu chọn trị số lớn quá thì hiệu suất thấp (phối hợp kô đúng trở kháng), nếu chọn trị số nhỏ quá thì cũng vậy và có thể mất tần số thấp. Thông thường trị số tụ nối tầng khoảng vài uF. Em chỉ biết có thế xin các bác chỉ giáo thêm.
TỤ * Xin các cao thủ chỉ giáo : tụ dùng cho AUDIO tại sao ưa dùng số 47 ( như 0.47 , 4.7 , 4700,47000 m ) :lol: các trị số khác như 22,33,68 cũng không thấy liên quan tới 47 :lol:
Tại vì nó gần 5 tức là ở mức trung bình (Cao cũng ko cao mà thấp cũng trả phải thấp). Em suy luận theo kiểu 1+1=2 mong các bác bỏ qua. :lol: :lol: :lol:
Ái trà giải thích vấn đề này khoai đây : Phân tích công thức toán học thì loằng ngoằng nào là tham số tích hằng thời rồi thì là đáp ứng hàm điều hòa ... V vv nhiều người ghét nên tôi xin diễn nôm thế này : Tụ trong mạch ghép lớn hay nhỏ phục thuộc vào 2 vấn đề lớn : tần số công tác và trở kháng của mạch ghép: * Tần số công tác càng lớn thì tụ ghép (liên tầng) càng nhỏ và ngược lại. * Trở kháng ra/tải càng nhỏ thì tụ càng lớn và ngược lại. Trường hợp nối tầng trong amp thì trở kháng vào tầng sau chính là tải cho tầng trước, trở kháng vào này thường rất lớn với đèn điện tử là hàng Megaohm nên tụ nối tầng là 0.1- 0.47 là đủ. Vơí BJT trở kháng vào thấp hơn, cỡ vài chục kohm nên nối tầng của nó phải cỡ vài micrro fara . Trường hợp tụ ra loa hay ra của pre cũng tương tự như vậy do trở kháng ra tức là cái loa rất thấp nên tụ lúc này phải thật to (hàng trăm, hàng ngàn micro) mới truyền đạt đủ dải tần.
giá trị tụ nối tầng Chào các bác, Em lôi lại bài này lên vì không muốn tạo thêm một topic mới. Em có tí thắc mắc thế này: 1. trị tụ nối tầng nên là bao nhiêu? 2. Quan hệ giữa giá trị của tụ nối tầng với con trở load tại lưới của đèn tiếp theo? Chả là vì em thấy có mạch thì dùng tụ nối tầng rất bé (thậm chỉ chỉ 0.047uF) nhưng lại có mạch dùng tụ nối tầng đến 1uF mà em chẳng tìm được quy luật liên hệ nào với con trở đi kèm phía sau nó cả. Trong tình hình thóc cao gạo kém như hiện nay, nếu có thể thay thế được các con tụ nối tầng có trị số lớn bằng các con có trị số nhỏ thì có thể giúp thêm nhiều bác có Jensen hay Mundorf Silver/Gold để chơi (xin lỗi vì làm cách này có thể bị các hãng sản xuất tụ đè em ra đánh vì không bán được tụ to, mắc tiền). Đôi khi, nếu thay đổi được, không chừng nhiều bác lại đổi hết tụ nối tần trị số nhỏ thành trị số to mắc tiền để mỗi khi nhìn là đã thấy hay (trong đó không chừng cũng có em) hihi.... Em gửi kèm một số mạch 845 có trị số tụ thay đổi để các bác dễ phán giúp ạ
bác Thuy LT chính xác 100% em châm thêm chút xíu, tụ càng có trị số điện dung lớn thì dẩn tần cao rất kém??? hơi bị vô lý nhưng sự thật là vậy! có lẽ do kết cấu cơ khí thì phải nên thông thường ta hay thấy ngưới ta mắc song song 1 cái to, 1 cái nhỏ! các bác góp ý thêm nhé !
Nếu tính tần số công tác thì f=1/RC trong đó R là tải phía sau tụ C là điện dung Nếu tính trờ kháng thì Zc=1/Cx2xpixf C là điện dung f là tần số tính tổng trở cả r và c thì bình phương từng giá trị sau đó cộng lại sau đó rút căn bậc hai! em có nhiêu đó thôi ! còn tính dòng rĩ của tụ (để test cái tụ) thì I=0.02xCxV trong đó C là điện dung V là điện thế ghi trên vỏ tụ!
Vậy có nghĩa là em có thể đổi hết mấy con tụ nối tầng trị số nhỏ thành trị số to cho hầm hố đúng không a? Kiểu này thì khối ông sẽ bị choáng khi lật đít cái amp của em lên xem rồi đây. Nhưng em vẫn không hiểu tại sao mấy ông thiết kế mấy mạch trên kia không dùng toàn tụ trị số nhỏ cho nó nhẹ tiền ạ!
Công thức cơ bản mà bác hien.t.nguyen đã nêu ở trên là đủ để giải thích trị số tụ nối tầng: f= 1/ 2 Pi * R * C hay C = 1 /(6,28 * Rl * fo)
Cái này em nghĩ không đúng đâu, mỗi loại tụ đều có dòng rỉ khác nhau tùy kết cấu vật lý, không thể xem 1 tụ Polypropilene và 1 tụ hóa có dòng rò như nhau cho dù trị số hoàn toàn giống nhau. Mấy cái công thức tính Zc bác nói ở trên chỉ dùng tạm để tính tương đối cho Cross-over loại đơn giản mà thôi. Còn trường hợp bác PC-Chip nêu ở trên thì khác bởi liên quan đến nhiều thứ như bác ThuyLT đã phán. Brgds.
ý em muốn nói dòng rĩ max không vượt quá giá trị nêu trên là ok, chứ dòng rĩ làm sao cái nào cũng như cái nào được bác Via!
Các bác cho hỏi tụ này : http://www.speaker.ne.kr/shopping/shopp ... php?pi=260 làm tụ nối tầng cho 300B-SE thì như thế nào ạ ? Cám ơn các bác. (nó là 0.22uf mà sao hình lại là 1.5uf)
nó post sai ạ, tụ nối tầng thì thường không quá 1uf đâu a. Bác muốn thay thì tốt nhất thay tụ bằng trị số của tụ cũ, có thể thay tụ hóa tụ metal bằng tụ dầu. em biết thế thôi ạ! có tiền bác cứ xài mundof hay Jen- xen là ngon nhất vì em thấy nó đắt nhất hay sao ý ạ!