Tại sao băng cối, đĩa than, cassette nghe quá dở?

Discussion in 'Nguồn phát Analog' started by TubeMosfet, 30/4/10.

Thread Status:
Not open for further replies.
  1. truongchi69

    truongchi69 Advanced Member

    Joined:
    28/4/07
    Messages:
    1.057
    Likes Received:
    2
    He he,mấy bác thấy em đoán có linh không? :lol:
    Thực sự em thấy chắc chẳng bác nào vui sướng gì khi phải trở thành một thí sinh bất đắc dĩ trong những cuộc tỷ thí như thế này! :wink: Em nghĩ Audio là thú chơi tao nhã,không ai dấn thân vào chơi mà mưu cầu sự thắng thua cả!Nhưng chúng ta đừng quên một điều là thú chơi này cũng thể hiện cá tính rất lớn!Có thể nói không ai hoàn toàn giống ai cả!Vậy thì có nên chăng khi ta phán xét những ai nghe nhạc khác kiểu của ta là thế này,thế nọ!Có phải là quá vô lý chăng?Thực ra,anh em chơi nhạc hiếm khi nào chỉ tuyền là đĩa than,băng cối mà không có cái đầu CD và cả DVD nữa ở trong nhà.Chứng tỏ rằng thực tế chúng ta đâu có phân biệt cái nào là Analog,cái nào là Digital.Mỗi cái hay mỗi kiểu nên cứ tùy theo tâm trạng(vui,buồn),hoàn cảnh(một mình hay cùng với bạn bè),hoặc một chương trình vừa lùng được(CD,LP,DVD,băng...)...mà chơi thôi!Còn thông số kỹ thuật ư?Cái đó em nghĩ các nhà sản xuất quan tâm hơn anh em chúng ta!Em nhớ có ai đó đã từng định nghĩa cho hi-end là khi ta nghe nhạc mà không còn quan tâm đến trang thiết bị nữa,khi đó chỉ có thế giới kỳ ảo của âm nhạc mà thôi!Vậy thì ta cứ việc gì phải so đo từng thông số kỹ thuật,định dạng này,định dạng kia cho mệt mỏi tâm hồn vậy kìa?
     
  2. vtrung_khoa

    vtrung_khoa Advanced Member

    Joined:
    13/4/07
    Messages:
    729
    Likes Received:
    24
    Theo e hiểu:
    Ý của bác Via là thi đấu đầu đĩa than với đầu cd để phủ nhận cái tựa đề " Tại sao băng cối, đĩa than, cassette nghe quá dở "
    Ý của bác Sanh là phụ diễn văn nghệ góp vui
    Còn ý của bác Hoangpts lại là băng cối, cassette, không nằm trong cuộc thách đấu này :lol:

    E ủng hộ bác VIA hai chân hai tay

    Phần các bác bên ủng hộ digi nên tỏ ý kiến rõ ạ

    Kính các bác
     
  3. DoMinhDuc

    DoMinhDuc Advanced Member

    Joined:
    16/4/09
    Messages:
    1.568
    Likes Received:
    7
    Em cũng chẳng dám nói cái nào hay hơn cái nào bởi vì em không biết thế nào là hay mà chỉ biết mình thích cái gì thôi.
    Quả thật em không khoái băng cối, đĩa than, casette vì nó không lọt tai em (nếu ngược giá thì em không bàn).
    Vậy em có chung quan điểm với bác TM :D
     
  4. Ultraline

    Ultraline Advanced Member

    Joined:
    14/8/09
    Messages:
    4.757
    Likes Received:
    35
    Hix,lúc em post bài cuối ở trang 5 vẫn thấy tình hình yên ổn,ngủ đêm tới sáng thì nó tan hoang :roll:

    Em nghĩ có vấn đề gì đâu mà bác TM phải vòng vo cơ chứ?bác nhận thấy nó dở thì khi so với cái hay bác phải tự tin mình thắng chứ,cũng đâu cần bác phải bay về VN tham gia đâu,chỉ cần bác đồng ý,chuyện tổ chức test mù có bác khác lo mà.

    Quan điểm chọn BGK của bác Via rất có lợi cho phe Digital,toàn bộ là những người chưa từng nghe đĩa than nên chắc chắn loại nhạc họ nghe quen cũng không phù hợp với đĩa than,nếu họ tự chọn nhạc thì ưu thế của đĩa than sẽ biến mất,test mù nữa thì đĩa than rất bất lợi.

    Em máu quá :lol:
     
  5. DoMinhDuc

    DoMinhDuc Advanced Member

    Joined:
    16/4/09
    Messages:
    1.568
    Likes Received:
    7
    Em cũng gần giống ý bác là:
    Có bác nào nghe nhạc ở nhà bằng amp đèn mà không có cái amp bán dẫn sơ cua bên cạnh?
    Và nếu có cái amp bán dẫn thì nó phục vụ được bao nhiêu phần trăm thời lượng nghe ạ?
    Riêng em thì còn lâu mới đến cảnh giới của đèn đóm :(
     
  6. TubeMosfet

    TubeMosfet Advanced Member

    Joined:
    2/3/10
    Messages:
    583
    Likes Received:
    6
    Cám ơn anh.
    Anh vẫn có thể thực hiện định so sánh với nhau ở những topic khác trong mục này mà? Anh có thể rủ các anh em khác thực hiện điều đó với topic của anh đã mở :wink:
     
  7. TubeMosfet

    TubeMosfet Advanced Member

    Joined:
    2/3/10
    Messages:
    583
    Likes Received:
    6
    Anh ạ nếu anh "máu" quá thì rủ các anh em bên topic khác cũng ở trong mục này mà tiêng chiếng :p

    Anh có thể qua bên bển thách đấu đi biết đâu nếu em có hứng thì em sẽ theo mấy anh qua bên đó để mà ... xem :lol: Topic này của em mang ý nghĩa hòa bình chứ không phải là "A hay, phê, khoái, ghiền vs B" mà chỉ kiểu là "tại sao A không hay, phê, khoái, ghiền" mà thôi. :wink:
     
  8. hai905

    hai905 Advanced Member

    Joined:
    30/10/08
    Messages:
    116
    Likes Received:
    1
    Trình bác này thua bác Dze xa lắc :)
     
  9. dohaithanh

    dohaithanh Advanced Member

    Joined:
    16/9/09
    Messages:
    1.278
    Likes Received:
    4
    Các bác cho em lan man tý: :mrgreen:
    - Từ hồi biết nghe nhạc tới thời điểm post bài này, gu nghe nhạc của em không hợp (có thể nói luôn là không thích) các thể loại được gọi là nhạc vàng (do các ca sỹ như: Chế Linh, Duy Khánh... thể hiện). Tuy nhiên, vào thời điểm năm 2001, ngồi uống cà phê buổi tối, trời hơi mưa, chuyện tình yêu :mrgreen: (của bản thân) có trục trặc, ngồi nghe Chế Linh hát bài "Mười năm tình cũ" thấy sao mà "phê", mà "cảm" thế. Tất nhiên là mặc dù "phê" đấy, nhưng gu của em vẫn không thay đổi.
    - Em cũng không thích nhạc Trịnh. Tuy nhiên, một hôm (sau khi em mất một người thân được khoảng 1 tháng), tình cờ nghe bài "Đoá hoa vô thường" trên TV do Hồng Nhung hát, cũng thấy sao mà "phê", mà "cảm" thế. Tất nhiên là hiện nay em vẫn không nghe được nhạc Trịnh.
    Tuy vậy, không bao giờ em lại đi mở một topic có tên: Tại sao nghe nhạc vàng quá dở??? Hoặc tại sao nghe nhạc Trịnh "dở ẹc"?
    - Vợ em trước kia cũng là dân nhạc nhẽo amateur, cô ấy rất thích nghe Capenter (em cũng thích) qua CD. Cái hôm em lỉnh kỉnh vác cơ, đĩa than về, cô ấy cười và bảo :"anh lại hoài cổ rồi" và dứt khoát không chịu ngồi nghe đĩa than vì bảo: không chịu nổi tiếng lép bép của nó. Tuy nhiên, có một hôm em nghe Capenter qua đĩa than, thấy cô nàng tò tò từ trong phòng ra bẩu: nghe Desperado qua đĩa than hay quá, hơn hẳn nghe đĩa CD.
    Tuy nhiên, đến nay vợ em vẫn không bao giờ thừa nhận: Nghe đĩa than hay hơn nghe CD.
    @Em lan man vài dòng chủ yếu là muốn tâm sự với bác TM. Rất mong bác đừng bao giờ mở những topic kiểu như vừa rồi, và post những bài kiểu như thời gian vừa rồi.
    @Các bác khác, theo em nếu bác TM "vũ như cẫn", ta chả việc gì phải post bài tranh luận. Vì em để ý, cứ sau một bài post của các bác, bác ý lại bắt bẻ câu chữ, hành văn dài dòng kiểu nguỵ biện. Ta cứ làm cái bị bông cho bác ấy đấm, đấm mãi chán quá thì tự phải thôi :mrgreen:
     
  10. Ultraline

    Ultraline Advanced Member

    Joined:
    14/8/09
    Messages:
    4.757
    Likes Received:
    35

    Theo em thì chuyện so sánh A và D với cách test mù là nên làm vì nó có lợi nhiều cho bác,em và những người khác.

    Trước hết,bác và em đều là người mê kỹ thuật,hiện tại đang làm việc trong lĩnh vực điện tử dành cho audio,đã từ lâu quan điểm đã ăn sâu trong đầu là digital luôn tốt hơn analog về thông số và điều này đồng nghĩa với sự công nhận(của bác và em) là digital có thể nghe hay hơn analog.

    Đây là dịp để chúng ta hoặc là thẳng tiến theo quan điểm khoa học hoặc là sẽ cân nhắc thay đổi cho các SP về sau có thêm chất analog vào trong đó,tùy trường hợp cụ thể mà gia giảm thêm bớt cho hợp khẩu vị.

    Bác không thấy em đã thay đổi chữ ký à: "Đời thay đổi khi chúng ta thay đổi" thay đổi ở đây không phải là thay đen đổi trắng mà là thay đổi cái cách nhìn,cái tư duy có thể là lạc hậu nhưng chúng ta cứ khư khư ôm chúng,em hiện tại luôn sẳn sàng cho mọi thay đổi,luôn chấp nhận thay đổi nếu chúng thật sự là tốt hơn-hay hơn,em sẽ lấy số đông làm chuẩn trong mọi vấn đề kỹ thuật mà em gặp phải,nếu không tìm được ý kiến số đông thì em sẽ tìm đến cái chuẩn có sẳn,không có chuẩn có sẳn thì em lại tìm ý kiến số đông,...Bác lại có thể nói em làm như vậy là không có cá tính nhưng thực tế mình sống và tồn tại được là nhờ vào số đông,SP làm ra cũng phục vụ số đông,họ có ý nghĩa quyết định với sự sống còn của bác và em.

    Bác suy nghĩ đề nghị của em,nếu analog chiến thắng bác và em đều không mất gì mà được lại rất nhiều,cái được lớn nhất là thay đổi tư duy-cách nhìn,sẽ vẫn là khoa học nhưng thêm thắc vào đó cảm nhận âm nhạc chứ không đơn thuần là những con số mặc dù sau này vẫn phải dùng con số để giám sát kết quả nhưng sẽ thay đổi con số đó chút ít để phù hợp hơn với thời thế hoặc cảm nhận âm nhạc của khách hàng.

    Vài lời xem như là tâm sự cùng bác.
     
  11. TubeMosfet

    TubeMosfet Advanced Member

    Joined:
    2/3/10
    Messages:
    583
    Likes Received:
    6
    Thực sự nếu em ý định để so sánh Digital hay hoặc dở hơn Analog cho chính mình thì em sẽ hứng thú với sự so sánh âm thanh của kỹ thuật Digital ngày nay mang lại so với kỹ thuật Analog ngày nay có thể mang lại 1 cách "phóng khoáng" thay vì phải so sánh 1 cách "gò bó" như vậy. Tại sao em gọi là "phóng khoáng và gò bó" ?
    Xét về công nghệ Digital ngày hôm nay từ phần thâu, mix, đến khi ra album, phần nguồn bây giờ người ta có thể tiếp cận với âm thanh (lẫn hình ảnh) 5.1 hoặc 7.1 TrueHD, DTS-HD Master qua định dạng Blu-Ray hoặc PCM 5.1 24bit/96KHz mua thẳng từ phòng thâu. Chỉ cần 1 thiết bị như Blu-ray Player OPPO 83 có thể chơi rất nhiều định dạng Digital hoặc 1 cái PC với cái sound interface Konnekt 48 là có thể chơi PCM 5.1 24bit/96kHz mua thằng từ phòng thâu mix ra từ dàn mix digital hiện đại nhất hôm nay thâu nhạc cổ điển hoặc thính phòng ... Thiết bị công nghệ thâu Digital của ngày hôm nay đã vượt bực công nghệ thâu từ thời có CD và ngay cả DVD-Audio lẫn SACD. SACD mặc dù bây giờ vẫn tiếp tục sx và được thừa hưởng bởi kỹ thuật thâu mới nhất nhưng bản thân của nó đến hôm nay đã là làm suy giảm cái chất lượng mà phòng thâu có thể cho được so với PCM 5.1 24/96 do đó nó không còn là con chim đầu đan cho công nghệ Digtial mà nhường chô cho nguồn âm định dạng Digital khác. Nếu đã có 5.1, 7.1 và sắp tới 9.2 thì tại sao em cứ phải dính đến Stereo. Do dó em coi 5.1, 7.1 .. Hi Def là cái tối đa mà công nghệ có thể cho được cái âm thanh mà tối đa nó có thể cho là cái "phóng khoáng" còn những công nghệ gì chỉ cho được cái Stereo hoặc những giới hạn mà công nghệ trước đó không thể cho được là "gò bó" cho dù công nghệ đó là Digital hay Analog. Đành rằng chơi 5.1 không rẻ lắm nhưng với 6 cái loa Yamaha NS-1000M hoặc NS-500M (NS-500M em mua giá từ 150-300 Ô ba ma 1 cặp) và chơi 1 cục amp DIY 5.1 hoặc Onkyo Reciver 7.1 là đã phê vãi và đương nhiên còn rẻ hơn khá nhiều dàn HiEnd Stereo. Tuy nhiên dễ mình cũng không có nghĩa là dễ cho người ta nên em không mở cái topic này để đem cái cảm nhận hay thú chơi của mình mà đi so với người khác là vậy.

    Em mới gặp 1 tay có máu mặt đương làm Designer của JBL Hàmon Kàdon. Sắp tới hắn có thể đầu quân ở SRSLab. Hắn đã lớn tuổi. Suy nghĩ của hắn cũng không khác gì những người làm kỹ thuật như anh. Nên anh cứ tiếp tục làm những gì mình là người làm kỹ thuật thấy đúng. Em tình cờ gặp và quen hắn (mặc dù biết tên tuổi thắn từ lâu) bởi vì em mua lại 1 cặp NS-500M của hắn để thay cho cái cặp loa Suround em đang xài. EM cũng xin coi đây cũng là tâm sự của em với anh nhé.
     
  12. truongchi69

    truongchi69 Advanced Member

    Joined:
    28/4/07
    Messages:
    1.057
    Likes Received:
    2
    Dù không đồng quan điểm với người khác,cũng không nên phát biểu như bác! :mrgreen:
     
  13. khivang

    khivang Advanced Member

    Joined:
    2/10/06
    Messages:
    4.165
    Likes Received:
    33
    Em xin ko bàn đến cái sự hay dở của các định dạng kụ đưa ra, nhưng em chỉ băn khoăn là nếu chơi theo cách này thì lấy đâu ra phần mềm phong phú như xì tê, liệu người ta có thể sửa đổi đc các nguồn âm cũ theo định dạng xì tê thành nguồn âm kiểu mới ko ?
     
  14. phuongthu

    phuongthu Advanced Member

    Joined:
    19/2/06
    Messages:
    3.780
    Likes Received:
    16
    Location:
    Sai Gon
    Mấy Bác tranh luận chi cho mệt zậy,ai thích gì chơi nấy he he...
    Em nghe mấy bác chơi HD 5.1/7.1/9.2 bảo vừa xem hình vừa nghe nhạc film HD phê vãi hàng khỏi cần mườn tượng âm hình gì chi cho mệt, Em săn lùng tìm được mớ file film HD audio 24/192 dạng 7.1 xem và nghe hệ thống 7.1 cực phê, âm thanh nhạc cụ gì vừa nhìn thấy ca sĩ và nhạc công chơi vừa nghe được tiếng biết ngay nó là cái gì quả nhiên rất hay....Chắc Em sẽ chơi thêm dạng này và thêm máy chiếu, mà bây giờ có AVR 10.2 rùi Bác TM, đây là cái Susano SC-LX90 10.2, âm thanh Stereo không phê bằng rùi...
     
  15. dungext

    dungext Advanced Member

    Joined:
    2/7/06
    Messages:
    2.068
    Likes Received:
    3
    Bác này có lên mạng k ta ? thế này mới là chơi nè các cụ , chứ k thằng em họ em mới mua được quả băng cối cứ hoắng lên :lol:

    Ly kỳ “dị nhân” chơi đồ cổ ngàn đô

    Hơn 1.000 đĩa băng cối, hàng trăm bộ loa, âm ly phát nhạc có tuổi ngấp nghé 1 thế kỷ cùng 20 chiếc xe sidecar cổ, 4 siêu mô-tô động cơ 1.800cc là khối tài sản trong bộ sưu tập độc nhất vô nhị của ông Hoàng Tuấn Liêm (thôn Hòa Bình, xã Đông Hương, TP.Thanh Hóa). Ít ai biết rằng trước khi có cơ ngơi này, ông từng là một phụ xe, một người làm thuê kiếm từng đồng tiền lẻ.

    Là chủ nhân của hai bộ sưu tập đặc biệt, đam mê nó đến thiết tha, cháy bỏng, ông Liêm mong rằng sẽ gìn giữ được những hiện vật của một thời đại đã đi vào dĩ vãng.

    “Ai cũng bảo tôi chơi ngông, nhưng đó là niềm đam mê. Đơn giản chỉ là muốn gìn giữ những vật trường tồn mãi cùng thời gian. Chứ nói thật, mình chỉ là hạt cát thôi, xã hội còn nhiều anh có bộ sưu tập giá trị hơn nhiều”, ông Liêm đã bắt đầu câu chuyện như thế khi nói về thú sưu tập đồ cổ của mình. Nhưng để có được cơ ngơi như hôm nay, ông đã nếm đủ đắng cay của cuộc đời.

    Hè tới đi phụ xe, Xuân về vẽ tranh bán

    Đến bây giờ, ở cái tuổi 50 (ông sinh năm 1960) những vết chai, sạm vẫn còn hằn in rõ trên khuôn mặt mà thời gian không thể xóa nhòa về một thời trai trẻ của ông phải vật lộn với cuộc sống mưu sinh khổ cực.

    Ông có siêu xe, nhưng mỗi khi đi làm hay đi chơi với bạn bè, ông chỉ “phi” chiếc xe Toyota corolla cũ kỹ được mua từ những ngày mới lập nghiệp, khoác thêm cái áo màu gụ, vắt vẻo bộ tóc tết dài phía sau, đúng cái chất của một Nhà điêu khắc cổ.

    Ông bảo, như thế lại hay, đi đến đâu, người ta lại để ý, xoi mói thì khó nói chuyện, làm việc lắm. Ông thích sự đơn giản bởi “mình từ cái anh lao động chân tay đi lên, giờ vẫn chỉ vậy thôi”.

    Vốn theo học chuyên văn lại có năng khiếu hội họa, ngày đó ông từng nuôi ước mơ khi học hết cấp ba sẽ thi vào một trường mỹ thuật cho thỏa chí tang bồng. Nhưng do điều kiện kinh tế gia đình những năm sau ngày đất nước thống nhất, quá khó khăn khi cả nhà với 8 miệng ăn, ngoài trông chờ vào vài sào ruộng thì đồng lương ít ỏi từ nghề nghiên cứu văn hóa của người bố, lo được cái ăn cho gia đình cũng như cho 6 anh em được học văn hóa đã là tốt lắm rồi.

    Bài 1: Ly kỳ ’dị nhân’ chơi đồ cổ ngàn đô - Tin180.com (Ảnh 1)

    Từ hai bàn tay trắng, giờ đây, ông Liêm đã trở thành một tỷ phú

    Là anh cả trong gia đình nên ngay từ đầu, ông đã ý thức được cần phải làm gì để tiếp tục nuôi dưỡng ước mơ của mình. Bố mẹ can ngăn đủ đường khi biết ông đi theo làm phụ cho đoàn xe chở téc xăng sang Lào, bởi sự nguy hiểm của những cung đường hiểm trở phía tây Thanh Hóa dẫn sang nước bạn Lào có thể lấy mạng người con đầu của mình bất cứ lúc nào, nhưng ông vẫn nhất quyết đi.

    Ông xác định, muốn có tiền để đi học tiếp, thì phải dấn thân, phải cố gắng. Mùa hè gắn bó với những chuyến đi ròng rã ngày này qua tháng khác, phải đánh vật với những trận ốm, sốt rét nơi rừng rú buộc ông phải rẽ ngang, mưu sinh với nghề vẽ tranh bán khi mùa xuân gõ cửa.

    “Vẽ tranh, từ bé tôi đã thích rồi. Sau này, thấy đời sống của người dân ngày càng được cải thiện, có nhu cầu thưởng thức nghệ thuật nên mới liều đi vẽ tranh rồi nhờ bạn bè đem đi bán hộ”, ông Liêm nhớ lại quyết định làm bạn với giá vẽ, bút cọ. Được đắm chìm trong niềm đam mê của mình, dường như nghệ thuật đã thẩm thấu, tiếp lửa cho ông thi đỗ vào Trường Cao đẳng Mỹ thuật Hà Nội sau đó.

    Bước vào giảng đường, mọi thứ chuyển biến quá nhanh nhưng như ông bộc bạch, chỉ khi được vào môi trường sư phạm, niềm đam mê hội họa mới được đi đúng hướng, uốn nắn để có được những bước đi vững chắc sau này.

    Tay trắng không trắng tay

    Quãng thời gian theo học, trí tò mò cộng với sự ham học hỏi đặc biệt những công trình văn hóa cổ như tạo nên sức hút, mê hoặc dẫn lối ông đến với ngành học điêu khắc cổ. Cũng từ đó, ông say mê hẳn với cưa đục, thớ gỗ.

    “Điêu khắc cổ đã lạ lại ít ai để ý, nên lập nghiệp rất khó khăn. Nhiều lúc nghĩ cũng nản, có nên bỏ đi làm nghề khác hay không. Chỉ đến khi việc đúc tượng, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa được Nhà nước, xã hội quan tâm hơn. Thì những người học điêu khắc cổ như chúng tôi mới được sống bằng đúng cái nghề của mình”, ông Liêm cho biết.

    Máu làm ăn cộng với việc muốn được sống bằng chính tài năng của mình, ý tưởng thành lập cơ sở tu bổ, xây dựng các công trình văn hóa le lói trong suy nghĩ của ông. Ngặt nỗi, vẫn đang tay trắng, túi tiền không cho phép khiến ông phải chạy vạy khắp nơi, nhờ vả mới vay được 5 triệu đồng.

    Chưa bao giờ được cầm số tiền lớn như vậy, nửa mừng nửa lo và trên thực tế khi có số vốn đó, công việc làm ăn trong khoảng thời gian đầu liên tục rơi vào tình cảnh khó khăn. Ông kể việc công trìnhnhận về cho công nhân làm, đến khi giao cho đơn vị chủ quản họ lại không có tiền thanh toán. Bên cạnh đó, giá vật tư xây dựng ngày càng tăng, khiến ông đứng trước nguy cơ bị phá sản.

    Rơi vào cảnh nợ nần nhưng bằng tài năng, xoay xở của mình, sau 4 năm hoạt động (1996-2000), ông Liêm đã trả xong những khoản nợ khổng lồ rồi “lên đời” cho cái cơ sở của mình thành “Công ty tu bổ và xây dựng công trình văn hóa Thanh Hóa”.

    Được đảm nhận tu bổ nhiều di tích văn hóa, lịch sử xứ Thanh như Thái Miếu nhà Lê, hàng chục ngôi chùa cổ trong và ngoài tỉnh, đặc biệt khi được giao tôn tạo các hạng mục khu di tích Lam Kinh, thương hiệu Hoàng Tuấn Liêm được các nhà quản lý về văn hóa biết đến nhiều.

    “Xây điện Kính Thiên, công trình thiêng liêng và lớn quá. Khó khăn nằm ở chỗ các chi tiết của công trình bị mai một do thời gian, tài liệu không có nhiều mà tôn tạo sai nguyên trạng coi như là thất bại, cái tâm của mình cũng áy náy. May rằng, chúng tôi tìm được những tài liệu của các công trình cùng thời, có họa tiết trên kiến trúc có phần giống…”, ông Liêm chia sẻ về công trình khó thực hiện nhất.

    Từ hai bàn tay trắng gây dựng nên cơ nghiệp nhưng ông cũng phải trả giá bằng chính hạnh phúc gia đình. Say mê tìm tòi, sáng tạo nghệ thuật cũng như vật lộn trả cho xong những khoản nợ, vợ chồng ông đã chia đôi ngã. Ông vẫn nói nợ tiền có thể trả được nhưng nợ tình cảm, cái tâm của mình khó trả được.

    Đó cũng là phương châm mà ông rút tỉa khi làm cái nghề đặc biệt như phục dựng các di tích văn hóa, lịch sử, gìn giữ giúp thế hệ sau hiểu được một thời dựng nước, giữ nước của dân tộc.

    Theo vietnamnet.
     
  16. NoBG

    NoBG Advanced Member

    Joined:
    4/4/06
    Messages:
    887
    Likes Received:
    5

    Qua mấy topic nầy mới thấy được phong cách thảo luận của nhiều thành viên tên điễ đàn rất ư là đặc biệt. bái phục.
     
  17. regular

    regular Advanced Member

    Joined:
    6/6/07
    Messages:
    7.375
    Likes Received:
    22
    Location:
    Non-Groups
    Loại này thì em mới nghe nói lần đầu cụ ợh! :mrgreen:
     
  18. dungext

    dungext Advanced Member

    Joined:
    2/7/06
    Messages:
    2.068
    Likes Received:
    3
    Nhà báo viết chứ không phải eem nhá, em đang tò mò đợi phần 2 đây.
     
  19. phonoaudio

    phonoaudio Advanced Member

    Joined:
    5/4/06
    Messages:
    542
    Likes Received:
    7
    Bác ới, em thì thấy thế này. Nếu chơi pop, rock, dân ca, đồng quê...thì có thể bác đúng, nhưng em thấy với thể loại cổ điển, giao hưởng nhiều nhạc cụ hay đơn giản chỉ một bản piano sonata mới thực sự là chiến trường thử thách anh tài.
    Em thấy có khi ta không hiểu nhau vì phần mềm tham chiếu và gu nghe không thống nhất, có vậy thôi. Cho nên để tất cả đều hài lòng là một việc khó thay.
    Nếu là em thì em sẽ chọn phần mềm tham chiếu trước, có khi chỉ cần một đĩa piano sonata là đủ. Ở nhà em vẫn test thế, thấy rất chuẩn.
    Vài lời với bác.
     
  20. diep btt

    diep btt Advanced Member

    Joined:
    20/4/09
    Messages:
    87
    Likes Received:
    1
    Em cũng chẳng dám nói cái nào hay hơn cái nào bởi vì em không biết thế nào là hay mà chỉ biết mình thích cái gì thôi.
    Quả thật em không khoái băng cối, đĩa than, casette vì nó không lọt tai em (nếu ngược giá thì em không bàn).
    Vậy em có chung quan điểm với bác TM :D[/quote]

    Em thì khoái tất các định dạng, tuy nhiên cũng thử tìm trên mạng họ nói ra sao thì thấy ở trang web http://www.howstuffworks nó trả lời như sau:
    http://electronics.howstuffworks.com/question487.htm

    Is the sound on vinyl records better than on CDs or DVDs?


    The answer lies in the difference between analog and digital recordings. A vinyl record is an analog recording, and CDs and DVDs are digital recordings. Take a look at the graph below. Original sound is analog by definition. A digital recording takes snapshots of the analog signal at a certain rate (for CDs it is 44,100 times per second) and measures each snapshot with a certain accuracy (for CDs it is 16-bit, which means the value must be one of 65,536 possible values).
    This means that, by definition, a digital recording is not capturing the complete sound wave. It is approximating it with a series of steps. Some sounds that have very quick transitions, such as a drum beat or a trumpet's tone, will be distorted because they change too quickly for the sample rate.
    In your home stereo the CD or DVD player takes this digital recording and converts it to an analog signal, which is fed to your amplifier. The amplifier then raises the voltage of the signal to a level powerful enough to drive your speaker.
    A vinyl record has a groove carved into it that mirrors the original sound's waveform. This means that no information is lost. The output of a record player is analog. It can be fed directly to your amplifier with no conversion.
    This means that the waveforms from a vinyl recording can be much more accurate, and that can be heard in the richness of the sound.

    But there is a downside, any specks of dust or damage to the disc can be heard as noise or static. During quiet spots in songs this noise may be heard over the music. Digital recordings don't degrade over time, and if the digital recording contains silence, then there will be no noise.
    From the graph above you can see that CD quality audio does not do a very good job of replicating the original signal. The main ways to improve the quality of a digital recording are to increase the sampling rate and to increase the accuracy of the sampling.
    The recording industry has a new standard for DVD audio discs that will greatly improve the sound quality. The table below lists the sampling rate and the accuracy for CD recordings, and the maximum sampling rate and accuracy for DVD recordings. DVDs can hold 74 minutes of music at their highest quality level. CDs can also hold 74 minutes of music. By lowering either the sampling rate or the accuracy, DVDs can hold more music. For instance a DVD can hold almost 7 hours of CD quality audio.

    DVD audio discs and players are rare right now, but they will become more common, and the difference in sound quality should be noticeable. To take advantage of higher quality DVD audio discs, however, you will need a DVD player with a 192kHz/24-bit digital to analog converter. Most DVD players only have a 96kHz/24-bit digital to analog converter. So if you are planning to take full advantage of DVD audio be sure to look for a 192kHz/24-bit DAC.

    Bác nào dịch tốt dịch hộ cái nhé!
     
  21. CAPTAIN

    CAPTAIN Advanced Member

    Joined:
    19/8/08
    Messages:
    1.435
    Likes Received:
    26
    Location:
    Somewhere Out There
    Bài trên lỗi thời rồi và DVD-A đang chết. Tuy nhiên cũng cần bác chủ topic giải thích thêm về sự "phục hưng" của đĩa nhựa trong thời gian gần đây :?: :!:
     
  22. TubeMosfet

    TubeMosfet Advanced Member

    Joined:
    2/3/10
    Messages:
    583
    Likes Received:
    6
    Bởi vì nhóm DJ rất cần đĩa nhựa. Hơn nữa 1 số đĩa nhựa sau này phục vụ cho những người thích đĩa nhựa sẵn sàng bỏ tiền ra mua và nhà sx vừa có lời mà không sợ nạn copy như CD hoặc những định dạng Digital khác (vì gần như chẳng có ai ở nhà mà có khả năng copy đĩa nhựa) do đó bắt buộc người ham thích phải mua đĩa LP gốc (rất tốt cho nhà sx) chứ không có sự lựa chọn nào khác; hơn nữa mỗi lần nghe là cái đĩa nhựa sẽ giảm chất lượng âm thanh từ 1-10% tùy chất lượng và cái mâm quay và kim đĩa do đó nếu anh mê cái album đĩa nhựa đó thì sau khi nghe một thời gian nếu muốn âm thanh luôn đạt chất lượng cao thì anh phải mua cái đĩa mới chứ không có sự chọn lựa nào khác; do đó nếu có 1 phân khúc thị trường vô tình lại đem lợi nhuận cho nhà sx thì nhà sx sẽ cân đo giữa lời hoặc lỗ và giữa cung và cầu để cho ra sản phẩm nếu cần. Rất nhiều LP đời mới sx sau này rất nhiều là từ master Digital nên thích hay không thích là tùy gu chơi hay gu nghe mà người nghe không nhất thiết phải quan tâm quá nhiều đến yếu tố là cái album LP đó tạo thành từ đâu ra.
     
  23. CAPTAIN

    CAPTAIN Advanced Member

    Joined:
    19/8/08
    Messages:
    1.435
    Likes Received:
    26
    Location:
    Somewhere Out There
    Vậy nhà sản xuất đĩa nhựa có thừa nhận chuyện nghe LP bị lem kênh như bác nói hay không, cá nhân em lại thấy đó là tách bạch, giải thích thế nào?
    Em là fan của digital nhưng cũng muốn làm sáng tỏ mọi chuyện.
    Cảm ơn bác.
     
  24. TubeMosfet

    TubeMosfet Advanced Member

    Joined:
    2/3/10
    Messages:
    583
    Likes Received:
    6
    Nếu anh là sx 1 mặt hàng nào đó ví dụ như là sữa chẳng hạn thì anh có bảo trong đó có chứa Melamine không ạ?
    Ngay cả những hãng sữa ngoại nhập có tiếng và uy tín lâu đời như Nestle, hoặc Albot (Similac) có ghi hàm lượng Melamine trong nhãn không? Mặc dù khi người tiêu dùng đặt câu hỏi thì họ vẫn công nhận là có Melamine nhưng với hàm lượng rất thấp nhưng chỉ kiểm tra ở hãng chứ không in trên bìa hộp vì chính phủ hoặc cơ quan kiểm tra chất lượng không yêu cầu.
    Em chỉ trả lời anh như vậy mong anh hiểu vì topic này không phải chuyên để tranh luận kỹ thuật vì không khéo em lại bị mắng là "lộn chuồng" vì đã có mục KT đảm trách vấn đề những câu hỏi thuộc KT. Tuy nhiên anh có thể kiểm tra thông số cái đầu kim đĩa xem thông số channel seperation của cái catridge LP là bao nhiêu nhé. Cho dù có 1 hãng nào đó có 1 công nghệ đặc biệt có 1 không 2 mà có thể chế tạo và sx đại trà được 1 album đĩa LP hoàn hảo không lem kênh thì khi qua cái catridge bị lem kênh thì cũng bằng thừa phải không anh? Hy vọng câu trả lời ngắn gọn nhưng hy vọng đủ ý để trả lời thắc mắc của anh.

    --> To 1 số anh thường nghe đĩa than: em ngày trước thường nghe LP loại album có nhiều bài trong 1 đĩa thì không để ý vấn đề âm thanh chênh lệch giữa bài này và bài nọ trong cùng 1 đĩa; nhưng hôm qua tình cờ em nghe kỹ 1 đĩa LP single chỉ có 1 bài thì em nhận thấy chất lượng âm thanh có chiều hướng kém dần khi càng gần hết bài (khi cái cần chạy càng gần về trung tâm cái đĩa) Em không nhận thấy vấn đề này xảy ra với băng cối và cassette. Không biết các anh thường nghe đĩa than có gặp phải vấn đề âm thanh như vậy giống em không? Em đã xách cái đĩa đi thử với dàn cối xay cả thằng bạn em mắc hơn cả vài chục lần thì âm thanh cũng xảy ra kiểu hệt như vậy. Em hơi ngạc nhiên nhưng thằng bạn em nó lại trợn tròn mắt mà hỏi "mắng" em là "...bộ mày chơi đĩa than hồi đó đến giờ mà mày không biết vụ này à?" Thú thật là đến lúc này em vẫn ú ớ mà không biết tại sao hắn bảo vậy? :roll:
     
  25. garbolino

    garbolino Advanced Member

    Joined:
    28/3/07
    Messages:
    6.862
    Likes Received:
    11
    Location:
    ZVL Skalica
    Chắc tại hắn hát lâu nên hắn mệt đóa bác, bác cho cái mâm quay theo chiều ngược lại và bác nghe từ trong ra nó sẽ hay dần lên thôi mà :lol:
     
Thread Status:
Not open for further replies.

Share This Page

Loading...