Tại sao ampli cho âm thanh nhanh, chậm?

Discussion in 'Trao đổi, thảo luận về kỹ thuật' started by BachDuong, 20/5/08.

  1. BachDuong

    BachDuong Moderator

    Joined:
    2/12/05
    Messages:
    4.997
    Likes Received:
    874
    Location:
    Hanoi
    Đây mới là câu hỏi hay

    Tiếng bass chậm hơn ở amply có nắn điện bằng đèn là do nội trở của đèn lớn. Khi amply hoạt động ở dải tần thấp chính là lúc tiêu thụ dòng lớn nhất. Dòng càng lớn thì sụt áp qua đèn nắn càng nhiều và dẫn tới amply bị giảm công suất. Hiện tượng này sẽ được khắc phục nếu dùng mạch regu tích cực để "ghim" áp hoặc dòng cố định
     
    Tags:
  2. n_nhoang

    n_nhoang Advanced Member

    Joined:
    29/7/06
    Messages:
    2.520
    Likes Received:
    20
    Re: Nắn dòng bằng diode vs. tube

    Em xen vô tí
    Cái vụ âm thanh nghe cảm giác chậm hay nhanh liên quan nhiều đến độ động, mà độ động ít nhiều liên quan đến nguồn cung cấp chứ không thể bảo dòng điện đi trong đèn điện tử " chậm " hơn bán dẫn được :oops:
    Nhu cầu cung cấp dòng điện tức thời trong amp khác với Rề mặc dù có thể tiêu hao công suất như nhau
    Mời các bác tiếp về nắn đèn và bán dẫn
     
  3. ClassA

    ClassA Moderator

    Joined:
    5/12/05
    Messages:
    2.524
    Likes Received:
    46
    Re: Nắn dòng bằng diode vs. tube

    Em chưa thông lắm, em tưởng tiếng chậm là giống như mấy ông thổi kèn đám ma chưa được ăn cỗ, còn tiếng nhanh là như mấy âm li vô địch đang khẩu chiến với hàng xóm :D
     
  4. ClassA

    ClassA Moderator

    Joined:
    5/12/05
    Messages:
    2.524
    Likes Received:
    46
    Re: Nắn dòng bằng diode vs. tube

    Em đồ rằng việc tiếng bass chậm hơn có lẽ là do bị méo hoặc có gì đó giống như kiểu dao động tắt dần do tác động qua lại giữa tải loa và ampli . Ampli nào đáp ứng nhanh và damping tốt thì cho tiếng bass gọn, làm ta cảm thấy tiếng bass nhanh hơn.
     
  5. Dztronic

    Dztronic Advanced Member

    Joined:
    9/12/05
    Messages:
    3.588
    Likes Received:
    52
    Re: Nắn dòng bằng diode vs. tube

    Cái này ... đúng luôn :)
     
  6. n_nhoang

    n_nhoang Advanced Member

    Joined:
    29/7/06
    Messages:
    2.520
    Likes Received:
    20
    Re: Nắn dòng bằng diode vs. tube

    Em đồ rằng chưa đúng lắm :D :D
    Âm thanh nghe nhanh chậm khác nhau phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng của tín hiệu hay thấy các nhà chuyên môn gọi là tốc suất
    khả năng đáp ứng tức thời của dòng điện cung cấp cho phần công suất có ảnh hưởng đến tín hiệu vì dòng tải của Amp cho tín hiệu rất lớn
    Rõ ràng nắn điện bằng diot kết hợp với tụ lọc nguồn điện dung lớn giải quyết vấn đề này tốt hơn đèn
    Điều này xảy ra kể cả sự phối hợp damping Amp với loa là tốt
    Thực tế sự "chậm rãi " của âm thanh còn nhận biết được ngay ở dải trung âm
    Tất nhiên sự ảnh hưởng nhiều nhất là lạm dụng hồi tiếp
    Nếu hồi tiếp quá sâu ta cũng có cảm giác âm thanh trở nên lờ đờ kể cả dùng bán dẫn toàn phần
    Thực ra em cũng không rành lắm, xin mời các cao thủ xuất chiêu 8)
     
  7. khivang

    khivang Advanced Member

    Joined:
    2/10/06
    Messages:
    4.165
    Likes Received:
    33
    Theo em thì âm thanh nhanh chậm ( của amp) hoàn toàn là cảm giác vì nếu xét lượng thông tin chúng ta nhận đc trong một đơn vị thời gian nào đó thì amp "nhanh" và amp "chậm" là như nhau. Vậy cảm giác này do cái gì gây ra ? Mời các bác bóng bàn tiếp ạ :)
     
  8. anthao

    anthao Advanced Member

    Joined:
    17/11/07
    Messages:
    89
    Likes Received:
    0
    Có lẽ phụ thuộc nhiều vào dải trầm mà ta cảm thấy nhanh hay chậm. Tiếng trầm sâu lắng---> chậm. Tiếng trầm gọn, đanh...---> nhanh. Độ động tốt như Denon vẫn cảm thấy nhanh hơn Marantz còi. Cảm giác nhanh, chậm không chỉ phụ thuộc vào AM mà còn phụ thuộc nhiều vào đầu đọc, loa, thậm chí cả dây dợ...
     
  9. ThuyLT

    ThuyLT Advanced Member

    Joined:
    4/12/05
    Messages:
    3.404
    Likes Received:
    80
    -
    Có nhiều nguyên nhân, gây ra cảm giác " chậm"
    Em xin đề cử 1 nguyên nhân : noise.

    Em đã làm thử 1 bộ lọc nhiễu hạng sang khi cho qua bộ này nghe chuyển biến rõ rệt, đặc biệt là Album "Nguyenstyle colection no1" nghe như ...sai tốc độ í .. hic
     
  10. hien.t.nguyen

    hien.t.nguyen Advanced Member

    Joined:
    6/3/08
    Messages:
    1.101
    Likes Received:
    22
    Location:
    HCM
    Em thuộc trường phái bán dẩn cũng xin ké vài câu vào chuyện nhanh chậm của tiếng bass.
    Theo em có 3 loại tiếng bass hay gặp trong thực tế.
    -bass chậm,chắc,sâu(lý tưởng)
    -Bass chậm,rền,nhòe(do trở kháng ra của ampli lớn)
    -Bass đanh gọn,nhưng không sâu(do thiết bass kế không xuống tần số thấp để tiết kiệm bộ nguồn vì để có bass sâu bộ nguồn phải rất lớn)
    Như vậy để có tiếng bass chậm,chắc,sâu(lý tưởng) ta có 2 vấn đề sau:
    1.Trở kháng ra của ampli lớn:bao gồm trở kháng bộ nguồn+trở kháng ra mạch công suất.
    2.Đáp ứng xung của mạch công suất
    Em xin đưa ra phương án khắc phục 2 vấn đề trên(theo ý kiến của riêng em )
    1.a/ giảm nội trở của bộ nguồn:
    -tăng kích thước dây quấn biến thế nguồn đến mức tối đa có thể được,cố gắng để mật độ dòng điện trong dây dẩn gần đến 2A/1mm vuông.
    -Giảm tối đa số vòng quấn biến thế nguồn(dĩ nhiên phải tăng kích thước lỏi đến khi nào dòng tải tĩnh của biến thế đạt dưới 40mA,khi không có tải ngõ ở ra biến thế nguồn)
    -Dùng dây đồng càng tinh khiết càng tốt có thể dùng loại 99.9999% trở lên,để giảm nội trở dây đồng.
    -Dùng diode cầu nắn có dòng A lớn hơn gấp 4 lần(trở lên) dòng full tải thực tế của ampli,để bảo đảm không thiếu dòng trong bất cứ mức âm lượng nào.
    -Dùng tụ lọc nguồn có điện dung lớn đến ngưởng 100.000uF/cho 100W/4ohm,để hạn chế sụt áp trên nguồn DC.
    1.b/Giảm trở kháng ra mạch công suất
    -Cố gắng thiết kế độ lợi toàn mạch công suất khi không có hồi tiếp âm càng cao càng tốt có thể lên đến 100.000 lần
    -Dùng hồi tiếp âm càng sâu càng tốt và chú ý là dòng(không phải áp) hồi tiếp càng lớn càng tốt.
    -Dùng linh kiện xuất âm có nội trở càng nhỏ càng tốt
    2.Tăng khả năng đáp ứng xung của mạch công suất.
    -Phân cực cho mạch công suất gần đến hạng A .
    -Dùng linh kiện có đáp tuyến tần số rộng và tuyến tính đến mức có thể được.
    -Hạn chế đến mức thấp nhất các linh kiện mang tính bảo vệ theo cách giảm phân cực để an toàn cho linh kiện khác.
    -Không dùng tụ điện để liên lạc giữa các tầng trong mạch công suất.
    -Dùng linh kiện xuất âm có dòng chịu đựng lớn hơn 2 lần (trở lên)dòng full tải,để bảo đảm dòng không thiếu trong bất kỳ mức âm lượng nào.
    ....các bác đóng góp thêm.
    Nếu có gì chưa đúng các bác cứ phản bác,em xin tiếp thu. :D
     
  11. daruto

    daruto Advanced Member

    Joined:
    15/7/07
    Messages:
    129
    Likes Received:
    0
    Tính dung lượng tụ nguồn còn phải xem ampli mạch thế nào, nếu không ở chế độ ăn dòng nhiều thì tụ dung lượng lớn chỉ tạo thêm nhiễu nguồn thôi!
    Các bác cho thêm ý kiến cho vui nhà vui cửa.
     
  12. hien.t.nguyen

    hien.t.nguyen Advanced Member

    Joined:
    6/3/08
    Messages:
    1.101
    Likes Received:
    22
    Location:
    HCM
    Em chưa hiểu? bác nói rõ hơn tí được không?
     
  13. Blue_wave

    Blue_wave Advanced Member

    Joined:
    29/12/05
    Messages:
    1.791
    Likes Received:
    1
    Location:
    Hà nội
    Các vấn đề mà bác hien.t.nguyen đã phân tích là khá chi tiết và thú vị, tuy nhiên em không cho rằng bass chậm là lý tưởng. Tiếng bass thường cầm trịch và là cơ sở cho nhịp điệu, tiết tấu của cả dàn nhạc. Nhanh hay chậm phải phù hợp với từng thể loại âm nhạc và tùy gu thưởng thức nữa. Thông thường các bác thích nghe symphony hoành tráng lại hay đòi hỏi tiếng bass đáp ứng thật nhanh, tức thời theo các cao trào lên xuống.
    Quay lại chủ đề chính, em có một nhận xét nhỏ khi làm bộ nguồn cho ampli Aleph là:
    Với cùng một tổng điện dung của tụ lọc nguồn thì khi nối // nhiều tụ điện dung thấp (nội trở giảm xuống) thì âm thanh "có vẻ" nhanh hơn dùng số ít tụ có điện dung lớn.
     
  14. hien.t.nguyen

    hien.t.nguyen Advanced Member

    Joined:
    6/3/08
    Messages:
    1.101
    Likes Received:
    22
    Location:
    HCM
    Câu này của bác mod là rất chính xác.Tùy loại nhạc mà cần tiết tấu nhanh chậm khác nhau.
    Nhưng nếu chọn giải pháp bass chậm,chắc,sâu thì âm thanh sẽ rất mộc,rất tự nhiên lại chi tiết nữa.
    Em có điều kiện thí nghiệm nhiều phương án cải thiện chất lượng tiếng bass nên rút ra kinh nghiệm chung chung cho bán dẩn thôi, không dám bàn đến các kỹ thuật khác dùng trong ampli đèn.
    Kính các bác!
     
  15. hien.t.nguyen

    hien.t.nguyen Advanced Member

    Joined:
    6/3/08
    Messages:
    1.101
    Likes Received:
    22
    Location:
    HCM
    Bác ThuyLT nhận xét đúng và chưa đúng
    -Đúng nếu noise là nhiểu hum 50/100Hz sẽ cho tiếng bass nhoè,thiếu kiểm soát vì bộ nguồn lọc không sạch
    +nếu cung cấp cho pre thì sẽ làm nhiểu hum rất mạnh và màn loa sẽ bị nhiểu này điều khiển bất kể là có tín hiệu nhạc hay không, khi đó thì âm thanh phát ra như một mớ bùn nhùn,không thể biết được đâu là tiếng bass của nhạc cụ,đâu là nhiểu hum vì màn loa rung lên liên tục.
    +Nếu là cung cấp cho mạch công suất thì chắc chắn không bao giờ cung cấp đủ dòng cho phần công suất
    -Không đúng nếu đó là noise ở tần số cao
    Noise này chỉ ảnh hưởng đến độ chi tiết của dải trung cao thôi,không liên quan đến tiết tấu nhanh chậm(phần lớn do tiếng bass quyết định)
    Mọi cố gắng làm giảm trở nội trở bộ nguồn đều đem đến kết quả có thể nhận biết được bằng tai nếu có sự so sánh nghiêm túc(test mù chẳng hạn).
    Làm sao để giảm noise là vấn đề rất rộng và khá khó khăn, bác nào mạnh dạng mở topic thì sẽ có nhiều anh em tham gia đóng góp vì đây là phần tinh túy của 1 amplifier .
    Em cũng mong được đóng góp vào đó vài kinh nghiệm nho nhỏ.
     
  16. nhan_nut_bien

    nhan_nut_bien Advanced Member

    Joined:
    8/12/05
    Messages:
    997
    Likes Received:
    7
    Cần tiếng bass đúng hơn là nhanh hay chậm.
    Có bác nào thích xem đánh trống múa lân không? Đứng gần cái trống cái, đảm bảo nghe tức ngực => vậy mới hí ènd
     
  17. hien.t.nguyen

    hien.t.nguyen Advanced Member

    Joined:
    6/3/08
    Messages:
    1.101
    Likes Received:
    22
    Location:
    HCM
    Nghe đúng(tiếng bass đúng) là 2 từ vô cùng khó xác định! Nghe đúng có nghĩa là nghe rất giống nguyên bản,mà nguyên bản ở đâu,nó như thế nào thì ta hoàn toàn bó tay!
    Em sì pàm 1 chút về cái sự nghe âm thanh trong tự nhiên và âm thanh từ loa máy.
    1.Âm thanh trong tự nhiên xuất phát từ tất cả các nguồn âm chung quanh ta có đủ loại tần số,đủ loại cường độ,đủ loại pha...
    2.Âm thanh trong loa máy được khuyếch đại từ những nguồn tín hiệu đã được ghi âm, nguồn tín hiệu này có những sai biệt rất lớn so với tín hiệu gốc dù có dùng bất cứ công nghệ ghi âm nào. Lý do là:
    a/micro thu âm: có cấu tạo là 1 hay vài màn rung và tín hiệu thu được tùy thuộc vào cường độ các sóng âm lan truyền trong không khí,giả sử chỉ có 2 sóng âm khác biệt về tần số,biên độ,góc pha(thực tế là vô số sóng âm) tác động vào màn rung thì màn rung sẽ rung theo sóng nào?màn rung không thể vừa bị đẩy vào bởi sóng A vừa bị kéo ra bởi sóng B đồng thời mà nó chuyển động theo 1 sóng mới là hiệu( nếu 2 sóng ngược pha) hoặc tổng(nếu 2 sóng cùng pha).Như vậy bản chất tín hiệu ngay tần vào đầu tiên đã có sai biệt nghiêm trọng.
    b/qua mạch khuyếch đại:Lấy linh kiện khuyếch đại cơ bản là transistor làm ví dụ,cùng lúc có 2 loại tín hiệu khác nhau hoàn toàn kích vào chân B thì trên chân C hoặc E có khuyếch đại được 2 loại không? câu trả lời cũng là không!Nó đang bị bảo hòa bởi tín hiệu lớn A đang kích thì không thể dẩn thêm tín hiệu B nho nhỏ nào khác nữa được có chăng nó sẽ là hiệu hoặc tổng 2 tín hiệu đó mà thôi.
    Như vậy bản chất bộ khuyếch đại(bao gồm micro thu âm,khối khuyếch đại,màn loa) không thể tái tạo lại âm thanh tự nhiên dù cho khoa học kỹ thuật có tiến bộ đến mấy thì nghe loa máy vẫn khác nghe âm thanh trong tự nhiên.
    Trở lại vấn đề nghe đúng thì rõ ràng không có cái gì là đúng từ đầu đến cuối của hệ thống khuyếch đại, nên thật sự không thể xác định đúng là thế nào?
    Như vậy ta sẽ quay qua vấn đề nghe hay,nghe hay là cảm nhận của mổi cá nhân khác nhau và nó cũng rất khác nhau giữa cá nhân này và cá nhân khác,thế nên nếu đáp ứng cho toàn bộ nhân loại là không thể,nhưng thực tế thì cảm nhận khác nhau của từng người lại có thể chia ra thành từng nhóm nhỏ như nhóm thích âm thanh thế này nhóm thích thế kia và các hãng audio khai thác từng nhóm này, coi họ là đối tượng phục vụ.Như vậy đó là lý do tại sao tồn tại nhiều hãng audio có chất âm rất khác nhau,kể cả cùng hãng nhưng khác thương hiệu thì đối tượng phục vụ cũng khác,ví dụ như D&M là chủ sở hữu 2 thương hiệu Denon và Marantz nhưng chất âm thì khác nhau hoàn toàn.
    Lại trở về vấn đề kỹ thuật thì thiết kế thiết bị nghe nhìn là 1 nghành khoa học và khoa học đó là để phục vụ cho công chúng,nếu mổi người mổi cảm nhận khác nhau thì không thể tạo ra những sản phẩm công nghiệp được, vì vậy cần phải có tiêu chuẩn đối với từng đối tượng phục vụ, dẩn đến phải có tiêu chuẩn từng loại sản phẩm, tiêu chuẩn này phải là những con số có thể đo đếm được và nó phải thỏa mản đối tượng phục vụ cũng như khoa học logic.
    Như vậy vấn đề ta đang tranh luận ở đây là làm sao để có được âm thanh hay và chuẩn về kỹ thuật,trong điều kiện hạn hẹp của anh em DIY audio.
    Sao hôm nay em sì pàm nhiều thế nhỉ? :lol:
     
  18. SLmutmut

    SLmutmut Advanced Member

    Joined:
    21/2/08
    Messages:
    281
    Likes Received:
    1
    Một chủ đề rất hay!

    Em cũng rất khoái tiếng bass, các bác có thể thảo luận thêm về tụ, trở, linh kiện có liên quan đến tiếng bass không ạ?!
     
  19. ThuyLT

    ThuyLT Advanced Member

    Joined:
    4/12/05
    Messages:
    3.404
    Likes Received:
    80
    Em xin đề xuất tiếp nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhanh chậm trong hệ thống âm thanh:
    - Một trong những nguyên nhân quan trọng tiếp theo chính là tiếng trung âm của hệ thống

    Cách chiêm nghiệm như sau:
    - Hệ thống bass đánh chung với hệ thống trung âm:
    nếu trung sáng quả bass đó sẽ từng bừng, "nhanh" hơn, ngược lại quả trung " chìm" thì hệ thống sẽ ngược lại.
    - Hệ thống bass riêng :
    cũng vấn với bản nhạc ấy tắt tiếng trung đi sẽ có cảm giác rời rạc nhỏ rọt từng tiếng chầm chậm rơi.

    Tạm kết luận : trung trầm, bass làm tăng cảm giác chậm, trung cao, bộ dây, gõ làm tăng cảm giác nhanh, tùy theo nồng độ hệ thống đưa vào không gian nghe mà tạo thành chất tiếng và cảm giác tông/ nhịp tương ứng.

    Tất nhiên đây là so sánh sơ bộ trong cùng loại nhạc .
    kính
     
  20. hien.t.nguyen

    hien.t.nguyen Advanced Member

    Joined:
    6/3/08
    Messages:
    1.101
    Likes Received:
    22
    Location:
    HCM
    Thật ra thì cảm giác nghe nhanh chậm khác với nhịp điệu nhanh chậm mà thực tế là nếu tiếng bass kéo dài(có đuôi) thì cho ta cảm giác âm thanh dày (chưa nói đến cảm nhận hay dở-bởi lẽ cái đuôi đó do cái gì mà ra nữa) ta quen gọi là chậm ,nếu tiếng bass nhanh gọn không có đuôi thì cho ta tiếng bass mỏng,nhẹ.Như vậy như bác ThuyLT nói thì cũng đúng vì nếu mid bị giảm mà bass dày thì nhận ra ngay là âm thanh chậm rải,trường hợp mid sáng, bass mỏng thì sẽ nhận ra là âm thanh nhanh gọn.
    Nhưng mid sáng và bass chậm,chắc,sâu trong cùng hệ thống thì mới thật sự là lý tưởng.
     
  21. ClassA

    ClassA Moderator

    Joined:
    5/12/05
    Messages:
    2.524
    Likes Received:
    46
    Em với bác nxhung có lần uống cafe, bác ý có nói tới vấn đề các hài âm của các nhạc cụ, bác nxhung ới... Mỗi nốt nhạc của một loại nhạc cụ tạo ra ngoài tần số cơ bản còn có những overtones hay hài bậc cao của tần số đó nữa. Suy ra tiếng bass cũng không ngoại lệ, hài âm của nó lên tới dải tiếng mid là bình thường, và như thế tiếng mid bị thế nào thì tiếng bass cũng bị ảnh hưởng theo.
     
  22. ClassA

    ClassA Moderator

    Joined:
    5/12/05
    Messages:
    2.524
    Likes Received:
    46
    Đồng ý với bác là không thể tái tạo tuyệt đối chính xác âm thanh live được, nhưng tương đối tới mức chấp nhận được là có thể. Lý luận của bác về micro và mạch khuếch đại em thấy chưa ổn lắm, cái màng micro nó hoạt động giống màng nhĩ tai người vậy, và như phân tích trên của bác thì màng nhĩ tai người phản ứng thế nào khi các sóng âm hỗn độn ấy tác động đến? Vật lý cơ bản đã nói rồi, khi các sóng âm khác biên độ, tần số, góc pha gặp nhau sẽ tạo ra một dạng sóng tổng hợp mang thông tin của các sóng thành phần, dạng sóng này bác nhìn được thấy trên oscilloscope mà. Và sau khi sóng này chuyển thành tín hiệu điện thì mạch khuếch đại cũng chẳng có khó khăn gì tiếp nhận nó cả, biên độ quá lớn hay quá nhỏ đều được hạn chế ở trong dải động quy định, các thiết bị thu âm chuyên nghiệp sẽ lo việc đó. Mà cũng đúng thôi, không ai đem nguyên xi cái khối âm thanh ở một sân khấu rộng lớn về nhà mình nghe làm gì, vì nó sẽ giống như đi ăn tiệc đám cưới mà bị xếp ngồi ngay cạnh thùng loa biểu diễn vậy :)
     
  23. TuanCD

    TuanCD Advanced Member

    Joined:
    16/3/08
    Messages:
    2.235
    Likes Received:
    21
    hien.t.nguyen wrote:
    Nghe đúng(tiếng bass đúng) là 2 từ vô cùng khó xác định! Nghe đúng có nghĩa là nghe rất giống nguyên bản,mà nguyên bản ở đâu,nó như thế nào thì ta hoàn toàn bó tay!


    Tôi không hiểu tại sao một người tôi rất hâm mộ vì bạn thuộc phái BIẾT TUỐT( ngược với bọn tôi là dân MÍT ĐẶC) mà lại bó tay trong việc tìm tiếng bas nguyên bản.Trong cuộc đời ít nhất có 1 lần bạn đi phúng đám ma, ở trỏng thế nào chứ ngoài này thì đám nào cũng có trống cái. Với thu nhập phu hồ như tôi mà còn mỗi năm vài lần nghiến răng mua vé vào nhà hát Nhớn để nghe xem tiếng bas tự nhiên nó ra răng. Vậy mà gặp những topic đậm chất KT thế này tôi cũng chỉ dám dựa cột mà nghe thôi. :lol:
     
  24. hien.t.nguyen

    hien.t.nguyen Advanced Member

    Joined:
    6/3/08
    Messages:
    1.101
    Likes Received:
    22
    Location:
    HCM
    Cám ơn bác đã có tham gia tranh luận! nhưng bác hiểu nhầm ý em sao ấy?
    Ý em muốn nói là bản thân cái tín hiệu gốc nó thế nào thì chỉ có những người ngồi ngay tại phòng thu âm lúc đó mới biết thôi, còn đã qua hệ thông ghi âm rồi thì không thể nào xác định được thế nào là tín hiệu gốc!
    Vài lời cùng bác TuanCD!
    Chúc bác vui.
     
  25. hien.t.nguyen

    hien.t.nguyen Advanced Member

    Joined:
    6/3/08
    Messages:
    1.101
    Likes Received:
    22
    Location:
    HCM
    Đồng ý với bác là cấu tạo màn nhĩ giống với micro nhưng như em đã nói dạng sóng tổng hợp tại micro làm sai biệt tín hiệu gốc là chính xác. Sóng âm đến tai người sẽ được tổng hợp ngay trên màn nhĩ , nhưng nếu ta tổng hợp trước đó rồi đem khuyếch đại lên sau đó mới truyền đến màn nhĩ thì rỏ ràng không giống như ta truyền trực tiếp không qua hệ thống khuyếch đại!
    Lý thuyết về sóng âm là đã rỏ,không có gì để bàn cải.
    Em đang cố gắng để mọi người hiểu là tín hiệu âm thanh trong tự nhiên khác tín hiệu ghi âm phát ra từ loa máy và tại sao nó lại khác?Và nó cũng làm sáng tỏ thêm tại sao có nhiều loại tiếng bass và để so sánh bass phát ra so với tiếng bass gốc là điều không thể!
    Mời các bác tiếp tục... :D
     

Share This Page

Loading...